Ai Nói Tuổi Trẻ Không Thể Lầm Lỡ
Chương 6
Phải mất một lúc tôi mới bình tĩnh trở lại. Sau cuộc họp, tôi lấy hết dũng khí gõ cửa bước vào phòng giám đốc, không một chút vòng vo, tôi đi thẳng vào vấn đề.
“Giám đốc Ngưu, đợt quốc khánh năm ngoái tôi đã phải trực ban rồi, mồng 1 tháng 5 năm nay có thể điều chỉnh một chút được không?"
Mỗi lúc gọi giám đốc Ngưu, tôi lại nhớ lại hồi tốt nghiệp, tổ trưởng tổ thiết kế cho buổi lễ tốt nghiệp cũng họ Ngưu, lúc đầu chúng tôi học theo cách gọi của cảnh sát Hồng Kông, gọi là “Đội Ngưu", sau thấy không thú vị lắm, Quý Ngân Xuyên nói dùng đầu chỉ người cũng hay, thế là phiên bản cuối cùng “Ngưu thủ - Đầu Trâu" đã được ra đời. Người đội trưởng đó là một cô gái nhưng vẫn bị chúng tôi chọc giận nhiều phen, thật đúng là “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò".
Bởi thế, sau khi vào công ty, mỗi lần miệng gọi “giám đốc Ngưu" kỳ thực tôi đang thầm gọi ông ấy là “Ngưu thủ"
Vị “Ngưu thủ" của công ty thuộc thành phần doanh nhân có học vấn cao, hơn thế lại sợ người khác không biết mình là người có học vấn, nên trong phòng trên tường trên bàn đều bày la liệt các giải thưởng và những tấm ảnh chụp ở cổng các trường đại học danh giá nhất cả nước.
Ông ấy ngồi bên chiếc bàn làm việc thật lớn, khua tay nói: “Cậu Trương đừng vội, ngồi xuống rồi từ từ ta nói chuyện".
Tôi ngồi xuống, nhưng chẳng kịp từ từ nói, giám đốc đã bắt đầu một tràng diễn thuyết, nói về sự cống hiến, nói đến lý tưởng, đến tác phong cần cù phấn đấu.
Nửa tiếng sau, tôi thở dài một tiếng, ông liếc nhìn tôi rồi lại nói tiếp:
“Tinh thần cống hiến là một trong những nét văn hóa doanh nghiệp quan trọng nhất của công ty chúng ta. Cậu xem, một nhân viên đến tinh thần cống hiến tối thiểu còn không có thì công ty tuyển dụng người đó làm gì?"
“Ừm…"
“Thanh niên các cậu cần phải được rèn luyện nhiều"
“Vâng, đúng là cần phải rèn luyện thưa giám đốc Ngưu".
“Cậu Trương, cậu tốt nghiệp đã được 3 năm, tôi cũng nhận thấy cậu là một người trung thực chăm chỉ, làm việc cẩn thận, nhất định sẽ đạt được thành tích tốt, tôi rất tin tưởng cậu".
“Vâng, thưa giám đốc Ngưu".
…
“Còn việc gì nữa không?"
“Giám đốc Ngưu, vậy có phải việc trực ban của tôi…"
Tôi chưa nói xong câu đã bị giám đốc ngắt lời, ông lại bắt đầu nói về lý tưởng, về nhân sinh, một vòng tuần hoàn sinh tử…
Vòng vo cả tiếng đồng hồ, tôi thấy chóng mặt, lững thững bước ra khỏi phòng giám đốc. Vừa ra khỏi cửa, tôi choáng váng không nhớ câu cuối cùng tôi nói là “Tạm biệt, giám đốc Ngưu" hay “Tạm biệt, Ngưu thủ" nữa.
Thế nhưng, qua phân tích, cuối cùng từ trong tràng diễn văn dài hàng vạn từ của giám đốc, tôi cũng rút ra được một câu có ích: “Chỉ cần tìm được người đồng ý thay ca cho cậu là được".
