Ánh Dương Soi Lối
Chương 59
Dạo gần đây tinh thần thể lực của Hứa Liên Nhã rất khó ổn định, ngoài biểu hiện ở chất lượng giấc ngủ và khẩu vị ra, thì phản ánh trực tiếp hơn chính là ở trong tiệm.
Có thể Hạ Nguyệt đã ngửi thấy mùi nguy hiểm, gần đây thấy Hứa Liên Nhã là hai mắt lại lóe lên, lúc nghe điện thoại cũng lấm lét. Chắc là muốn nhảy việc đây, trực giác của Hứa Liên Nhã mách, cũng biết không thể xây dựng tư tưởng tốt được.
Mặt tiền cửa tiệm bị đập phá nên cô phải sửa chữa lại, chậm mất mấy ngày, ngoài con Samoyed chưa hết kỳ nhờ nuôi ra thì không nhận thêm thú nuôi nữa. Cách thời gian chủ của Samoyed quay về còn gần nửa tháng nữa, nhưng do chăm sóc hời hợt thêm thời tiết nắng nóng, Samoyed bắt đầu tiêu chảy, tinh thần uể oải có xu hướng phát sốt. Hứa Liên Nhã bắt đầu xem trọng, trực đêm lại càng chú ý tỉ mỉ hơn.
Chuyện phá cửa tiệm vẫn chưa có chân tướng, nhưng cô cũng không thể thuận lợi đóng tiệm, trốn là thượng sách. Ngay lúc này cô cần một chuyện khác để chuyển dời sự chú ý, vì vậy đành mượn chuyện bệnh tình của Samoyed, từ từ để đoàn tàu đi lệch đường ray này dần dần quay về vị trí cũ.
Cuối cùng Samoyed vẫn bị sốt, Hứa Liên Nhã nói chuyện điện thoại với chủ nhân, đương nhiên là bị trách mắng bóng gió rồi. Cô thận trọng cho Samoyed truyền nước, rồi nằm xuống chiếc giường xếp đặt trên tầng hai.
Rèm cửa không che đi được tiếng ồn ào huyên náo và ánh đèn trong thành phố, sau khi thích ứng được với bóng tối thì lại cảm nhận được vài sắc màu không thuộc về đêm tối.
Hứa Liên Nhã không có thói quen lên kế hoạch lâu dài, chỉ là cần phải có tay vịn chắc chắn cho con đường tương lai.
Mới đầu cô cũng đã nghĩ giống rất nhiều nhân công từ nơi khác đến thành phố này, đầu tiên là tìm được chỗ trú chân, sau đó vào lúc thích hợp sẽ lập gia đình, đối phương đến từ trời nam biển bắc gì cũng được, chỉ cần là người tốt hợp ý cô, một năm về quê một hai lần.
Nhưng chuyến tàu này đã bất tri bất giác đi lệch đường, lái vào quần đảo được sương mù bao trùm dày đặc, bất cứ lúc nào cũng có thể đụng phải đá ngầm nguy hiểm.
Hứa Liên Nhã không biết mình đã ngủ thiếp đi tự bao giờ, chỉ nhớ tiếng chó sủa nôn nóng đã đánh thức cô, sau đó là mùi đốt cháy là lạ, máy điều hòa như phả ra hơi nóng bức người.
Cơn ngái ngủ nửa mê nửa tỉnh lập tức bị biến mất, Hứa Liên Nhã xoay người xuống giường, động tác quá nhanh khiến giường dịch chuyển đi mấy tấc, khói mù bốc lên từ hành lang, xen lẫn là tiếng nổ lách tách, trên tường là ánh đỏ mờ mờ, dưới cầu thang như ẩn chứa một chậu than khổng lồ - tầng một bị cháy rồi!
Hứa Liên Nhã bịt mũi chạy xuống mấy bước, lối lên cầu thang nằm phía sau cửa sổ của tiệm, ngọn lửa đang nuốt lấy tấm rèm, lửa cũng đã liếm đến bên cạnh cửa nhà vệ sinh.
