Anna Karenina
Quyển 2 - Chương 1
Vào cuối mùa đông, gia đình Serbatxki, sau khi mời thầy thuốc về nhà khám bệnh cho Kitti, quyết định về tình trạng sức khỏe và điều cần phải làm để khôi phục sức lực suy nhược của cô. Cô ốm và mùa xuân sắp tới chỉ làm bệnh cô thêm trầm trọng. Ông thầy thuốc gia đình đã cho cô dùng dầu cá thu, rồi chất sắt và cuối cùng là tiêu toan ngân 1, nhưng tất cả các món thuốc đó, không có thứ nào làm bệnh thuyên giảm và vì ông ta khuyên cô đi nghỉ ở nước ngoài, nên vào cuối xuân, gia đình đã mời một thầy thuốc nổi tiếng đến thăm bệnh.
Ông thầy thuốc danh tiếng này còn trẻ, dáng dấp đường bệ, đòi được khám thân thể bệnh nhân. Với vẻ ân cần đặc biệt, ông ta như muốn nhấn mạnh rằng tính e thẹn của các cô chỉ là tàn dư của tính chất man rợ, và không gì tự nhiên hơn, đối với một người đàn ông còn trẻ, là được xoa nắn một cô gái đã cởi bỏ quần áo. Ông cho đó là việc tự nhiên vì hằng ngày ông thường làm như vậy, không thấy có gì xấu và ông coi tính e thẹn của các cô không những là tàn dư của tính chất man rợ mà còn là một lăng nhục đối với cá nhân mình.
Đành phải nhượng bộ ông ta thôi, bởi vì, mặc dầu tất cả các bác sĩ đều học qua cùng một trường, đọc cùng một thứ sách, trang bị cùng một thứ khoa học, và mặc dầu có một số người cho là ông thầy thuốc này tuy có tiếng tăm, cũng không giỏi giang gì lắm, trong gia đình và trong số người quen biết quận công phu nhân, ai nấy đều cho ông bác sĩ trứ danh này là người duy nhất có kiến thức đặc biệt và chỉ ông mới chữa được Kitti khỏi bệnh thôi.
Sau khi chăm chú khám và nghe ngực cô bệnh nhân luống cuống vì xấu hổ, ông bác sĩ danh tiếng bèn rửa tay cẩn thận và ở lại phòng khách để nói chuyện với lão quận công. Khi nghe bác sĩ nói, lão quận công cau mày và húng hắng ho. Là người đứng tuổi, có lương tri và mạnh khỏe, ông không tin vào y học và trong thâm tâm, ông nguyền rủa tất cả tấn hài kịch này, vả chăng, có lẽ chỉ mình ông hiểu được bệnh trạng Kitti. "Lại một thằng cha đi sủa mặt trăng!" 1, ông nghĩ và thầm áp dụng cái danh từ trong ngôn ngữ người đi săn vào ông bác sĩ danh tiếng, khi nghe những lời lải nhải về triệu chứng của bệnh tình Kitti. Trong lúc đó, ông bác sĩ chật vật lắm mới nén nổi khinh bỉ lão quý tộc tầm thường này và đành hạ mình xuống ngang trình độ lão. Ông biết nói với lão già này chỉ phí thì giờ, và bà mẹ kia mới thật sự là chủ gia đình. Tài hùng biện của ông chính phải dành để nói chuyện với bà. Giữa lúc đó, phu nhân bước vào phòng khách cùng ông thầy thuốc gia đình. Lão quận công lảng ra, hết sức tránh để mọi người nhận thấy ông coi tất cả tấn hài kịch này lố bịch đến chừng nào. Phu nhân bí thế và không biết xử sự ra sao. Bà cảm thấy có lỗi với Kitti.
- Thế nào, bác sĩ, ngài quyết định số phận của chúng tôi đi chứ, - phu nhân nói. - Ngài cứ nói hết cho. "Còn hy vọng gì không?" - bà muốn nói vậy nhưng môi run lên và không thốt ra được câu đó. - Thưa bác sĩ, ngài thấy thế nào?
- Tôi sẽ lập tức nghiên cứu ngay vấn đề này với ông bạn đồng nghiệp của tôi và sau đó tôi sẽ xin có ý kiến với phu nhân.
- Vậy chúng tôi để các ngài ở đây nhé?
- Xin tuỳ bà.
Phu nhân thở dài và đi ra.
