Ba Đường Luân Hồi
Quyển 1 Chương 13
Mười giờ hơn, xa xa trên mặt hồ xuất hiện những bóng đen lố nhố chằng chịt, ánh sáng chớp lóe lưa thưa tại những vị trí khác nhau của bóng đen, giống như đom đóm tạm thời đậu lại. Nhìn kỹ còn có thể trông thấy vài cột khói màu sữa nhạt đang bay lên trời.
Đây là một xóm nổi khác trên hồ lớn.
Cách xa thành phố, cách xa du khách và gần như khép kín, sống ở đây là dân tị nạn Việt Nam, người Hoa, những kẻ vượt biên và muôn hình vạn trạng các loại tội phạm.
Lại gần hơn một chút, có thể bắt gặp vài ngôi nhà sàn dựng dọc theo bờ và rải rác gần bờ, phần lớn “chỗ ở" là trên mặt nước: có những ngôi nhà dùng cọc tre dài dựng lên, có nhà thuyền, có căn dựng trên bè gỗ, còn có cả những cái lấy thùng nhựa thùng thiếc nổi được dùng dây buộc lại với nhau làm thành nền, bốn phía giăng vải bạt, cũng là nhà.
Chỉ cần có người ở, bên ngoài “chỗ ở" sẽ chăng dây ni lông phơi đủ kiểu quần áo, có vài căn bên ngoài viết “Cẩn thận cá sấu" bằng sơn đỏ, trên mặt nước thả mấy cái lồng nổi nuôi lợn. cạnh lồng ì oạp tiếng nước, trong lồng ụt ịt tiếng lợn.
Dịch Táp dừng xe gần một căn nhà sàn bị bỏ hoang đã sụp mất một nửa và xa mép nước nhất. Nước hồ Tonlé Sap vẫn đang tiếp tục dâng, nếu đỗ gần bờ quá, ngày mai thức dậy xe đã chìm dưới nước rồi không chừng.
Cô cẩn thận khóa xe, dỡ túi hành lý trên xe xuống, xách lên đi về phía bờ sông. Mới đi được hai bước, đằng sau vọng tới tiếng vật liệu gỗ rơi xuống.
Dịch Táp chau mày, quay đầu lại hỏi: “Ai?"
Căn nhà sàn này sớm đã không có người ở, khoảng trống dưới chân nhà sàn chất vô số phế liệu, đống phế liệu vừa đổ sụp bốc lên một đám bụi, có bóng người loáng thoáng đứng dậy giữa đám bụi, mắt sáng rỡ.
Người đó nói: “Hê lô… Người Hoa à?"
Vừa nói vừa trầy trật trèo qua đống phế liệu.
Là một ông già, chừng năm, sáu mươi tuổi, mặc một chiếc may ô bẩn thỉu, quần soóc rộng, chân xỏ đôi tông nhựa màu xanh, tay cầm xấp giấy.
Tính lưu động của “khu dân cư" này rất cao, cứ cách một khoảng thời gian, vài gương mặt sẽ biến mất, thay vào đó là vài gương mặt mới.
Đoán chừng là một vô gia cư mới đi ngang qua gần đây.
Trên mặt ông ta treo nụ cười lấy lòng: “Tôi vừa nghe thấy cô nói tiếng Trung, tôi cũng là người Trung, đồng bào ta cả. Tôi họ Mã, từ quốc nội tới đây tìm người, tìm con gái tôi. Nếu cô có ấn tượng thì để ý hộ chút nhé!"
Vừa nói ông ta vừa chìa tờ giấy trong tay ra trước mặt cô, là một tờ thông báo tìm người, chỗ mới cầm ban nãy còn lưu lại hai dấu tay ướt mồ hôi.
Dịch Táp rất mất kiên nhẫn: “Hết tay rồi."
Cô quay người bỏ đi, ông già họ Mã cuống lên, tất tả đuổi theo, vừa chạy vừa vội vàng cuộn tờ thông báo tìm người lại, nhanh tay lẹ mắt nhét vào khe hở khóa kéo vẫn chưa kéo hết trên túi hành lý của cô.
Dịch Táp quả thực là đã hết tay, bằng không với tâm trạng cáu kỉnh hiện thời, cô đã rút ra ném đi luôn rồi.
Ông già họ Mã dường như cũng biết hành vi này của mình rất đáng ghét, lúng túng cười trừ: “Có thời gian cô xem thử nhé, có thời gian thì xem thử."
Không dám bám theo nữa.
