Ba Lần Đi Thi Thái Tử Phi
Chương 19: Địa bàn vương tạ (ngũ)
Toàn bộ những chuyện hôm đó, A Ly đương nhiên là không hay biết.
Cô ôm một bầu tâm sự quay trở lại điện Hiển Dương. Sợ bị mọi người phát hiện, cúi đầu lặng lẽ về chỗ ngồi.
May mà vị trí Hoàng hậu đang an vị, là một chiếc giường lớn. Ba mặt của cái giường kia được che chắn bởi tấm bình phong bằng gỗ, Thái Phó phu nhân và mẹ A Ly lại đang ngồi trên giường nhỏ trò chuyện với Hoàng hậu, tầm nhìn có hạn, nên không hề chú ý tới bên này.
Mà giờ này, ca múa cũng xong xuôi, bên trong điện các nữ tử ngồi đan xen nhau, còn nhạc công đang ngồi một bên gảy đàn.
Nhóm khuê tú và người ngồi bên cạnh thấp giọng cười nói. Chỉ có Tạ Thanh Như là không vào góp vui. Cô nhỏ đang chăm chú ngồi nghe các nữ nhạc công thổi sáo. Những ngón tay trắng ngà chạm nhẹ lên đôi môi, đôi đồng tử đen láy lóe lên tinh quang, vô cùng thanh khiết.
Trông thấy A Ly đi vào, liền gật đầu làm lễ.
A Ly đáp lại. Đang định uống chút nước, lại thấy trong cái chén chính là phô mai làm từ sữa dê. Lại buông xuống. Tạ Thanh Như nhận ra, khẽ nói với A Ly: “Hoàng hậu nương nương nghe nói a tỷ say rượu, đặc biệt cho người mang đến. Còn nói là do phương Bắc đưa đến hay sao đó, đương nhiên rất quý giá. Ngày nay, phía Nam người ta thích dùng chung với trà, nếu chúng ta chưa từng dùng qua, sẽ thưởng cho mỗi người một chén —– phu nhân đã thay mặt a tỷ cảm tạ rồi".
A Ly không phải người lạnh lùng, nghe cô nàng nói như vậy, đành bưng chén phô mai sữa dê lên ăn hết sạch.
Tạ Thanh Như: “Thế nào?".
A Ly: “ngây ngấy ngòn ngọt, ăn rất ngon" —— kỳ thật vị rất mới lạ, phô mai dê so với sữa chua không khác nhau nhiều lắm, chỉ đặc hơn chút thôi.
“Muội cũng dùng rồi. Sữa dê rất đặc, dùng cũng không nhận ra cách làm như thế nào. A tỷ, tỷ có thể làm được món này không?".
A Ly:…….
Tâm trí của A Ly đã sớm bị đánh lạc hướng, bắt đầu lo nghĩ tới việc ở đây không có lò vi sóng để điều chỉnh nhiệt độ, rồi làm sữa chua thì như thế nào. Mà nhóc tham ăn họ Tạ cũng đang mở to mắt chờ mong, cô đành gật đầu, ngay lập tức hỏi thăm phương pháp.
Cùng lúc đó, vài ánh mắt của các khuê tú ngồi bên cạnh cũng không biết vô tình hay cố ý nhìn vào hai người, hơi hơi tò mò, lại không có người nào tỏ ra khác thường.
Yến hội bên này tiếp tục không lâu, Hoa Lâm viên bên kia đã truyền tới tiếng xôn xao. Đã có cung nhân tiến lên thì thầm vào tai Hoàng hậu.
Yến tiệc này, khó có được một lần Thái tử biểu hiện xuất sắc vậy mà lại nảy sinh náo loạn. Hoàng hậu nghe cung nhân nói xong, gương mặt dần dần hiện lên ý cười.
Nhưng cũng không tỏ ra quá đắc ý. Nhìn trời đã không còn sớm, gọi Dữu phu nhân lên nói: “Phải đi thỉnh an Thái Hậu".
Bên trong điện Hiển Dương, yến hội cũng tan..
Các tiểu cô nương theo sau mẫu thân mình, tốp năm tốp ba mà đi.
Trong lúc đứng bên ngoài điện chờ cung nữ giúp các tiểu thư mặc áo choàng. Tạ Thanh Như đẩy mui xe bọc nhung, cùng A Ly bàn bạc: “Hội hoa đăng tết Nguyên Tiêu, a tỷ có đi hay không?".
A Ly nhìn mẹ một chút, mẹ cô cũng mỉm cười hiền hòa. Đành nuốt nước miếng cho thông giọng, mới nhỏ giọng nói: “………….đợi tỷ xin bà nội trước đã".
Tư Mã Dục thì đang vội vàng giúp Vệ Lang giải quyết tốt hậu quả.
Hoàng Thượng thì đang có chuyện phiền lòng —– là do Mộ Dung Quyết vừa nhắc tới Vương đốc, khiến cho tâm lý mọi người Vương gia không được an ổn. Ông phải nghĩ ra biện pháp trấn an. Mặc dù con trai cũng đã thay ông nói rõ tại yến hội, nhưng phải tự mình đứng ra nói rõ mới có ý nghĩa.
Mà Hoàng hậu cũng không nhàn rỗi, chính là đang thăm dò ý kiến cung nữ thân tín của mình, xem xét trong các khuê tú hôm nay, ai là tốt nhất.
“Theo nô tỳ thấy thì, tiểu thư Vương gia là tốt nhất, thân nhân cũng rất hiền dịu". Đại cung nữ bên người Hoàng hậu thấp giọng đáp lời. Lại đem chuyện trước đình Lưu Ngọc kể ra, nào là: “Lúc đó, nô tỳ thực sự sợ nàng nổi tính tự cao tự đại, làm cho việc nhỏ hóa to thêm. Nếu làm mất thể diện của điện hạ, lan truyền ra bên ngoài không phải là lời ong tiếng ve sao? Vậy mà không ngờ nàng ấy lại bước lên, không phàn nàn dù chỉ một lời đem ngọc bội kết lại. Sau đó cũng không a dua nịnh hót".
Một mặt Hoàng hậu mỉm cười gật đầu, một mặt nói: “A Mang xử sự cũng có chút càng rỡ, chưa làm cô nương người ta sợ hãi cũng tạm được".
Nghi đi nghĩ lại, đứa con này của bà hành sự luôn luôn không tuân theo quy củ. Làm ra loại chuyện này cũng không khiến bà bất ngờ. Cái thật sự làm cho bà kinh ngạc đó là, biểu hiện xuất sắc kỳ lạ của thằng bé trong vườn Hoa Lâm.
——– thân làm cha mẹ chính là như vậy. Trong một vài thời điểm tức giận, chỉ hận không thể tát một cái rồi nhét vào lại trong bụng cho rồi, nhưng qua một thời gian dài đã không còn thiết tha mong đợi gì nữa, cậu ta lại biểu hiện ra chính mình, thì cũng phải giật thót —— thằng bé này có bị đau bệnh gì không.
Khi nghe người bên cạnh Thái tử nói lại, Hoàng hậu cũng hỏi lại người đó: “trong vườn Hoa Lâm, Thái tử đã nói những lời kia, là do ai chỉ điểm?".
Người bên cạnh Thái tử vội nói: “Cả điện mọi người đều bị dọa sợ, nào có ai dám nói? Đó là do Thái tử điện hạ nhanh trí".
Hoàng hậu thực sự vui mừng. Nhưng vẫn còn nghi ngờ: “Còn bài văn gửi bệ hạ để nhận sai, là ai chỉ giáo?".
———- Bà rất hiểu đứa con của mình, thằng bé A Mang quả thật có khôn ngoan linh lợi đấy, nhưng cũng chính vì khôn ngoan, ngược lại nó sẽ không thành thành thật thật nhận sai với Hoàng Thượng.
Quả nhiên, thường thị nói: “nô tài đứng bên ngoài cũng chỉ nghe được hai câu —– là công tử của Vương Trường sử gia khuyên bảo, Thái tử điện hạ nên quang minh chính đại đến dự yến tiệc. Sau đó điện hạ liền sai người mang giấy lại cho người viết lên —– còn lại, nô tài cũng không rõ".
Hoàng hậu trầm mặc trong chốc lát, “………. hai đứa nhỏ Vương Lâm và Vương Diễm, có phải là tỷ đệ?".
Bọn hạ nhân khom lưng nói “Đúng ạ". Hoàng hậu cười cười gật đầu, “Hoàng Thượng nói chẳng sai, nhà Vương Thản quả nhiên có gia giáo tốt —- Đã ban thưởng cho bọn họ hết chưa?" Cung nữ quay đầu vừa định đi, Hoàng hậu nhân đó nói thêm “Ban cho Vương Lâm thêm một vòng ngọc trai Thất Bảo, thêm một túi hương thêu đuôi phượng nữa".
Phủ Vương gia, mẹ A Ly đang cùng cha A Ly nói chuyện, “Hoàng hậu hỏi bát tự của A Ly".
Cha A Ly đang uống trà, bất ngờ không kịp phòng khi uống —– bị sặc mất tiêu! Bọn con trai, cháu trai của nhà tôi đều tận trung tận lực làm việc cho các người, còn chưa đủ lo âu thấp thỏm sao! Mà bây giờ, ngay cả đứa con gái cũng muốn lôi vào vậy hả!!!!