Ngay lập tức tôi nhẩm tính xem liệu người nào có thể đổi ca cho tôi đây. Trong công ty này tôi chưa có người bạn nào khá thân thiết cả, bởi họ không thích kết bạn với người ít nói như tôi, tôi không thuộc bất cứ nhóm nào của họ, cũng không màng tham gia vào các cuộc đấu đá của họ.
Nghĩ đi nghĩ lại, xem ra chỉ có cô đồng nghiệp hay đưa thư cho tôi là còn khá thân. Mỗi lần Vũ Phi gửi quà cho tôi từ những bức ảnh phong cảnh các miền trên cả nước gửi kèm trong phong thư, lá phong ở Bắc Kinh, bộ sưu tập những chú bướm khô ở Vân Nam hay tem thư… tôi đều thiện chí cho cô ấy hết.
Cô ấy cũng đang thấy chán vì bốc phải thăm “trực ban", ngay sau ca của tôi, tức là 3 ngày mùng 4,5,6 tháng 5. Tôi vừa đi tìm đề nghị đổi ca, cô ấy đồng ý ngay, nhưng cũng đưa ra điều kiện tôi trực 4 ngày, cô ấy trực 3 ngày thì mới chịu đổi cho tôi.
Thật đúng là, 3 ngày rưỡi trước 3 ngày rưỡi sau đều không phải là 3 ngày rưỡi sao?
Xử lý xong vụ trực ban, mấy ngày tiếp theo hôm nào tôi cũng nói chuyện điện thoại với cô gái ghế số 24 hàng 7. Có hôm hết giờ làm, chúng tôi cùng đi xem phim. Những lúc đó, tôi không dám thể hiện khả năng tiên đoán như thần nữa. Mỗi lần cô ấy hỏi “Về sau thế nào, tiếp đó ra sao?", tôi đều lắc đầu không nói, bắt chước kiểu đứa trẻ bại liệt.
Đến chiều 30 tháng 4, tôi đến hãng Chinamobile nạp đủ tiền di động rồi gọi điện báo ẹ dịp mồng 1 tháng 5 này lại phải trực ban, sẽ ngủ lại công ty không về nhà, nếu có việc gì thì gọi di động cho tôi.
Ngay lập tức hai mẹ con cùng ca thán về công ty tư bản chủ nghĩa này. Mỗi lần mẹ than phiền một câu đại loại như “bóc lột người", tôi liền hưởng ứng
“Đúng thế, đúng thế".
“Có còn là chủ nghĩa xã hội nữa không đây?"
Tôi lại nói: “Đúng vậy, đúng vậy".
Chỉ trích một hồi mẹ tôi cũng thấy mệt, bà tỏ ra quan tâm đến tôi, dặn tôi phải tự lo cho bản thân.
“Vâng, vâng. À đúng rồi, mẹ ơi, ngày mồng 4 là sinh nhật mẹ rồi, ngày thanh niên mồng 4 tháng 5 con sẽ về dự bữa tiệc sinh nhật của mẹ nhé".
Ngày thanh niên mồng 4 tháng 5 trùng vào ngày sinh nhật mẹ tôi, tôi nghĩ mẹ có thể giữ được nét thanh xuân trẻ trung như vậy cũng vì lý do này.
Qua điện thoại tôi cũng nghe thấy giọng mẹ phấn khích: “Còn trẻ trung gì nữa, lại già thêm một tuổi rồi".
“Không mẹ ơi, trong tim con mẹ mãi mãi tuổi 18 mà" – Tôi nói thêm một câu làm mẹ càng vui hơn.
Nhưng vui mấy mẹ vẫn không mất tính cảnh giác thời cách mạng, lạnh lùng chỉ ra lỗi sai của tôi: “Thằng ngốc này, con sao biết lúc mẹ 18 tuổi thế nào chứ?"
Tôi thấy lạ, bộ óc con người dùng làm gì chứ? Không phải là để tưởng tượng sao? Mẹ thật là…
Cứ thế tôi lại một lần nữa nói dối đầy thiện chí với người mẹ tốt bụng của tôi. Cuối giờ chiều 30 tháng 4, tôi đã lên chuyến tàu K11 đi về miền Tây.