***
Dịch Táp đi đến bên mép nước, kiên trì đợi một lúc rồi huýt sáo ra xa.
Chốc lát sau, một người Việt Nam chèo chiếc thuyền nhỏ sắt nhỏ tới gần, mũi thuyền dựng cọc gỗ, trên cọc buộc một bóng đèn điện, ánh sáng vàng vọt yếu ớt, quầng sáng xung quanh bóng đèn vừa tròn vừa rộng, vô số con côn trùng nhỏ bay loạn xạ trong quầng sáng.
Bóng đèn cũng rọi xuống mặt nước một quầng sáng, hẳn sẽ thu hút được không ít những con cá nhỏ ưa sáng.
Dịch Táp đưa cho người kia một tờ tiền trị giá 1000 riel: “Đến phòng khám trước, sau đó về nhà."
1000 riel tương đương khoảng hai tệ. Nơi đây từ sáng đến tối luôn có thuyền nhỏ qua lại, kỳ thực chở khách chỉ là tiện thể chứ không thu tiền, nhưng cô cần đi hai nơi, giữa chừng còn phải để thuyền đợi nên đưa tiền là lẽ dĩ nhiên.
Người Việt Nam giúp Dịch Táp mang hành lý lên thuyền.
Cô ngồi vào dưới bóng đèn.
Mái chèo khua nhịp, bờ sông và nhưng ngôi nhà sàn trên bờ dần dần cách xa, nhưng chung quanh lại từ từ sáng lên.
Trong nhà ở luôn phải thắp đèn.
Thuyền sắt qua lại như con thoi giữa khu “chỗ ở", đủ loại rác thải sinh hoạt dập dềnh bên mạn thuyền. Nơi này là phiên bản ổ chuột của thành phố Venice, giữa các chỗ ở gần nhau không có cầu nối, muốn gặp thì hoặc là gọi to, hoặc là bơi sang, hoặc là chèo thuyền.
Càng đi vào giữa, càng nhiều tiếng người. Kẻ đang tè xuống hồ, người đang chúi đầu nhảy vào nước, có đứa trẻ khiêng con trăn hoa trên vai, lắc lư đi lại, và cả gã đàn ông đang túm tóc một người phụ nữ, hung dữ giáng một cái bạt tai.
Người phụ nữ hét lên rồi bật lại đánh trả.
Còn trông thấy một số khuôn mặt lạ hoắc nữa, ngồi xổm trên mép thuyền nhìn cô chằm chằm với ánh mắt cảnh giác và lạnh lùng, lộ rõ vẻ uy hiếp, nếp hằn hai bên miệng sâu như vết dao khắc. Dịch Táp ngậm một mẩu thuốc lá gỗ, cầm bật lửa châm, đáp trả bằng ánh nhìn rất khinh thường.
Cô là hộ cũ, đương nhiên là có cảm giác vượt trội hơn hẳn rồi.
Chợt liếc mắt tới cuộn giấy nhét giữa khe khóa kéo của túi hành lí, cô tiện tay rút ra xem. Thông báo tìm người được đánh máy in ra, chỉ có dãy số điện thoại phía dưới cùng là viết bằng bút mực, ông già tên Mã Dược Phi, tới tìm con gái tên Mã Du, đã mất liên lạc một năm trước.
Người Việt Nam thấy cô xem chăm chú, không nhịn được cất tiếng: “Ông già đó đến đây mấy hôm rồi, gặp ai cũng phát. Tôi cũng cầm một tờ."
Dịch Táp đang định nói gì thì thuyền sắt rẽ ngoặt một cái.
Trước mắt xuất hiện một căn nhà thuyền hai tầng, cửa tầng hai mở rộng, hai bên cửa dán đôi câu đối đỏ, chẳng biết là vì tiết kiệm giấy hay vì ở nước ngoài nên mọi thứ chỉ cần có ý là đủ rồi mà cộng lại chỉ có tám chữ.
Bốn mùa cát tường, thuận buồm xuôi gió.
Hoành phi là Ra vào bình an.
Dưới khung cửa treo một cái hồ lô bằng đồng, biểu trưng cho “Phúc Lộc", cũng biểu trưng cho “hành y tế thế".
Dịch Táp cúi đầu ngó vào khoang thuyền, muốn tìm một hòn sỏi.
Rất ít người biết về điều này, trong hồ lô kia còn có vài viên thuốc bằng đồng, người chế tác hồ lô hiển nhiên đã đạt đến trình độ tỉ mỉ như thật, ngay cả chỗ không nhìn thấy cũng đâu ra đấy.