“Chỉ hỏi bát tự. Một câu cũng chưa đề cập, thiếp cũng không tiện hỏi nhiều".
“Vậy thì không đáng lo". Cha A Ly nói: “Thái tử còn nhỏ mà, Hoàng hậu cũng chỉ hỏi một câu mà thôi —– huống chi, Thái Hậu bên kia không lên tiếng, ai có nói gì cũng không quan trọng. Nàng cứ coi như là không có chuyện gì đi".
Mẹ A Ly luôn tin tưởng ở ông, liền thở phào nhẹ nhõm.
Vậy mà, một hơi còn chưa thở yên lành, ở trong cung đã soạn xong danh sách phần thưởng ban xuống. Là do đại cung nữ thân cận của Hoàng hậu tự mình mang đến. Mẹ A Ly nhận ra, ngoại trừ các phần thưởng ban đều cho mọi người lấy lệ, còn có thêm chuỗi ngọc trai Thất Bảo và túi hương phượng vĩ, trong bụng cũng có hơi nghi ngờ. Đại cung nữ tự mình đến đây, hiển nhiên cũng muốn tạo thêm một phần nhân tình, đặc biệt cười nói: “Hai món đồ này là Hoàng hậu đặc biệt ban thưởng cho tiểu thư".
Mẹ A Ly lại đánh mắt sang cha A Ly lần nữa.
Cha A Ly: ……….. Lời cô ta nói không phải là sự thật!
Hoàng hậu còn chưa nói rõ ràng, mà thái độ lại đến trước.
Cho dù cha A Ly nói có lý, mẹ A Ly cũng sẽ hiểu, trước khi chính thức chỉ hôn cho Thái tử, khuê nữ của bà sẽ không được phép gả ra ngoài.
Ngày hôm sau, khi A Ly đến thỉnh an, tâm trạng mẹ A Ly vô cùng phức tạp.
—— bà thật tình không biết nên mở lời nói với con gái như thế nào.
Chẳng lẽ nói là: Con gái à, có khả năng con sẽ là Thái Tử Phi đó, trong lòng có dự định gì chưa?
Nhỡ đâu, trong lòng con bé cũng để ý Thái tử, kết quả Thái Tử Phi lại được chỉ định cho người khác, làm sao mà con bé chịu cho nổi? Cho dù thật sự có chỉ định nó, thì có muốn đi thăm cũng phải mất ba đến năm năm chứ không dễ đâu. Con bé tuổi còn nhỏ, để nó mang tâm sự lớn như vậy, sẽ không bị áp lực đến hỏng đầu luôn đấy chứ?
Mẹ A Ly mãi mê suy nghĩ, cảm thấy vẫn cứ là không nên cho A Ly biết tốt hơn. Chỉ có thể tự mình nghiêm khắc dạy bảo nhiều hơn nữa, cũng chuẩn bị tâm lý cho chuyện tệ nhất.
Còn đang trong tháng Giêng, mẹ A Ly cũng không thật sự quản thúc A Ly quá chặt. Ngày tết Nguyên Tiêu, cũng đành chịu thua sự làm nũng và cầu xin của cô nàng, cho phép cô được ra ngoài xem hoa đăng.
Thời đại này, tết Nguyên Tiêu còn được gọi là lễ hội hoa đăng. Ở miền Nam, ngày mười lăm tháng giêng chính sự chính là lễ cúng bái —— trong ngày này, đương gia chủ mẫu phải cúng tế thần tằm. Chính là người chủ mẫu phải ngậm một cái thìa bạc trong miệng, đôi khi cũng thay thế bằng kim bạc, đó là chuyện của các nhà nuôi tằm cũng không tiện kể ra. Ngược lại người ta thường quan tâm đến việc đi lễ Phật, nhân ngày này đốt đèn cầu phúc, rồi ngắm trăng du ngoạn.
Đốt đèn cũng phải xét về tiền bạc. Người gia đình bình thường, nhiều nhất chỉ đốt được hai ngọn, cũng không biết tại sao mọi người mê thích nó đến như vậy. Chân chính có thể thưởng thức đèn Thượng Nguyên, xét khắp hang cùng ngõ hẻm. Chỉ có hai nhà Vương, Tạ mà thôi.
Mẹ A Ly cũng không thể quá cứng rắn gò bó A Ly vào sự kiện này.
Giang Nam an bình, giàu có và đông đúc, dân chúng cũng nhàn hạ thường tổ chức vui chơi. Gặp mỗi dịp lễ tết lớn như thế này đều dốc toàn bộ lực lượng, ngay cả các cô nương từ lớn đến nhỏ cũng đều dốc lòng ăn diện, để vừa du ngoạn vừa kết giao. Mỗi ngã tư đường đều náo nhiệt, các đường ven hồ đều đèn đuốc sáng trưng, tiếng hoan hô cười đùa rộn vang, người người đông đảo chen chen chúc chúc.
Còn Giang Bắc, ngay cả việc bảo vệ tính mạng còn thấy khó khăn. Người Hồ cùng người Hán công phạt đã nhiều năm, thù hận cũng tích góp từng ngày từng giờ. Vào ban đêm, nếu dám mặc quần áo màu sáng ra đường, không cẩn thận sẽ bị hiểu lầm là người Hồ, bị lôi vào trong bụi cây mà giết chết. Nếu như người Hán tụ tập, người Hồ tất nhiên sẽ phóng ngựa giơ roi mà đuổi đánh, lúc nào cũng lo sợ người Hán âm mưu phảng kháng.
Cả một thế hệ người Tiên Bi đều do họ Mộ Dung trị hạ. Mộ Dung thị đã Hán hóa rất sâu. Nhưng sâu đến trình độ nào? Bắc Tần từng có một quý tộc đào tẩu đến Bắc Yến, kể chuyện cố hương, người đó rơi nước mắt khóc liên tục, nói từ lúc Hoàng Thượng bổ nhiệm người Hán lên làm tướng, trên triều thậm chí không nói chuẩn được tiếng dân tộc Đê! Thật sự khinh người quá đáng. Còn nói, Mộ Dung thị lập quốc năm mươi năm, cũng vẫn là người Hán hướng về Khổng Tử, Mạnh Tử để lập quốc, nhưng cũng không hạ lệnh cấm sử dụng ngôn ngữ Tiên Bi. Đây mới đúng là anh hùng chân chính. Thế mà, Yến hoàng lại tỏ vẻ mặt gượng gạo nói cho hắn biết —– sở dĩ Mộ Dung thị không hạ cái loại lệnh đó, thật sự là vì, tiếng Quan thoại của Mộ Dung thị ngay từ đầu chính là Hán ngữ đó mà! Tuy rằng con cháu Mộ Dung với người Tiên Bi là tóc vàng, da trắng, mũi cao, có muốn cải trang thế nào cũng không giống người Hán, nhưng tất cả mọi người đều tự giác cố gắng nói được Hán ngữ, mặc Hán phục, đọc văn chương của người Hán đó thôi!
Nhưng cho dù Mộ Dung thị thay Tiên Bi trị hạ, trong tâm lí người Hồ và Hán trong lúc đó vẫn không thể vơi đi khúc mắc. Những địa phương khác tất nhiên cũng khổ không sao tả được.
Vì vậy thịnh cảnh như thế này rất là khó gặp.
Những thiếu niên Giang Bắc này đây, nhìn ngó sự náo nhiệt vui mừng ở bên ngoài, cũng không nhịn được ngứa ngáy. Đều cải trang xuất hành, đi theo ra ngoài xem náo nhiệt.
Thôi Sâm đương nhiên vẫn cùng Lư Hiên đi chung một đường. Lư Hiên nhìn ngắm Giang Nam an bình, giàu có và đông đúc, nhất thời trong lòng buồn bả, kề sát tai Thôi Sâm nói: “Trung Nguyên sa vào người Hồ, ngược lại nơi này mới là Trung Nguyên. Không biết những kiều dân Thanh châu, Từ châu vượt sông qua phía Nam, sống ở nơi này, có hay không còn tưởng niệm về cố thổ. Nếu như bọn họ quay trở về, nhìn thấy cảnh tượng cố hương lúc này, có còn tâm trạng nhớ mãi không quên nữa hay không".
Thôi Sâm không rảnh quan tâm tới cảm xúc bồi hồi của hắn, mở miệng nói luôn: “Người Hồ cũng thế, mà người Hán cũng thế, thảo dân hay là bọn bò, dê đều như nhau. Khi mà thiên hạ thái bình, an an ổn ổn cày bừa sinh sống, sinh sôi nảy nở, còn ai quan tâm ngôi vị Hoàng Thượng là do ai ngồi? Còn khi thiên hạ đại loạn, hốt hoảng trốn chạy, khó khăn lắm mới tìm được một chỗ gửi gắm bản thân, thì có ai hỏi là người Hồ hay là người Hán? Nếu có mở miệng hỏi, cũng đều là người chăn nuôi gia súc như nhau. Những người này thì lại càng suy nghĩ đơn giản —– Anh Hùng tranh đoạt, thắng làm vua còn thua làm giặc. Không phải người Hồ thống trị người Hán, thì chính là người Hán thống trị người Hồ đó thôi. Cho đến hiện tại, hoặc là trở thành người một nhà, hoặc là hy sinh hết một nhà, vậy thì sẽ không còn vấn đề phân biệt chủng tộc nữa".