Mắt Hứa Liên Nhã bị hun nóng chảy cả nước mắt, mỗi lần hít vào đều toàn mùi tro cay nóng.
Không kịp chửi thề, Hứa Liên Nhã lảo đảo chạy đi kéo cửa kính ở tầng hai trước mặt ra, làn khói dày lập tức ùa vào, ép cô bước lùi ra sau - trước cửa tiệm cũng gặp họa!
Trận lửa đánh úp từ hai phía cứ như vậy bốc cháy hừng hực, tầng hai đã thành củi khô nằm trên đống lửa, lửa lan tràn chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi.
Không khí bị đốt càng lúc càng loãng, Hứa Liên Nhã cảm thấy khó thở. Khói dày đặc cuồn cuộn trong lửa, chặn trước mắt là màn khói đen xì dày đặc.
Men theo tiếng sủa đầy hoảng sợ của con Samoyed, Hứa Liên Nhã đập đầu cố sức đẩy cửa nhôm ra. Căn phòng này dựa vào cầu thang, cửa sổ khá to, trên song chống trộm là một khung cửa nhỏ, bình thường vẫn luôn được khóa. Chỉ cần có thể mở được cửa sổ là cô có thể chạy đi, tầng hai không cao, cùng lắm là ngã gãy chân thôi.
Chưa bao giờ nghĩ sẽ có một ngày dùng đến khung cửa chạy thoát thân này, tìm ra chìa khóa thôi cũng đủ tốn sức lắm rồi, Hứa Liên Nhã càng lúc càng ho liên tục, cố gắng đứng vững.
Ổ khóa nằm bên ngoài, trải qua tháng ngày dầm mưa dãi nắng đã để nó bị gỉ rét, gần như đã không nhét được chìa khóa vào rồi. Cô càng vội thì lỗ khóa càng như nhỏ lại, dần dần thu nhỏ đi. Ngọn lửa đã lan đến bệ chống thấm bên ngoài cửa sổ rồi.
Hứa Liên Nhã từ bỏ, đập mạnh lên lưới chống trộm hét cứu mạng, nhưng âm thanh khản đặc đã chìm ngập trong biển lửa. Lại cố sức lay động cánh cửa chống trộm, nhưng những chiếc đinh to lớn đã cố định cửa sổ vào khung cửa một cách chặt chẽ rồi.
Đứng bên bờ tuyệt vọng sẽ không khỏi nghĩ đến, tại sao lại là tôi. Hứa Liên Nhã tự nghĩ tuy bản thân không xem là lương thiện lắm, nhưng cũng không hề làm chuyện gì thương thiên hại lý, nếu nói vụ hỏa hoạn này là báo ứng thì cô chết không nhắm nổi mắt.
Hứa Liên Nhã ngồi xổm trên đất, mở lồng nhốt con Samoyed ra, yên lặng nhận lỗi: Xin lỗi mày, có thể không cứu được mày rồi, tự mày hãy trốn đi...
Samoyed được giải thoát lập tức chui ra khỏi lồng, chạy ra ngoài cửa, sau một lúc co ro thăm dò, lại uể oải quay trở về. Ngay đến nó cũng biết đã là đường chết, nôn nóng chạy quanh người Hứa Liên Nhã.
Khi đứng lên lần nữa lại lảo đảo chực ngã, trong cơn mờ ảo Hứa Liên Nhã trông thấy bóng người lay động người sổ. Cô đi lại gần, đúng là bóng người, không phải hình phản chiếu của đồ vật.
"Cứu với ——" Cổ họng gần như sặc ra máu, nhưng cô vẫn cố đập mạnh vào cửa chống trộm.
Hình như Samoyed cũng nhận ra được tia hy vọng, nhảy lên cửa sổ sủa cầu cứu liên tục.
"Liên Nhã ——" Âm thanh quen thuộc xuyên qua màn khói truyền đến, "Liên Nhã, em tránh ra, để anh phá cửa sổ ——"
"A Dương..."