Bởi thế nên cô coi cái hồ lô này như chuông cửa, ném mấy viên sỏi qua, ném trúng sẽ vang lên tiếng leng keng.
Đáng tiếc trên thuyền chẳng có viên sỏi nào, cô đành gọi to: “Trần Hòa Kỷ!"
Rất nhanh sau đó, một người đàn ông trung niên từ bên trong vội vàng đi ra.
Gã mặc một cái áo tàu thân đối mát mẻ phanh ngực và bụng, quần thụng túm ống dài đến đầu gối, tóc tai phất phơ dài tới cổ, nhưng ngẩng đầu lên một cái là thấy ngay từ trán đến đỉnh đầu bóng loáng, trọc lốc.
Trần Hòa Kỷ, chính là Trần Hói bói chữ, tên này do chính gã tự đặt, mơ hồ chỉ rõ đặc điểm mà vẫn giữ được thể diện cho mình.
Gã cúi đầu vẫy tay với Dịch Táp, trong giọng có phần mừng rõ: “Isa, về rồi à?"
Thuyền sắt dừng lại bên cầu thang của căn nhà thuyền, cầu thang dẫn thẳng lên tầng hai.
Dịch Táp trèo lên cầu thang. Trần Hói cúi người, đợi cô trèo gần tới nơi thì đưa tay ra kéo cô.
Tầm nhìn ở đây cũng xem như khá cao, nhưng cũng chẳng cao tới đâu, không trông thấy được căn nhà nổi của cô.
Dịch Táp ngó quanh rồi hỏi gã: “Ô Quỷ của tôi đâu?"
Trần Hói cười hì hì: “Cô qua đây."
Gã dẫn Dịch Táp đi đến bên rìa, từ đây nhìn xuống có thể trông thấy cuối tầng một quây một vòng lưới sắt làm chuồng, bên trong có hai con cá sấu Xiêm La béo tốt kềnh càng, một lớn một bé đều đang nằm bò bất động, con lớn gần ba mét, con bé hơn một mét.
Trần Hói bảo: “Đút cho A Long A Hổ của tôi ăn hết rồi."
Dứt lời, tự cho là rất hài hước mà bật cười.
Cười đến nửa chừng thì ngừng lại.
Dịch Táp đang liếc xéo gã, đôi mắt híp lại một cách tự nhiên, vừa mảnh vừa dài. Ánh mắt ấy khiến người ta liên tưởng tới con rắn đang phì phì phun lưỡi.
Trần Hói bỗng nhớ ra hình như hôm nay là ngày 19.
Mỗi tháng đều có vài ngày thế này, chọc vào cô tuyệt đối là hành động không thông minh chút nào.
Gã bèn giải thích: “Đùa thôi, đùa thôi ấy mà. Ô Quỷ đang uống rượu trong nhà kia kìa."
Dịch Táp đi vào nhà.
“Phòng khám" khu này chẳng khác gì chợ đen làm thuốc bán sỉ, giữa gian kê một bàn làm việc cũ nát có ngăn kéo, mấy vách tường đều là kệ hàng chất từng tầng từng tầng cao đến tận trần nhà, tầng nào tầng nấy đều để rất nhiều hộp rút giấy bằng nhựa, bên trong là găng tay cao su, băng gạc, kim tiêm, thuốc cảm cúm, đủ các loại vật dụng y tế, có cái nhãn hiệu tiếng Trung, cũng có cả các ngoại ngữ linh tinh lộn xộn khác.
Cũng chẳng biết Trần Hói kiếm được đâu ra, Dịch Táp chưa từng hỏi đến, dù sao mèo có lối của mèo, chó có đường của chó, người nơi này đều là khỉ tám tay rết ngàn chân, luôn có vô số cách.
Dưới chân bàn làm việc có một con ưng biển thân dài gần một mét, lông vũ đen sậm ken dày như vảy cá, tỏa ra ánh kim loại lạnh lẽo, cái mỏ màu vàng kim dẹt dài như đeo một cái kìm nhổ đinh, hai mắt xanh biếc, y hệt hai bóng đèn nho nhỏ.
Ưng biển thường được gọi là chim cốc. Trung Quốc thời xưa cũng gọi là “ô quỷ". Đỗ Phủ có câu thơ rằng “Nhà nhà nuôi ô quỷ, bữa bữa ăn cá vàng", ô quỷ trong thơ chính là chỉ ưng biển.
