Ba Đường Luân Hồi
Quyển 1 Chương 14
Mã Du từng ở đây sao?
Dịch Táp thử nhớ lại, chẳng có chút ấn tượng nào.
Trần Hói như biết cô đang nghĩ gì, khinh bỉ nguýt cô: “Chị gái à, mỗi năm chị ở đây được mấy ngày chứ? Với lại, dân khu này tính lưu động lớn vậy, đến tôi còn chưa gặp hết nữa kia mà."
Cũng phải.
Dịch Táp bỏ hai chai thuốc vào túi ni lông: “Sao lại ở ngoài đó?"
Họ Mã đó giỏi quan hệ gớm, gặp ai cũng viện nghĩa đồng bào, viện đến cửa Trần Hói được luôn. Cô còn tưởng là tài tới mức viện đến ngủ được chung giường luôn rồi kia đó.
Trần Hói lười biếng đáp: “Tôi quen biết gì lão ấy. Vả lại, dân khu này đủ kiểu hạng người, giết người cướp của cũng chẳng ít, loại thỏ trắng già như lão ấy cách xa chút cũng tốt."
Lại bảo cô: “Các hộ đã thay đổi đến năm, sáu mươi phần trăm so với hồi cô mới đến rồi, nhiều đứa phức tạp lắm, hay tôi gọi thuyền kéo cái nhà thuyền của cô tới gần bên này hơn chút nhé? Cô ở xa quá."
Dịch Táp nói: “Không cần đâu, tôi thích yên tĩnh."
Trần Hói hừ mũi một tiếng: “Đừng trách tôi không nhắc cô, chẳng may có kẻ xấu dòm ngó, đêm hôm trèo lên giường cô, cô có la hét kêu cứu cũng chẳng ma nào nghe thấy đâu."
Dịch Táp vậy mà lại mỉm cười: “Thằng nào có não tự khắc sẽ không làm thế, nếu tôi thực sự là cải thìa thì ở cái nơi thế này đã sớm bị người ta thu hoạch mấy vụ rồi, còn đến lượt những con dao sinh sau đến muộn này bổ xuống sao?"
Đúng thật, Trần Hói chợt nhớ tới ba năm trước, nhất thời thần hồn liêu xiêu.
Cảnh tượng khi ấy cũng gần giống với lời gã vừa nói, có kẻ mò vào nhà thuyền của Dịch Táp giữa đêm khuya vắng lặng.
Sau đó bị cô cầm gậy bóng chày đánh cho què một chân.
Vẫn chưa hết, cô lấy dây trói cái chân gãy của kẻ đó lại, treo hắn dưới gầm nhà thuyền. Bấy giờ đang là mùa khô, nước đã rút, kẻ đó đung đưa giữa không trung, cách mặt nước một khoảng, gào khan đến đứt ruột đứt gan.
Ban nãy Trần Hói nói “có la hét kêu cứu cũng chẳng ma nào nghe thấy" có hơi phóng đại, thật ra nếu hét đủ nỗ lực thì cũng vẫn nghe thấy.
Các hộ gần xa đều rất phấn khích, đập cửa gõ song gọi nhau, lũ lượt chèo thuyền sắt qua xem, Trần Hói cũng đi.
Bầu không khí chẳng khác gì đón năm mới, ít nhất phải có đến bốn, năm mươi chiếc thuyền vây quanh nhà thuyền, thuyền nào cũng thắp đèn: đèn bão, đèn khẩn cấp, đèn điện, thậm chí còn thắp luôn cả đuốc.
Cảnh tượng ấy lung linh một cách rất đơn sơ, long trọng huy hoàng.
Người đến hóng hớt rất biết điều, không ai cởi trói cho kẻ kia, để mặc hắn treo đu đưa như thế: Ai dám giúp, kẻ đó chính là gây sự với người hạ thủ.
Trần Hói đại khái đoán được ý đồ của Dịch Táp: Cô muốn làm lớn lên cho mọi người cùng thấy, rung cây dọa khỉ, để những kẻ nào đó biết khó mà lui, con mẹ nó đừng liên tiếp tới làm phiền cô nữa.
Sau cùng, Trần Hói ngẩng đầu lên gọi: “Isa, giờ phải làm thế nào, cô nói một câu đi."
Dịch Táp mở cửa đi ra, cúi đầu nhìn xuống, bảo: “Thế thả đi."
Bấy giờ người vây xem mới ba chân bốn cẳng đi cởi dây.
Trần Hói luôn cảm thấy cảnh ấy thật sự rất lãng mạn, cứ tiếc rẻ mãi khi đó không chụp lại, bằng không rửa ra làm ảnh treo tường nhất định sẽ rất tuyệt.
…
Dịch Táp đá đá Ô Quỷ cạnh chân: “Đi."
Cô cúi người cầm bát gốm đựng rượu lên, hất bỏ chỗ rượu thừa rồi vẩy vẩy vài cái rồi bỏ vào túi ni lông, cuối cùng mới buộc miệng túi lại.
Ô Quỷ sải rộng đôi cánh, lắc lư đi ra ngoài, tư thế rất giống một con ngỗng đần.
