Âm Vang
Chương 21 Bắt đầu gọi điện lại
1.
Trình Hi áp sát vào cửa, nhìn ra ngoài qua lỗ mắt mèo.
Bên ngoài thấu kính là hành lang trống rỗng.
Cô thở phào, ngoái đầu nói “con đi làm đây ạ" rồi xoay cửa, né người lách ra.
“Đi sớm thế?" Câu hỏi của mẹ Trình bị tiếng đóng cửa cắt ngang, văng vẳng trong buổi sớm mai.
Bấy giờ là 7 giờ sáng, ngày thứ hai sau khi trở về từ viện điều dưỡng Đàn Sơn, cũng chính là ngày Trình Thời hẹn trước.
Trình Hi tính há miệng chờ sung, chẳng ngờ lại nhận được thông báo quay lại làm việc. Hai chuyện liền nhau vừa khéo như vậy khiến cô không khỏi suy đoán, chính sếp cố ý sắp xếp.
Nhưng làm sao anh ta biết được, lẽ nào hỏi trời?
Nghĩ như thế, cô dè dặt xuống lầu, đứng trước cửa khu chung cư quan sát một lúc rồi mới rảo bước đi.
Khu chung cư vẫn như cũ, vẫn như những buổi sáng mọi khi.
Trình Hi đi qua tiệm ăn sáng gần đó, chỉ liếc qua rồi tiếp tục đi tới, đi thêm mấy phút nữa cô mới ngồi xuống gian hàng ở chỗ xa hơn.
Cô gọi bát sữa đậu nành, uống từng hớp một, không nếm được mùi vị. Đầu óc rối tung khiến cô không biết phải bắt đầu từ đâu, hoặc nói cho đúng là…
Khiến cô cảm thấy sợ hãi.
Hôm qua khi định ra ngoài, cô lại phát hiện người của công ty địa ốc phục sẵn ngay bên dưới, như gã thợ săn đang đi tuần.
Cô hết hồn, suýt nữa ngã trẹo chân, ba bước gộp hai chạy lên lầu nấp trong nhà, dựa vào cửa thở dốc.
Một lúc sau mới lặng lẽ nhìn vào mắt mèo.
Có một con mắt khác!
Trình Hi như ngừng thở, tim đập thình thịch, lập tức rụt người về sau, đồng thời nghe được âm thanh quái gở: “Quản lý Trình có ở nhà không?"
Suýt nữa đã lên cơn đau tim.
Chính vì chuyện đó nên Trình Hi mới phải đi làm từ lúc 7 giờ – nếu không thể cứ ở nhà thì đành cố gắng tránh hắn ta.
Cô ngồi trong quán ăn sáng rất lâu, mãi cho tới 8 giờ khi người trên phố dần đông đúc, các hộ kinh doanh ở số 76 đường Đàn Viên cũng lần lượt mở cửa, cô mới xách túi chuẩn bị đi làm.
Kết quả còn chưa kịp đi vào đại lộ thì bỗng nhiên có một chiếc SUV màu trắng lao đến từ phía sau, trong con hẻm chật chội, thân xe sượt ngang người cô.
Trình Hi không kịp né tránh, trong nháy mắt cô chỉ cảm thấy hai vai trống rỗng, định thần lại thì chiếc túi đã bị người trong xe giật mất.
Chiếc xe đó…
Cô ngẩn ngơ đứng tại chỗ nhìn đuôi xe đi kia. SUV màu trắng, ký ức trong bãi đậu xe bị xóa lại lần nữa xuất hiện trong đời cô theo cách này.
Kinh ngạc, tức giận, sợ hãi, thậm chí còn có cảm giác chạy đằng trời cũng không thoát – chuyện cần xuất hiện sẽ xuất hiện, chuyện cần xảy ra thì sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra.
Những cảm xúc này đã khóa chặt cô tại chỗ, không thể di chuyển.
2.
Trình Hi đã nghĩ đến chuyện báo cảnh sát, nhưng không biết cảnh sát tới thật thì phải giải thích thế nào… Giành nhau một chiếc điện thoại không rõ lai lịch?
Mà nguyên nhân là vì nó có thể gọi về quá khứ?
Như thế kết quả không gì khác ngoài: một là phải giao nộp điện thoại, hai là bị coi là kẻ tâm thần, ba là lên bản tin xã hội.
Cô không dám mạo hiểm, siết chặt điện thoại Motorola trong túi áo – may mà cô để trong túi áo khoác chứ không thả vào túi xách.
Hiện tại khó có thể đảm bảo nó còn ở trong tay mình bao lâu, chuyện khẩn cấp bây giờ là nhắc nhở Tưởng Kim Minh, cảnh giác có người khác điện tới.
Mà những ẩn số kia cũng nên tìm lời giải từ quá khứ.
Mọi chuyện vẫn chưa dừng, cuộc điện thoại vẫn không thể gián đoạn.
Trình Hi đến rạp phim, đi thẳng lên phòng VIP ở tầng bốn. Cô khóa trái cửa, không do dự bấm dãy số bàn đã thuộc làu.
