1976
Chương 10
Cơm trưa vô cùng phong phú, xương heo bổ cốt, huyết heo bổ máu, còn có vài món rất lạ tôi chưa từng thấy qua. Theo “Ngu Cơ" nói thì những món này đều giúp vết thương của chúng tôi mau lành. Có một món tôi ăn cả buổi cũng không biết là gì, không mặn cũng không ngọt, tuy không rõ nhưng tôi ăn rất nhiều, sau này mới biết đó là thịt bò xào táo.
Tôi có chút cảm khái, ở cái thời đại bần cùng thế này, còn không phải là ngày tết nhưng nhà Lý Ngôn Tiếu có thể xào rau còn cho thêm thịt, điều đó nói rõ nhà anh thật sự rất giàu có.
Cả buổi chiều hôm ấy tôi không về nhà mà vẫn ở lại nhà Lý Ngôn Tiếu. Anh dẫn tôi đến phòng sách, tôi thật sự bị cái thế trận nho nhỏ này làm cho kinh hãi, phòng sách nhà anh cứ như một cái thư viện vậy, trên tường treo đầy thi họa, ở góc phòng đặt một cái bàn lớn, bút nghiêng đều đủ cả. Tôi thấy có rất nhiều sách tiếng Anh, tôi hỏi Lý Ngôn Tiếu có hiểu trong đó nói gì không, anh nói mình hiểu. Khi ấy người bình thường không ai học tiếng Anh, ngay cả bà nội tôi cũng không học. Tôi lập tức đối với Lý Ngôn Tiếu càng thêm kính nể.
“Anh có thể dạy em tiếng Anh." Lý Ngôn Tiếu nghiêm túc nói.
“Có cần dùng đến sao?"
“Có thể, học được những thứ này thì tốt, sớm muộn gì cũng dùng đến. Tương lai lớn lên dù không đi du học cũng nhất định phải đi nước ngoài nhìn ngắm một chút."
Du học? Tôi thầm nghĩ, một thời lưu kim tuế nguyệt của nhà chúng tôi đã một đi không trở lại rồi. Nhưng tôi vẫn nói: “Được, ngày mai bắt đầu nhé."
Lý Ngôn Tiếu dạy tôi tra “Tân Hoa tự điển", tôi đã biết bính âm nên vừa học đã hiểu. Tôi chọn trong thư phòng một quyển sách văn học cổ điển là “Thủy hử", Lý Ngôn Tiếu không đọc sách mà ra khỏi phòng. Lúc đầu tôi còn ngồi trên ghế xem “Thủy hử", nhưng sau đó lại thấy muốn nói chuyện nên đi tìm Lý Ngôn Tiếu. (Bính âm: pinyin)
Tôi đi đến sân sau, nghe thấy có tiếng động thì liền đến xem. Sân sau nhà họ rất lớn, bày trí rất thoáng đãng, đứng ở cửa sau có thể thấy một mảnh đất trồng rất nhiều hoa mào gà, trên mặt đất lả tả những hạt màu đen giống như hạt giống.
Lý Ngôn Tiếu đứng ở một đầu sân, bên chân anh có rất nhiều đá lớn đá nhỏ, mà anh thì không ngừng khom lưng nhặt đá, sau đó lại ném vào vòng tròn ở đầu bên kia. Vòng tròn được vẽ bằng phấn trắng, bên cạnh đã đầy những viên đá.
Đang buổi chiều mùa đông, trên chóp mũi của Lý Ngôn Tiếu đã lóng lánh mồ hôi. Vẻ mặt anh rất nghiêm túc, nét mày kiên nghị, vừa nhìn thấy tôi liền nở nụ cười.
“Anh đang làm gì đó?"
Anh cũng không ngẩng đầu lên, lại ném ra một hòn đá, chuẩn xác ném vào trong vòng tròn: “Đang tập ném đá."
“Ném đá…" Tôi đột nhiên nghĩ đến, có phải anh muốn luyện tập độ chính xác, sau đó dùng cách giống nhau để đánh trả cái đứa đã chọi gạch vào đầu mình hay không.