Trần Hói xách túi ni lông giúp cô, tiễn cô xuống cầu thang: “Cái bát hỏng cũng muốn nhặt về, rốt cuộc hiếm lạ ở chỗ nào chứ?"
Lúc đầu gửi nuôi Ô Quỷ, Dịch Táp dặn đi dặn lại gã rằng: Cái bát này không thể làm vỡ, sứt một miếng là cả đám biết tay.
Ô Quỷ vỗ cánh phành phạch bay xuống đậu trên thuyền sắt, người Việt Nam kia ngáp một cái, đứng dậy chuẩn bị khua mái chèo.
Trèo đến giữa cầu thang, Dịch Táp giơ tay tiếp lấy túi rồi chuyển cho người Việt Nam.
Sau đó cô ngoắc ngoắc ngón trỏ với Trần Hói.
Trần Hói nhoài người, dán bụng lên bậc cầu thang, ló nửa người xuống.
Dịch Táp nói: “Cái bát này dùng đất bùn lấy từ mộ người chết ra nung thành đấy."
***
Con thuyền từ từ chèo ra khỏi khu vực có ánh sáng.
Quả thực nơi Dịch Táp ở khá xa, nếu lấy thành phố ra so sánh thì Trần Hói là ở trung tâm thành phố còn cô thì hẳn là quận huyện ngoại thành, một căn nhà thuyền lẻ loi, tựa như trạm gác quan sát tình hình quân địch.
Căn nhà thuyền dựng theo kiểu nhà sàn, chỉ có một tầng, bên dưới lửng lơ, lên xuống phải trèo cầu thang. Lúc cô đi, mùa mưa đã bắt đầu, làm ngập hai bậc dưới cùng, hiện giờ nước đã ngập đến chỉ còn sót hai bậc trên cùng, bên cạnh có một bóng đen hệt như nấm mộ nằm trong nước.
Đó là một cái cây, chỉ còn mỗi tán cây là nằm trên mặt nước.
Cuối mùa mưa này mà điên cuồng thêm chút nữa thì chắc cũng mất luôn cả tán. Người Campuchia bản địa có câu “lên cây bắt cá", chính là chỉ thời điểm nước rút, có vài con cá bị mắc trên tán cây, không thoát được, ngư dân phải trèo lên cây để bắt cá.
Tiếc rằng cô ở đây lâu vậy rồi mà chưa từng có con cá nào mắc kẹt trên cái cây này.
Dịch Táp xách túi, sải bước nhảy lên trước nhà.
Ô Quỷ vỗ cánh theo cô.
Cửa không khóa mà dùng dây điện buộc chốt lại, chẳng biết làm sao mà tháo mãi không ra, Dịch Táp điên tiết giơ chân lên đạp, được mấy phát, chốt cửa vẫn không mở ra mà ngược lại, bản lề cửa răng rắc một tiếng, đổ ụp cả vào trong nhà, mùi mốc bốc lên sặc sụa.
Dịch Táp tựa vào cạnh cửa, đợi mùi mốc tan bớt rồi mới bước vào.
Đúng như trong dự liệu, đèn điện không sáng, pin của đèn pin dự phòng đã mốc, thời khắc mấu chốt vẫn phải dựa vào lửa, cô lấy một cái đèn dầu đã gỉ từ trong tủ ra, nhấc chụp đèn bằng thủy tinh xuống, khều bấc đèn.
Tiếp đó, cô đặt đèn ở giữa nhà, ngồi xếp bằng xuống sàn.
Dầu hỏa rất đục, ngọn lửa thắp lên cũng uể oải, có vẻ không thể bốc thẳng lên được mà đến nửa chừng lại dặt dẹo rủ xuống, gắng gượng tỏa ra một khoảng sáng như đội lên nấm mồ, bao cô vào giữa.
Ô Quỷ không vào nhà, đứng trước cửa.
Con súc sinh này quái gở hết sức, đi lại vừa ngốc vừa ngố, nhưng một khi đứng yên thì cực kỳ có khí chất, những từ như kiên nghị, bí ẩn, lạnh lùng, mạnh mẽ, đều có thể dùng để miêu tả nó.
Dịch Táp mở túi ni lông, lấy ra một đoạn ống cao su, buộc lên cánh tay trái, vỗ vỗ chỗ khuỷu tay một cách rất thuần thục.
Đợt này chạy ngược chạy xuôi nên hơi bắt nắng, mạch máu cũng không rõ nữa.
Cô mở ống tiêm ra, gắn kim tiêm vào, dùng sức đâm xuyên qua nắp niêm phong miệng chai thuốc nước dùng cho động vật bằng cao su, nhìn vị trí mũi kim thò vào đã chuẩn chưa rồi từ từ kéo xi lanh rút nước thuốc lên đến vạch đánh dấu mức tối đa.
Sau đấy cô nâng tay trái lên, tự tiêm vào tĩnh mạch.
Ống tiêm được đẩy rất nhẹ nhàng và đều đặn. Đôi mắt Dịch Táp hơi lim dim, vẻ mặt rất hưởng thụ.
***
Nửa đêm, Đinh Thích bị tiếng chuông điện thoại đánh thức.