Trong cuộc gọi không vui lần trước cô đã thất thố điên cuồng thế nào. Nhớ tới chuyện đó, Trình Hi ảo não, cúi đầu ôm trán lắng nghe âm thanh kết nối.
“Tút… Tút… Xin chào, đây là số 76 đường Đàn Viên."
“… Chào chị." Cô nhận ra âm thanh này, đã từng nghe máy của mình, “Tôi đặt hẹn đi tham quan, là rạp chiếu phim Thời Đại…"
Bên kia ghi chép lại, sau đó có tiếng lật giấy, nói: “Có phải cô đã từng đặt hẹn không, hình như tôi vẫn còn ấn tượng."
“À vâng, thật ra tôi là…"
Không biết vì sao, Trình Hi không có tâm trạng đối phó với những chuyện này nữa, cô hít một hơi hỏi thẳng, “Ở chỗ các chị có nhân viên tên Tưởng Kim Minh, hiện tại anh ấy có tiện nghe máy không?"
“Tiểu Tưởng không ở đây, xin nghỉ nhập viện rồi."
“Cái gì?"
“Cũng không biết có nghiêm trọng không nữa, cô gọi về nhà cậu ấy hỏi đi."
“À vâng, cám ơn."
Trình Hi cúp máy, trong lòng có dự cảm xấu.
3.
Tưởng Kim Minh lặng lẽ mở mắt, đầu tiên là một đường kẻ, sau đó thế giới trở nên rộng hơn.
Bác sĩ y tá không có ở đây.
Quý Hồng cũng đã về nhà, chỉ có bố Tưởng ở lại chăm sóc, tiếng ngáy khò khò chấn động.
Cơ hội tốt đây rồi.
Anh nhẹ nhàng ngồi dậy, cầm áo khoác, xỏ giày, rón rén rời khỏi phòng bệnh.
Đứng trước cổng bệnh viện một hồi mới bắt được một xe taxi trống.
“Bác tài, đến số 76 đường Đàn Viên." Tưởng Kim Minh vừa nói vừa đưa tay ôm lấy mái tóc bẹp dúm, chiếc áo khoác không che được cổ áo bệnh viện, sọc xanh trắng lộ ra ngoài, trông anh rất không có tinh thần.
“Giờ này đóng cửa rồi, không tham quan được đâu."
“Tôi làm việc ở đó."
“Đêm hôm khuya khoắt còn rời viện đi làm à, cậu vẫn ở viện phải không, thanh niên trai trẻ liều mạng như thế, cơ thể chịu nổi không?"
Tưởng Kim Minh ừ một tiếng, cất túi nhìn ra ngoài cửa sổ.
Tài xế giẫm đinh mềm, cảm thấy mình đã chạm phải chỗ đau của cậu ta, lại thấy cậu ta còn trẻ nên nảy sinh cảm giác đồng tình, thở dài nói: “Thanh niên trai trẻ vẫn có thể chịu đựng, không sao, tôi thấy cậu…?"
“Đầu óc." Tưởng Kim Minh lạnh nhạt nói, “Bọn họ cảm thấy đầu óc tôi không bình thường, tưởng tượng những chuyện không xảy ra. Chú có muốn nghe không?"
“…"
Tài xế nuốt nước bọt, không nói tiếp nữa.
Tưởng Kim Minh vừa bực mình vừa buồn cười, lúc xuống xe còn cảm ơn, sau đó xoay người đi vào cửa số 76 đường Đàn Viên.
Anh lên tầng bốn, vào văn phòng, kiểm tra danh sách hẹn – đây là chuyện anh thường làm gần đây, dù nằm viện cũng không ngoại lệ.
Trình Hi có để lại lời nhắn không, có thể gọi điện được nữa không?
Không muốn làm phiền cô, nhưng sau khi trải qua những chuyện không tưởng ngày qua lại khiến anh sốt ruột, nôn nóng muốn câu trả lời.
4.
Phải quay lại mấy ngày trước.
Sau khi kết thúc cuộc gọi lần đó, cuộc sống của Tưởng Kim Minh ổn định trở lại, ngoại trừ thỉnh thoảng cùng Sử Sùng đến câu lạc bộ của chị Tường ra thì gần như chỉ có hai điểm nhà và công ty.
Hôm ấy, nhà trẻ phát quà nhân ngày quốc tế lao động, mấy can dầu với một túi gạo. Quý Hồng sai con trai đến chở về.
Cũng gần nhà nên Tưởng Kim Minh mượn xe đạp của đồng nghiệp, chẳng mấy chốc đã đến nơi. Anh dừng xe trước cửa, cố định túi gạo ở yên sau, bất chợt trông thấy Tiểu Trình Hi tan học, vẫn đeo cặp sách vịt vàng như lần trước, đi loanh quanh trong sân như không có ai đón.
Tưởng Kim Minh im lặng để ý song không dám tiến tới. Đến khi cố định xong đồ, thấy cô bé vẫn đứng đó một mình thì buột miệng hỏi Quý Hồng: “Bố mẹ Cát Tường không đến đón à."