Tôi không biết nên nói gì mới tốt, liền ngồi xuống một bên, nhỏ giọng nói: “Bà nội em nói làm người phải rộng lượng."
Lý Ngôn Tiếu lau mồ hôi, cũng ngồi xuống bên cạnh tôi, lại mỉm cười, nhìn không ra ý mỉa mai. Tôi không biết anh có ý gì, nhưng cảm giác nụ cười của anh có thể biểu đạt rất nhiều thứ.
Anh nói: “Không phải báo thù thì không là quân tử. Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn."
“Anh phải đợi đến mười năm sao?"
“Không." Anh lại lau mồ hôi, “Mười năm sau anh đã hai mươi mốt tuổi rồi, cũng không biết những đứa đó ở nơi nào."
“Báo thù đối với bản thân thì có gì tốt?
“Không có gì là không tốt cả, đợi sau này anh cho em mượn một bản Thích khách liệt truyện."
Tôi cười cười không trả lời. Đúng thật là có một số thích khách rất được người đời ca tụng. Nhưng ở cái thời đại này có rất nhiều người hoàn toàn không biết gì về những thứ thế này.
“Nhưng tóm lại thì báo thù vẫn không tốt lắm."
Anh nhìn trời, giọng nói không nhanh không chậm: “Ông nội anh cũng nói như thế, nhưng anh không làm được… Anh không thể lấy ơn báo oán, không thể nhẫn nhịn im lặng mà nuốt hận được. Anh vẫn còn một món nợ máu này đây, anh cảm thấy báo thù là một việc rất sảng khoái, càng âm hiểm chừng nào thì càng kích thích chừng ấy."
Tôi bĩu môi, cảm thấy mình không thể nham hiểm được như anh.
“Có lẽ do hoàn cảnh từ nhỏ đã tạo ra tính cách của anh. Từ nhỏ anh là một đứa trẻ phải tự lăn lộn mà lớn lên, trong nhà không có ai quản anh, mà anh lại hoàn toàn không phù hợp với cái niên đại này. Người khác có thể thống nhất một trang phục một kiểu tóc, nhưng anh không muốn giống họ, anh muốn theo thẩm mỹ của mình đặt ra, anh thích mặc áo bành tô đi giày da, nhưng như thế liền bị nhiều người phỉ nhổ, thậm chí còn vũ nhục." Anh chậm rãi nói, giọng điệu ấm áp như ánh chiều tà, nhưng nội dung nói ra lại không hề tương xứng.
Tôi hiếu kỳ hỏi: “Phỉ nhổ và vũ nhục là thế nào?"
Lý Ngôn Tiếu lắc đầu, tựa như không muốn nói, nhưng lát sau vẫn mở miệng:
“Em có từng trải chuyện này chưa, một đứa trẻ chưa đầy mười tuổi bởi vì ăn mặc và lời nói khác biệt, hơn nữa lại vào cái thời đại như này nên đã bị giội nước bẩn, còn bị người khác nhổ nước bọt lên người…"
Tôi cảm thấy kinh ngạc đến không khép miệng được. Nếu đây là thật thì đúng là quá ác độc. Lý Ngôn Tiếu đã trải qua những chuyện như vậy? Anh vẫn là anh trai ấm áp dịu dàng, thiếu gia nhà họ Lý kiêu ngạo, hay vẫn là tiểu sinh nho nhã kia sao?
Ánh mắt anh đã hơi mông lung, lại nói tiếp: “Lúc nhỏ anh rất lương thiện, không dám có một ý nghĩ xấu nào với người khác. Đương nhiên lúc ấy anh không có mưu mô, không có báo thù, cũng không tính toán."
Tôi khe khẽ thở dài, tôi cũng như thế, khi còn bé chỉ biết gây họa, là một đứa trẻ nghịch ngợm không hiểu sự đời, nhưng sớm ly biệt với người nhà, lại ở cái thời đại này nên tôi cảm giác mình đã phân rõ giới hạn với trẻ con, nhanh chóng trở nên thành thục. Mà tôi không thích sự thay đổi này một chút nào.