Tỉnh Tụ cũng tỉnh, mất kiên nhẫn trở mình, đưa tay dụi dụi mí mắt không mở ra nổi, trong lúc nhập nhèm còn tưởng mình gặp ác mộng: kiểu mơ ngủ nhảy đồng trừ tà ở nông thôn trước giải phóng.
Chủ yếu là bởi nhạc chuông này là bản ghi âm lời ca của một ông già, giọng hát trầm thấp lại khàn khàn, ngân nga luyến láy, phát âm không rõ, giọng điệu rặt mùi Tây Bắc, vừa giống làn điệu hoa nhi của Lan Châu, vừa giống điệu tín thiên du của Thiểm Bắc.
Nền nhạc còn loáng thoáng có tiếng nước róc rách.
Sống lưng Đinh Thích siết chặt, hắn ngồi bật dậy ngay tức khắc: Nhạc chuông này chỉ dành riêng cho cuộc gọi của cha nuôi Đinh Trường Thịnh, đoạn ghi âm là bài âm ca chiếc ô.
Hắn bắt máy, xuống giường rảo bước đi về phía ban công.
Tỉnh Tụ mơ màng, vừa nhấc được nửa người dậy thì Đinh Thích quay đầu lại bảo: “Cứ nằm đi."
Giọng điệu vừa lạnh lùng vừa cứng rắn, không phải đang thương lượng với cô.
Thế nên Tỉnh Tụ nằm lại, vô thức cuộn người, dõi mắt nhìn theo Đinh Thích đi ra ban công, kéo cửa kính, trong lòng dâng lên cảm giác thỏa mãn và bất đắc dĩ của một người vợ.
Đàn ông luôn có chuyện bận rộn mà.
Ngoài ban công se lạnh, không khí ban đêm mang theo hơi ẩm, xung quanh đều tối om. Phía dưới, hồ bơi tỏa ánh sáng lấp loáng.
Đinh Thích mím chặt môi, cụp mắt nghe Đinh Trường Thịnh dặn dò.
“Cha đã hỏi thăm được chỗ ở của Dịch Táp rồi, xóm nổi trên hồ lớn, đợi lát nữa cha sẽ gửi bản đồ sơ lược cho anh, anh mau qua tìm nó càng sớm càng tốt."
“Lần này đừng để xảy ra sơ xuất nữa. Con bé này từ nhỏ đã khó bảo, bố nó cũng chịu thua, lớn lên càng ngang ngược, mấy năm nay lăn lộn ở Đông Nam Á, phỏng chừng qua lại với toàn thứ không ra gì, gần mực thì đen, tà khí khắp người. Cha nói nó, nó cũng chẳng nghe vào!"
Đinh Trường Thịnh có vẻ như hơi tức giận, ho khan hai tiếng rồi nhịn xuống.
“Tóm lại, anh đến cửa thăm hỏi, thái độ phải khiêm tốn. Trên đường mua ít quà mang tới, gặp mặt phải khách sáo, chuyện trò tử tế. Hồi bé hai đứa cũng coi như từng gặp mặt, lần ở nhà khách Giang Hà, Tây Ninh ấy."
Khóe miệng Đinh Thích bất giác nhếch lên một nụ cười mỉa mai: “Con có nhớ, rất thích thể hiện, còn rất giỏi đoạt câu trả lời nữa."
Đinh Trường Thịnh không thích giọng điệu này của hắn: “Nói chuyện cho tử tế, thái độ anh thế này là không được! Lần này nếu không phải anh tự cho mình thông minh, chạy đến theo dõi nó thì đâu ra lắm rắc rối thế này! Một chuyện vốn dĩ rất bình thường, bảo anh làm lại thành ra như vậy, phức tạp hóa nó lên."
Đinh Thích lúng túng đáp: “Vâng, lúc ấy con cứ nghĩ là chỉ cần cẩn thận một chút thì sẽ không bị phát hiện…"
Đinh Trường Thịnh nghiêm giọng: “Con bé sao có thể không phát hiện ra? Nó ngu chắc? Nó là ma nước đời này của nhà họ Dịch đấy!"
Đinh Thích nín thinh, cuộc gọi xuất hiện vài giây yên lặng.
Hắn thử nhắc lại mấy lời cũ: “Nhưng cha nuôi, cha không cảm thấy kỳ quái à? Ba họ ma nước, mỗi họ mỗi đời chỉ sinh được một ma nước. Chị gái Dịch Tiêu của cô ấy đã là ma nước rồi, sao cô ấy cũng là ma nước được chứ?"
Đinh Trường Thịnh cười mỉa: “Cha biết anh thấy kỳ quái, cha cũng lấy làm lạ, nhưng con bé đã quang minh chính đại vượt qua thất thí tam phục tam cửu (*) cho nữ giới trước bao con mắt như vậy, cha sớm đã nói với anh rồi, đây là thiên phú tổ tiên ban cho, ước cũng chẳng được, luyện tới chết cũng luyện không nổi."