“Ừ, thường xuyên đến trễ." bà cũng nhìn theo, dặn cô giáo để ý đến các cháu, lại buột miệng hỏi, “Con biết nhà em ấy hả?"
“Không có, lần trước trường mẹ đi chơi xuân có gặp."
“Làm gì có chuyện con gặp trong dịp chơi xuân? Con có đi đâu."
“… Bình thường con vẫn đi làm mà."
Tưởng Kim Minh không để ý, đá chân chống, đẩy xe đi về phía trước, nói, “Em ấy đi lạc, con còn tặng đồ chơi cho em ấy… Ở đơn vị."
Quý Hồng càng nghe càng thấy không đúng, nói: “Con cũng đến công viên nhi đồng à?"
“Công viên nhi đồng gì cơ?"
“Thì con nói đi chơi xuân còn gì, ở công viên nhi đồng."
“…" Tưởng Kim Minh dừng chân, hai can dầu rơi xuống khiến xe đạp suýt đổ, cau mày nói, “Không phải trường mẹ đến đơn vị của con du xuân sao? Sáng ngày trước đó mẹ còn nói đi công viên nhi đồng sợ trời mưa, con mới đề nghị tới chỗ con, không phải sau đó đã tới à?"
“Con nói gì thế Kim Minh…"
“… Sao cơ ạ?"
Hai mẹ con ngơ ngác đứng trước cổng trường.
Và như thế, khi gợn sóng của sự thay đổi ập đến cuộc sống của Tưởng Kim Minh, anh gần như có thể hiểu được sự bàng hoàng của Trình Hi lúc ấy.
Từ không dám tin cho đến buộc phải suy nghĩ, từ một mớ ẩn số lộn xộn đến một mớ ẩn số khác còn lộn xộn hơn, lật giở album, ghi chép lại, liên tục xác nhận ký ức nhiều lần.
Tuy nhiên, hai bà mẹ trong tình huống tương tự lại có phản ứng hoàn toàn khác nhau. Trong 20 năm trước và sau, áp lực xã hội và vấn đề tâm lý của giới trẻ không giống nhau. Phản ứng đầu tiên của mẹ Trình là con gái bà quá căng thẳng, mà Quý Hồng lập tức nghĩ đến các bệnh lý cơ thể.
Nhất là đầu.
Hồi còn sống ông nội của Tưởng Kim Minh bị chứng phình động mạch não, mấy năm trước bị vỡ, qua đời vì xuất huyết não.
Bà rất lo, lập tức đến bệnh viện xin tư vấn, biết căn bệnh này vốn dĩ là bệnh bẩm sinh, nhưng cũng không loại trừ yếu tố di truyền. Nếu trong nhà có từ hai người trở lên bị bệnh thì phải cảnh giác.
Quý Hồng vội gọi điện hỏi thăm họ hàng, lần này bà lại phát hiện, một người họ hàng xa cũng bị xuất huyết não, liệt nửa người.
Lo âu vượt quá giới hạn.
Tối hôm đó, Tưởng Kim Minh ngơ ngác bị đưa đến bệnh viện kiểm tra toàn diện.
5.
Tưởng Kim Minh phát hiện năm chữ “rạp chiếu phim Thời Đại" bị gạch đỏ trong sổ hẹn, cảm giác túm được phao cứu sinh này khiến anh không kìm được vỗ bàn, nhấc máy bấm gọi số điện thoại di động.
Phải đến lúc Trình Hi đi tuần trước khi tan ca, điện thoại mới có thể kết nối.
Tình hình thời không của mỗi người tương đối phức tạp, cả hai không biết nên bắt đầu từ đâu, trong nửa tháng ngắt kết nối, sự tình phát triển đã hoàn toàn vượt quá dự kiến, cần phải gỡ rối từ từ.
Thế là bắt đầu từ một câu chào hỏi.
“Tôi nghe nói anh nhập viện."
“Còn không phải từ viện về đây sao. Không nghiêm trọng lắm, làm vài kiểm tra thôi."
Anh giải thích mình phát hiện ký ức bị sửa đổi như thế nào, chơi xuân biến thành đến công viên nhi đồng mà những người khác không hay biết: “Mẹ tưởng đầu óc tôi có vấn đề, kéo tôi đến viện kiểm tra cho bằng được."
Hiệu ứng cánh bướm lại ảnh hưởng ngược đến quá khứ. Sự thay đổi đã xảy ra từ lâu nhưng lúc này Tưởng Kim Minh mới phát giác.
Lần đầu anh ta trải qua nỗi hoài nghi và hốt hoảng ấy, cô chợt cảm thấy thông cảm.
Nhưng chỉ thế mà phải nhập viện cơ à? Trình Hi cười khổ: “Hiệu trưởng Quý vẫn dứt khoát như ngày nào."
“Ông nội tôi mất vì xuất huyết não, bà ấy sợ là bệnh di truyền."
“Ồ…"
Hình như nghĩ đến điều gì đó…
Trình Hi tìm kiếm trong ký ức lộn xộn, dừng lại ở một hình ảnh.