Lư Hiên cười lắc đầu, đã biết hắn xưa nay như thế, không thèm quan tâm, cũng không có ý chỉ bảo. Nhìn bên bờ sông Tần Hoài cờ bay phấp phới, hương rượu đậm đà, mỹ nhân như ngọc, đem mọi phiền muộn vứt đi hết, nói: “Ta đi uống rượu, còn ngươi?".
“Đi dạo phố".
Ngay tại cầu Chu Tước, hai người họ đã chia nhau ra, mỗi người đều tự đi tìm niềm vui cho mình.
Không có Lư Hiên đi bên cạnh làm cụt hứng, Thôi Sâm rất nhanh đã lấy lại tâm tính thiếu niên. Tay trái thì vung cái đuôi hươu mua ở cái quán nhỏ trên sơn trại, tay phải thì nắm chặt cây kẹo hồ lô, đầu bên phải thì đeo một cái mặt nạ Thao Thiết, nhàn nhã lắc lư đi dạo trên đường.
Nhìn thấy ai không vừa mắt, là đem cái đuôi hưu kia kẹp lại trong nách, ngậm kẹo hồ lô vào trong miệng, kéo dây chun bắn vào lưng người đó. Sau khi bắn sẽ kéo cái mặt nạ xuống, rồi lẻn sang chỗ khác tiếp tục dạo chơi.
Tham gia náo nhiệt thật sự vui hết ý.
Bất tri bất giác đã đi đến bên bờ phía Nam sông Tần Hoài. Nhìn thấy đằng trước tiểu quán có cỏ rơm được bện thành các hình thù tinh xảo khéo léo, bèn đi qua chọn lựa.
Chọn đi chọn lại, mới lấy được một con ve bằng cỏ. Cài vào trên y phục, nhìn trái nhìn phải. Chú ve sầu bằng cỏ thật tinh xảo lại sinh động nữa, ngụ ý cũng tốt, hài lòng ngắm ngía. Rồi giơ tay ra bỏ lại mấy miếng tiền đồng.
Tiểu thương ngẩn tò te, vẫn cố gắng nhịn xuống, gọi hắn lại: “Vị tiểu ca này……".
Thôi Sâm trừng đôi mắt nhìn lại, ngụ ý —— chớ có chọc ta.
Tiểu thương lau mồ hôi trên trán, cảm thấy khó xử: “Tiểu ca nhìn không giống người bản địa cho lắm…… Thứ này chắc là tiểu ca chưa thấy qua. Nó…… Nó được kết từ một loại cỏ rơm, mà cỏ rơm này lại thích phái nam, bởi vậy con ve này —— cũng được gọi là con ve thích nam".
Tiểu thương: đã hiểu rõ ràng chưa hả thiếu niên!
Thôi Sâm chớp mắt gật đầu: thích phái nam. Đúng vậy, đúng vậy, ông nói tốt lắm.
Tiểu thương thấy hắn càng nghe lại càng tỏ ra đắc ý, bất đắc dĩ lắm mới phải nói: “Con ve thích nam này ……. chỉ có phụ nữ đang mang bầu mới đeo".
———- là để phụ nữ có thai cầu có con trai đó thiếu niên à!
Thôi Sâm: – đứng hình –!!!!!!!!!!
Sau khi Thôi Sâm đập nát cái quán đó, tâm trạng vẫn còn khó chịu. Chỉ để lại một tên tư binh để giải quyết hậu quả, liền nghênh ngang rời đi.
Đi đến một nơi đèn đuốc ít sáng hơn, thì thấy bên cạnh một cây cổ thụ mọc nghiêng phía trước một bức tường. Trăng cao sao sáng, luồn gió mát lành từ đâu thổi tới. Đứng dưới tàng cây là một tiểu cô nương, khoát một tấm áo choàng lông cáo, áo gấm giày thêu. Trên tay đang cầm một nhánh hoa mai chơi đùa, giường như đang đợi ai đó.
Tiểu cô nương da thịt phấn nộn, mặt mày nhu hòa, ngây thơ dễ gần. Chính là A Ly của Vương gia.
Thôi Sâm liền nhoẻn miệng cười. Tinh thần muốn trêu ghẹo hôm đó lập tức lại nổi lên.
Vị hôn thê của Tạ Liên? để xem còn dám gạt ta nữa không!
Thôi Sâm đeo cái mặt nạ kia lên, đi vòng đến phía sau A Ly, rồi nhảy ra.
A Ly vừa quay đầu lại thì bắt gặp một cái mặt nạ dữ tợn, sợ tới mức đem nhánh hoa mai trên tay đập tới tấp.
Thôi Sâm nắm lấy cổ tay cô lại, nén cười, rồi từ từ kéo mặt nạ lên cao. Tên thiếu niên này bình thường đã có tướng mạo dễ nhìn, anh tuấn phong lưu, ngũ quan thâm thúy. Đôi mắt màu xám trời sinh mang theo bảy phần tà khí, cũng rất hút hồn. Mà mở miệng ra là toàn những lời nói chòng ghẹo: “Tiểu nương tử đang đợi ai đó?".
A Ly:……… Trên đời này sao lại có đứa trẻ giang hùng như vậy chứ!
Thật sự không thể nhịn được nữa.
“Ngươi có biết đây là đâu không hả?" A Ly hỏi.
Thôi Sâm thành thực lắc đầu. Đã muốn ra hiệu, kêu gọi bọn tùy tùng chuẩn bị xe ngựa cùng với bao tải, lại đây bắt người.
(Đây mới gọi là mãnh nam nè bà con, thích là nhích, chứ nhát như A Mang thì còn lâu mới rước được nàng về ^^)
A Ly không nhanh không chậm phổ cập kiến thức cho hắn: “Nơi này là sông Tần Hoài. Năm đó Đông Ngô Đại Đế, Tôn Quyền đã đem Mạt Lăng đổi tên thành Kiến Nghiệp, rồi dời đô đến đây. Quân đội đã đóng quân ở chỗ này. Lúc đó, cả đội binh mạnh mẽ của Tôn Quyền đều mặc y phục màu đen, bởi vì vậy nơi này cũng được gọi là ô y doanh. Sau này, con ngỏ nhỏ này, cũng được đặt tên là hẻm ô y".
Thôi Sâm gật đầu: “Ừm. Vậy thì sao?".
A Ly: “—— không có ai nói cho ngươi biết, tất cả các con hẻm ô y này đều thuộc về nhà ta sao?!".
Cô chưa kịp nói dứt lời, từ bốn phương tám hướng đều có người lao tới. Người của Thôi Sâm cũng đến nữa.
Trong tay mỗi người bọn họ đều có một cây gậy để bảo hộ, không cần thanh minh, đều nhào lên cứ trên đầu Thôi Sâm mà bổ xuống. Binh lính của Thôi Sâm lại không mang theo binh khí, mặc dù đã dũng mãnh dùng quyền cước gian nan địch bốn phía, nhưng chỉ sau một lát cũng đã bị bắt hết.
A Ly thừa dịp đó giãy khỏi tay Thôi Sâm mà chạy trốn, lại nhìn thấy Thôi Sâm bị người ta bẻ ngược tay ra sau lưng ngăn lại, mới thong thả đi từng bước trở về.
Thực ra khi bắt được Thôi Sâm, cô cũng không nghĩ ra cách nào để giáo huấn hắn.
——– nha đầu này từ nhỏ tới giờ chưa từng biết bắt nạt ai.
Nhưng mà Thôi Sâm thật sự rất tồi tệ, nếu không có người nào cải tạo, sau này lớn lên tất nhiên khó lòng lương thiện, vô pháp vô thiên. Cũng giống như vụ anh trai của Tả Giai Tư vậy, đã hại người mà còn không nhận ra được.
Vậy mà hắn lại còn được sinh ra ở thế gia, không thể so sánh với bọn lưu manh ngoài chợ. Mai này, khi trên tay nắm được quyền cao gì đấy, cũng sẽ nắm trong tay sinh sát. Không dạy dỗ hắn lại thì không được.
A Ly lục lọi nửa ngày các tình tiết trong phim truyền hình và tiểu thuyết, cuối cùng trong đầu cũng lóe lên: Đúng rồi, vả miệng vẽ mặt, chuyện này thường xuất hiện trong các cảnh bắt nạt nha.
Cô giơ tay lên, muốn giáng cho Thôi Sâm một cái tát. Cuối cùng, giơ tay cả nửa ngày cũng không thể nào đánh xuống.
…………T__T đánh người khác sao lại khó khăn như vậy chứ!
Đây là lần đầu tiên Thôi Sâm nếm loại nhục nhã này, con mắt tóe lửa, trợn trừng nhìn A Ly. Hận không thể cắn cô một miếng cho bỏ tức.
Rõ ràng là chính mình mới là người đứng trên cao nhìn xuống, nhưng A Ly lại bị hắn trừng đến chột dạ, cứ giống như là mình đang ỷ thế hiếp người không bằng.
Quả thật cô không am hiểu lý lẽ, mà cô lại càng không am hiểu động thủ hơn, dứt khoát không thèm miễn cưỡng nữa. Trong đầu nghĩ gì thì nói cái đấy luôn cho rồi.
“Hiện tại ngươi đã là vật trong bàn tay ta, ta có thể vả vào mặt ngươi đó. Sở dĩ ta không vả, không phải là ta sợ ngươi đâu".
Nha đầu cũng có khí thế nha đầu, đúng vậy khí thế!