(*) Tam phục chia làm sơ phục, trung phục và mạt phục, là tiết nóng nhất trong năm, vào khoảng trung tuần tháng Bảy đến trung tuần tháng Tám công lịch; tam cửu là 27 ngày kế sau đông chí, là khoảng thời gian lạnh nhất trong năm.
…
Cúp máy, Đinh Thích trở về bên giường.
Vốn định nằm xuống, lại chợt sững lại, cứ cảm giác có chuyện gì đó chưa làm.
Đứng đó hai giây, cuối cùng cũng tiêu hóa xong toàn bộ cuộc gọi này, hắn hiểu tiếp theo phải làm gì.
Đinh Thích vặn sáng đèn ngủ, bắt đầu thu dọn hành lý.
Đây là thói quen của hắn, trước khi rời đi phải sắp xếp gọn ghẽ hành lý từ tối hôm trước, hắn không thích sáng sớm thức dậy phải vội vội vàng vàng.
Ánh sáng đột ngột hơi chói, Tỉnh Tụ lấy tay che mắt, hỏi: “Anh phải đi à?"
Đinh Thích ừ một tiếng: “Sáng mai."
Tỉnh Tụ muốn dậy giúp hắn thu dọn. song, vừa ngồi lên thì hắn đã sửa soạn gần xong rồi: Hành lý của đàn ông vốn ít, huống hồ đến một quốc gia nhiệt đới như Campuchia, quần áo mang theo cũng đơn giản.
Thu dọn đâu vào đấy rồi, Đinh Thích mới nằm lại lên giường, tiện tay tắt đèn ngủ.
Tỉnh Tụ không ngủ được, ánh sáng ban nãy vẫn chưa tan hết trong bóng tối, trần nhà như được che phủ bởi một tầng tro xám: “Anh đi rồi có gọi điện cho em không?"
Đinh Thích bật cười: “Em cảm thấy có không?"
Giọng hắn biếng nhác: “Em làm nghề này mà vẫn ngây thơ như vậy, có thích hợp không?"
Tỉnh Tụ không nói gì, vẫn trân trân nhìn lên trần nhà, lồng ngực dần dần bức bối, cảm thấy màu xám tro đáng ghét kia thật chướng mắt, muốn duỗi tay chộp mạnh lấy.
Lại một lần nữa! Lại một lần nữa thất bại, lại là thế này!
Coi nỗ lực của cô như cái giẻ rửa bát rách nát.
Tỉnh Tụ bỗng cảm thấy không thể ở lại đây, bên người đàn ông này thêm một giây phút nào nữa.
Cô ngồi bật dậy, mở đèn, chẳng buồn xỏ giầy, cứ thế đi chân trần khắp phòng, nhặt đồ đạc vứt rải rác mỗi ngóc ngách trong phòng bỏ vào túi hành lý.
Quần áo, nến thơm, chai lọ dưỡng sóc da…
Không phân biệt loại nào với loại nào hết, cứ thế nhét cả vào.
Đinh Thích cảm thấy cô thật nhàm chán, hắn ngồi dậy, châm một điếu thuốc nhìn cô lên cơn điên trong im lặng, chẳng khác gì đang xem một vở kịch.
Sau đó, mò lấy ví tiền, rút ra mấy tờ đô la mệnh giá lớn, gấp gọn lại, khoảnh khắc cô xách cái túi to lên đi ra ngoài, hắn cất tiếng gọi: “Này."
Tỉnh Tụ quay đầu nhìn hắn.
Hắn mỉm cười, xuống giường đi tới trước mặt cô, chìa tiền ra: “Boa này."
Tiền đã sớm trả xong, đây là khoản thêm ngoài, hắn nghĩ nên cho.
Tỉnh Tụ cắn môi dưới, ngước mắt nhìn hắn.
Khi hắn nói, miệng vẫn ngậm điếu thuốc nên giọng không rõ ràng, nụ cười vẫn treo trên khuôn mặt…
Là kiểu cười đáng khinh khó ưa nhưng lại vô cùng có sức hấp dẫn với cô.
Tỉnh Tụ chộp lấy tiền rồi đi thẳng.
Trong nụ cười của Đinh Thích nhuốm chút khinh thường.
Nếu cô thật sự không cầm, hắn sẽ nhìn cô với con mắt khác, nhưng kết quả thì sao, chẳng phải vẫn cầm đấy thôi?
Toàn diễn kịch cả, giả vờ tình sâu nghĩa nặng lưu luyến làm gì.
Đinh Thích tắt đèn, một lần nữa nằm xuống giường.
Bên cạnh bỗng nhiên trống trải, dù sao cũng có chút không quen, hắn nằm dịch ra giữa giường, gối đầu vẫn ấm, hơi thở mềm mại thơm tho của người phụ nữ vẫn còn vương.
Đinh Thích bất giác mỉm cười.
Kỳ thực… Tỉnh Tụ cũng không tệ.
Tay nghề mát xa rất tuyệt, ngoại hình cũng coi như trẻ trung xinh đẹp, quan trọng là dịu dàng tinh tế, như một đóa hoa thấu hiểu lòng người, không khiến người ta cảm thấy phiền nhiễu.
Ngay cả lúc rời đi, cô cũng chỉ nổi cáu với hành lý.