"Đừng nói gì cả, anh vào ngay đây." Triệu Tấn Dương lại lục lọi gì đó từ sau lưng, "Bước lùi vào trong đi."
Hứa Liên Nhã lôi con Samoyed tránh ra.
Hơi nóng bốc lên khiến Triệu Tấn Dương nhíu mày, anh nhảy lên bệ chống thấm, vừa đề phòng thế lửa bên chân, vừa lôi một khẩu súng ra. Kể từ khi biết Hứa Liên Nhã bị để mắt đến là anh luôn mang theo súng trong người, chỉ có điều không muốn dùng đến nó nhanh như thế.
Lên nòng, nhắm bắn.
Hai tiếng đoàng đoàng vang lên, kết hợp cùng tiếng hai chiếc đinh bật ra khỏi khung cửa, bả vai rắn chắc của anh cũng rung lên vì lực đàn hồi.
Thu súng về, dùng khuỷu tay đập vào lưới chống trộm, Triệu Tấn Dương đẩy cửa sổ nhảy vào.
Hứa Liên Nhã đã cận kề bên bờ kiệt sức, vừa đi được hai bước đã bị anh kéo mạnh vào lòng.
"A Dương..." Tiếng lẩm bẩm vô ý thức, khản đặc như sau một trận khóc toáng.
"Đừng nói gì cả, chúng ta ra khỏi nơi này." Anh gấp gáp nữa đở nữa ôm đưa cô đến cửa sổ, "Có thể đứng vững được không? Anh sẽ ôm em ra ngoài, em nhảy xuống đi, ở dưới sẽ có người đón."
Cũng không đợi cô trả lời, hai tay Triệu Tấn Dương đã luồn xuống dưới nách cô, nhét cô qua khung cửa.
Anh vừa ho vừa kêu lên: "Đứng trên tấm đá, đứng vững vào."
Một tay Triệu Tấn Dương vẫn còn đỡ cô, chống lấy mép cửa chui ra ngoài.
Ngọn lửa như cỏ dại bao vây lấy bệ chống thấm.
"Chó..." Hứa Liên Nhã quay đầu lại nhìn quanh, "Chó đâu..."
"Cái gì?"
Mấy người ở nhà đối diện thức giấc chạy ra ban công, thậm chí còn chạy xuống tầng một, ngạc nhiên hô to bàn tán, lấn át giọng của cô.
"Chó của em..."
Tiếng chó sủa bên trong cửa sổ đáp lại cơn lo lắng của cô.
"Em xuống trước đi."
Triệu Tấn Dương để cô nhìn xuống dưới, có mấy người không biết đã đẩy một chiếc ghế sa lon tả từ đâu đến tới, đang chờ ở dưới lâu.
Triệu Tấn Dương hét to một tiếng xuống dưới, "Sắp xuống rồi."
Người đứng bên ghế giơ cao hai tay, ra hiệu động tác "xuống đi".
"Em tự nhảy được không?"
Gật đầu.
Triệu Tấn Dương lo cô bị đập đầu, nhưng cũng không thể không đẩy cô xuống được.
"Nhảy xuống giữa, bọn họ sẽ đỡ em, đừng sợ."
Hứa Liên Nhã buông anh ra trước, dùng sức lực nhảy xuống lầu một cú.
Cả người ngã nhào xuống ghế sa lon, xung lực làm chiếc ghế bật ngửa ra sau, bên cạnh có người đỡ lấy ghế, cũng có người đi đến đỡ cô.
—— Được cứu rồi.
Triệu Tấn Dương thấy cô bình yên, mới đưa tay túm lấy con Samoyed ra.
Con Samoyed bị bệnh đã gần như thoi thóp, thè dài lưỡi ra thở hổn hển, sợ lúc nó nhảy sẽ không có sức tự bảo vệ mình được, Triệu Tấn Dương bèn vắt nó lên vai, đoán qua vị trí của chiếc ghế, rồi hét lên một tiếng ——
Tôi xuống đây!
Anh như chim ưng một cánh, bay từ tầng hai xuống.