“Chính xác là vì ta không giống như ngươi ……. à vô lại như ngươi! Cho nên cái việc ăn hiếp một người không có năng lực phản khán, ta không thèm làm. Nhưng ngươi nên biết, giết người rồi đây cũng sẽ bị trả thù, còn khi dễ người rồi đây cũng sẽ bị người khác khinh khi. Mà ngươi lại muốn làm một người vô lại như vậy, sau này cũng sẽ có một người vô lại hơn ngươi, còn có quyền thế hơn ngươi, giữ chặt ngươi trong lòng bàn tay, muốn vả mặt ngươi thì vả, rồi đem hết những chuyện ngươi đã từng làm với người khác ra trút lên người ngươi hết một lần!".
——- Cô ta đang nói cái gì vậy chứ?!
Thôi Sâm từ trong cơn giận dần bình tĩnh lại, cố gắng vận dụng đầu óc —– một mặt suy nghĩ làm cách nào để thoát thân, một mặt bừng bừng quyết tâm khi đã thoát ra sẽ quay lại trả thù gấp bội, mặt khác oán hận trừng A Ly trong khi nghe nàng dạy dỗ.
Nhưng lời nói của A Ly mãi không đi vào trọng điểm, thế nên hắn căn bản không tìm ra sơ hở nào. Con nhóc kia đến tột cùng là muốn nói cái gì hả? Có phải muốn nói là nếu hắn mà giống cô ta không đủ vô lại, thì cho dù sau này có quyền thế, cũng vẫn bị người ta khi dễ sao? Hay là hắn phải so với tất cả mọi người càng vô lại hơn, càng có quyền thế hơn, thì mới không bị người ta khi dễ?
Căn bản A Ly không ý thức được, điều quan trọng là suy nghĩ của mình với suy nghĩ Thôi Sâm không cùng một tầng số, còn tỏ ra nghĩa khí dạy bảo hắn: “Việc ỷ thế hiếp người ai cũng đều có thể làm được, không phải bản lĩnh. Giúp đỡ người yếu thế, bảo vệ chính mình trị an dân chúng, dẹp yên loạn thế lập thái bình, mới là bãn lĩnh thực thụ, mới là điều đáng làm. Ngươi cho rằng quyền thế của ngươi là do ai mang lại? Hoàn toàn là do các nhược dân mà ngươi khi dễ đó. Nếu không có sự hỗ trợ của họ, ngươi cho rằng ngươi sẽ là nhân vật gì? Từng hành động, tác phong của ngươi, hoàn toàn làm bại hoại danh tiếng cùng nền móng của các gia tộc".
Còn Thôi Sâm thì đang thầm oán: Nếu vào thời loạn thế không có Thôi gia che chở cho bọn họ, thì những kẻ gọi là “nhược dân" kia làm sao còn cùng nhau sống đến giờ? Thôi gia cùng với bọn “nhược dân" chẳng qua là kiểu quan hệ hai bên cùng có lợi. Chính xác là Thôi gia đã lập ra Giang Bắc, ban cho bọn họ sức mạnh, bao che bên ngoài, bên trong chính là những tướng sĩ dũng mãnh. Còn bách tích ban cho họ chỉ là lương thực, chứ không phải sức mạnh. Chỉ cần bọn họ có binh có thành, tất sẽ không thiếu dân chúng.
“Ngươi tự cho mình là anh hào (anh hùng hào kiệt), lại khi dễ tất cả những người không phản kháng được ngươi. Cứ coi như con dân Giang Bắc là con dân cho ngươi bắt nạt đi. Ngươi có nhớ ngày đó, bọn người nào đã san bằng quê hương ngươi, giết chết các bậc cha chú của ngươi và những con dân được ngươi cai trị. Vậy mà ngươi còn khi dễ bọn họ như vậy được sao?".
Thôi Sâm thầm nghĩ, sao lại không thể chứ. Tất cả gia tộc ở đó đều chưa từng thật tình e sợ lũ người Hồ, nhớ năm đó còn cố gắng vượt sông, hốt hoảng chạy nạn, mà nay lại chịu sống an nhàn co đầu rút cổ. Nếu có bản lĩnh thì đánh lại đi!
Giờ này, hắn rất muốn cười thật to —– chắc là con nhóc kia không hiểu thời loạn thế là như thế nào, mới có thể trịnh trọng nói ra những lời ngây thơ như đúng rồi đó?
Mà A Ly cũng cảm thấy những gì cần nói, gần như đã nói cả rồi, bèn tổng kết lại một câu: “Tóm lại, từ nay về sau ngươi không được làm như thế nữa. Vì muốn làm cho ngươi nhớ rõ bài học hôm nay —–" A Ly cắn răng một cái, giơ tay lên, tát cho Thôi Sâm một cái “bốp".
Mặc dù không cảm thấy đau một chút nào hết, nhưng Thôi Sâm con mắt đã tóe lửa, dùng dằng muốn đứng lên.
Suýt nữa đã giãy thoát ra rồi.
A Ly không thèm để ý: “Ngươi muốn trừng thì cứ việc trừng. Nhưng ngươi cũng nên nhớ rõ, những người mà ngươi đã khi dễ đó, tâm trạng cũng giống như ngươi lúc này thôi, cũng cùng một suy nghĩ. Ngươi cứ cẩn thận suy nghĩ đi, có thể chịu đựng hay không đây".
Lư Hiên đang ngồi trên tửu lâu, từ xa xa đã thấy Thôi Sâm đi về con hẻm ô y, do dự trong chốc lát.
Rồi lại nghĩ, chỉ sợ tên đó ương bướng quá mức, trêu chọc trúng hai nhà Vương, Tạ, bèn đuổi theo từ đằng xa.
Thôi Sâm cầm tinh con mèo, đi đường ban đêm như cá gặp nước, Lư Hiên chạy đến hụt hơi, vất vả lắm mới đuổi kịp. Lúc đuổi tới nơi, chỉ kịp thấy Thôi Sâm bị người áp ta chế.
Lư Hiên gặp ca khó rồi đây.
Hắn không xuất đầu lộ diện, nhưng ngộ nhỡ đối phương thực sự ra tay quá nặng, làm Thôi Sâm bị thương thì biết tính sao? Nhưng nếu xuất hiện, Thôi Sâm mất hết mặt mũi, chỉ sợ ngay cả hắn cũng sẽ bị giận chó đánh mèo.
Chỉ cân nhắc trong chốc lát, đã thấy bên kia A Ly giáng cho Thôi Sâm một cái tát, không còn cách nào khác đành phải xuất đầu lộ diện.
Gọi tùy tùng đến, dặn dò hai câu, theo chỉ thị hắn mà đi.
Mà A Ly cũng đang cân nhắc chưa biết nên xử trí Thôi Sâm thế nào.
Nhân đó thả luôn, quả nhiên tiếng sấm kêu to mà mưa lại nhỏ. Cơ mà không làm vậy, việc kia mới thực sự là củ khoai lang nóng phỏng tay.
Từ phía sau, Lư Hiên phái người đến, nói là: “tuy xá đệ đã đắc tội cô nương, nhưng cũng thỉnh cô nương vuốt mặt cũng phải nể mũi, giơ cao đánh khẽ. Hôm khác, sẽ cùng xá đệ đến nhà tạ lỗi".
A Ly nhận danh thiếp của Lư Hiên, nói: “Việc này dù sao cũng phải để lại chút mặt mũi".
Rồi sai người thả Thôi Sâm ra.
Thôi Sâm đứng lên, cúi người vỗ vỗ cát bụi trên người.
Khi ngước lên, dùng con ngươi đủ sức để nung chảy kim loại, đôi mắt màu xám oán độc nhìn về A Ly: “Ta chính là Thôi Sâm, là Thanh Hà Thôi Sâm".
A Ly: ……… Cậu tưởng họ Thôi thì giỏi lắm sao! Chính tôi mới vừa vả vào mặt cậu một cái rõ kiêu!
“Thanh Hà Thôi gia sao lại có thể có loại con cháu vô giáo dục thế này chứ?" A Ly đáp lễ: “Danh môn tốt đẹp như vậy là giả mạo sao?".
Thôi Sâm cũng không kiên nhẫn được nữa, đánh gãy lời cô: “Ta không phải là đồ giả mạo, trong lòng cô cũng đã rõ. Nhớ kỹ cái tên này, hôm nay ban tặng, ngày sau sẽ hoàn trả gấp bội!".
A Ly cảm thấy buồn cười, lười cùng hắn so đo: “được, ngày sau thì là ngày sau, ta rất mong chờ".
Thôi Sâm kiềm nén tức giận bỏ đi thật xa.
Tìm đến một chỗ không người, rút roi ra, liên tục từng nhát đánh vào một gốc cây liễu để phát tiết tức tối.
Gần có người nghe được động tĩnh, tiến lại hỏi, thật xui xẻo gặp trúng Thôi Sâm, bị đá một cú ngã nhào.
Thôi Sâm giơ roi quất, đối diện với đôi mắt sợ hãi của người nọ, cảm thấy cái nơi vừa bị A Ly đánh, đang ẩn ẩn muốn đau. Những lời A Ly nói lúc nãy đã bị hắn coi thường mà bỏ ngoài tai, cũng nhân đó mà vang vọng lại trong đầu không ngơi nghỉ.