Dịch Táp thử nhớ lại, chẳng có chút ấn tượng nào.
Trần Hói như biết cô đang nghĩ gì, khinh bỉ nguýt cô: “Chị gái à, mỗi năm chị ở đây được mấy ngày chứ? Với lại, dân khu này tính lưu động lớn vậy, đến tôi còn chưa gặp hết nữa kia mà."
Cũng phải.
Dịch Táp bỏ hai chai thuốc vào túi ni lông: “Sao lại ở ngoài đó?"
Họ Mã đó giỏi quan hệ gớm, gặp ai cũng viện nghĩa đồng bào, viện đến cửa Trần Hói được luôn. Cô còn tưởng là tài tới mức viện đến ngủ được chung giường luôn rồi kia đó.
Trần Hói lười biếng đáp: “Tôi quen biết gì lão ấy. Vả lại, dân khu này đủ kiểu hạng người, giết người cướp của cũng chẳng ít, loại thỏ trắng già như lão ấy cách xa chút cũng tốt."
Lại bảo cô: “Các hộ đã thay đổi đến năm, sáu mươi phần trăm so với hồi cô mới đến rồi, nhiều đứa phức tạp lắm, hay tôi gọi thuyền kéo cái nhà thuyền của cô tới gần bên này hơn chút nhé? Cô ở xa quá."
Dịch Táp nói: “Không cần đâu, tôi thích yên tĩnh."
Trần Hói hừ mũi một tiếng: “Đừng trách tôi không nhắc cô, chẳng may có kẻ xấu dòm ngó, đêm hôm trèo lên giường cô, cô có la hét kêu cứu cũng chẳng ma nào nghe thấy đâu."
Dịch Táp vậy mà lại mỉm cười: “Thằng nào có não tự khắc sẽ không làm thế, nếu tôi thực sự là cải thìa thì ở cái nơi thế này đã sớm bị người ta thu hoạch mấy vụ rồi, còn đến lượt những con dao sinh sau đến muộn này bổ xuống sao?"
Đúng thật, Trần Hói chợt nhớ tới ba năm trước, nhất thời thần hồn liêu xiêu.
Cảnh tượng khi ấy cũng gần giống với lời gã vừa nói, có kẻ mò vào nhà thuyền của Dịch Táp giữa đêm khuya vắng lặng.
Sau đó bị cô cầm gậy bóng chày đánh cho què một chân.
Vẫn chưa hết, cô lấy dây trói cái chân gãy của kẻ đó lại, treo hắn dưới gầm nhà thuyền. Bấy giờ đang là mùa khô, nước đã rút, kẻ đó đung đưa giữa không trung, cách mặt nước một khoảng, gào khan đến đứt ruột đứt gan.
Ban nãy Trần Hói nói “có la hét kêu cứu cũng chẳng ma nào nghe thấy" có hơi phóng đại, thật ra nếu hét đủ nỗ lực thì cũng vẫn nghe thấy.
Các hộ gần xa đều rất phấn khích, đập cửa gõ song gọi nhau, lũ lượt chèo thuyền sắt qua xem, Trần Hói cũng đi.
Bầu không khí chẳng khác gì đón năm mới, ít nhất phải có đến bốn, năm mươi chiếc thuyền vây quanh nhà thuyền, thuyền nào cũng thắp đèn: đèn bão, đèn khẩn cấp, đèn điện, thậm chí còn thắp luôn cả đuốc.
Cảnh tượng ấy lung linh một cách rất đơn sơ, long trọng huy hoàng.
Người đến hóng hớt rất biết điều, không ai cởi trói cho kẻ kia, để mặc hắn treo đu đưa như thế: Ai dám giúp, kẻ đó chính là gây sự với người hạ thủ.
Trần Hói đại khái đoán được ý đồ của Dịch Táp: Cô muốn làm lớn lên cho mọi người cùng thấy, rung cây dọa khỉ, để những kẻ nào đó biết khó mà lui, con mẹ nó đừng liên tiếp tới làm phiền cô nữa.
Sau cùng, Trần Hói ngẩng đầu lên gọi: “Isa, giờ phải làm thế nào, cô nói một câu đi."
Dịch Táp mở cửa đi ra, cúi đầu nhìn xuống, bảo: “Thế thả đi."
Bấy giờ người vây xem mới ba chân bốn cẳng đi cởi dây.
Trần Hói luôn cảm thấy cảnh ấy thật sự rất lãng mạn, cứ tiếc rẻ mãi khi đó không chụp lại, bằng không rửa ra làm ảnh treo tường nhất định sẽ rất tuyệt.
…
Dịch Táp đá đá Ô Quỷ cạnh chân: “Đi."
Cô cúi người cầm bát gốm đựng rượu lên, hất bỏ chỗ rượu thừa rồi vẩy vẩy vài cái rồi bỏ vào túi ni lông, cuối cùng mới buộc miệng túi lại.
Ô Quỷ sải rộng đôi cánh, lắc lư đi ra ngoài, tư thế rất giống một con ngỗng đần.