Hồi trước, trong nước có không ít người thuần dưỡng ưng biển bắt cá, bởi đầu vào thấp mà đầu ra lại cao: Mỗi ngày một con ưng biển có thể bắt được hơn mười cân cá, song lại ăn không đến một phần mười chỗ đấy, nên giá cả của nó rất đắt, bằng tiền một con bê.
Về sau dần dần suy giảm bởi những tiến bộ trong kỹ thuật đánh bắt cá, cũng là do ưng biển bắt cá có hơi vơ vét, phá hỏng hệ sinh thái, càng ngày càng có nhiều tỉnh liệt nó vào danh sách “dụng cụ đánh bắt cá trái phép". Hiện nay ưng biển về cơ bản trở thành đạo cụ biểu diễn của những địa điểm du lịch, các nhiếp ảnh gia đặc biệt thích chụp những tấm hình dưới ánh hoàng hôn ngư dân quăng lưới, còn ưng biển thì ngồi trên mạn thuyền, chắc là cảm thấy cảnh ấy rất nghệ.
Con chim trước mắt này hẳn là cực phẩm trong loài ưng biển, xứng đáng với tên gọi “ô quỷ" kỳ dị mà ngang tàng xa xưa. Trước mặt nó là một cái bát gốm miệng nông thô ráp, là loại hồi trước dưới quê thường dùng để đựng rượu trắng, cúng bái trước mộ.
Uống rượu cơ đấy, quả đúng là tiêu dao.
Dịch Táp bước lên hai bước, tóm cổ Ô Quỷ xách lên, xách được nửa chừng thì chê nó nặng, lại thả xuống, vẩy vẩy cánh tay, bảo: “Khá lắm, không sụt cân."
Trần Hói khoe công: “Tôi sao dám đối xử lạnh nhạt với cụ nội này chứ? Sợ nó ăn không no, tôi còn mua cá ở chỗ mấy người Việt về cho nó ăn đấy."
Dịch Táp ờ một tiếng, móc hai đô ra vứt lên bàn: “Lấy hàng."
Trần Hói đáp “Có đây" rồi khom người, lôi hai chai thuốc nước lớn dưới giá để hàng ra, mỗi tay nắm một cổ chai, vẫn sức nhấc lên đặt trên mặt bàn.
Chai màu nâu sẫm, nhãn dán trên thân chai toàn tiếng nước ngoài chi chít như kiến bò, Dịch Táp lười đọc, hỏi Trần Hói: “Loại tốt nhất chứ?"
Trần Hói chắc nịch vỗ vỗ vào nắp chai như vỗ lên tác phẩm đắc ý nhất trong đời: “Đương nhiên rồi."
Gã hạ giọng: “Một mũi 10ml, ba mũi hạ gục một con chó Ngao Tạng không thành vấn đề. Tám mũi đến gấu ngựa cũng đổ. Như cô bắt voi rừng thì tối đa mười mũi, đừng tiêm nhiều, tiêu nhiều chết ngay."
Dịch Táp chưa từng nói cần thứ đồ này làm gì, nhưng loài thú cần dùng thuốc mê với liều lượng mỗi lần lớn thế này, Đông Nam Á lại không phải thảo nguyên Châu Phi, chẳng có nhiều thú to như vậy, gã dùng chân cũng đoán được là vào rừng bắt trộm voi hoang.
Dù lần nào nói tới cô cũng đều không thừa nhận.
Nhưng cũng có phủ nhận đâu.
Lần này cũng vậy, chỉ bảo: “Tặng thêm ít quà đi."
Nói rồi, cũng không đợi gã đồng ý, lấy thẳng một cái túi ni lông dày dặn treo cạnh kệ hàng xuống, vo vo miệng túi mở ra, tiện tay lục lọi trong hộp nhựa. Trần Hói thấy chẳng sao cả, phụ nữ mà, luôn thích ăn hời vụn vặt.
Dịch Táp chợt nghĩ tới điều gì: “Ban nãy trên bờ tôi nhìn thấy một ông già Trung Quốc."
Trần Hói đáp: “Đến mấy hôm rồi, ngay ngày đầu tiên đã được người ta dẫn tới tìm tôi."
Gã lấy làm đắc chí với độ nổi tiếng của mình trong cộng đồng người Hoa: “Bảo là đến tìm con gái, còn để lại cho tôi một xấp thông báo, nhờ tôi phát cho bệnh nhân."
“Sao tìm được tới đây?"