Hắn cố đè nén sự tức giận xuống, thu roi lại, xoay người bỏ đi ngay lập tức.
Cô ôm một bầu tâm sự quay trở lại điện Hiển Dương. Sợ bị mọi người phát hiện, cúi đầu lặng lẽ về chỗ ngồi.
May mà vị trí Hoàng hậu đang an vị, là một chiếc giường lớn. Ba mặt của cái giường kia được che chắn bởi tấm bình phong bằng gỗ, Thái Phó phu nhân và mẹ A Ly lại đang ngồi trên giường nhỏ trò chuyện với Hoàng hậu, tầm nhìn có hạn, nên không hề chú ý tới bên này.
Mà giờ này, ca múa cũng xong xuôi, bên trong điện các nữ tử ngồi đan xen nhau, còn nhạc công đang ngồi một bên gảy đàn.
Nhóm khuê tú và người ngồi bên cạnh thấp giọng cười nói. Chỉ có Tạ Thanh Như là không vào góp vui. Cô nhỏ đang chăm chú ngồi nghe các nữ nhạc công thổi sáo. Những ngón tay trắng ngà chạm nhẹ lên đôi môi, đôi đồng tử đen láy lóe lên tinh quang, vô cùng thanh khiết.
Trông thấy A Ly đi vào, liền gật đầu làm lễ.
A Ly đáp lại. Đang định uống chút nước, lại thấy trong cái chén chính là phô mai làm từ sữa dê. Lại buông xuống. Tạ Thanh Như nhận ra, khẽ nói với A Ly: “Hoàng hậu nương nương nghe nói a tỷ say rượu, đặc biệt cho người mang đến. Còn nói là do phương Bắc đưa đến hay sao đó, đương nhiên rất quý giá. Ngày nay, phía Nam người ta thích dùng chung với trà, nếu chúng ta chưa từng dùng qua, sẽ thưởng cho mỗi người một chén —– phu nhân đã thay mặt a tỷ cảm tạ rồi".
A Ly không phải người lạnh lùng, nghe cô nàng nói như vậy, đành bưng chén phô mai sữa dê lên ăn hết sạch.
Tạ Thanh Như: “Thế nào?".
A Ly: “ngây ngấy ngòn ngọt, ăn rất ngon" —— kỳ thật vị rất mới lạ, phô mai dê so với sữa chua không khác nhau nhiều lắm, chỉ đặc hơn chút thôi.
“Muội cũng dùng rồi. Sữa dê rất đặc, dùng cũng không nhận ra cách làm như thế nào. A tỷ, tỷ có thể làm được món này không?".
A Ly:…….
Tâm trí của A Ly đã sớm bị đánh lạc hướng, bắt đầu lo nghĩ tới việc ở đây không có lò vi sóng để điều chỉnh nhiệt độ, rồi làm sữa chua thì như thế nào. Mà nhóc tham ăn họ Tạ cũng đang mở to mắt chờ mong, cô đành gật đầu, ngay lập tức hỏi thăm phương pháp.
Cùng lúc đó, vài ánh mắt của các khuê tú ngồi bên cạnh cũng không biết vô tình hay cố ý nhìn vào hai người, hơi hơi tò mò, lại không có người nào tỏ ra khác thường.
Yến hội bên này tiếp tục không lâu, Hoa Lâm viên bên kia đã truyền tới tiếng xôn xao. Đã có cung nhân tiến lên thì thầm vào tai Hoàng hậu.
Yến tiệc này, khó có được một lần Thái tử biểu hiện xuất sắc vậy mà lại nảy sinh náo loạn. Hoàng hậu nghe cung nhân nói xong, gương mặt dần dần hiện lên ý cười.
Nhưng cũng không tỏ ra quá đắc ý. Nhìn trời đã không còn sớm, gọi Dữu phu nhân lên nói: “Phải đi thỉnh an Thái Hậu".
Bên trong điện Hiển Dương, yến hội cũng tan..
Các tiểu cô nương theo sau mẫu thân mình, tốp năm tốp ba mà đi.
Trong lúc đứng bên ngoài điện chờ cung nữ giúp các tiểu thư mặc áo choàng. Tạ Thanh Như đẩy mui xe bọc nhung, cùng A Ly bàn bạc: “Hội hoa đăng tết Nguyên Tiêu, a tỷ có đi hay không?".
A Ly nhìn mẹ một chút, mẹ cô cũng mỉm cười hiền hòa. Đành nuốt nước miếng cho thông giọng, mới nhỏ giọng nói: “………….đợi tỷ xin bà nội trước đã".
Tư Mã Dục thì đang vội vàng giúp Vệ Lang giải quyết tốt hậu quả.
Hoàng Thượng thì đang có chuyện phiền lòng —– là do Mộ Dung Quyết vừa nhắc tới Vương đốc, khiến cho tâm lý mọi người Vương gia không được an ổn. Ông phải nghĩ ra biện pháp trấn an. Mặc dù con trai cũng đã thay ông nói rõ tại yến hội, nhưng phải tự mình đứng ra nói rõ mới có ý nghĩa.
Mà Hoàng hậu cũng không nhàn rỗi, chính là đang thăm dò ý kiến cung nữ thân tín của mình, xem xét trong các khuê tú hôm nay, ai là tốt nhất.
“Theo nô tỳ thấy thì, tiểu thư Vương gia là tốt nhất, thân nhân cũng rất hiền dịu". Đại cung nữ bên người Hoàng hậu thấp giọng đáp lời. Lại đem chuyện trước đình Lưu Ngọc kể ra, nào là: “Lúc đó, nô tỳ thực sự sợ nàng nổi tính tự cao tự đại, làm cho việc nhỏ hóa to thêm. Nếu làm mất thể diện của điện hạ, lan truyền ra bên ngoài không phải là lời ong tiếng ve sao? Vậy mà không ngờ nàng ấy lại bước lên, không phàn nàn dù chỉ một lời đem ngọc bội kết lại. Sau đó cũng không a dua nịnh hót".
Một mặt Hoàng hậu mỉm cười gật đầu, một mặt nói: “A Mang xử sự cũng có chút càng rỡ, chưa làm cô nương người ta sợ hãi cũng tạm được".
Nghi đi nghĩ lại, đứa con này của bà hành sự luôn luôn không tuân theo quy củ. Làm ra loại chuyện này cũng không khiến bà bất ngờ. Cái thật sự làm cho bà kinh ngạc đó là, biểu hiện xuất sắc kỳ lạ của thằng bé trong vườn Hoa Lâm.
——– thân làm cha mẹ chính là như vậy. Trong một vài thời điểm tức giận, chỉ hận không thể tát một cái rồi nhét vào lại trong bụng cho rồi, nhưng qua một thời gian dài đã không còn thiết tha mong đợi gì nữa, cậu ta lại biểu hiện ra chính mình, thì cũng phải giật thót —— thằng bé này có bị đau bệnh gì không.
Khi nghe người bên cạnh Thái tử nói lại, Hoàng hậu cũng hỏi lại người đó: “trong vườn Hoa Lâm, Thái tử đã nói những lời kia, là do ai chỉ điểm?".
Người bên cạnh Thái tử vội nói: “Cả điện mọi người đều bị dọa sợ, nào có ai dám nói? Đó là do Thái tử điện hạ nhanh trí".
Hoàng hậu thực sự vui mừng. Nhưng vẫn còn nghi ngờ: “Còn bài văn gửi bệ hạ để nhận sai, là ai chỉ giáo?".
———- Bà rất hiểu đứa con của mình, thằng bé A Mang quả thật có khôn ngoan linh lợi đấy, nhưng cũng chính vì khôn ngoan, ngược lại nó sẽ không thành thành thật thật nhận sai với Hoàng Thượng.
Quả nhiên, thường thị nói: “nô tài đứng bên ngoài cũng chỉ nghe được hai câu —– là công tử của Vương Trường sử gia khuyên bảo, Thái tử điện hạ nên quang minh chính đại đến dự yến tiệc. Sau đó điện hạ liền sai người mang giấy lại cho người viết lên —– còn lại, nô tài cũng không rõ".
Hoàng hậu trầm mặc trong chốc lát, “………. hai đứa nhỏ Vương Lâm và Vương Diễm, có phải là tỷ đệ?".
Bọn hạ nhân khom lưng nói “Đúng ạ". Hoàng hậu cười cười gật đầu, “Hoàng Thượng nói chẳng sai, nhà Vương Thản quả nhiên có gia giáo tốt —- Đã ban thưởng cho bọn họ hết chưa?" Cung nữ quay đầu vừa định đi, Hoàng hậu nhân đó nói thêm “Ban cho Vương Lâm thêm một vòng ngọc trai Thất Bảo, thêm một túi hương thêu đuôi phượng nữa".
Phủ Vương gia, mẹ A Ly đang cùng cha A Ly nói chuyện, “Hoàng hậu hỏi bát tự của A Ly".
Cha A Ly đang uống trà, bất ngờ không kịp phòng khi uống —– bị sặc mất tiêu! Bọn con trai, cháu trai của nhà tôi đều tận trung tận lực làm việc cho các người, còn chưa đủ lo âu thấp thỏm sao! Mà bây giờ, ngay cả đứa con gái cũng muốn lôi vào vậy hả!!!!
“Chỉ hỏi bát tự. Một câu cũng chưa đề cập, thiếp cũng không tiện hỏi nhiều".