Trần Hói xách túi ni lông giúp cô, tiễn cô xuống cầu thang: “Cái bát hỏng cũng muốn nhặt về, rốt cuộc hiếm lạ ở chỗ nào chứ?"
Lúc đầu gửi nuôi Ô Quỷ, Dịch Táp dặn đi dặn lại gã rằng: Cái bát này không thể làm vỡ, sứt một miếng là cả đám biết tay.
Ô Quỷ vỗ cánh phành phạch bay xuống đậu trên thuyền sắt, người Việt Nam kia ngáp một cái, đứng dậy chuẩn bị khua mái chèo.
Trèo đến giữa cầu thang, Dịch Táp giơ tay tiếp lấy túi rồi chuyển cho người Việt Nam.
Sau đó cô ngoắc ngoắc ngón trỏ với Trần Hói.
Trần Hói nhoài người, dán bụng lên bậc cầu thang, ló nửa người xuống.
Dịch Táp nói: “Cái bát này dùng đất bùn lấy từ mộ người chết ra nung thành đấy."
***
Con thuyền từ từ chèo ra khỏi khu vực có ánh sáng.
Quả thực nơi Dịch Táp ở khá xa, nếu lấy thành phố ra so sánh thì Trần Hói là ở trung tâm thành phố còn cô thì hẳn là quận huyện ngoại thành, một căn nhà thuyền lẻ loi, tựa như trạm gác quan sát tình hình quân địch.
Căn nhà thuyền dựng theo kiểu nhà sàn, chỉ có một tầng, bên dưới lửng lơ, lên xuống phải trèo cầu thang. Lúc cô đi, mùa mưa đã bắt đầu, làm ngập hai bậc dưới cùng, hiện giờ nước đã ngập đến chỉ còn sót hai bậc trên cùng, bên cạnh có một bóng đen hệt như nấm mộ nằm trong nước.
Đó là một cái cây, chỉ còn mỗi tán cây là nằm trên mặt nước.
Cuối mùa mưa này mà điên cuồng thêm chút nữa thì chắc cũng mất luôn cả tán. Người Campuchia bản địa có câu “lên cây bắt cá", chính là chỉ thời điểm nước rút, có vài con cá bị mắc trên tán cây, không thoát được, ngư dân phải trèo lên cây để bắt cá.
Tiếc rằng cô ở đây lâu vậy rồi mà chưa từng có con cá nào mắc kẹt trên cái cây này.
Dịch Táp xách túi, sải bước nhảy lên trước nhà.
Ô Quỷ vỗ cánh theo cô.
Cửa không khóa mà dùng dây điện buộc chốt lại, chẳng biết làm sao mà tháo mãi không ra, Dịch Táp điên tiết giơ chân lên đạp, được mấy phát, chốt cửa vẫn không mở ra mà ngược lại, bản lề cửa răng rắc một tiếng, đổ ụp cả vào trong nhà, mùi mốc bốc lên sặc sụa.
Dịch Táp tựa vào cạnh cửa, đợi mùi mốc tan bớt rồi mới bước vào.
Đúng như trong dự liệu, đèn điện không sáng, pin của đèn pin dự phòng đã mốc, thời khắc mấu chốt vẫn phải dựa vào lửa, cô lấy một cái đèn dầu đã gỉ từ trong tủ ra, nhấc chụp đèn bằng thủy tinh xuống, khều bấc đèn.
Tiếp đó, cô đặt đèn ở giữa nhà, ngồi xếp bằng xuống sàn.
Dầu hỏa rất đục, ngọn lửa thắp lên cũng uể oải, có vẻ không thể bốc thẳng lên được mà đến nửa chừng lại dặt dẹo rủ xuống, gắng gượng tỏa ra một khoảng sáng như đội lên nấm mồ, bao cô vào giữa.
Ô Quỷ không vào nhà, đứng trước cửa.
Con súc sinh này quái gở hết sức, đi lại vừa ngốc vừa ngố, nhưng một khi đứng yên thì cực kỳ có khí chất, những từ như kiên nghị, bí ẩn, lạnh lùng, mạnh mẽ, đều có thể dùng để miêu tả nó.
Dịch Táp mở túi ni lông, lấy ra một đoạn ống cao su, buộc lên cánh tay trái, vỗ vỗ chỗ khuỷu tay một cách rất thuần thục.
Đợt này chạy ngược chạy xuôi nên hơi bắt nắng, mạch máu cũng không rõ nữa.
Cô mở ống tiêm ra, gắn kim tiêm vào, dùng sức đâm xuyên qua nắp niêm phong miệng chai thuốc nước dùng cho động vật bằng cao su, nhìn vị trí mũi kim thò vào đã chuẩn chưa rồi từ từ kéo xi lanh rút nước thuốc lên đến vạch đánh dấu mức tối đa.
Sau đấy cô nâng tay trái lên, tự tiêm vào tĩnh mạch.
Ống tiêm được đẩy rất nhẹ nhàng và đều đặn. Đôi mắt Dịch Táp hơi lim dim, vẻ mặt rất hưởng thụ.
***
Nửa đêm, Đinh Thích bị tiếng chuông điện thoại đánh thức.