Xã khu Phục Viên, nhà của Tưởng Kim Minh, vừa vào cửa đã thấy di ảnh đen trắng của người bố. Quý Hồng nói, ông ấy qua đời vì xuất huyết não.
Ngay tức khắc Trình Hi đã biết dụng ý của căn nhà kia – rõ ràng người nhà đã chuyển đi, nhưng vẫn bài bố mọi thứ như cũ chờ cô đến, là để cô báo tin này sao?!
Là để Tưởng Kim Minh biết bệnh tình của bố anh ta?!
Nếu quả thật nằm ở yếu tố di truyền thì có phải sàng lọc khống chế là được không? Để đề phòng từ sớm?
Với tính cách của Quý Hồng, ắt cũng sẽ giống như lần này, xin tư vấn, kiểm tra, lưu tâm chú ý, và tương lai… có lẽ cũng sẽ không như hiện tại.
Chẳng qua là bởi không ai biết, bản thân lúc ấy cũng không nói gì.
Trầm ngâm một lúc, Trình Hi mở miệng: “Bệnh tai biến mạch máu não cần phải chú ý, nếu là bệnh di truyền… Ông nội anh như vậy thì bố anh cũng cần phải kiểm tra."
Kiến thức y học của cô rất hạn hẹp, chỉ có thể nói lui nói tới vài ý. Tưởng Kim Minh cảm thấy đường đột nhưng vẫn đáp: “Ừm, tôi biết rồi."
“Nếu cũng đã đến bệnh viện thì chi bằng kiểm tra luôn đi, anh thấy sao?"
“Ừ…"
“Còn nữa, anh chuồn viện như thế cũng không hay đâu, dù gì cũng chưa có kết quả kiểm tra. Đi về đi, lần sau nói chuyện…" Cô tính toán trong lòng.
“Tối mai." Tưởng Kim Minh nói.
“Được."
6.
Vừa gọi điện trở lại, có nhiều chuyện chưa kịp nói nhưng may mắn đã tháo được một khúc mắc, coi như có đền bù, để Trình Hi cảm thấy thở phào.
Tinh thần căng thẳng một ngày trời, khi về tới nhà thì đã tối. Mí mắt cô đánh nhau liên tục, đầu đau nhức, nhưng khi vào phòng định nghỉ ngơi thì phát hiện, chiếc túi bị giật lúc sáng đang được đặt trên tủ.
Trình Hi sửng sốt, theo quán tính lại nghi ngờ có phải chuyện lúc sáng bị sửa đổi, vốn dĩ mình không cầm theo túi hay không?!
Nhưng nhìn chằm chằm một lúc lâu cũng không cảm nhận được ký ức mới.
Thế là quay đầu hỏi: “Mẹ, túi xách của con từ đâu ra thế?"
“Cái con bé này, túi xách cũng để quên cho được, phục con đấy. May có đồng nghiệp đem về cho con."
“… Đồng nghiệp nào?"
“Một người nam, khoảng 30 tuổi, nói là…" Bà nhớ lại, “Làm việc ở công ty địa ốc."
Trình Hi ghim móng tay vào lòng bàn tay, kìm nén giọng run run, hỏi: “Anh ta vào nhà mình?"
“Lẽ nào mẹ không nên mời người ta vào nhà uống trà?"
“Anh ta còn làm gì không?" Trình Hi nhìn quanh phòng, nhìn đâu cũng thấy không đúng, may là ngăn kéo có khóa, “Vào cả phòng con?!"
“Trời ạ, vào phòng con làm gì, người ta uống hớp trà rồi đi ngay."
“Lần sau mẹ đừng cho anh ta vào nữa, lần sau… đừng mở cửa cho anh ta, nói chung đừng mở cửa cho bất cứ ai cả."
Cô thật sự tức giận, nghiến răng nghiến lợi, quai hàm bạnh ra: “Anh ta có tranh chấp với chúng con, không có thiện ý đâu, lần sau đừng mở cửa cho anh ta nữa, từ nay về nhà mẹ cũng phải cẩn thận."
“Được rồi được rồi." Mẹ Trình giật mình, vội nói, “Dù là tranh chấp trong công ty thì cũng không thể theo dõi con được, cứ để công ty giải quyết, không được nữa thì chúng ta báo cảnh sát."
“Mẹ nói đúng… Để công ty giải quyết." Trình Hi trở tay che mặt, hạ giọng nói, “Con sẽ để công ty giải quyết, mẹ đừng lo nữa, đi ngủ thôi."
Nửa đêm, sau khi tắm rửa xong, cô mệt mỏi nằm trên giường, cảm thấy hối hận vì lúc nãy gọi điện đã không nói chuyện đó.
Cô cảm thấy cần phải nhanh chóng tìm được phương thức liên lạc dự phòng để đề phòng.
Chuyện gì có thể kết nối 20 năm đây? Hay nên nói… cái gì có thể lưu giữ trong 20 năm và có thể để mình trông thấy?
Bút máy… truyền tin quá hạn chế.
Bỗng cô sực nhớ ra giấy nợ ở quán bar.