Xe cứu hỏa, xe cứu thương nối đuôi nhau đến, đêm khuya vốn không yên tĩnh trong thành phố lại càng vô cùng ôn ào.
Mấy sạp quán ăn đêm ở bên kia vừa mới tan, lác đác mấy kẻ say dừng lại phấn khích múa máy chân tay khi nghe thấy tiếng còi.
Nhân viên của cửa hàng tiện lời 24 giờ ở bên đường đối diện cũng đi ra nhìn, trận hỏa hoạn này chỉ là chút tô điểm trong cuộc sống về đêm của họ mà thôi.
Tài xế taxi lười biếng đậu xe ven đường cũng thò đầu ra nhìn, ngáp một cái rồi trò chuyện mấy câu với đồng nghiệp đi ngang qua.
Ngay đến hai kẻ nhặt ve chai bên thùng rác cũng dừng lại, nhìn về nơi bốc cháy. Một kẻ trong đó xốc chiếc túi nhựa nylon trên vai lên, nhìn quanh bốn phía như xác nhận an toàn, "Anh ba, chúng ta... cũng nên đi thôi."
Kẻ còn lại ừ một tiếng như nói mê, trên gương mặt có vết sẹo chạy dài xuất hiện nụ cười kỳ quái.
"Lát nữa cảnh sát sẽ đến." Tên cầm túi dè dặt nói, "Chúng ta vẫn nên về thôi."
"Ừ." Gã tên anh ba chỉ đáp lại chứ không nhúc nhích, lôi một hộp Trung Hoa từ trong ngực ra, rút ra một điếu, sờ trái sờ phải lại không thấy bật lửa đâu. Gã hỏi kẻ bên cạnh, "Bật lửa."
Tên cầm túi khổ sở nói: "Chỉ mang theo hai cái, vừa nãy đã ném vào trong đó cả rồi."
"Mẹ kiếp tao ném mày!" Anh ba dùng tiếng Quảng mắng một câu, đưa chân lên đạp hắn, "Đi mua!"
Tên cầm túi xòe bàn tay bốc mùi hôi thối ra: "Anh ba, trông chúng ta bây giờ, nếu đi mua đồ thì nhất định người khác sẽ thấy kỳ lạ..."
Anh ba lại mắng nhỏ một câu, bóp cong điếu thuốc, "Tâm trạng xem trò vui của ông đây đều bị mày phá hỏng rồi!"
Tên cầm túi nơm nớp lo sợ cứng cả họng, hòa nhã nói: "Anh bam hay chúng ta về đi, nhìn trò cũng đủ rồi, em cũng ngửi thấy được mùi thịt nướng rồi đấy."
Được nịnh nọt như thế, nhất thời anh ba quên luôn phiền não về điếu thuốc, cười: "Hồi bé mày có từng nướng khoai lang bằng lò đất không?"
Tên cầm túi bị câu nói không liên quan về kiếp khó khăn làm cho bối rối, nhưng anh ba của hắn vẫn nhìn về phía lửa cháy, cười tủm tỉm không giải thích gì thêm. Hắn lấy can đảm hỏi: "Anh ba, nếu anh không nhìn vừa mắt con bé đó thì kêu mấy anh em chúng ta trói nó lại đánh một trận, hoặc là..."
"Cách tốt nhất để tấn công một người, chính là phá hủy đi thứ đồ quan trọng nhất của hắn."
Tên cầm túi sững người ra."
"Là danh ngôn của anh Kình đấy, có hiểu không? Trực tiếp cho hắn ta chết tử tế thì tiện cho hắn quá rồi, quá đơn giản!"
"À..." Tên cầm tủi chỉ có thể vờ như đã hiểu, "Vậy cũng đâu cần anh ba anh tự mình đến, để bọn em ra tay là được rồi."
Gã đàn ông vui vẻ nói: "Mày thì biết cái gì, nướng khoai lang vui hơn ăn khoai nhiều... Quả thật rất vui..." Cười khà khà với mặt tiền cửa tiệm bị cháy nát bét của Hứa Liên Nhã, rồi ném lại một chữ cuối cùng: "Đi."