Lý Ngôn Tiếu nói tiếp:
“Anh từng đọc một quyển sách, trong sách viết có một loại ác độc gọi là lệ khí, lệ khí là một loại ác độc mới được sinh ra khi con người bị cái ác làm thương tổn, lệ khí thậm chí còn ghê tởm hơn cả cái ác ban đầu, nó nhẹ thì hủy diệt một người, nặng thì hủy diệt toàn bộ thế giới. Mà anh là như vậy, lệ khí đã theo anh nhiều năm, bắt đầu từ lúc bị người ta giội nước bẩn."
“Nhưng anh chưa bị hủy diệt mà?"
“Em cảm thấy anh chưa bị hủy diệt sao?" Lý Ngôn Tiếu như cười như không nhìn tôi.
Tôi gật đầu.
Anh đột nhiên nói rất khẩn thiết: “Anh muốn cảm ơn em vì đã coi trọng anh như thế." Sao đó liền kéo tay tôi, nhưng nhìn thấy cái nẹp gỗ mới nhớ tới tôi đang bị trật khớp, vì vậy đành vuốt bàn tay tôi.
Tôi thấy hơi buồn cười: “Sao anh biết em coi trọng anh?"
“Em nghĩ hủy diệt là như thế nào? Có phải chỉ một người đã chết mới gọi là hủy diệt không? Anh nghĩ rằng lệ khí đã hủy diệt anh rồi, không còn là Lý Ngôn Tiếu của trước kia nữa." Anh nắm tay tôi, lời nói đầy thù hận, “Đã không còn nữa rồi, ít nhất thì lòng anh đã không còn thuần khiết như trước kia nữa."
“…"
“Anh hận sự thay đổi này, cũng hận những người đã vũ nhục anh. Dù cho qua bao nhiêu năm anh vẫn không thể quên được. Mãi đến khi anh chết đi cũng không thể nhắm mắt, bởi vì những người đó bắt anh phải chịu đau khổ như vậy…"
Giọng điệu nói chuyện của anh rất thoải mái, giống như nói “Món thịt bò xào táo này rất ngon" vậy. Tôi trộm nhìn anh, nét mặt anh ung dung thoải mái, còn mang theo ý cười như có như không. Chắc hẳn là lòng anh không thể nhẹ nhõm như thế nhỉ? Có lẽ nhiều năm bị khuất nhục rèn luyện đã tạo ra bề ngoài không gợn sóng không sợ hãi này.
Sau khi lớn lên, tôi nhớ lại những lời Lý Ngôn Tiếu nói, mới nghĩ tới bà nội đã từng nói với tôi rằng: Không ai sẽ khoe khoang lòng dạ mình sâu cạn thế nào, bởi vì sau khi trải qua nhiều sóng gió, thiên ngôn vạn ngữ đều hóa thành bình tĩnh và mỉm cười.
Lý Ngôn Tiếu lại tiếp tục kiên nhẫn tập ném đá. Mỗi viên đá anh ném ra đều chuẩn xác rơi vào vòng tròn. Anh gãi gãi đầu: “Anh cảm thấy mình ném quá chuẩn rồi, dường như không có mấy lần ném không vào."
Tôi nói: “Anh dùng viên đá nhỏ thế này để ném người ư? Ném một trăm viên cũng chưa chắc bị thương!"
“Cũng đúng." Lý Ngôn Tiếu nói xong liền chạy ra ngoài, lát sau ôm hai cục gạch về, sau đó lại ném vào vòng tròn, ném xong lại chạy đi nhặt rồi lại tiếp tục ném, tôi nhìn mãi vẫn không biết anh lấy tinh thần ở đâu ra nữa.
Lần này ném tỉ lệ chính xác thấp hơn nhiều.
Tôi nói: “Anh đừng chỉ nghĩ đến báo thù, đừng có ném chết người ta lại lớn chuyện ra."
“Anh biết mà."