Tôi mua vé giường nằm ở tầng dưới. Vừa vào toa, tôi nằm trên giường lặng ngắm ánh nắng buổi chiều tà hiu hắt bên khung cửa sổ.
Tất cả không khác mấy so với hôm bố mẹ đưa tôi đi Vũ Hán mấy năm trước, chỉ khác là lần này không biết xuống tàu tôi còn được thấy tấm bảng đón tân sinh viên của “Đại học quốc lập Vũ Hán" nữa không? Có còn tâm trạng vừa háo hức vừa sợ sệt khi lần đầu bước chân vào ngôi trường đó không?
Lòng chợt thấy buồn buồn…
Mấy người ở giường giữa và giường trên đang rủ nhau đánh bài, họ trưng dụng luôn chiếc giường của tôi. Tôi chẳng nói gì, lẳng lặng trèo lên giường trên ngủ. Thực ra ở bên trên rất bất tiện, hơn thế lại chật hẹp. Nhưng dù sao như thế này vẫn yên tĩnh hơn, chứ nếu ở giường dưới thì bị họ ép bẹp mất rồi.
Ánh mặt trời dần tắt để lại đoàn tàu mải miết theo sau về miền Tây xa xôi, đi qua vài ngọn núi và con sông, màn đêm đen dày đặc đã buông xuống.
Cổ xe lửa xình xịch như cỗ máy thời gian đưa tôi trở về chuyến tàu của đợt du lịch cuối khóa. Đó cũng là một đêm 30 tháng 4, là một trong hai lần hành động cấp 5 sao thời đại học của chúng tôi.
…
Bước vào những ngày đầu hạ năm 2001 cũng là thời điểm chúng tôi chuẩn bị tốt nghiệp. Dịp cuối hè là mùa du lịch của những sinh viên mới tốt nghiệp như chúng tôi.
Lúc này chúng tôi đều hiểu được câu nói của một anh khóa trên tốt nghiệp năm trước đó: “Tháng cuối cùng còn ở trường, hãy làm những việc từng muốn mà không dám làm".
Mấy tháng nay, có một em khóa dưới nói các anh chị khóa 97 giống như Quốc dân đảng di tản khỏi đại lục làm đủ mọi thứ xấu xa. Nghĩ lại thì cũng đúng: đá bóng, uống rượu chưa là gì, có người còn hét to khẩu hiệu của chủ nghĩa đế quốc “đốt hết tất cả những thứ gì không mang đi được". Những đêm trời quang gió mát, chúng tôi tụ tập trên bãi cỏ đốt sách đốt chăn, một vài người cao hứng vây quanh đống lửa ngâm thơ, có người ngẩng đầu lên trời cao kêu tên cô bạn mình đang theo đuổi, cũng có vài người cá biệt cao giọng hát vang.
Lúc đó, sân trường như trở lại hồi tập quân sự, cứ đến tối khắp nơi râm ran các ca khúc cách mạng. Có một bài thậm chí được coi là kinh điển, nhắc đến đủ cảnh đẹp điển hình của đại học Vũ Hán như vườn đào, vườn phong, vườn mai và hồ băng.
Bài hát đó do chính tôi viết lời, anh chàng đẹp trai Quý Ngân Xuyên đàn và Ngô Vũ Phi phối nhạc:
Hương hoa trong vườn đào, nghe tôi đến hát ca, hát…a…ca.
Đến vùng núi Lô Gia, núi Lô Gia một nơi tuyệt đẹp
Đến vùng phong cảnh đẹp
Nơi nơi là khủng long, khắp nơi đầy lang sói…
Núi Lô Gia năm xưa đều là núi hoang không một bóng người.
Núi Lô Gia ngày nay đã khác trước.
Núi Lô Gia của hôm nay đã đổi thay,
Không còn như xưa, nơi đây là tiểu thiên đường của Vũ Hán.
Không còn như xưa, nơi đây đã trở thành tiểu thiên đường của Vũ Hán.
Không thể phủ nhận rằng lời ca tôi viết rất xuôi tai, hợp với trào lưu. Hơn thế tôi phát hiện rằng bài hát lúc đó rất hay, ít ra thì còn hay hơn mấy bài kiểu như “Nhị côn khúc" bây giờ.