Tỉnh Tụ cũng tỉnh, mất kiên nhẫn trở mình, đưa tay dụi dụi mí mắt không mở ra nổi, trong lúc nhập nhèm còn tưởng mình gặp ác mộng: kiểu mơ ngủ nhảy đồng trừ tà ở nông thôn trước giải phóng.
Chủ yếu là bởi nhạc chuông này là bản ghi âm lời ca của một ông già, giọng hát trầm thấp lại khàn khàn, ngân nga luyến láy, phát âm không rõ, giọng điệu rặt mùi Tây Bắc, vừa giống làn điệu hoa nhi của Lan Châu, vừa giống điệu tín thiên du của Thiểm Bắc.
Nền nhạc còn loáng thoáng có tiếng nước róc rách.
Sống lưng Đinh Thích siết chặt, hắn ngồi bật dậy ngay tức khắc: Nhạc chuông này chỉ dành riêng cho cuộc gọi của cha nuôi Đinh Trường Thịnh, đoạn ghi âm là bài âm ca chiếc ô.
Hắn bắt máy, xuống giường rảo bước đi về phía ban công.
Tỉnh Tụ mơ màng, vừa nhấc được nửa người dậy thì Đinh Thích quay đầu lại bảo: “Cứ nằm đi."
Giọng điệu vừa lạnh lùng vừa cứng rắn, không phải đang thương lượng với cô.
Thế nên Tỉnh Tụ nằm lại, vô thức cuộn người, dõi mắt nhìn theo Đinh Thích đi ra ban công, kéo cửa kính, trong lòng dâng lên cảm giác thỏa mãn và bất đắc dĩ của một người vợ.
Đàn ông luôn có chuyện bận rộn mà.
Ngoài ban công se lạnh, không khí ban đêm mang theo hơi ẩm, xung quanh đều tối om. Phía dưới, hồ bơi tỏa ánh sáng lấp loáng.
Đinh Thích mím chặt môi, cụp mắt nghe Đinh Trường Thịnh dặn dò.
“Cha đã hỏi thăm được chỗ ở của Dịch Táp rồi, xóm nổi trên hồ lớn, đợi lát nữa cha sẽ gửi bản đồ sơ lược cho anh, anh mau qua tìm nó càng sớm càng tốt."
“Lần này đừng để xảy ra sơ xuất nữa. Con bé này từ nhỏ đã khó bảo, bố nó cũng chịu thua, lớn lên càng ngang ngược, mấy năm nay lăn lộn ở Đông Nam Á, phỏng chừng qua lại với toàn thứ không ra gì, gần mực thì đen, tà khí khắp người. Cha nói nó, nó cũng chẳng nghe vào!"
Đinh Trường Thịnh có vẻ như hơi tức giận, ho khan hai tiếng rồi nhịn xuống.
“Tóm lại, anh đến cửa thăm hỏi, thái độ phải khiêm tốn. Trên đường mua ít quà mang tới, gặp mặt phải khách sáo, chuyện trò tử tế. Hồi bé hai đứa cũng coi như từng gặp mặt, lần ở nhà khách Giang Hà, Tây Ninh ấy."
Khóe miệng Đinh Thích bất giác nhếch lên một nụ cười mỉa mai: “Con có nhớ, rất thích thể hiện, còn rất giỏi đoạt câu trả lời nữa."
Đinh Trường Thịnh không thích giọng điệu này của hắn: “Nói chuyện cho tử tế, thái độ anh thế này là không được! Lần này nếu không phải anh tự cho mình thông minh, chạy đến theo dõi nó thì đâu ra lắm rắc rối thế này! Một chuyện vốn dĩ rất bình thường, bảo anh làm lại thành ra như vậy, phức tạp hóa nó lên."
Đinh Thích lúng túng đáp: “Vâng, lúc ấy con cứ nghĩ là chỉ cần cẩn thận một chút thì sẽ không bị phát hiện…"
Đinh Trường Thịnh nghiêm giọng: “Con bé sao có thể không phát hiện ra? Nó ngu chắc? Nó là ma nước đời này của nhà họ Dịch đấy!"
Đinh Thích nín thinh, cuộc gọi xuất hiện vài giây yên lặng.
Hắn thử nhắc lại mấy lời cũ: “Nhưng cha nuôi, cha không cảm thấy kỳ quái à? Ba họ ma nước, mỗi họ mỗi đời chỉ sinh được một ma nước. Chị gái Dịch Tiêu của cô ấy đã là ma nước rồi, sao cô ấy cũng là ma nước được chứ?"
Đinh Trường Thịnh cười mỉa: “Cha biết anh thấy kỳ quái, cha cũng lấy làm lạ, nhưng con bé đã quang minh chính đại vượt qua thất thí tam phục tam cửu (*) cho nữ giới trước bao con mắt như vậy, cha sớm đã nói với anh rồi, đây là thiên phú tổ tiên ban cho, ước cũng chẳng được, luyện tới chết cũng luyện không nổi."
(*) Tam phục chia làm sơ phục, trung phục và mạt phục, là tiết nóng nhất trong năm, vào khoảng trung tuần tháng Bảy đến trung tuần tháng Tám công lịch; tam cửu là 27 ngày kế sau đông chí, là khoảng thời gian lạnh nhất trong năm.