Có thể Hạ Nguyệt đã ngửi thấy mùi nguy hiểm, gần đây thấy Hứa Liên Nhã là hai mắt lại lóe lên, lúc nghe điện thoại cũng lấm lét. Chắc là muốn nhảy việc đây, trực giác của Hứa Liên Nhã mách, cũng biết không thể xây dựng tư tưởng tốt được.
Mặt tiền cửa tiệm bị đập phá nên cô phải sửa chữa lại, chậm mất mấy ngày, ngoài con Samoyed chưa hết kỳ nhờ nuôi ra thì không nhận thêm thú nuôi nữa. Cách thời gian chủ của Samoyed quay về còn gần nửa tháng nữa, nhưng do chăm sóc hời hợt thêm thời tiết nắng nóng, Samoyed bắt đầu tiêu chảy, tinh thần uể oải có xu hướng phát sốt. Hứa Liên Nhã bắt đầu xem trọng, trực đêm lại càng chú ý tỉ mỉ hơn.
Chuyện phá cửa tiệm vẫn chưa có chân tướng, nhưng cô cũng không thể thuận lợi đóng tiệm, trốn là thượng sách. Ngay lúc này cô cần một chuyện khác để chuyển dời sự chú ý, vì vậy đành mượn chuyện bệnh tình của Samoyed, từ từ để đoàn tàu đi lệch đường ray này dần dần quay về vị trí cũ.
Cuối cùng Samoyed vẫn bị sốt, Hứa Liên Nhã nói chuyện điện thoại với chủ nhân, đương nhiên là bị trách mắng bóng gió rồi. Cô thận trọng cho Samoyed truyền nước, rồi nằm xuống chiếc giường xếp đặt trên tầng hai.
Rèm cửa không che đi được tiếng ồn ào huyên náo và ánh đèn trong thành phố, sau khi thích ứng được với bóng tối thì lại cảm nhận được vài sắc màu không thuộc về đêm tối.
Hứa Liên Nhã không có thói quen lên kế hoạch lâu dài, chỉ là cần phải có tay vịn chắc chắn cho con đường tương lai.
Mới đầu cô cũng đã nghĩ giống rất nhiều nhân công từ nơi khác đến thành phố này, đầu tiên là tìm được chỗ trú chân, sau đó vào lúc thích hợp sẽ lập gia đình, đối phương đến từ trời nam biển bắc gì cũng được, chỉ cần là người tốt hợp ý cô, một năm về quê một hai lần.
Nhưng chuyến tàu này đã bất tri bất giác đi lệch đường, lái vào quần đảo được sương mù bao trùm dày đặc, bất cứ lúc nào cũng có thể đụng phải đá ngầm nguy hiểm.
Hứa Liên Nhã không biết mình đã ngủ thiếp đi tự bao giờ, chỉ nhớ tiếng chó sủa nôn nóng đã đánh thức cô, sau đó là mùi đốt cháy là lạ, máy điều hòa như phả ra hơi nóng bức người.
Cơn ngái ngủ nửa mê nửa tỉnh lập tức bị biến mất, Hứa Liên Nhã xoay người xuống giường, động tác quá nhanh khiến giường dịch chuyển đi mấy tấc, khói mù bốc lên từ hành lang, xen lẫn là tiếng nổ lách tách, trên tường là ánh đỏ mờ mờ, dưới cầu thang như ẩn chứa một chậu than khổng lồ - tầng một bị cháy rồi!
Hứa Liên Nhã bịt mũi chạy xuống mấy bước, lối lên cầu thang nằm phía sau cửa sổ của tiệm, ngọn lửa đang nuốt lấy tấm rèm, lửa cũng đã liếm đến bên cạnh cửa nhà vệ sinh.
Mắt Hứa Liên Nhã bị hun nóng chảy cả nước mắt, mỗi lần hít vào đều toàn mùi tro cay nóng.