“Con gái lão từng gửi ảnh về cho nhà, thấy cảnh nền là xóm nổi, lão tìm dọc hồ lớn hơn nửa tháng thì thấy chỗ chúng ta là giống nhất."
Đây là một xóm nổi khác trên hồ lớn.
Cách xa thành phố, cách xa du khách và gần như khép kín, sống ở đây là dân tị nạn Việt Nam, người Hoa, những kẻ vượt biên và muôn hình vạn trạng các loại tội phạm.
Lại gần hơn một chút, có thể bắt gặp vài ngôi nhà sàn dựng dọc theo bờ và rải rác gần bờ, phần lớn “chỗ ở" là trên mặt nước: có những ngôi nhà dùng cọc tre dài dựng lên, có nhà thuyền, có căn dựng trên bè gỗ, còn có cả những cái lấy thùng nhựa thùng thiếc nổi được dùng dây buộc lại với nhau làm thành nền, bốn phía giăng vải bạt, cũng là nhà.
Chỉ cần có người ở, bên ngoài “chỗ ở" sẽ chăng dây ni lông phơi đủ kiểu quần áo, có vài căn bên ngoài viết “Cẩn thận cá sấu" bằng sơn đỏ, trên mặt nước thả mấy cái lồng nổi nuôi lợn. cạnh lồng ì oạp tiếng nước, trong lồng ụt ịt tiếng lợn.
Dịch Táp dừng xe gần một căn nhà sàn bị bỏ hoang đã sụp mất một nửa và xa mép nước nhất. Nước hồ Tonlé Sap vẫn đang tiếp tục dâng, nếu đỗ gần bờ quá, ngày mai thức dậy xe đã chìm dưới nước rồi không chừng.
Cô cẩn thận khóa xe, dỡ túi hành lý trên xe xuống, xách lên đi về phía bờ sông. Mới đi được hai bước, đằng sau vọng tới tiếng vật liệu gỗ rơi xuống.
Dịch Táp chau mày, quay đầu lại hỏi: “Ai?"
Căn nhà sàn này sớm đã không có người ở, khoảng trống dưới chân nhà sàn chất vô số phế liệu, đống phế liệu vừa đổ sụp bốc lên một đám bụi, có bóng người loáng thoáng đứng dậy giữa đám bụi, mắt sáng rỡ.
Người đó nói: “Hê lô… Người Hoa à?"
Vừa nói vừa trầy trật trèo qua đống phế liệu.
Là một ông già, chừng năm, sáu mươi tuổi, mặc một chiếc may ô bẩn thỉu, quần soóc rộng, chân xỏ đôi tông nhựa màu xanh, tay cầm xấp giấy.
Tính lưu động của “khu dân cư" này rất cao, cứ cách một khoảng thời gian, vài gương mặt sẽ biến mất, thay vào đó là vài gương mặt mới.
Đoán chừng là một vô gia cư mới đi ngang qua gần đây.
Trên mặt ông ta treo nụ cười lấy lòng: “Tôi vừa nghe thấy cô nói tiếng Trung, tôi cũng là người Trung, đồng bào ta cả. Tôi họ Mã, từ quốc nội tới đây tìm người, tìm con gái tôi. Nếu cô có ấn tượng thì để ý hộ chút nhé!"
Vừa nói ông ta vừa chìa tờ giấy trong tay ra trước mặt cô, là một tờ thông báo tìm người, chỗ mới cầm ban nãy còn lưu lại hai dấu tay ướt mồ hôi.
Dịch Táp rất mất kiên nhẫn: “Hết tay rồi."
Cô quay người bỏ đi, ông già họ Mã cuống lên, tất tả đuổi theo, vừa chạy vừa vội vàng cuộn tờ thông báo tìm người lại, nhanh tay lẹ mắt nhét vào khe hở khóa kéo vẫn chưa kéo hết trên túi hành lý của cô.
Dịch Táp quả thực là đã hết tay, bằng không với tâm trạng cáu kỉnh hiện thời, cô đã rút ra ném đi luôn rồi.
Ông già họ Mã dường như cũng biết hành vi này của mình rất đáng ghét, lúng túng cười trừ: “Có thời gian cô xem thử nhé, có thời gian thì xem thử."
Không dám bám theo nữa.
***
Dịch Táp đi đến bên mép nước, kiên trì đợi một lúc rồi huýt sáo ra xa.