Khi chỉ còn lại hai người, ông thầy thuốc gia đình rụt rè phát biểu ý kiến, cho rằng đây là hiện tượng chớm lao, nhưng mà, tuy nhiên v.v... Ông bác sĩ danh tiếng lắng nghe được nửa chừng rồi lấy chiếc đồng hồ quả quýt lớn bằng vàng ra xem giờ.
- Phải, ông ta nói, nhưng mà...
Ông thầy thuốc gia đình đang trình bày giở chừng, kính cẩn ngừng bặt.
- Như ông biết đấy, chúng ta không thể nào chẩn đoán rằng đó là hiện tượng chớm lao; trong phổi chưa thấy có hang thì chưa có gì xác thực. Nhưng chúng ta có thể nghi ngờ và đã có triệu chứng: ăn uống kém, thần kinh dễ bị kích thích, v.v... Vấn đề đặt ra là thế này: nếu đoán là lao thì phải làm thế nào để duy trì việc ăn uống cho đầy đủ?
- Nhưng ngài cũng biết rõ ở đằng sau những vấn đề này bao giờ cũng còn những nguyên nhân tư tưởng nữa, - ông thầy thuốc gia đình đánh bạo lựa lời nói bóng gió với một nụ cười ranh mãnh.
- Lẽ đương nhiên là thế, - ông bác sĩ danh tiếng trả lời, và nhìn đồng hồ lần nữa. - Tôi xin lỗi, không biết cầu Iaudơki đã xong chưa nhỉ hay vẫn phải đi đường vòng? - ông hỏi. à, chữa xong rồi à. Thế thì tôi có thể đến nơi trong vòng hai mươi phút đấy. Vậy chúng ta nói rằng vấn đề đặt ra là thế này: tăng cường việc ăn uống và điều trị thần kinh. Cái nọ có liên quan tới cái kia, phải tác động vào cả hai mặt của vấn đề.
- Thế còn việc đi nghỉ ở nước ngoài? - ông thầy thuốc gia đình hỏi.
- Tôi là người phản đối lối đi dưỡng bệnh ở nước ngoài; ngài cứ nghe theo tôi: nếu có hiện tượng chớm lao, cái điều chúng ta không thể biết chắc được, thì một chuyến du lịch sẽ không làm bệnh thuyên giảm chút nào. Chúng ta cần phải có một phương pháp vô hại để tăng cường bồi dưỡng.
Và ông bác sĩ danh tiếng trình bày kế hoạch của ông: một đợt chữa bệnh bằng nước suối Xeden mà cái lợi chính là vô hại.
Ông thầy thuốc gia đình lắng nghe hết từ đầu đến cuối vẫn với vẻ chăm chú kính cẩn.
- Nhưng, để bảo vệ ý kiến về việc đi du lịch nước ngoài, tôi cần nhấn mạnh là như thế sẽ thay đổi được các thói quen, xa lánh được những hoàn cảnh chỉ gợi lên một số kỷ niệm. Vả lại chính bà mẹ cũng muốn như vậy, - ông nói thêm.
- à! Như vậy thì tốt lắm; cứ để các bà ấy đi. Nhưng miễn là bọn lang băm Đức đừng có làm bệnh tăng lên... Các bà ấy phải theo đơn thuốc của chúng ta... Thôi được, cứ để các bà ấy đi. - Rồi ông liếc nhìn đồng hồ lần cuối.
- ồ! Đến giờ rồi! - ông đi ra cửa.
Ông bác sĩ danh tiếng nói với phu nhân (ý thức về thủ tục đã nhắc nhủ ông thế) là ông cần gặp bệnh nhân lần nữa.
- Thế nào! Ngài lại định khám cháu lần nữa ư? - bà mẹ sợ hãi kêu lên.
- ồ! Không đâu, tôi chỉ cần biết thêm vài điểm nhỏ thôi thưa phu nhân.
- Vậy xin mời ngài.
Và bà mẹ dẫn ông trở vào phòng khách gặp Kitti. Cô đứng giữa phòng, người gầy sút, mặt bừng bừng, mắt ánh lên kỳ lạ vì chưa hết ngượng. Khi bác sĩ bước vào, cô bỗng đỏ mặt tía tai và nước mắt trào ra. Cô thấy bệnh tình của mình và cách điều trị người ta buộc phải theo thật ngớ ngẩn, thậm chí kệch cỡm nữa. Cô thấy cách điều trị ấy thật lố bịch, y như tìm cách chắp lại những mảnh lọ vỡ. Chính trái tim cô đã tan vỡ. Người ta lại định chữa bệnh đó bằng thuốc viên và thuốc bột ư? Nhưng cô không thể để mẹ buồn phiền, nhất là khi mẹ đã tự cảm thấy mình có lỗi.