Trình Hi áp sát vào cửa, nhìn ra ngoài qua lỗ mắt mèo.
Bên ngoài thấu kính là hành lang trống rỗng.
Cô thở phào, ngoái đầu nói “con đi làm đây ạ" rồi xoay cửa, né người lách ra.
“Đi sớm thế?" Câu hỏi của mẹ Trình bị tiếng đóng cửa cắt ngang, văng vẳng trong buổi sớm mai.
Bấy giờ là 7 giờ sáng, ngày thứ hai sau khi trở về từ viện điều dưỡng Đàn Sơn, cũng chính là ngày Trình Thời hẹn trước.
Trình Hi tính há miệng chờ sung, chẳng ngờ lại nhận được thông báo quay lại làm việc. Hai chuyện liền nhau vừa khéo như vậy khiến cô không khỏi suy đoán, chính sếp cố ý sắp xếp.
Nhưng làm sao anh ta biết được, lẽ nào hỏi trời?
Nghĩ như thế, cô dè dặt xuống lầu, đứng trước cửa khu chung cư quan sát một lúc rồi mới rảo bước đi.
Khu chung cư vẫn như cũ, vẫn như những buổi sáng mọi khi.
Trình Hi đi qua tiệm ăn sáng gần đó, chỉ liếc qua rồi tiếp tục đi tới, đi thêm mấy phút nữa cô mới ngồi xuống gian hàng ở chỗ xa hơn.
Cô gọi bát sữa đậu nành, uống từng hớp một, không nếm được mùi vị. Đầu óc rối tung khiến cô không biết phải bắt đầu từ đâu, hoặc nói cho đúng là…
Khiến cô cảm thấy sợ hãi.
Hôm qua khi định ra ngoài, cô lại phát hiện người của công ty địa ốc phục sẵn ngay bên dưới, như gã thợ săn đang đi tuần.
Cô hết hồn, suýt nữa ngã trẹo chân, ba bước gộp hai chạy lên lầu nấp trong nhà, dựa vào cửa thở dốc.
Một lúc sau mới lặng lẽ nhìn vào mắt mèo.
Có một con mắt khác!
Trình Hi như ngừng thở, tim đập thình thịch, lập tức rụt người về sau, đồng thời nghe được âm thanh quái gở: “Quản lý Trình có ở nhà không?"
Suýt nữa đã lên cơn đau tim.
Chính vì chuyện đó nên Trình Hi mới phải đi làm từ lúc 7 giờ – nếu không thể cứ ở nhà thì đành cố gắng tránh hắn ta.
Cô ngồi trong quán ăn sáng rất lâu, mãi cho tới 8 giờ khi người trên phố dần đông đúc, các hộ kinh doanh ở số 76 đường Đàn Viên cũng lần lượt mở cửa, cô mới xách túi chuẩn bị đi làm.
Kết quả còn chưa kịp đi vào đại lộ thì bỗng nhiên có một chiếc SUV màu trắng lao đến từ phía sau, trong con hẻm chật chội, thân xe sượt ngang người cô.
Trình Hi không kịp né tránh, trong nháy mắt cô chỉ cảm thấy hai vai trống rỗng, định thần lại thì chiếc túi đã bị người trong xe giật mất.
Chiếc xe đó…
Cô ngẩn ngơ đứng tại chỗ nhìn đuôi xe đi kia. SUV màu trắng, ký ức trong bãi đậu xe bị xóa lại lần nữa xuất hiện trong đời cô theo cách này.
Kinh ngạc, tức giận, sợ hãi, thậm chí còn có cảm giác chạy đằng trời cũng không thoát – chuyện cần xuất hiện sẽ xuất hiện, chuyện cần xảy ra thì sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra.
Những cảm xúc này đã khóa chặt cô tại chỗ, không thể di chuyển.
2.
Trình Hi đã nghĩ đến chuyện báo cảnh sát, nhưng không biết cảnh sát tới thật thì phải giải thích thế nào… Giành nhau một chiếc điện thoại không rõ lai lịch?
Mà nguyên nhân là vì nó có thể gọi về quá khứ?
Như thế kết quả không gì khác ngoài: một là phải giao nộp điện thoại, hai là bị coi là kẻ tâm thần, ba là lên bản tin xã hội.
Cô không dám mạo hiểm, siết chặt điện thoại Motorola trong túi áo – may mà cô để trong túi áo khoác chứ không thả vào túi xách.
Hiện tại khó có thể đảm bảo nó còn ở trong tay mình bao lâu, chuyện khẩn cấp bây giờ là nhắc nhở Tưởng Kim Minh, cảnh giác có người khác điện tới.
Mà những ẩn số kia cũng nên tìm lời giải từ quá khứ.
Mọi chuyện vẫn chưa dừng, cuộc điện thoại vẫn không thể gián đoạn.
Trình Hi đến rạp phim, đi thẳng lên phòng VIP ở tầng bốn. Cô khóa trái cửa, không do dự bấm dãy số bàn đã thuộc làu.