Thực ra ba đứa chúng tôi cũng không đến nỗi quá khùng, nhưng nhìn đám bạn quá khích, bọn tôi lại thấy sốt sắng không yên.
Đúng lúc đó, anh chàng Quý Ngân Xuyên văn hay chữ tốt lại sáng tác một câu đậm chất thi ca: “Nếu cuộc sống lừa dối bạn, nói nó là Coca-cola, nhưng thực ra chỉ là nước lọc, bạn cũng phải học cách tự mình thêm đường vào đó".
Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định lần này thứ đường cho vào cốc nước lọc đó là một chuyến đi chơi Tô Châu – Hàng Châu.
Sau khi bí mật lên kế hoạnh, chỉ trỏ hồi lâu bên bản đồ, cùng tranh luận gay gắt, cuối cùng chúng tôi mới xác định được lộ trình hợp lý: Vũ Hán – Nam Kinh – Tô Châu – Hàng Châu – Vũ Hán.
Lẽ ra họ còn cãi nhau muốn đi Thượng Hải nhưng ngay lập tức đã bị tôi gạt phăng. Chương trình đợt này phải giấu kín không cho gia đình biết, vừa rồi bố mẹ gọi về nhà tôi đã “kháng chỉ" không nghe theo, nếu lại bị mẹ phát hiện tung tích của tôi ở một xó xỉnh nào đó ở Thượng Hải, xem ra tôi sẽ khó bề yên thân.
Vì sự an toàn của tôi, hai người họ không còn cách nào phản đối.
Sau khi mua được vé và đồ ăn mang đi đường, chúng tôi hào hứng khởi hành chuyến đi. Lần đó cũng vào tối 30 tháng 4, cả ba vô cùng háo hức, đặc biệt là tôi, một đứa từ nhỏ đến lớn chưa được nếm vị của chuyến du xuân nào, cuối cùng cũng đến ngày được đền bù. Tuy thế tôi cũng khéo giả vờ, vẫn tỏ vẻ lạnh lùng như những người Eskimo sống ở vùng Bắc cực. Ngô Vũ Phi nói, nếu tôi là con gái, thử vai Diệt Tuyệt sư thái chắc không cần hóa trang.
Vừa lên tàu, Vũ Phi đã nhanh chân chiếm chỗ ở giữa. Cô ấy sao lại không nhanh được cơ chứ? Vừa ra khỏi cổng trường Vũ Phi lại đòi hỏi quyền lợi, rằng cô ấy là con gái, chúng tôi là con trai, bởi thế tất cả hành lý là do chúng tôi xách.
Quý Ngân Xuyên càu nhàu một câu: “Ngô Vũ Phi đừng có bắt cá hai tay như vậy chứ. Hai anh chàng đẹp trai nhất khoa đã bị mình cậu độc chiếm rồi, thật là xấu xa, giống mấy người cặp bộ cặp bịch vậy…"
Chưa nói dứt lời, Xuyên đặt vội hành lý xuống đất rồi tháo chạy, nhưng vẫn bị Vũ Phi đuổi theo suốt bốn toa tàu.
Tôi luôn có ý nghĩ Quý Ngân Xuyên và Ngô Vũ Phi là một đôi trời sinh, nhưng không hiểu sao hai người họ mãi không chịu bộc bạch. Có một đêm nằm tâm sự, tôi đã nói ra điều thắc mắc đó với Ngân Xuyên. Trong bóng tối, hai đôi mắt nhìn nhau hồi lâu, rồi cậu ấy hỏi tôi: “Cậu đã học toán trung học chưa?"
“Xí, đương nhiên là học rồi. Tớ còn từng giành giải nhất Olympic nữa đấy".
Quý Ngân Xuyên tiếp tục trầm ngâm: “Cậu không thấy hình tam giác khá ổ định sao?"
Lúc đó tôi chỉ biết nhắm mắt hình dung ra những hình khối sinh động để thể hiện sự khâm phục cậu ta.
Thế nhưng, phải công nhận kết luận của cậu ấy rất đúng, trong bốn năm đại học, chúng tôi đã chứng kiến bao đôi hợp rồi tan, chỉ có hình tam giác là ba đứa chúng tôi đến tận khi tốt nghiệp vẫn giữ được mối quan hệ gắn bó.