Chốc lát sau, một người Việt Nam chèo chiếc thuyền nhỏ sắt nhỏ tới gần, mũi thuyền dựng cọc gỗ, trên cọc buộc một bóng đèn điện, ánh sáng vàng vọt yếu ớt, quầng sáng xung quanh bóng đèn vừa tròn vừa rộng, vô số con côn trùng nhỏ bay loạn xạ trong quầng sáng.
Bóng đèn cũng rọi xuống mặt nước một quầng sáng, hẳn sẽ thu hút được không ít những con cá nhỏ ưa sáng.
Dịch Táp đưa cho người kia một tờ tiền trị giá 1000 riel: “Đến phòng khám trước, sau đó về nhà."
1000 riel tương đương khoảng hai tệ. Nơi đây từ sáng đến tối luôn có thuyền nhỏ qua lại, kỳ thực chở khách chỉ là tiện thể chứ không thu tiền, nhưng cô cần đi hai nơi, giữa chừng còn phải để thuyền đợi nên đưa tiền là lẽ dĩ nhiên.
Người Việt Nam giúp Dịch Táp mang hành lý lên thuyền.
Cô ngồi vào dưới bóng đèn.
Mái chèo khua nhịp, bờ sông và nhưng ngôi nhà sàn trên bờ dần dần cách xa, nhưng chung quanh lại từ từ sáng lên.
Trong nhà ở luôn phải thắp đèn.
Thuyền sắt qua lại như con thoi giữa khu “chỗ ở", đủ loại rác thải sinh hoạt dập dềnh bên mạn thuyền. Nơi này là phiên bản ổ chuột của thành phố Venice, giữa các chỗ ở gần nhau không có cầu nối, muốn gặp thì hoặc là gọi to, hoặc là bơi sang, hoặc là chèo thuyền.
Càng đi vào giữa, càng nhiều tiếng người. Kẻ đang tè xuống hồ, người đang chúi đầu nhảy vào nước, có đứa trẻ khiêng con trăn hoa trên vai, lắc lư đi lại, và cả gã đàn ông đang túm tóc một người phụ nữ, hung dữ giáng một cái bạt tai.
Người phụ nữ hét lên rồi bật lại đánh trả.
Còn trông thấy một số khuôn mặt lạ hoắc nữa, ngồi xổm trên mép thuyền nhìn cô chằm chằm với ánh mắt cảnh giác và lạnh lùng, lộ rõ vẻ uy hiếp, nếp hằn hai bên miệng sâu như vết dao khắc. Dịch Táp ngậm một mẩu thuốc lá gỗ, cầm bật lửa châm, đáp trả bằng ánh nhìn rất khinh thường.
Cô là hộ cũ, đương nhiên là có cảm giác vượt trội hơn hẳn rồi.
Chợt liếc mắt tới cuộn giấy nhét giữa khe khóa kéo của túi hành lí, cô tiện tay rút ra xem. Thông báo tìm người được đánh máy in ra, chỉ có dãy số điện thoại phía dưới cùng là viết bằng bút mực, ông già tên Mã Dược Phi, tới tìm con gái tên Mã Du, đã mất liên lạc một năm trước.
Người Việt Nam thấy cô xem chăm chú, không nhịn được cất tiếng: “Ông già đó đến đây mấy hôm rồi, gặp ai cũng phát. Tôi cũng cầm một tờ."
Dịch Táp đang định nói gì thì thuyền sắt rẽ ngoặt một cái.
Trước mắt xuất hiện một căn nhà thuyền hai tầng, cửa tầng hai mở rộng, hai bên cửa dán đôi câu đối đỏ, chẳng biết là vì tiết kiệm giấy hay vì ở nước ngoài nên mọi thứ chỉ cần có ý là đủ rồi mà cộng lại chỉ có tám chữ.
Bốn mùa cát tường, thuận buồm xuôi gió.
Hoành phi là Ra vào bình an.
Dưới khung cửa treo một cái hồ lô bằng đồng, biểu trưng cho “Phúc Lộc", cũng biểu trưng cho “hành y tế thế".
Dịch Táp cúi đầu ngó vào khoang thuyền, muốn tìm một hòn sỏi.
Rất ít người biết về điều này, trong hồ lô kia còn có vài viên thuốc bằng đồng, người chế tác hồ lô hiển nhiên đã đạt đến trình độ tỉ mỉ như thật, ngay cả chỗ không nhìn thấy cũng đâu ra đấy.
Bởi thế nên cô coi cái hồ lô này như chuông cửa, ném mấy viên sỏi qua, ném trúng sẽ vang lên tiếng leng keng.