Trong cuộc gọi không vui lần trước cô đã thất thố điên cuồng thế nào. Nhớ tới chuyện đó, Trình Hi ảo não, cúi đầu ôm trán lắng nghe âm thanh kết nối.
“Tút… Tút… Xin chào, đây là số 76 đường Đàn Viên."
“… Chào chị." Cô nhận ra âm thanh này, đã từng nghe máy của mình, “Tôi đặt hẹn đi tham quan, là rạp chiếu phim Thời Đại…"
Bên kia ghi chép lại, sau đó có tiếng lật giấy, nói: “Có phải cô đã từng đặt hẹn không, hình như tôi vẫn còn ấn tượng."
“À vâng, thật ra tôi là…"
Không biết vì sao, Trình Hi không có tâm trạng đối phó với những chuyện này nữa, cô hít một hơi hỏi thẳng, “Ở chỗ các chị có nhân viên tên Tưởng Kim Minh, hiện tại anh ấy có tiện nghe máy không?"
“Tiểu Tưởng không ở đây, xin nghỉ nhập viện rồi."
“Cái gì?"
“Cũng không biết có nghiêm trọng không nữa, cô gọi về nhà cậu ấy hỏi đi."
“À vâng, cám ơn."
Trình Hi cúp máy, trong lòng có dự cảm xấu.
3.
Tưởng Kim Minh lặng lẽ mở mắt, đầu tiên là một đường kẻ, sau đó thế giới trở nên rộng hơn.
Bác sĩ y tá không có ở đây.
Quý Hồng cũng đã về nhà, chỉ có bố Tưởng ở lại chăm sóc, tiếng ngáy khò khò chấn động.
Cơ hội tốt đây rồi.
Anh nhẹ nhàng ngồi dậy, cầm áo khoác, xỏ giày, rón rén rời khỏi phòng bệnh.
Đứng trước cổng bệnh viện một hồi mới bắt được một xe taxi trống.
“Bác tài, đến số 76 đường Đàn Viên." Tưởng Kim Minh vừa nói vừa đưa tay ôm lấy mái tóc bẹp dúm, chiếc áo khoác không che được cổ áo bệnh viện, sọc xanh trắng lộ ra ngoài, trông anh rất không có tinh thần.
“Giờ này đóng cửa rồi, không tham quan được đâu."
“Tôi làm việc ở đó."
“Đêm hôm khuya khoắt còn rời viện đi làm à, cậu vẫn ở viện phải không, thanh niên trai trẻ liều mạng như thế, cơ thể chịu nổi không?"
Tưởng Kim Minh ừ một tiếng, cất túi nhìn ra ngoài cửa sổ.
Tài xế giẫm đinh mềm, cảm thấy mình đã chạm phải chỗ đau của cậu ta, lại thấy cậu ta còn trẻ nên nảy sinh cảm giác đồng tình, thở dài nói: “Thanh niên trai trẻ vẫn có thể chịu đựng, không sao, tôi thấy cậu…?"
“Đầu óc." Tưởng Kim Minh lạnh nhạt nói, “Bọn họ cảm thấy đầu óc tôi không bình thường, tưởng tượng những chuyện không xảy ra. Chú có muốn nghe không?"
“…"
Tài xế nuốt nước bọt, không nói tiếp nữa.
Tưởng Kim Minh vừa bực mình vừa buồn cười, lúc xuống xe còn cảm ơn, sau đó xoay người đi vào cửa số 76 đường Đàn Viên.
Anh lên tầng bốn, vào văn phòng, kiểm tra danh sách hẹn – đây là chuyện anh thường làm gần đây, dù nằm viện cũng không ngoại lệ.
Trình Hi có để lại lời nhắn không, có thể gọi điện được nữa không?
Không muốn làm phiền cô, nhưng sau khi trải qua những chuyện không tưởng ngày qua lại khiến anh sốt ruột, nôn nóng muốn câu trả lời.
4.
Phải quay lại mấy ngày trước.
Sau khi kết thúc cuộc gọi lần đó, cuộc sống của Tưởng Kim Minh ổn định trở lại, ngoại trừ thỉnh thoảng cùng Sử Sùng đến câu lạc bộ của chị Tường ra thì gần như chỉ có hai điểm nhà và công ty.
Hôm ấy, nhà trẻ phát quà nhân ngày quốc tế lao động, mấy can dầu với một túi gạo. Quý Hồng sai con trai đến chở về.
Cũng gần nhà nên Tưởng Kim Minh mượn xe đạp của đồng nghiệp, chẳng mấy chốc đã đến nơi. Anh dừng xe trước cửa, cố định túi gạo ở yên sau, bất chợt trông thấy Tiểu Trình Hi tan học, vẫn đeo cặp sách vịt vàng như lần trước, đi loanh quanh trong sân như không có ai đón.
Tưởng Kim Minh im lặng để ý song không dám tiến tới. Đến khi cố định xong đồ, thấy cô bé vẫn đứng đó một mình thì buột miệng hỏi Quý Hồng: “Bố mẹ Cát Tường không đến đón à."