“Giám đốc Ngưu, đợt quốc khánh năm ngoái tôi đã phải trực ban rồi, mồng 1 tháng 5 năm nay có thể điều chỉnh một chút được không?"
Mỗi lúc gọi giám đốc Ngưu, tôi lại nhớ lại hồi tốt nghiệp, tổ trưởng tổ thiết kế cho buổi lễ tốt nghiệp cũng họ Ngưu, lúc đầu chúng tôi học theo cách gọi của cảnh sát Hồng Kông, gọi là “Đội Ngưu", sau thấy không thú vị lắm, Quý Ngân Xuyên nói dùng đầu chỉ người cũng hay, thế là phiên bản cuối cùng “Ngưu thủ - Đầu Trâu" đã được ra đời. Người đội trưởng đó là một cô gái nhưng vẫn bị chúng tôi chọc giận nhiều phen, thật đúng là “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò".
Bởi thế, sau khi vào công ty, mỗi lần miệng gọi “giám đốc Ngưu" kỳ thực tôi đang thầm gọi ông ấy là “Ngưu thủ"
Vị “Ngưu thủ" của công ty thuộc thành phần doanh nhân có học vấn cao, hơn thế lại sợ người khác không biết mình là người có học vấn, nên trong phòng trên tường trên bàn đều bày la liệt các giải thưởng và những tấm ảnh chụp ở cổng các trường đại học danh giá nhất cả nước.
Ông ấy ngồi bên chiếc bàn làm việc thật lớn, khua tay nói: “Cậu Trương đừng vội, ngồi xuống rồi từ từ ta nói chuyện".
Tôi ngồi xuống, nhưng chẳng kịp từ từ nói, giám đốc đã bắt đầu một tràng diễn thuyết, nói về sự cống hiến, nói đến lý tưởng, đến tác phong cần cù phấn đấu.
Nửa tiếng sau, tôi thở dài một tiếng, ông liếc nhìn tôi rồi lại nói tiếp:
“Tinh thần cống hiến là một trong những nét văn hóa doanh nghiệp quan trọng nhất của công ty chúng ta. Cậu xem, một nhân viên đến tinh thần cống hiến tối thiểu còn không có thì công ty tuyển dụng người đó làm gì?"
“Ừm…"
“Thanh niên các cậu cần phải được rèn luyện nhiều"
“Vâng, đúng là cần phải rèn luyện thưa giám đốc Ngưu".
“Cậu Trương, cậu tốt nghiệp đã được 3 năm, tôi cũng nhận thấy cậu là một người trung thực chăm chỉ, làm việc cẩn thận, nhất định sẽ đạt được thành tích tốt, tôi rất tin tưởng cậu".
“Vâng, thưa giám đốc Ngưu".
…
“Còn việc gì nữa không?"
“Giám đốc Ngưu, vậy có phải việc trực ban của tôi…"
Tôi chưa nói xong câu đã bị giám đốc ngắt lời, ông lại bắt đầu nói về lý tưởng, về nhân sinh, một vòng tuần hoàn sinh tử…
Vòng vo cả tiếng đồng hồ, tôi thấy chóng mặt, lững thững bước ra khỏi phòng giám đốc. Vừa ra khỏi cửa, tôi choáng váng không nhớ câu cuối cùng tôi nói là “Tạm biệt, giám đốc Ngưu" hay “Tạm biệt, Ngưu thủ" nữa.
Thế nhưng, qua phân tích, cuối cùng từ trong tràng diễn văn dài hàng vạn từ của giám đốc, tôi cũng rút ra được một câu có ích: “Chỉ cần tìm được người đồng ý thay ca cho cậu là được".
Ngay lập tức tôi nhẩm tính xem liệu người nào có thể đổi ca cho tôi đây. Trong công ty này tôi chưa có người bạn nào khá thân thiết cả, bởi họ không thích kết bạn với người ít nói như tôi, tôi không thuộc bất cứ nhóm nào của họ, cũng không màng tham gia vào các cuộc đấu đá của họ.