Không kịp chửi thề, Hứa Liên Nhã lảo đảo chạy đi kéo cửa kính ở tầng hai trước mặt ra, làn khói dày lập tức ùa vào, ép cô bước lùi ra sau - trước cửa tiệm cũng gặp họa!
Trận lửa đánh úp từ hai phía cứ như vậy bốc cháy hừng hực, tầng hai đã thành củi khô nằm trên đống lửa, lửa lan tràn chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi.
Không khí bị đốt càng lúc càng loãng, Hứa Liên Nhã cảm thấy khó thở. Khói dày đặc cuồn cuộn trong lửa, chặn trước mắt là màn khói đen xì dày đặc.
Men theo tiếng sủa đầy hoảng sợ của con Samoyed, Hứa Liên Nhã đập đầu cố sức đẩy cửa nhôm ra. Căn phòng này dựa vào cầu thang, cửa sổ khá to, trên song chống trộm là một khung cửa nhỏ, bình thường vẫn luôn được khóa. Chỉ cần có thể mở được cửa sổ là cô có thể chạy đi, tầng hai không cao, cùng lắm là ngã gãy chân thôi.
Chưa bao giờ nghĩ sẽ có một ngày dùng đến khung cửa chạy thoát thân này, tìm ra chìa khóa thôi cũng đủ tốn sức lắm rồi, Hứa Liên Nhã càng lúc càng ho liên tục, cố gắng đứng vững.
Ổ khóa nằm bên ngoài, trải qua tháng ngày dầm mưa dãi nắng đã để nó bị gỉ rét, gần như đã không nhét được chìa khóa vào rồi. Cô càng vội thì lỗ khóa càng như nhỏ lại, dần dần thu nhỏ đi. Ngọn lửa đã lan đến bệ chống thấm bên ngoài cửa sổ rồi.
Hứa Liên Nhã từ bỏ, đập mạnh lên lưới chống trộm hét cứu mạng, nhưng âm thanh khản đặc đã chìm ngập trong biển lửa. Lại cố sức lay động cánh cửa chống trộm, nhưng những chiếc đinh to lớn đã cố định cửa sổ vào khung cửa một cách chặt chẽ rồi.
Đứng bên bờ tuyệt vọng sẽ không khỏi nghĩ đến, tại sao lại là tôi. Hứa Liên Nhã tự nghĩ tuy bản thân không xem là lương thiện lắm, nhưng cũng không hề làm chuyện gì thương thiên hại lý, nếu nói vụ hỏa hoạn này là báo ứng thì cô chết không nhắm nổi mắt.
Hứa Liên Nhã ngồi xổm trên đất, mở lồng nhốt con Samoyed ra, yên lặng nhận lỗi: Xin lỗi mày, có thể không cứu được mày rồi, tự mày hãy trốn đi...
Samoyed được giải thoát lập tức chui ra khỏi lồng, chạy ra ngoài cửa, sau một lúc co ro thăm dò, lại uể oải quay trở về. Ngay đến nó cũng biết đã là đường chết, nôn nóng chạy quanh người Hứa Liên Nhã.
Khi đứng lên lần nữa lại lảo đảo chực ngã, trong cơn mờ ảo Hứa Liên Nhã trông thấy bóng người lay động người sổ. Cô đi lại gần, đúng là bóng người, không phải hình phản chiếu của đồ vật.
"Cứu với ——" Cổ họng gần như sặc ra máu, nhưng cô vẫn cố đập mạnh vào cửa chống trộm.
Hình như Samoyed cũng nhận ra được tia hy vọng, nhảy lên cửa sổ sủa cầu cứu liên tục.
"Liên Nhã ——" Âm thanh quen thuộc xuyên qua màn khói truyền đến, "Liên Nhã, em tránh ra, để anh phá cửa sổ ——"
"A Dương..."
"Đừng nói gì cả, anh vào ngay đây." Triệu Tấn Dương lại lục lọi gì đó từ sau lưng, "Bước lùi vào trong đi."