“Ừ, thường xuyên đến trễ." bà cũng nhìn theo, dặn cô giáo để ý đến các cháu, lại buột miệng hỏi, “Con biết nhà em ấy hả?"
“Không có, lần trước trường mẹ đi chơi xuân có gặp."
“Làm gì có chuyện con gặp trong dịp chơi xuân? Con có đi đâu."
“… Bình thường con vẫn đi làm mà."
Tưởng Kim Minh không để ý, đá chân chống, đẩy xe đi về phía trước, nói, “Em ấy đi lạc, con còn tặng đồ chơi cho em ấy… Ở đơn vị."
Quý Hồng càng nghe càng thấy không đúng, nói: “Con cũng đến công viên nhi đồng à?"
“Công viên nhi đồng gì cơ?"
“Thì con nói đi chơi xuân còn gì, ở công viên nhi đồng."
“…" Tưởng Kim Minh dừng chân, hai can dầu rơi xuống khiến xe đạp suýt đổ, cau mày nói, “Không phải trường mẹ đến đơn vị của con du xuân sao? Sáng ngày trước đó mẹ còn nói đi công viên nhi đồng sợ trời mưa, con mới đề nghị tới chỗ con, không phải sau đó đã tới à?"
“Con nói gì thế Kim Minh…"
“… Sao cơ ạ?"
Hai mẹ con ngơ ngác đứng trước cổng trường.
Và như thế, khi gợn sóng của sự thay đổi ập đến cuộc sống của Tưởng Kim Minh, anh gần như có thể hiểu được sự bàng hoàng của Trình Hi lúc ấy.
Từ không dám tin cho đến buộc phải suy nghĩ, từ một mớ ẩn số lộn xộn đến một mớ ẩn số khác còn lộn xộn hơn, lật giở album, ghi chép lại, liên tục xác nhận ký ức nhiều lần.
Tuy nhiên, hai bà mẹ trong tình huống tương tự lại có phản ứng hoàn toàn khác nhau. Trong 20 năm trước và sau, áp lực xã hội và vấn đề tâm lý của giới trẻ không giống nhau. Phản ứng đầu tiên của mẹ Trình là con gái bà quá căng thẳng, mà Quý Hồng lập tức nghĩ đến các bệnh lý cơ thể.
Nhất là đầu.
Hồi còn sống ông nội của Tưởng Kim Minh bị chứng phình động mạch não, mấy năm trước bị vỡ, qua đời vì xuất huyết não.
Bà rất lo, lập tức đến bệnh viện xin tư vấn, biết căn bệnh này vốn dĩ là bệnh bẩm sinh, nhưng cũng không loại trừ yếu tố di truyền. Nếu trong nhà có từ hai người trở lên bị bệnh thì phải cảnh giác.
Quý Hồng vội gọi điện hỏi thăm họ hàng, lần này bà lại phát hiện, một người họ hàng xa cũng bị xuất huyết não, liệt nửa người.
Lo âu vượt quá giới hạn.
Tối hôm đó, Tưởng Kim Minh ngơ ngác bị đưa đến bệnh viện kiểm tra toàn diện.
5.
Tưởng Kim Minh phát hiện năm chữ “rạp chiếu phim Thời Đại" bị gạch đỏ trong sổ hẹn, cảm giác túm được phao cứu sinh này khiến anh không kìm được vỗ bàn, nhấc máy bấm gọi số điện thoại di động.
Phải đến lúc Trình Hi đi tuần trước khi tan ca, điện thoại mới có thể kết nối.
Tình hình thời không của mỗi người tương đối phức tạp, cả hai không biết nên bắt đầu từ đâu, trong nửa tháng ngắt kết nối, sự tình phát triển đã hoàn toàn vượt quá dự kiến, cần phải gỡ rối từ từ.
Thế là bắt đầu từ một câu chào hỏi.
“Tôi nghe nói anh nhập viện."
“Còn không phải từ viện về đây sao. Không nghiêm trọng lắm, làm vài kiểm tra thôi."
Anh giải thích mình phát hiện ký ức bị sửa đổi như thế nào, chơi xuân biến thành đến công viên nhi đồng mà những người khác không hay biết: “Mẹ tưởng đầu óc tôi có vấn đề, kéo tôi đến viện kiểm tra cho bằng được."
Hiệu ứng cánh bướm lại ảnh hưởng ngược đến quá khứ. Sự thay đổi đã xảy ra từ lâu nhưng lúc này Tưởng Kim Minh mới phát giác.
Lần đầu anh ta trải qua nỗi hoài nghi và hốt hoảng ấy, cô chợt cảm thấy thông cảm.
Nhưng chỉ thế mà phải nhập viện cơ à? Trình Hi cười khổ: “Hiệu trưởng Quý vẫn dứt khoát như ngày nào."
“Ông nội tôi mất vì xuất huyết não, bà ấy sợ là bệnh di truyền."
“Ồ…"
Hình như nghĩ đến điều gì đó…
Trình Hi tìm kiếm trong ký ức lộn xộn, dừng lại ở một hình ảnh.