Đáng tiếc trên thuyền chẳng có viên sỏi nào, cô đành gọi to: “Trần Hòa Kỷ!"
Rất nhanh sau đó, một người đàn ông trung niên từ bên trong vội vàng đi ra.
Gã mặc một cái áo tàu thân đối mát mẻ phanh ngực và bụng, quần thụng túm ống dài đến đầu gối, tóc tai phất phơ dài tới cổ, nhưng ngẩng đầu lên một cái là thấy ngay từ trán đến đỉnh đầu bóng loáng, trọc lốc.
Trần Hòa Kỷ, chính là Trần Hói bói chữ, tên này do chính gã tự đặt, mơ hồ chỉ rõ đặc điểm mà vẫn giữ được thể diện cho mình.
Gã cúi đầu vẫy tay với Dịch Táp, trong giọng có phần mừng rõ: “Isa, về rồi à?"
Thuyền sắt dừng lại bên cầu thang của căn nhà thuyền, cầu thang dẫn thẳng lên tầng hai.
Dịch Táp trèo lên cầu thang. Trần Hói cúi người, đợi cô trèo gần tới nơi thì đưa tay ra kéo cô.
Tầm nhìn ở đây cũng xem như khá cao, nhưng cũng chẳng cao tới đâu, không trông thấy được căn nhà nổi của cô.
Dịch Táp ngó quanh rồi hỏi gã: “Ô Quỷ của tôi đâu?"
Trần Hói cười hì hì: “Cô qua đây."
Gã dẫn Dịch Táp đi đến bên rìa, từ đây nhìn xuống có thể trông thấy cuối tầng một quây một vòng lưới sắt làm chuồng, bên trong có hai con cá sấu Xiêm La béo tốt kềnh càng, một lớn một bé đều đang nằm bò bất động, con lớn gần ba mét, con bé hơn một mét.
Trần Hói bảo: “Đút cho A Long A Hổ của tôi ăn hết rồi."
Dứt lời, tự cho là rất hài hước mà bật cười.
Cười đến nửa chừng thì ngừng lại.
Dịch Táp đang liếc xéo gã, đôi mắt híp lại một cách tự nhiên, vừa mảnh vừa dài. Ánh mắt ấy khiến người ta liên tưởng tới con rắn đang phì phì phun lưỡi.
Trần Hói bỗng nhớ ra hình như hôm nay là ngày 19.
Mỗi tháng đều có vài ngày thế này, chọc vào cô tuyệt đối là hành động không thông minh chút nào.
Gã bèn giải thích: “Đùa thôi, đùa thôi ấy mà. Ô Quỷ đang uống rượu trong nhà kia kìa."
Dịch Táp đi vào nhà.
“Phòng khám" khu này chẳng khác gì chợ đen làm thuốc bán sỉ, giữa gian kê một bàn làm việc cũ nát có ngăn kéo, mấy vách tường đều là kệ hàng chất từng tầng từng tầng cao đến tận trần nhà, tầng nào tầng nấy đều để rất nhiều hộp rút giấy bằng nhựa, bên trong là găng tay cao su, băng gạc, kim tiêm, thuốc cảm cúm, đủ các loại vật dụng y tế, có cái nhãn hiệu tiếng Trung, cũng có cả các ngoại ngữ linh tinh lộn xộn khác.
Cũng chẳng biết Trần Hói kiếm được đâu ra, Dịch Táp chưa từng hỏi đến, dù sao mèo có lối của mèo, chó có đường của chó, người nơi này đều là khỉ tám tay rết ngàn chân, luôn có vô số cách.
Dưới chân bàn làm việc có một con ưng biển thân dài gần một mét, lông vũ đen sậm ken dày như vảy cá, tỏa ra ánh kim loại lạnh lẽo, cái mỏ màu vàng kim dẹt dài như đeo một cái kìm nhổ đinh, hai mắt xanh biếc, y hệt hai bóng đèn nho nhỏ.
Ưng biển thường được gọi là chim cốc. Trung Quốc thời xưa cũng gọi là “ô quỷ". Đỗ Phủ có câu thơ rằng “Nhà nhà nuôi ô quỷ, bữa bữa ăn cá vàng", ô quỷ trong thơ chính là chỉ ưng biển.
Hồi trước, trong nước có không ít người thuần dưỡng ưng biển bắt cá, bởi đầu vào thấp mà đầu ra lại cao: Mỗi ngày một con ưng biển có thể bắt được hơn mười cân cá, song lại ăn không đến một phần mười chỗ đấy, nên giá cả của nó rất đắt, bằng tiền một con bê.