Hứa Liên Nhã lôi con Samoyed tránh ra.
Hơi nóng bốc lên khiến Triệu Tấn Dương nhíu mày, anh nhảy lên bệ chống thấm, vừa đề phòng thế lửa bên chân, vừa lôi một khẩu súng ra. Kể từ khi biết Hứa Liên Nhã bị để mắt đến là anh luôn mang theo súng trong người, chỉ có điều không muốn dùng đến nó nhanh như thế.
Lên nòng, nhắm bắn.
Hai tiếng đoàng đoàng vang lên, kết hợp cùng tiếng hai chiếc đinh bật ra khỏi khung cửa, bả vai rắn chắc của anh cũng rung lên vì lực đàn hồi.
Thu súng về, dùng khuỷu tay đập vào lưới chống trộm, Triệu Tấn Dương đẩy cửa sổ nhảy vào.
Hứa Liên Nhã đã cận kề bên bờ kiệt sức, vừa đi được hai bước đã bị anh kéo mạnh vào lòng.
"A Dương..." Tiếng lẩm bẩm vô ý thức, khản đặc như sau một trận khóc toáng.
"Đừng nói gì cả, chúng ta ra khỏi nơi này." Anh gấp gáp nữa đở nữa ôm đưa cô đến cửa sổ, "Có thể đứng vững được không? Anh sẽ ôm em ra ngoài, em nhảy xuống đi, ở dưới sẽ có người đón."
Cũng không đợi cô trả lời, hai tay Triệu Tấn Dương đã luồn xuống dưới nách cô, nhét cô qua khung cửa.
Anh vừa ho vừa kêu lên: "Đứng trên tấm đá, đứng vững vào."
Một tay Triệu Tấn Dương vẫn còn đỡ cô, chống lấy mép cửa chui ra ngoài.
Ngọn lửa như cỏ dại bao vây lấy bệ chống thấm.
"Chó..." Hứa Liên Nhã quay đầu lại nhìn quanh, "Chó đâu..."
"Cái gì?"
Mấy người ở nhà đối diện thức giấc chạy ra ban công, thậm chí còn chạy xuống tầng một, ngạc nhiên hô to bàn tán, lấn át giọng của cô.
"Chó của em..."
Tiếng chó sủa bên trong cửa sổ đáp lại cơn lo lắng của cô.
"Em xuống trước đi."
Triệu Tấn Dương để cô nhìn xuống dưới, có mấy người không biết đã đẩy một chiếc ghế sa lon tả từ đâu đến tới, đang chờ ở dưới lâu.
Triệu Tấn Dương hét to một tiếng xuống dưới, "Sắp xuống rồi."
Người đứng bên ghế giơ cao hai tay, ra hiệu động tác "xuống đi".
"Em tự nhảy được không?"
Gật đầu.
Triệu Tấn Dương lo cô bị đập đầu, nhưng cũng không thể không đẩy cô xuống được.
"Nhảy xuống giữa, bọn họ sẽ đỡ em, đừng sợ."
Hứa Liên Nhã buông anh ra trước, dùng sức lực nhảy xuống lầu một cú.
Cả người ngã nhào xuống ghế sa lon, xung lực làm chiếc ghế bật ngửa ra sau, bên cạnh có người đỡ lấy ghế, cũng có người đi đến đỡ cô.
—— Được cứu rồi.
Triệu Tấn Dương thấy cô bình yên, mới đưa tay túm lấy con Samoyed ra.
Con Samoyed bị bệnh đã gần như thoi thóp, thè dài lưỡi ra thở hổn hển, sợ lúc nó nhảy sẽ không có sức tự bảo vệ mình được, Triệu Tấn Dương bèn vắt nó lên vai, đoán qua vị trí của chiếc ghế, rồi hét lên một tiếng ——
Tôi xuống đây!
Anh như chim ưng một cánh, bay từ tầng hai xuống.
Xe cứu hỏa, xe cứu thương nối đuôi nhau đến, đêm khuya vốn không yên tĩnh trong thành phố lại càng vô cùng ôn ào.