- Thưa tiểu thư, mời tiểu thư ngồi xuống, - ông bác sĩ danh tiếng nói.
Ông mỉm cười ngồi xuống trước mặt cô, bắt mạch và lại bắt đầu hỏi những câu chán ngắt. Cô trả lời, rồi đột nhiên, không chịu được nữa, cô đứng dậy.
- Thưa bác sĩ, ông thứ lỗi cho, nhưng tôi xin cam đoan là tất cả những điều ông hỏi sẽ không đi đến đâu cả. Thế là, vẫn chỉ có một việc ấy mà ông hỏi tôi đến ba lần rồi.
Ông bác sĩ không hề mếch lòng.
- Đó chỉ là tính dễ bị khích động của người ốm thôi, - ông nói với phu nhân khi Kitti đã ra khỏi. - Vả lại, tôi cũng khám xong rồi...
Và bác sĩ nói với phu nhân như nói với một người đặc biệt thông minh, kể lại bệnh tình con bà một cách tinh thông và cuối cùng kê đơn cho dùng những thứ thuốc không hiệu nghiệm gì cả. Đến khi phu nhân hỏi: Chúng tôi có cần phải ra nước ngoài không?", ông bác sĩ lại trầm ngâm suy nghĩ, như phải quyết định một vấn đề tế nhị lắm. Và ông tuyên bố quyết định của ông: họ có thể đi nhưng không được tin vào bọn lang băm và chỉ được theo đơn thuốc của ông.
Bác sĩ đi rồi, mọi người đều có cảm giác như có việc vui mừng. Phu nhân yên tâm hơn, quay vào với con gái, còn Kitti thì tỏ ra đã vui vẻ như cũ. Thời gian này, cô thường làm ra vẻ như vậy.
- Quả thực con khỏe rồi, mẹ ạ. Nhưng nếu mẹ muốn đi thì ta cùng đi, - cô nói, và muốn tỏ ra quan tâm đến dự định du lịch này, cô bắt đầu bàn tới việc chuẩn bị lên đường.
--- ------ ------ ------ -------1 Tức nitrat bạc.
2 ý nói bâng quơ, không đâu vào đâu
Ông thầy thuốc danh tiếng này còn trẻ, dáng dấp đường bệ, đòi được khám thân thể bệnh nhân. Với vẻ ân cần đặc biệt, ông ta như muốn nhấn mạnh rằng tính e thẹn của các cô chỉ là tàn dư của tính chất man rợ, và không gì tự nhiên hơn, đối với một người đàn ông còn trẻ, là được xoa nắn một cô gái đã cởi bỏ quần áo. Ông cho đó là việc tự nhiên vì hằng ngày ông thường làm như vậy, không thấy có gì xấu và ông coi tính e thẹn của các cô không những là tàn dư của tính chất man rợ mà còn là một lăng nhục đối với cá nhân mình.
Đành phải nhượng bộ ông ta thôi, bởi vì, mặc dầu tất cả các bác sĩ đều học qua cùng một trường, đọc cùng một thứ sách, trang bị cùng một thứ khoa học, và mặc dầu có một số người cho là ông thầy thuốc này tuy có tiếng tăm, cũng không giỏi giang gì lắm, trong gia đình và trong số người quen biết quận công phu nhân, ai nấy đều cho ông bác sĩ trứ danh này là người duy nhất có kiến thức đặc biệt và chỉ ông mới chữa được Kitti khỏi bệnh thôi.