“Vậy thì không đáng lo". Cha A Ly nói: “Thái tử còn nhỏ mà, Hoàng hậu cũng chỉ hỏi một câu mà thôi —– huống chi, Thái Hậu bên kia không lên tiếng, ai có nói gì cũng không quan trọng. Nàng cứ coi như là không có chuyện gì đi".
Mẹ A Ly luôn tin tưởng ở ông, liền thở phào nhẹ nhõm.
Vậy mà, một hơi còn chưa thở yên lành, ở trong cung đã soạn xong danh sách phần thưởng ban xuống. Là do đại cung nữ thân cận của Hoàng hậu tự mình mang đến. Mẹ A Ly nhận ra, ngoại trừ các phần thưởng ban đều cho mọi người lấy lệ, còn có thêm chuỗi ngọc trai Thất Bảo và túi hương phượng vĩ, trong bụng cũng có hơi nghi ngờ. Đại cung nữ tự mình đến đây, hiển nhiên cũng muốn tạo thêm một phần nhân tình, đặc biệt cười nói: “Hai món đồ này là Hoàng hậu đặc biệt ban thưởng cho tiểu thư".
Mẹ A Ly lại đánh mắt sang cha A Ly lần nữa.
Cha A Ly: ……….. Lời cô ta nói không phải là sự thật!
Hoàng hậu còn chưa nói rõ ràng, mà thái độ lại đến trước.
Cho dù cha A Ly nói có lý, mẹ A Ly cũng sẽ hiểu, trước khi chính thức chỉ hôn cho Thái tử, khuê nữ của bà sẽ không được phép gả ra ngoài.
Ngày hôm sau, khi A Ly đến thỉnh an, tâm trạng mẹ A Ly vô cùng phức tạp.
—— bà thật tình không biết nên mở lời nói với con gái như thế nào.
Chẳng lẽ nói là: Con gái à, có khả năng con sẽ là Thái Tử Phi đó, trong lòng có dự định gì chưa?
Nhỡ đâu, trong lòng con bé cũng để ý Thái tử, kết quả Thái Tử Phi lại được chỉ định cho người khác, làm sao mà con bé chịu cho nổi? Cho dù thật sự có chỉ định nó, thì có muốn đi thăm cũng phải mất ba đến năm năm chứ không dễ đâu. Con bé tuổi còn nhỏ, để nó mang tâm sự lớn như vậy, sẽ không bị áp lực đến hỏng đầu luôn đấy chứ?
Mẹ A Ly mãi mê suy nghĩ, cảm thấy vẫn cứ là không nên cho A Ly biết tốt hơn. Chỉ có thể tự mình nghiêm khắc dạy bảo nhiều hơn nữa, cũng chuẩn bị tâm lý cho chuyện tệ nhất.
Còn đang trong tháng Giêng, mẹ A Ly cũng không thật sự quản thúc A Ly quá chặt. Ngày tết Nguyên Tiêu, cũng đành chịu thua sự làm nũng và cầu xin của cô nàng, cho phép cô được ra ngoài xem hoa đăng.
Thời đại này, tết Nguyên Tiêu còn được gọi là lễ hội hoa đăng. Ở miền Nam, ngày mười lăm tháng giêng chính sự chính là lễ cúng bái —— trong ngày này, đương gia chủ mẫu phải cúng tế thần tằm. Chính là người chủ mẫu phải ngậm một cái thìa bạc trong miệng, đôi khi cũng thay thế bằng kim bạc, đó là chuyện của các nhà nuôi tằm cũng không tiện kể ra. Ngược lại người ta thường quan tâm đến việc đi lễ Phật, nhân ngày này đốt đèn cầu phúc, rồi ngắm trăng du ngoạn.
Đốt đèn cũng phải xét về tiền bạc. Người gia đình bình thường, nhiều nhất chỉ đốt được hai ngọn, cũng không biết tại sao mọi người mê thích nó đến như vậy. Chân chính có thể thưởng thức đèn Thượng Nguyên, xét khắp hang cùng ngõ hẻm. Chỉ có hai nhà Vương, Tạ mà thôi.
Mẹ A Ly cũng không thể quá cứng rắn gò bó A Ly vào sự kiện này.
Giang Nam an bình, giàu có và đông đúc, dân chúng cũng nhàn hạ thường tổ chức vui chơi. Gặp mỗi dịp lễ tết lớn như thế này đều dốc toàn bộ lực lượng, ngay cả các cô nương từ lớn đến nhỏ cũng đều dốc lòng ăn diện, để vừa du ngoạn vừa kết giao. Mỗi ngã tư đường đều náo nhiệt, các đường ven hồ đều đèn đuốc sáng trưng, tiếng hoan hô cười đùa rộn vang, người người đông đảo chen chen chúc chúc.
Còn Giang Bắc, ngay cả việc bảo vệ tính mạng còn thấy khó khăn. Người Hồ cùng người Hán công phạt đã nhiều năm, thù hận cũng tích góp từng ngày từng giờ. Vào ban đêm, nếu dám mặc quần áo màu sáng ra đường, không cẩn thận sẽ bị hiểu lầm là người Hồ, bị lôi vào trong bụi cây mà giết chết. Nếu như người Hán tụ tập, người Hồ tất nhiên sẽ phóng ngựa giơ roi mà đuổi đánh, lúc nào cũng lo sợ người Hán âm mưu phảng kháng.
Cả một thế hệ người Tiên Bi đều do họ Mộ Dung trị hạ. Mộ Dung thị đã Hán hóa rất sâu. Nhưng sâu đến trình độ nào? Bắc Tần từng có một quý tộc đào tẩu đến Bắc Yến, kể chuyện cố hương, người đó rơi nước mắt khóc liên tục, nói từ lúc Hoàng Thượng bổ nhiệm người Hán lên làm tướng, trên triều thậm chí không nói chuẩn được tiếng dân tộc Đê! Thật sự khinh người quá đáng. Còn nói, Mộ Dung thị lập quốc năm mươi năm, cũng vẫn là người Hán hướng về Khổng Tử, Mạnh Tử để lập quốc, nhưng cũng không hạ lệnh cấm sử dụng ngôn ngữ Tiên Bi. Đây mới đúng là anh hùng chân chính. Thế mà, Yến hoàng lại tỏ vẻ mặt gượng gạo nói cho hắn biết —– sở dĩ Mộ Dung thị không hạ cái loại lệnh đó, thật sự là vì, tiếng Quan thoại của Mộ Dung thị ngay từ đầu chính là Hán ngữ đó mà! Tuy rằng con cháu Mộ Dung với người Tiên Bi là tóc vàng, da trắng, mũi cao, có muốn cải trang thế nào cũng không giống người Hán, nhưng tất cả mọi người đều tự giác cố gắng nói được Hán ngữ, mặc Hán phục, đọc văn chương của người Hán đó thôi!
Nhưng cho dù Mộ Dung thị thay Tiên Bi trị hạ, trong tâm lí người Hồ và Hán trong lúc đó vẫn không thể vơi đi khúc mắc. Những địa phương khác tất nhiên cũng khổ không sao tả được.
Vì vậy thịnh cảnh như thế này rất là khó gặp.
Những thiếu niên Giang Bắc này đây, nhìn ngó sự náo nhiệt vui mừng ở bên ngoài, cũng không nhịn được ngứa ngáy. Đều cải trang xuất hành, đi theo ra ngoài xem náo nhiệt.
Thôi Sâm đương nhiên vẫn cùng Lư Hiên đi chung một đường. Lư Hiên nhìn ngắm Giang Nam an bình, giàu có và đông đúc, nhất thời trong lòng buồn bả, kề sát tai Thôi Sâm nói: “Trung Nguyên sa vào người Hồ, ngược lại nơi này mới là Trung Nguyên. Không biết những kiều dân Thanh châu, Từ châu vượt sông qua phía Nam, sống ở nơi này, có hay không còn tưởng niệm về cố thổ. Nếu như bọn họ quay trở về, nhìn thấy cảnh tượng cố hương lúc này, có còn tâm trạng nhớ mãi không quên nữa hay không".
Thôi Sâm không rảnh quan tâm tới cảm xúc bồi hồi của hắn, mở miệng nói luôn: “Người Hồ cũng thế, mà người Hán cũng thế, thảo dân hay là bọn bò, dê đều như nhau. Khi mà thiên hạ thái bình, an an ổn ổn cày bừa sinh sống, sinh sôi nảy nở, còn ai quan tâm ngôi vị Hoàng Thượng là do ai ngồi? Còn khi thiên hạ đại loạn, hốt hoảng trốn chạy, khó khăn lắm mới tìm được một chỗ gửi gắm bản thân, thì có ai hỏi là người Hồ hay là người Hán? Nếu có mở miệng hỏi, cũng đều là người chăn nuôi gia súc như nhau. Những người này thì lại càng suy nghĩ đơn giản —– Anh Hùng tranh đoạt, thắng làm vua còn thua làm giặc. Không phải người Hồ thống trị người Hán, thì chính là người Hán thống trị người Hồ đó thôi. Cho đến hiện tại, hoặc là trở thành người một nhà, hoặc là hy sinh hết một nhà, vậy thì sẽ không còn vấn đề phân biệt chủng tộc nữa".