Nghĩ đi nghĩ lại, xem ra chỉ có cô đồng nghiệp hay đưa thư cho tôi là còn khá thân. Mỗi lần Vũ Phi gửi quà cho tôi từ những bức ảnh phong cảnh các miền trên cả nước gửi kèm trong phong thư, lá phong ở Bắc Kinh, bộ sưu tập những chú bướm khô ở Vân Nam hay tem thư… tôi đều thiện chí cho cô ấy hết.
Cô ấy cũng đang thấy chán vì bốc phải thăm “trực ban", ngay sau ca của tôi, tức là 3 ngày mùng 4,5,6 tháng 5. Tôi vừa đi tìm đề nghị đổi ca, cô ấy đồng ý ngay, nhưng cũng đưa ra điều kiện tôi trực 4 ngày, cô ấy trực 3 ngày thì mới chịu đổi cho tôi.
Thật đúng là, 3 ngày rưỡi trước 3 ngày rưỡi sau đều không phải là 3 ngày rưỡi sao?
Xử lý xong vụ trực ban, mấy ngày tiếp theo hôm nào tôi cũng nói chuyện điện thoại với cô gái ghế số 24 hàng 7. Có hôm hết giờ làm, chúng tôi cùng đi xem phim. Những lúc đó, tôi không dám thể hiện khả năng tiên đoán như thần nữa. Mỗi lần cô ấy hỏi “Về sau thế nào, tiếp đó ra sao?", tôi đều lắc đầu không nói, bắt chước kiểu đứa trẻ bại liệt.
Đến chiều 30 tháng 4, tôi đến hãng Chinamobile nạp đủ tiền di động rồi gọi điện báo ẹ dịp mồng 1 tháng 5 này lại phải trực ban, sẽ ngủ lại công ty không về nhà, nếu có việc gì thì gọi di động cho tôi.
Ngay lập tức hai mẹ con cùng ca thán về công ty tư bản chủ nghĩa này. Mỗi lần mẹ than phiền một câu đại loại như “bóc lột người", tôi liền hưởng ứng
“Đúng thế, đúng thế".
“Có còn là chủ nghĩa xã hội nữa không đây?"
Tôi lại nói: “Đúng vậy, đúng vậy".
Chỉ trích một hồi mẹ tôi cũng thấy mệt, bà tỏ ra quan tâm đến tôi, dặn tôi phải tự lo cho bản thân.
“Vâng, vâng. À đúng rồi, mẹ ơi, ngày mồng 4 là sinh nhật mẹ rồi, ngày thanh niên mồng 4 tháng 5 con sẽ về dự bữa tiệc sinh nhật của mẹ nhé".
Ngày thanh niên mồng 4 tháng 5 trùng vào ngày sinh nhật mẹ tôi, tôi nghĩ mẹ có thể giữ được nét thanh xuân trẻ trung như vậy cũng vì lý do này.
Qua điện thoại tôi cũng nghe thấy giọng mẹ phấn khích: “Còn trẻ trung gì nữa, lại già thêm một tuổi rồi".
“Không mẹ ơi, trong tim con mẹ mãi mãi tuổi 18 mà" – Tôi nói thêm một câu làm mẹ càng vui hơn.
Nhưng vui mấy mẹ vẫn không mất tính cảnh giác thời cách mạng, lạnh lùng chỉ ra lỗi sai của tôi: “Thằng ngốc này, con sao biết lúc mẹ 18 tuổi thế nào chứ?"
Tôi thấy lạ, bộ óc con người dùng làm gì chứ? Không phải là để tưởng tượng sao? Mẹ thật là…
Cứ thế tôi lại một lần nữa nói dối đầy thiện chí với người mẹ tốt bụng của tôi. Cuối giờ chiều 30 tháng 4, tôi đã lên chuyến tàu K11 đi về miền Tây.
Tôi mua vé giường nằm ở tầng dưới. Vừa vào toa, tôi nằm trên giường lặng ngắm ánh nắng buổi chiều tà hiu hắt bên khung cửa sổ.