…
Cúp máy, Đinh Thích trở về bên giường.
Vốn định nằm xuống, lại chợt sững lại, cứ cảm giác có chuyện gì đó chưa làm.
Đứng đó hai giây, cuối cùng cũng tiêu hóa xong toàn bộ cuộc gọi này, hắn hiểu tiếp theo phải làm gì.
Đinh Thích vặn sáng đèn ngủ, bắt đầu thu dọn hành lý.
Đây là thói quen của hắn, trước khi rời đi phải sắp xếp gọn ghẽ hành lý từ tối hôm trước, hắn không thích sáng sớm thức dậy phải vội vội vàng vàng.
Ánh sáng đột ngột hơi chói, Tỉnh Tụ lấy tay che mắt, hỏi: “Anh phải đi à?"
Đinh Thích ừ một tiếng: “Sáng mai."
Tỉnh Tụ muốn dậy giúp hắn thu dọn. song, vừa ngồi lên thì hắn đã sửa soạn gần xong rồi: Hành lý của đàn ông vốn ít, huống hồ đến một quốc gia nhiệt đới như Campuchia, quần áo mang theo cũng đơn giản.
Thu dọn đâu vào đấy rồi, Đinh Thích mới nằm lại lên giường, tiện tay tắt đèn ngủ.
Tỉnh Tụ không ngủ được, ánh sáng ban nãy vẫn chưa tan hết trong bóng tối, trần nhà như được che phủ bởi một tầng tro xám: “Anh đi rồi có gọi điện cho em không?"
Đinh Thích bật cười: “Em cảm thấy có không?"
Giọng hắn biếng nhác: “Em làm nghề này mà vẫn ngây thơ như vậy, có thích hợp không?"
Tỉnh Tụ không nói gì, vẫn trân trân nhìn lên trần nhà, lồng ngực dần dần bức bối, cảm thấy màu xám tro đáng ghét kia thật chướng mắt, muốn duỗi tay chộp mạnh lấy.
Lại một lần nữa! Lại một lần nữa thất bại, lại là thế này!
Coi nỗ lực của cô như cái giẻ rửa bát rách nát.
Tỉnh Tụ bỗng cảm thấy không thể ở lại đây, bên người đàn ông này thêm một giây phút nào nữa.
Cô ngồi bật dậy, mở đèn, chẳng buồn xỏ giầy, cứ thế đi chân trần khắp phòng, nhặt đồ đạc vứt rải rác mỗi ngóc ngách trong phòng bỏ vào túi hành lý.
Quần áo, nến thơm, chai lọ dưỡng sóc da…
Không phân biệt loại nào với loại nào hết, cứ thế nhét cả vào.
Đinh Thích cảm thấy cô thật nhàm chán, hắn ngồi dậy, châm một điếu thuốc nhìn cô lên cơn điên trong im lặng, chẳng khác gì đang xem một vở kịch.
Sau đó, mò lấy ví tiền, rút ra mấy tờ đô la mệnh giá lớn, gấp gọn lại, khoảnh khắc cô xách cái túi to lên đi ra ngoài, hắn cất tiếng gọi: “Này."
Tỉnh Tụ quay đầu nhìn hắn.
Hắn mỉm cười, xuống giường đi tới trước mặt cô, chìa tiền ra: “Boa này."
Tiền đã sớm trả xong, đây là khoản thêm ngoài, hắn nghĩ nên cho.
Tỉnh Tụ cắn môi dưới, ngước mắt nhìn hắn.
Khi hắn nói, miệng vẫn ngậm điếu thuốc nên giọng không rõ ràng, nụ cười vẫn treo trên khuôn mặt…
Là kiểu cười đáng khinh khó ưa nhưng lại vô cùng có sức hấp dẫn với cô.
Tỉnh Tụ chộp lấy tiền rồi đi thẳng.
Trong nụ cười của Đinh Thích nhuốm chút khinh thường.
Nếu cô thật sự không cầm, hắn sẽ nhìn cô với con mắt khác, nhưng kết quả thì sao, chẳng phải vẫn cầm đấy thôi?
Toàn diễn kịch cả, giả vờ tình sâu nghĩa nặng lưu luyến làm gì.
Đinh Thích tắt đèn, một lần nữa nằm xuống giường.
Bên cạnh bỗng nhiên trống trải, dù sao cũng có chút không quen, hắn nằm dịch ra giữa giường, gối đầu vẫn ấm, hơi thở mềm mại thơm tho của người phụ nữ vẫn còn vương.
Đinh Thích bất giác mỉm cười.
Kỳ thực… Tỉnh Tụ cũng không tệ.
Tay nghề mát xa rất tuyệt, ngoại hình cũng coi như trẻ trung xinh đẹp, quan trọng là dịu dàng tinh tế, như một đóa hoa thấu hiểu lòng người, không khiến người ta cảm thấy phiền nhiễu.
Ngay cả lúc rời đi, cô cũng chỉ nổi cáu với hành lý.
Tác giả :
Vĩ Ngư