Xã khu Phục Viên, nhà của Tưởng Kim Minh, vừa vào cửa đã thấy di ảnh đen trắng của người bố. Quý Hồng nói, ông ấy qua đời vì xuất huyết não.
Ngay tức khắc Trình Hi đã biết dụng ý của căn nhà kia – rõ ràng người nhà đã chuyển đi, nhưng vẫn bài bố mọi thứ như cũ chờ cô đến, là để cô báo tin này sao?!
Là để Tưởng Kim Minh biết bệnh tình của bố anh ta?!
Nếu quả thật nằm ở yếu tố di truyền thì có phải sàng lọc khống chế là được không? Để đề phòng từ sớm?
Với tính cách của Quý Hồng, ắt cũng sẽ giống như lần này, xin tư vấn, kiểm tra, lưu tâm chú ý, và tương lai… có lẽ cũng sẽ không như hiện tại.
Chẳng qua là bởi không ai biết, bản thân lúc ấy cũng không nói gì.
Trầm ngâm một lúc, Trình Hi mở miệng: “Bệnh tai biến mạch máu não cần phải chú ý, nếu là bệnh di truyền… Ông nội anh như vậy thì bố anh cũng cần phải kiểm tra."
Kiến thức y học của cô rất hạn hẹp, chỉ có thể nói lui nói tới vài ý. Tưởng Kim Minh cảm thấy đường đột nhưng vẫn đáp: “Ừm, tôi biết rồi."
“Nếu cũng đã đến bệnh viện thì chi bằng kiểm tra luôn đi, anh thấy sao?"
“Ừ…"
“Còn nữa, anh chuồn viện như thế cũng không hay đâu, dù gì cũng chưa có kết quả kiểm tra. Đi về đi, lần sau nói chuyện…" Cô tính toán trong lòng.
“Tối mai." Tưởng Kim Minh nói.
“Được."
6.
Vừa gọi điện trở lại, có nhiều chuyện chưa kịp nói nhưng may mắn đã tháo được một khúc mắc, coi như có đền bù, để Trình Hi cảm thấy thở phào.
Tinh thần căng thẳng một ngày trời, khi về tới nhà thì đã tối. Mí mắt cô đánh nhau liên tục, đầu đau nhức, nhưng khi vào phòng định nghỉ ngơi thì phát hiện, chiếc túi bị giật lúc sáng đang được đặt trên tủ.
Trình Hi sửng sốt, theo quán tính lại nghi ngờ có phải chuyện lúc sáng bị sửa đổi, vốn dĩ mình không cầm theo túi hay không?!
Nhưng nhìn chằm chằm một lúc lâu cũng không cảm nhận được ký ức mới.
Thế là quay đầu hỏi: “Mẹ, túi xách của con từ đâu ra thế?"
“Cái con bé này, túi xách cũng để quên cho được, phục con đấy. May có đồng nghiệp đem về cho con."
“… Đồng nghiệp nào?"
“Một người nam, khoảng 30 tuổi, nói là…" Bà nhớ lại, “Làm việc ở công ty địa ốc."
Trình Hi ghim móng tay vào lòng bàn tay, kìm nén giọng run run, hỏi: “Anh ta vào nhà mình?"
“Lẽ nào mẹ không nên mời người ta vào nhà uống trà?"
“Anh ta còn làm gì không?" Trình Hi nhìn quanh phòng, nhìn đâu cũng thấy không đúng, may là ngăn kéo có khóa, “Vào cả phòng con?!"
“Trời ạ, vào phòng con làm gì, người ta uống hớp trà rồi đi ngay."
“Lần sau mẹ đừng cho anh ta vào nữa, lần sau… đừng mở cửa cho anh ta, nói chung đừng mở cửa cho bất cứ ai cả."
Cô thật sự tức giận, nghiến răng nghiến lợi, quai hàm bạnh ra: “Anh ta có tranh chấp với chúng con, không có thiện ý đâu, lần sau đừng mở cửa cho anh ta nữa, từ nay về nhà mẹ cũng phải cẩn thận."
“Được rồi được rồi." Mẹ Trình giật mình, vội nói, “Dù là tranh chấp trong công ty thì cũng không thể theo dõi con được, cứ để công ty giải quyết, không được nữa thì chúng ta báo cảnh sát."
“Mẹ nói đúng… Để công ty giải quyết." Trình Hi trở tay che mặt, hạ giọng nói, “Con sẽ để công ty giải quyết, mẹ đừng lo nữa, đi ngủ thôi."
Nửa đêm, sau khi tắm rửa xong, cô mệt mỏi nằm trên giường, cảm thấy hối hận vì lúc nãy gọi điện đã không nói chuyện đó.
Cô cảm thấy cần phải nhanh chóng tìm được phương thức liên lạc dự phòng để đề phòng.
Chuyện gì có thể kết nối 20 năm đây? Hay nên nói… cái gì có thể lưu giữ trong 20 năm và có thể để mình trông thấy?
Bút máy… truyền tin quá hạn chế.
Bỗng cô sực nhớ ra giấy nợ ở quán bar.
Tác giả :
S Táp