Tất cả không khác mấy so với hôm bố mẹ đưa tôi đi Vũ Hán mấy năm trước, chỉ khác là lần này không biết xuống tàu tôi còn được thấy tấm bảng đón tân sinh viên của “Đại học quốc lập Vũ Hán" nữa không? Có còn tâm trạng vừa háo hức vừa sợ sệt khi lần đầu bước chân vào ngôi trường đó không?
Lòng chợt thấy buồn buồn…
Mấy người ở giường giữa và giường trên đang rủ nhau đánh bài, họ trưng dụng luôn chiếc giường của tôi. Tôi chẳng nói gì, lẳng lặng trèo lên giường trên ngủ. Thực ra ở bên trên rất bất tiện, hơn thế lại chật hẹp. Nhưng dù sao như thế này vẫn yên tĩnh hơn, chứ nếu ở giường dưới thì bị họ ép bẹp mất rồi.
Ánh mặt trời dần tắt để lại đoàn tàu mải miết theo sau về miền Tây xa xôi, đi qua vài ngọn núi và con sông, màn đêm đen dày đặc đã buông xuống.
Cổ xe lửa xình xịch như cỗ máy thời gian đưa tôi trở về chuyến tàu của đợt du lịch cuối khóa. Đó cũng là một đêm 30 tháng 4, là một trong hai lần hành động cấp 5 sao thời đại học của chúng tôi.
…
Bước vào những ngày đầu hạ năm 2001 cũng là thời điểm chúng tôi chuẩn bị tốt nghiệp. Dịp cuối hè là mùa du lịch của những sinh viên mới tốt nghiệp như chúng tôi.
Lúc này chúng tôi đều hiểu được câu nói của một anh khóa trên tốt nghiệp năm trước đó: “Tháng cuối cùng còn ở trường, hãy làm những việc từng muốn mà không dám làm".
Mấy tháng nay, có một em khóa dưới nói các anh chị khóa 97 giống như Quốc dân đảng di tản khỏi đại lục làm đủ mọi thứ xấu xa. Nghĩ lại thì cũng đúng: đá bóng, uống rượu chưa là gì, có người còn hét to khẩu hiệu của chủ nghĩa đế quốc “đốt hết tất cả những thứ gì không mang đi được". Những đêm trời quang gió mát, chúng tôi tụ tập trên bãi cỏ đốt sách đốt chăn, một vài người cao hứng vây quanh đống lửa ngâm thơ, có người ngẩng đầu lên trời cao kêu tên cô bạn mình đang theo đuổi, cũng có vài người cá biệt cao giọng hát vang.
Lúc đó, sân trường như trở lại hồi tập quân sự, cứ đến tối khắp nơi râm ran các ca khúc cách mạng. Có một bài thậm chí được coi là kinh điển, nhắc đến đủ cảnh đẹp điển hình của đại học Vũ Hán như vườn đào, vườn phong, vườn mai và hồ băng.
Bài hát đó do chính tôi viết lời, anh chàng đẹp trai Quý Ngân Xuyên đàn và Ngô Vũ Phi phối nhạc:
Hương hoa trong vườn đào, nghe tôi đến hát ca, hát…a…ca.
Đến vùng núi Lô Gia, núi Lô Gia một nơi tuyệt đẹp
Đến vùng phong cảnh đẹp
Nơi nơi là khủng long, khắp nơi đầy lang sói…
Núi Lô Gia năm xưa đều là núi hoang không một bóng người.
Núi Lô Gia ngày nay đã khác trước.
Núi Lô Gia của hôm nay đã đổi thay,
Không còn như xưa, nơi đây là tiểu thiên đường của Vũ Hán.
Không còn như xưa, nơi đây đã trở thành tiểu thiên đường của Vũ Hán.
Không thể phủ nhận rằng lời ca tôi viết rất xuôi tai, hợp với trào lưu. Hơn thế tôi phát hiện rằng bài hát lúc đó rất hay, ít ra thì còn hay hơn mấy bài kiểu như “Nhị côn khúc" bây giờ.
Thực ra ba đứa chúng tôi cũng không đến nỗi quá khùng, nhưng nhìn đám bạn quá khích, bọn tôi lại thấy sốt sắng không yên.