Về sau dần dần suy giảm bởi những tiến bộ trong kỹ thuật đánh bắt cá, cũng là do ưng biển bắt cá có hơi vơ vét, phá hỏng hệ sinh thái, càng ngày càng có nhiều tỉnh liệt nó vào danh sách “dụng cụ đánh bắt cá trái phép". Hiện nay ưng biển về cơ bản trở thành đạo cụ biểu diễn của những địa điểm du lịch, các nhiếp ảnh gia đặc biệt thích chụp những tấm hình dưới ánh hoàng hôn ngư dân quăng lưới, còn ưng biển thì ngồi trên mạn thuyền, chắc là cảm thấy cảnh ấy rất nghệ.
Con chim trước mắt này hẳn là cực phẩm trong loài ưng biển, xứng đáng với tên gọi “ô quỷ" kỳ dị mà ngang tàng xa xưa. Trước mặt nó là một cái bát gốm miệng nông thô ráp, là loại hồi trước dưới quê thường dùng để đựng rượu trắng, cúng bái trước mộ.
Uống rượu cơ đấy, quả đúng là tiêu dao.
Dịch Táp bước lên hai bước, tóm cổ Ô Quỷ xách lên, xách được nửa chừng thì chê nó nặng, lại thả xuống, vẩy vẩy cánh tay, bảo: “Khá lắm, không sụt cân."
Trần Hói khoe công: “Tôi sao dám đối xử lạnh nhạt với cụ nội này chứ? Sợ nó ăn không no, tôi còn mua cá ở chỗ mấy người Việt về cho nó ăn đấy."
Dịch Táp ờ một tiếng, móc hai đô ra vứt lên bàn: “Lấy hàng."
Trần Hói đáp “Có đây" rồi khom người, lôi hai chai thuốc nước lớn dưới giá để hàng ra, mỗi tay nắm một cổ chai, vẫn sức nhấc lên đặt trên mặt bàn.
Chai màu nâu sẫm, nhãn dán trên thân chai toàn tiếng nước ngoài chi chít như kiến bò, Dịch Táp lười đọc, hỏi Trần Hói: “Loại tốt nhất chứ?"
Trần Hói chắc nịch vỗ vỗ vào nắp chai như vỗ lên tác phẩm đắc ý nhất trong đời: “Đương nhiên rồi."
Gã hạ giọng: “Một mũi 10ml, ba mũi hạ gục một con chó Ngao Tạng không thành vấn đề. Tám mũi đến gấu ngựa cũng đổ. Như cô bắt voi rừng thì tối đa mười mũi, đừng tiêm nhiều, tiêu nhiều chết ngay."
Dịch Táp chưa từng nói cần thứ đồ này làm gì, nhưng loài thú cần dùng thuốc mê với liều lượng mỗi lần lớn thế này, Đông Nam Á lại không phải thảo nguyên Châu Phi, chẳng có nhiều thú to như vậy, gã dùng chân cũng đoán được là vào rừng bắt trộm voi hoang.
Dù lần nào nói tới cô cũng đều không thừa nhận.
Nhưng cũng có phủ nhận đâu.
Lần này cũng vậy, chỉ bảo: “Tặng thêm ít quà đi."
Nói rồi, cũng không đợi gã đồng ý, lấy thẳng một cái túi ni lông dày dặn treo cạnh kệ hàng xuống, vo vo miệng túi mở ra, tiện tay lục lọi trong hộp nhựa. Trần Hói thấy chẳng sao cả, phụ nữ mà, luôn thích ăn hời vụn vặt.
Dịch Táp chợt nghĩ tới điều gì: “Ban nãy trên bờ tôi nhìn thấy một ông già Trung Quốc."
Trần Hói đáp: “Đến mấy hôm rồi, ngay ngày đầu tiên đã được người ta dẫn tới tìm tôi."
Gã lấy làm đắc chí với độ nổi tiếng của mình trong cộng đồng người Hoa: “Bảo là đến tìm con gái, còn để lại cho tôi một xấp thông báo, nhờ tôi phát cho bệnh nhân."
“Sao tìm được tới đây?"
“Con gái lão từng gửi ảnh về cho nhà, thấy cảnh nền là xóm nổi, lão tìm dọc hồ lớn hơn nửa tháng thì thấy chỗ chúng ta là giống nhất."
Tác giả :
Vĩ Ngư