Sau khi chăm chú khám và nghe ngực cô bệnh nhân luống cuống vì xấu hổ, ông bác sĩ danh tiếng bèn rửa tay cẩn thận và ở lại phòng khách để nói chuyện với lão quận công. Khi nghe bác sĩ nói, lão quận công cau mày và húng hắng ho. Là người đứng tuổi, có lương tri và mạnh khỏe, ông không tin vào y học và trong thâm tâm, ông nguyền rủa tất cả tấn hài kịch này, vả chăng, có lẽ chỉ mình ông hiểu được bệnh trạng Kitti. "Lại một thằng cha đi sủa mặt trăng!" 1, ông nghĩ và thầm áp dụng cái danh từ trong ngôn ngữ người đi săn vào ông bác sĩ danh tiếng, khi nghe những lời lải nhải về triệu chứng của bệnh tình Kitti. Trong lúc đó, ông bác sĩ chật vật lắm mới nén nổi khinh bỉ lão quý tộc tầm thường này và đành hạ mình xuống ngang trình độ lão. Ông biết nói với lão già này chỉ phí thì giờ, và bà mẹ kia mới thật sự là chủ gia đình. Tài hùng biện của ông chính phải dành để nói chuyện với bà. Giữa lúc đó, phu nhân bước vào phòng khách cùng ông thầy thuốc gia đình. Lão quận công lảng ra, hết sức tránh để mọi người nhận thấy ông coi tất cả tấn hài kịch này lố bịch đến chừng nào. Phu nhân bí thế và không biết xử sự ra sao. Bà cảm thấy có lỗi với Kitti.
- Thế nào, bác sĩ, ngài quyết định số phận của chúng tôi đi chứ, - phu nhân nói. - Ngài cứ nói hết cho. "Còn hy vọng gì không?" - bà muốn nói vậy nhưng môi run lên và không thốt ra được câu đó. - Thưa bác sĩ, ngài thấy thế nào?
- Tôi sẽ lập tức nghiên cứu ngay vấn đề này với ông bạn đồng nghiệp của tôi và sau đó tôi sẽ xin có ý kiến với phu nhân.
- Vậy chúng tôi để các ngài ở đây nhé?
- Xin tuỳ bà.
Phu nhân thở dài và đi ra.
Khi chỉ còn lại hai người, ông thầy thuốc gia đình rụt rè phát biểu ý kiến, cho rằng đây là hiện tượng chớm lao, nhưng mà, tuy nhiên v.v... Ông bác sĩ danh tiếng lắng nghe được nửa chừng rồi lấy chiếc đồng hồ quả quýt lớn bằng vàng ra xem giờ.
- Phải, ông ta nói, nhưng mà...
Ông thầy thuốc gia đình đang trình bày giở chừng, kính cẩn ngừng bặt.
- Như ông biết đấy, chúng ta không thể nào chẩn đoán rằng đó là hiện tượng chớm lao; trong phổi chưa thấy có hang thì chưa có gì xác thực. Nhưng chúng ta có thể nghi ngờ và đã có triệu chứng: ăn uống kém, thần kinh dễ bị kích thích, v.v... Vấn đề đặt ra là thế này: nếu đoán là lao thì phải làm thế nào để duy trì việc ăn uống cho đầy đủ?
- Nhưng ngài cũng biết rõ ở đằng sau những vấn đề này bao giờ cũng còn những nguyên nhân tư tưởng nữa, - ông thầy thuốc gia đình đánh bạo lựa lời nói bóng gió với một nụ cười ranh mãnh.
- Lẽ đương nhiên là thế, - ông bác sĩ danh tiếng trả lời, và nhìn đồng hồ lần nữa. - Tôi xin lỗi, không biết cầu Iaudơki đã xong chưa nhỉ hay vẫn phải đi đường vòng? - ông hỏi. à, chữa xong rồi à. Thế thì tôi có thể đến nơi trong vòng hai mươi phút đấy. Vậy chúng ta nói rằng vấn đề đặt ra là thế này: tăng cường việc ăn uống và điều trị thần kinh. Cái nọ có liên quan tới cái kia, phải tác động vào cả hai mặt của vấn đề.
- Thế còn việc đi nghỉ ở nước ngoài? - ông thầy thuốc gia đình hỏi.
- Tôi là người phản đối lối đi dưỡng bệnh ở nước ngoài; ngài cứ nghe theo tôi: nếu có hiện tượng chớm lao, cái điều chúng ta không thể biết chắc được, thì một chuyến du lịch sẽ không làm bệnh thuyên giảm chút nào. Chúng ta cần phải có một phương pháp vô hại để tăng cường bồi dưỡng.
Và ông bác sĩ danh tiếng trình bày kế hoạch của ông: một đợt chữa bệnh bằng nước suối Xeden mà cái lợi chính là vô hại.