Đúng lúc đó, anh chàng Quý Ngân Xuyên văn hay chữ tốt lại sáng tác một câu đậm chất thi ca: “Nếu cuộc sống lừa dối bạn, nói nó là Coca-cola, nhưng thực ra chỉ là nước lọc, bạn cũng phải học cách tự mình thêm đường vào đó".
Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định lần này thứ đường cho vào cốc nước lọc đó là một chuyến đi chơi Tô Châu – Hàng Châu.
Sau khi bí mật lên kế hoạnh, chỉ trỏ hồi lâu bên bản đồ, cùng tranh luận gay gắt, cuối cùng chúng tôi mới xác định được lộ trình hợp lý: Vũ Hán – Nam Kinh – Tô Châu – Hàng Châu – Vũ Hán.
Lẽ ra họ còn cãi nhau muốn đi Thượng Hải nhưng ngay lập tức đã bị tôi gạt phăng. Chương trình đợt này phải giấu kín không cho gia đình biết, vừa rồi bố mẹ gọi về nhà tôi đã “kháng chỉ" không nghe theo, nếu lại bị mẹ phát hiện tung tích của tôi ở một xó xỉnh nào đó ở Thượng Hải, xem ra tôi sẽ khó bề yên thân.
Vì sự an toàn của tôi, hai người họ không còn cách nào phản đối.
Sau khi mua được vé và đồ ăn mang đi đường, chúng tôi hào hứng khởi hành chuyến đi. Lần đó cũng vào tối 30 tháng 4, cả ba vô cùng háo hức, đặc biệt là tôi, một đứa từ nhỏ đến lớn chưa được nếm vị của chuyến du xuân nào, cuối cùng cũng đến ngày được đền bù. Tuy thế tôi cũng khéo giả vờ, vẫn tỏ vẻ lạnh lùng như những người Eskimo sống ở vùng Bắc cực. Ngô Vũ Phi nói, nếu tôi là con gái, thử vai Diệt Tuyệt sư thái chắc không cần hóa trang.
Vừa lên tàu, Vũ Phi đã nhanh chân chiếm chỗ ở giữa. Cô ấy sao lại không nhanh được cơ chứ? Vừa ra khỏi cổng trường Vũ Phi lại đòi hỏi quyền lợi, rằng cô ấy là con gái, chúng tôi là con trai, bởi thế tất cả hành lý là do chúng tôi xách.
Quý Ngân Xuyên càu nhàu một câu: “Ngô Vũ Phi đừng có bắt cá hai tay như vậy chứ. Hai anh chàng đẹp trai nhất khoa đã bị mình cậu độc chiếm rồi, thật là xấu xa, giống mấy người cặp bộ cặp bịch vậy…"
Chưa nói dứt lời, Xuyên đặt vội hành lý xuống đất rồi tháo chạy, nhưng vẫn bị Vũ Phi đuổi theo suốt bốn toa tàu.
Tôi luôn có ý nghĩ Quý Ngân Xuyên và Ngô Vũ Phi là một đôi trời sinh, nhưng không hiểu sao hai người họ mãi không chịu bộc bạch. Có một đêm nằm tâm sự, tôi đã nói ra điều thắc mắc đó với Ngân Xuyên. Trong bóng tối, hai đôi mắt nhìn nhau hồi lâu, rồi cậu ấy hỏi tôi: “Cậu đã học toán trung học chưa?"
“Xí, đương nhiên là học rồi. Tớ còn từng giành giải nhất Olympic nữa đấy".
Quý Ngân Xuyên tiếp tục trầm ngâm: “Cậu không thấy hình tam giác khá ổ định sao?"
Lúc đó tôi chỉ biết nhắm mắt hình dung ra những hình khối sinh động để thể hiện sự khâm phục cậu ta.
Thế nhưng, phải công nhận kết luận của cậu ấy rất đúng, trong bốn năm đại học, chúng tôi đã chứng kiến bao đôi hợp rồi tan, chỉ có hình tam giác là ba đứa chúng tôi đến tận khi tốt nghiệp vẫn giữ được mối quan hệ gắn bó.
Tác giả :
Hà Tiểu Thiên