Lư Hiên cười lắc đầu, đã biết hắn xưa nay như thế, không thèm quan tâm, cũng không có ý chỉ bảo. Nhìn bên bờ sông Tần Hoài cờ bay phấp phới, hương rượu đậm đà, mỹ nhân như ngọc, đem mọi phiền muộn vứt đi hết, nói: “Ta đi uống rượu, còn ngươi?".
“Đi dạo phố".
Ngay tại cầu Chu Tước, hai người họ đã chia nhau ra, mỗi người đều tự đi tìm niềm vui cho mình.
Không có Lư Hiên đi bên cạnh làm cụt hứng, Thôi Sâm rất nhanh đã lấy lại tâm tính thiếu niên. Tay trái thì vung cái đuôi hươu mua ở cái quán nhỏ trên sơn trại, tay phải thì nắm chặt cây kẹo hồ lô, đầu bên phải thì đeo một cái mặt nạ Thao Thiết, nhàn nhã lắc lư đi dạo trên đường.
Nhìn thấy ai không vừa mắt, là đem cái đuôi hưu kia kẹp lại trong nách, ngậm kẹo hồ lô vào trong miệng, kéo dây chun bắn vào lưng người đó. Sau khi bắn sẽ kéo cái mặt nạ xuống, rồi lẻn sang chỗ khác tiếp tục dạo chơi.
Tham gia náo nhiệt thật sự vui hết ý.
Bất tri bất giác đã đi đến bên bờ phía Nam sông Tần Hoài. Nhìn thấy đằng trước tiểu quán có cỏ rơm được bện thành các hình thù tinh xảo khéo léo, bèn đi qua chọn lựa.
Chọn đi chọn lại, mới lấy được một con ve bằng cỏ. Cài vào trên y phục, nhìn trái nhìn phải. Chú ve sầu bằng cỏ thật tinh xảo lại sinh động nữa, ngụ ý cũng tốt, hài lòng ngắm ngía. Rồi giơ tay ra bỏ lại mấy miếng tiền đồng.
Tiểu thương ngẩn tò te, vẫn cố gắng nhịn xuống, gọi hắn lại: “Vị tiểu ca này……".
Thôi Sâm trừng đôi mắt nhìn lại, ngụ ý —— chớ có chọc ta.
Tiểu thương lau mồ hôi trên trán, cảm thấy khó xử: “Tiểu ca nhìn không giống người bản địa cho lắm…… Thứ này chắc là tiểu ca chưa thấy qua. Nó…… Nó được kết từ một loại cỏ rơm, mà cỏ rơm này lại thích phái nam, bởi vậy con ve này —— cũng được gọi là con ve thích nam".
Tiểu thương: đã hiểu rõ ràng chưa hả thiếu niên!
Thôi Sâm chớp mắt gật đầu: thích phái nam. Đúng vậy, đúng vậy, ông nói tốt lắm.
Tiểu thương thấy hắn càng nghe lại càng tỏ ra đắc ý, bất đắc dĩ lắm mới phải nói: “Con ve thích nam này ……. chỉ có phụ nữ đang mang bầu mới đeo".
———- là để phụ nữ có thai cầu có con trai đó thiếu niên à!
Thôi Sâm: – đứng hình –!!!!!!!!!!
Sau khi Thôi Sâm đập nát cái quán đó, tâm trạng vẫn còn khó chịu. Chỉ để lại một tên tư binh để giải quyết hậu quả, liền nghênh ngang rời đi.
Đi đến một nơi đèn đuốc ít sáng hơn, thì thấy bên cạnh một cây cổ thụ mọc nghiêng phía trước một bức tường. Trăng cao sao sáng, luồn gió mát lành từ đâu thổi tới. Đứng dưới tàng cây là một tiểu cô nương, khoát một tấm áo choàng lông cáo, áo gấm giày thêu. Trên tay đang cầm một nhánh hoa mai chơi đùa, giường như đang đợi ai đó.
Tiểu cô nương da thịt phấn nộn, mặt mày nhu hòa, ngây thơ dễ gần. Chính là A Ly của Vương gia.
Thôi Sâm liền nhoẻn miệng cười. Tinh thần muốn trêu ghẹo hôm đó lập tức lại nổi lên.
Vị hôn thê của Tạ Liên? để xem còn dám gạt ta nữa không!
Thôi Sâm đeo cái mặt nạ kia lên, đi vòng đến phía sau A Ly, rồi nhảy ra.
A Ly vừa quay đầu lại thì bắt gặp một cái mặt nạ dữ tợn, sợ tới mức đem nhánh hoa mai trên tay đập tới tấp.
Thôi Sâm nắm lấy cổ tay cô lại, nén cười, rồi từ từ kéo mặt nạ lên cao. Tên thiếu niên này bình thường đã có tướng mạo dễ nhìn, anh tuấn phong lưu, ngũ quan thâm thúy. Đôi mắt màu xám trời sinh mang theo bảy phần tà khí, cũng rất hút hồn. Mà mở miệng ra là toàn những lời nói chòng ghẹo: “Tiểu nương tử đang đợi ai đó?".
A Ly:……… Trên đời này sao lại có đứa trẻ giang hùng như vậy chứ!
Thật sự không thể nhịn được nữa.
“Ngươi có biết đây là đâu không hả?" A Ly hỏi.
Thôi Sâm thành thực lắc đầu. Đã muốn ra hiệu, kêu gọi bọn tùy tùng chuẩn bị xe ngựa cùng với bao tải, lại đây bắt người.
(Đây mới gọi là mãnh nam nè bà con, thích là nhích, chứ nhát như A Mang thì còn lâu mới rước được nàng về ^^)
A Ly không nhanh không chậm phổ cập kiến thức cho hắn: “Nơi này là sông Tần Hoài. Năm đó Đông Ngô Đại Đế, Tôn Quyền đã đem Mạt Lăng đổi tên thành Kiến Nghiệp, rồi dời đô đến đây. Quân đội đã đóng quân ở chỗ này. Lúc đó, cả đội binh mạnh mẽ của Tôn Quyền đều mặc y phục màu đen, bởi vì vậy nơi này cũng được gọi là ô y doanh. Sau này, con ngỏ nhỏ này, cũng được đặt tên là hẻm ô y".
Thôi Sâm gật đầu: “Ừm. Vậy thì sao?".
A Ly: “—— không có ai nói cho ngươi biết, tất cả các con hẻm ô y này đều thuộc về nhà ta sao?!".
Cô chưa kịp nói dứt lời, từ bốn phương tám hướng đều có người lao tới. Người của Thôi Sâm cũng đến nữa.
Trong tay mỗi người bọn họ đều có một cây gậy để bảo hộ, không cần thanh minh, đều nhào lên cứ trên đầu Thôi Sâm mà bổ xuống. Binh lính của Thôi Sâm lại không mang theo binh khí, mặc dù đã dũng mãnh dùng quyền cước gian nan địch bốn phía, nhưng chỉ sau một lát cũng đã bị bắt hết.
A Ly thừa dịp đó giãy khỏi tay Thôi Sâm mà chạy trốn, lại nhìn thấy Thôi Sâm bị người ta bẻ ngược tay ra sau lưng ngăn lại, mới thong thả đi từng bước trở về.
Thực ra khi bắt được Thôi Sâm, cô cũng không nghĩ ra cách nào để giáo huấn hắn.
——– nha đầu này từ nhỏ tới giờ chưa từng biết bắt nạt ai.
Nhưng mà Thôi Sâm thật sự rất tồi tệ, nếu không có người nào cải tạo, sau này lớn lên tất nhiên khó lòng lương thiện, vô pháp vô thiên. Cũng giống như vụ anh trai của Tả Giai Tư vậy, đã hại người mà còn không nhận ra được.
Vậy mà hắn lại còn được sinh ra ở thế gia, không thể so sánh với bọn lưu manh ngoài chợ. Mai này, khi trên tay nắm được quyền cao gì đấy, cũng sẽ nắm trong tay sinh sát. Không dạy dỗ hắn lại thì không được.
A Ly lục lọi nửa ngày các tình tiết trong phim truyền hình và tiểu thuyết, cuối cùng trong đầu cũng lóe lên: Đúng rồi, vả miệng vẽ mặt, chuyện này thường xuất hiện trong các cảnh bắt nạt nha.
Cô giơ tay lên, muốn giáng cho Thôi Sâm một cái tát. Cuối cùng, giơ tay cả nửa ngày cũng không thể nào đánh xuống.
…………T__T đánh người khác sao lại khó khăn như vậy chứ!
Đây là lần đầu tiên Thôi Sâm nếm loại nhục nhã này, con mắt tóe lửa, trợn trừng nhìn A Ly. Hận không thể cắn cô một miếng cho bỏ tức.
Rõ ràng là chính mình mới là người đứng trên cao nhìn xuống, nhưng A Ly lại bị hắn trừng đến chột dạ, cứ giống như là mình đang ỷ thế hiếp người không bằng.
Quả thật cô không am hiểu lý lẽ, mà cô lại càng không am hiểu động thủ hơn, dứt khoát không thèm miễn cưỡng nữa. Trong đầu nghĩ gì thì nói cái đấy luôn cho rồi.
“Hiện tại ngươi đã là vật trong bàn tay ta, ta có thể vả vào mặt ngươi đó. Sở dĩ ta không vả, không phải là ta sợ ngươi đâu".
Nha đầu cũng có khí thế nha đầu, đúng vậy khí thế!