Mấy sạp quán ăn đêm ở bên kia vừa mới tan, lác đác mấy kẻ say dừng lại phấn khích múa máy chân tay khi nghe thấy tiếng còi.
Nhân viên của cửa hàng tiện lời 24 giờ ở bên đường đối diện cũng đi ra nhìn, trận hỏa hoạn này chỉ là chút tô điểm trong cuộc sống về đêm của họ mà thôi.
Tài xế taxi lười biếng đậu xe ven đường cũng thò đầu ra nhìn, ngáp một cái rồi trò chuyện mấy câu với đồng nghiệp đi ngang qua.
Ngay đến hai kẻ nhặt ve chai bên thùng rác cũng dừng lại, nhìn về nơi bốc cháy. Một kẻ trong đó xốc chiếc túi nhựa nylon trên vai lên, nhìn quanh bốn phía như xác nhận an toàn, "Anh ba, chúng ta... cũng nên đi thôi."
Kẻ còn lại ừ một tiếng như nói mê, trên gương mặt có vết sẹo chạy dài xuất hiện nụ cười kỳ quái.
"Lát nữa cảnh sát sẽ đến." Tên cầm túi dè dặt nói, "Chúng ta vẫn nên về thôi."
"Ừ." Gã tên anh ba chỉ đáp lại chứ không nhúc nhích, lôi một hộp Trung Hoa từ trong ngực ra, rút ra một điếu, sờ trái sờ phải lại không thấy bật lửa đâu. Gã hỏi kẻ bên cạnh, "Bật lửa."
Tên cầm túi khổ sở nói: "Chỉ mang theo hai cái, vừa nãy đã ném vào trong đó cả rồi."
"Mẹ kiếp tao ném mày!" Anh ba dùng tiếng Quảng mắng một câu, đưa chân lên đạp hắn, "Đi mua!"
Tên cầm túi xòe bàn tay bốc mùi hôi thối ra: "Anh ba, trông chúng ta bây giờ, nếu đi mua đồ thì nhất định người khác sẽ thấy kỳ lạ..."
Anh ba lại mắng nhỏ một câu, bóp cong điếu thuốc, "Tâm trạng xem trò vui của ông đây đều bị mày phá hỏng rồi!"
Tên cầm túi nơm nớp lo sợ cứng cả họng, hòa nhã nói: "Anh bam hay chúng ta về đi, nhìn trò cũng đủ rồi, em cũng ngửi thấy được mùi thịt nướng rồi đấy."
Được nịnh nọt như thế, nhất thời anh ba quên luôn phiền não về điếu thuốc, cười: "Hồi bé mày có từng nướng khoai lang bằng lò đất không?"
Tên cầm túi bị câu nói không liên quan về kiếp khó khăn làm cho bối rối, nhưng anh ba của hắn vẫn nhìn về phía lửa cháy, cười tủm tỉm không giải thích gì thêm. Hắn lấy can đảm hỏi: "Anh ba, nếu anh không nhìn vừa mắt con bé đó thì kêu mấy anh em chúng ta trói nó lại đánh một trận, hoặc là..."
"Cách tốt nhất để tấn công một người, chính là phá hủy đi thứ đồ quan trọng nhất của hắn."
Tên cầm túi sững người ra."
"Là danh ngôn của anh Kình đấy, có hiểu không? Trực tiếp cho hắn ta chết tử tế thì tiện cho hắn quá rồi, quá đơn giản!"
"À..." Tên cầm tủi chỉ có thể vờ như đã hiểu, "Vậy cũng đâu cần anh ba anh tự mình đến, để bọn em ra tay là được rồi."
Gã đàn ông vui vẻ nói: "Mày thì biết cái gì, nướng khoai lang vui hơn ăn khoai nhiều... Quả thật rất vui..." Cười khà khà với mặt tiền cửa tiệm bị cháy nát bét của Hứa Liên Nhã, rồi ném lại một chữ cuối cùng: "Đi."
Tác giả :
Khâm Điểm Phế Sài