Ông thầy thuốc gia đình lắng nghe hết từ đầu đến cuối vẫn với vẻ chăm chú kính cẩn.
- Nhưng, để bảo vệ ý kiến về việc đi du lịch nước ngoài, tôi cần nhấn mạnh là như thế sẽ thay đổi được các thói quen, xa lánh được những hoàn cảnh chỉ gợi lên một số kỷ niệm. Vả lại chính bà mẹ cũng muốn như vậy, - ông nói thêm.
- à! Như vậy thì tốt lắm; cứ để các bà ấy đi. Nhưng miễn là bọn lang băm Đức đừng có làm bệnh tăng lên... Các bà ấy phải theo đơn thuốc của chúng ta... Thôi được, cứ để các bà ấy đi. - Rồi ông liếc nhìn đồng hồ lần cuối.
- ồ! Đến giờ rồi! - ông đi ra cửa.
Ông bác sĩ danh tiếng nói với phu nhân (ý thức về thủ tục đã nhắc nhủ ông thế) là ông cần gặp bệnh nhân lần nữa.
- Thế nào! Ngài lại định khám cháu lần nữa ư? - bà mẹ sợ hãi kêu lên.
- ồ! Không đâu, tôi chỉ cần biết thêm vài điểm nhỏ thôi thưa phu nhân.
- Vậy xin mời ngài.
Và bà mẹ dẫn ông trở vào phòng khách gặp Kitti. Cô đứng giữa phòng, người gầy sút, mặt bừng bừng, mắt ánh lên kỳ lạ vì chưa hết ngượng. Khi bác sĩ bước vào, cô bỗng đỏ mặt tía tai và nước mắt trào ra. Cô thấy bệnh tình của mình và cách điều trị người ta buộc phải theo thật ngớ ngẩn, thậm chí kệch cỡm nữa. Cô thấy cách điều trị ấy thật lố bịch, y như tìm cách chắp lại những mảnh lọ vỡ. Chính trái tim cô đã tan vỡ. Người ta lại định chữa bệnh đó bằng thuốc viên và thuốc bột ư? Nhưng cô không thể để mẹ buồn phiền, nhất là khi mẹ đã tự cảm thấy mình có lỗi.
- Thưa tiểu thư, mời tiểu thư ngồi xuống, - ông bác sĩ danh tiếng nói.
Ông mỉm cười ngồi xuống trước mặt cô, bắt mạch và lại bắt đầu hỏi những câu chán ngắt. Cô trả lời, rồi đột nhiên, không chịu được nữa, cô đứng dậy.
- Thưa bác sĩ, ông thứ lỗi cho, nhưng tôi xin cam đoan là tất cả những điều ông hỏi sẽ không đi đến đâu cả. Thế là, vẫn chỉ có một việc ấy mà ông hỏi tôi đến ba lần rồi.
Ông bác sĩ không hề mếch lòng.
- Đó chỉ là tính dễ bị khích động của người ốm thôi, - ông nói với phu nhân khi Kitti đã ra khỏi. - Vả lại, tôi cũng khám xong rồi...
Và bác sĩ nói với phu nhân như nói với một người đặc biệt thông minh, kể lại bệnh tình con bà một cách tinh thông và cuối cùng kê đơn cho dùng những thứ thuốc không hiệu nghiệm gì cả. Đến khi phu nhân hỏi: Chúng tôi có cần phải ra nước ngoài không?", ông bác sĩ lại trầm ngâm suy nghĩ, như phải quyết định một vấn đề tế nhị lắm. Và ông tuyên bố quyết định của ông: họ có thể đi nhưng không được tin vào bọn lang băm và chỉ được theo đơn thuốc của ông.
Bác sĩ đi rồi, mọi người đều có cảm giác như có việc vui mừng. Phu nhân yên tâm hơn, quay vào với con gái, còn Kitti thì tỏ ra đã vui vẻ như cũ. Thời gian này, cô thường làm ra vẻ như vậy.
- Quả thực con khỏe rồi, mẹ ạ. Nhưng nếu mẹ muốn đi thì ta cùng đi, - cô nói, và muốn tỏ ra quan tâm đến dự định du lịch này, cô bắt đầu bàn tới việc chuẩn bị lên đường.
--- ------ ------ ------ -------1 Tức nitrat bạc.
2 ý nói bâng quơ, không đâu vào đâu
Tác giả :
Leo Tolstoy