“Chính xác là vì ta không giống như ngươi ……. à vô lại như ngươi! Cho nên cái việc ăn hiếp một người không có năng lực phản khán, ta không thèm làm. Nhưng ngươi nên biết, giết người rồi đây cũng sẽ bị trả thù, còn khi dễ người rồi đây cũng sẽ bị người khác khinh khi. Mà ngươi lại muốn làm một người vô lại như vậy, sau này cũng sẽ có một người vô lại hơn ngươi, còn có quyền thế hơn ngươi, giữ chặt ngươi trong lòng bàn tay, muốn vả mặt ngươi thì vả, rồi đem hết những chuyện ngươi đã từng làm với người khác ra trút lên người ngươi hết một lần!".
——- Cô ta đang nói cái gì vậy chứ?!
Thôi Sâm từ trong cơn giận dần bình tĩnh lại, cố gắng vận dụng đầu óc —– một mặt suy nghĩ làm cách nào để thoát thân, một mặt bừng bừng quyết tâm khi đã thoát ra sẽ quay lại trả thù gấp bội, mặt khác oán hận trừng A Ly trong khi nghe nàng dạy dỗ.
Nhưng lời nói của A Ly mãi không đi vào trọng điểm, thế nên hắn căn bản không tìm ra sơ hở nào. Con nhóc kia đến tột cùng là muốn nói cái gì hả? Có phải muốn nói là nếu hắn mà giống cô ta không đủ vô lại, thì cho dù sau này có quyền thế, cũng vẫn bị người ta khi dễ sao? Hay là hắn phải so với tất cả mọi người càng vô lại hơn, càng có quyền thế hơn, thì mới không bị người ta khi dễ?
Căn bản A Ly không ý thức được, điều quan trọng là suy nghĩ của mình với suy nghĩ Thôi Sâm không cùng một tầng số, còn tỏ ra nghĩa khí dạy bảo hắn: “Việc ỷ thế hiếp người ai cũng đều có thể làm được, không phải bản lĩnh. Giúp đỡ người yếu thế, bảo vệ chính mình trị an dân chúng, dẹp yên loạn thế lập thái bình, mới là bãn lĩnh thực thụ, mới là điều đáng làm. Ngươi cho rằng quyền thế của ngươi là do ai mang lại? Hoàn toàn là do các nhược dân mà ngươi khi dễ đó. Nếu không có sự hỗ trợ của họ, ngươi cho rằng ngươi sẽ là nhân vật gì? Từng hành động, tác phong của ngươi, hoàn toàn làm bại hoại danh tiếng cùng nền móng của các gia tộc".
Còn Thôi Sâm thì đang thầm oán: Nếu vào thời loạn thế không có Thôi gia che chở cho bọn họ, thì những kẻ gọi là “nhược dân" kia làm sao còn cùng nhau sống đến giờ? Thôi gia cùng với bọn “nhược dân" chẳng qua là kiểu quan hệ hai bên cùng có lợi. Chính xác là Thôi gia đã lập ra Giang Bắc, ban cho bọn họ sức mạnh, bao che bên ngoài, bên trong chính là những tướng sĩ dũng mãnh. Còn bách tích ban cho họ chỉ là lương thực, chứ không phải sức mạnh. Chỉ cần bọn họ có binh có thành, tất sẽ không thiếu dân chúng.
“Ngươi tự cho mình là anh hào (anh hùng hào kiệt), lại khi dễ tất cả những người không phản kháng được ngươi. Cứ coi như con dân Giang Bắc là con dân cho ngươi bắt nạt đi. Ngươi có nhớ ngày đó, bọn người nào đã san bằng quê hương ngươi, giết chết các bậc cha chú của ngươi và những con dân được ngươi cai trị. Vậy mà ngươi còn khi dễ bọn họ như vậy được sao?".
Thôi Sâm thầm nghĩ, sao lại không thể chứ. Tất cả gia tộc ở đó đều chưa từng thật tình e sợ lũ người Hồ, nhớ năm đó còn cố gắng vượt sông, hốt hoảng chạy nạn, mà nay lại chịu sống an nhàn co đầu rút cổ. Nếu có bản lĩnh thì đánh lại đi!
Giờ này, hắn rất muốn cười thật to —– chắc là con nhóc kia không hiểu thời loạn thế là như thế nào, mới có thể trịnh trọng nói ra những lời ngây thơ như đúng rồi đó?
Mà A Ly cũng cảm thấy những gì cần nói, gần như đã nói cả rồi, bèn tổng kết lại một câu: “Tóm lại, từ nay về sau ngươi không được làm như thế nữa. Vì muốn làm cho ngươi nhớ rõ bài học hôm nay —–" A Ly cắn răng một cái, giơ tay lên, tát cho Thôi Sâm một cái “bốp".
Mặc dù không cảm thấy đau một chút nào hết, nhưng Thôi Sâm con mắt đã tóe lửa, dùng dằng muốn đứng lên.
Suýt nữa đã giãy thoát ra rồi.
A Ly không thèm để ý: “Ngươi muốn trừng thì cứ việc trừng. Nhưng ngươi cũng nên nhớ rõ, những người mà ngươi đã khi dễ đó, tâm trạng cũng giống như ngươi lúc này thôi, cũng cùng một suy nghĩ. Ngươi cứ cẩn thận suy nghĩ đi, có thể chịu đựng hay không đây".
Lư Hiên đang ngồi trên tửu lâu, từ xa xa đã thấy Thôi Sâm đi về con hẻm ô y, do dự trong chốc lát.
Rồi lại nghĩ, chỉ sợ tên đó ương bướng quá mức, trêu chọc trúng hai nhà Vương, Tạ, bèn đuổi theo từ đằng xa.
Thôi Sâm cầm tinh con mèo, đi đường ban đêm như cá gặp nước, Lư Hiên chạy đến hụt hơi, vất vả lắm mới đuổi kịp. Lúc đuổi tới nơi, chỉ kịp thấy Thôi Sâm bị người áp ta chế.
Lư Hiên gặp ca khó rồi đây.
Hắn không xuất đầu lộ diện, nhưng ngộ nhỡ đối phương thực sự ra tay quá nặng, làm Thôi Sâm bị thương thì biết tính sao? Nhưng nếu xuất hiện, Thôi Sâm mất hết mặt mũi, chỉ sợ ngay cả hắn cũng sẽ bị giận chó đánh mèo.
Chỉ cân nhắc trong chốc lát, đã thấy bên kia A Ly giáng cho Thôi Sâm một cái tát, không còn cách nào khác đành phải xuất đầu lộ diện.
Gọi tùy tùng đến, dặn dò hai câu, theo chỉ thị hắn mà đi.
Mà A Ly cũng đang cân nhắc chưa biết nên xử trí Thôi Sâm thế nào.
Nhân đó thả luôn, quả nhiên tiếng sấm kêu to mà mưa lại nhỏ. Cơ mà không làm vậy, việc kia mới thực sự là củ khoai lang nóng phỏng tay.
Từ phía sau, Lư Hiên phái người đến, nói là: “tuy xá đệ đã đắc tội cô nương, nhưng cũng thỉnh cô nương vuốt mặt cũng phải nể mũi, giơ cao đánh khẽ. Hôm khác, sẽ cùng xá đệ đến nhà tạ lỗi".
A Ly nhận danh thiếp của Lư Hiên, nói: “Việc này dù sao cũng phải để lại chút mặt mũi".
Rồi sai người thả Thôi Sâm ra.
Thôi Sâm đứng lên, cúi người vỗ vỗ cát bụi trên người.
Khi ngước lên, dùng con ngươi đủ sức để nung chảy kim loại, đôi mắt màu xám oán độc nhìn về A Ly: “Ta chính là Thôi Sâm, là Thanh Hà Thôi Sâm".
A Ly: ……… Cậu tưởng họ Thôi thì giỏi lắm sao! Chính tôi mới vừa vả vào mặt cậu một cái rõ kiêu!
“Thanh Hà Thôi gia sao lại có thể có loại con cháu vô giáo dục thế này chứ?" A Ly đáp lễ: “Danh môn tốt đẹp như vậy là giả mạo sao?".
Thôi Sâm cũng không kiên nhẫn được nữa, đánh gãy lời cô: “Ta không phải là đồ giả mạo, trong lòng cô cũng đã rõ. Nhớ kỹ cái tên này, hôm nay ban tặng, ngày sau sẽ hoàn trả gấp bội!".
A Ly cảm thấy buồn cười, lười cùng hắn so đo: “được, ngày sau thì là ngày sau, ta rất mong chờ".
Thôi Sâm kiềm nén tức giận bỏ đi thật xa.
Tìm đến một chỗ không người, rút roi ra, liên tục từng nhát đánh vào một gốc cây liễu để phát tiết tức tối.
Gần có người nghe được động tĩnh, tiến lại hỏi, thật xui xẻo gặp trúng Thôi Sâm, bị đá một cú ngã nhào.
Thôi Sâm giơ roi quất, đối diện với đôi mắt sợ hãi của người nọ, cảm thấy cái nơi vừa bị A Ly đánh, đang ẩn ẩn muốn đau. Những lời A Ly nói lúc nãy đã bị hắn coi thường mà bỏ ngoài tai, cũng nhân đó mà vang vọng lại trong đầu không ngơi nghỉ.
Hắn cố đè nén sự tức giận xuống, thu roi lại, xoay người bỏ đi ngay lập tức.
Tác giả :
Mậu Lâm Tu Trúc