Tôi tiếp tục ngồi cạnh đó đọc “Thủy hử", bên mông đặt quyển “Tân Hoa tự điển". Gặp chữ nào không biết liền tra tự điển, tra không ra nữa thì bỏ qua luôn. Lý Ngôn Tiếu luyện tập một hồi thì tỉ lệ ném gạch chính xác lên đến một trăm phần trăm. Tôi lại hiến kế cho anh: “Anh nghĩ lúc anh ném nó sẽ không chạy ư? Nó cũng đâu có ngốc đến mức đứng yên cho cho anh ném? Đứng một chỗ ném không phải quá dễ rồi sao?"
Lý Ngôn Tiếu nghe xong thấy có đạo lý, lại thay đổi cách luyện tập, vừa chạy tới chạy lui trong sân vừa ném ở nhiều góc khác nhau. Tôi vốn muốn khuyên anh nghỉ ngơi một lát, nhưng nghĩ lại vẫn không nói, Lý Ngôn Tiếu thực chất là một người quật cường. Nếu anh cho phép mình nghỉ ngơi thì đã sớm nghỉ rồi. Bây giờ anh không muốn dừng lại nên dù tôi có khuyên cũng vô ích.
Cứ như vậy, buổi chiều hôm ấy tôi vừa nghe âm thanh ném gạch vừa say sưa đọc “Thủy hử."
Chạng vạng tối chú và thím về đến nhà, mẹ Lý Ngôn Tiếu dẫn tôi về nói rõ tình huống buổi sáng. Chú nghe xong thì vô cùng tức giận, nói từ lâu đã không vừa mắt cái đám nhóc đó, lúc nào cũng coi trời bằng vung, cha của tên béo tròn là Dương Tứ Trụ cũng không phải dạng tốt gì, cả ngày ở đội sản xuất chỉ biết ăn rồi lại nằm…
Ấy thế mà việc tôi bị thương đã bị quăng ra sau đầu, chú và thím từ đầu tới cuối cứ mãi phê phán Vương Tứ Trụ, nói đến nước bọt văng tứ phía, giống như họ đang muốn biểu lộ bất mãn trong lòng mình ra hết vậy. Tôi nghe xong không khỏi cảm thấy buồn cười.
Chú và thím đều đến nhà Lý Ngôn Tiểu để cảm ơn, tôi ở lại nhà họ cùng ăn cơm tối.
Trên bàn cơm, Lý Ngôn Tiếu không ngừng gắp thức ăn cho tôi, đến mức tôi muốn cản cũng không được. Cảm giác đã lâu rồi không có ai quan tâm mình như vậy, trong lòng liền thấy ấm áp, cảm giác nội tâm trở nên rất mềm rất mềm.
Người lớn trong nhà liên tục nhỏ giọng cười, ai cũng sôi nổi nói chuyện với tôi, nói đây là lần đầu Lý Ngôn Tiếu gắp thức ăn cho người khác, đến ông nội anh cũng chưa có được đãi ngộ này. Bà nội anh còn nói tôi làm cho Lý Ngôn Tiếu thay đổi không nhỏ, chỉ khi một người hoàn toàn không quan tâm đến ai mới là hư hỏng.
Bây giờ tôi mới biết được Lý Ngôn Tiếu từ nhỏ đã là một đứa trẻ rất phản nghịch.
Người lớn trong nhà đều để mặc anh, để anh tự lăn lộn mà lớn lên, vì thế anh mới trở nên phản nghịch như vậy. Trước kia lúc ăn cơm, “Ngu Cơ" làm thức ăn cho ông nội và bà nội, thế là anh liền cố ý gắp hết thịt và đồ ngon vào chén mình.
Đến tết âm lịch, trưởng bối trong nhà phát tiền lì xì, dựa theo tập tục muốn Lý Ngôn Tiếu phải dập đầu, nhưng bản chất anh quá cứng rắn, cho đến bây giờ vẫn chưa từng nói câu xin lỗi với ai, cả việc cúi đầu còn không chịu chứ nói chi đến dập đầu. Thấy anh không chịu, mọi người liền tỏ vẻ giận, không ngờ Lý Ngôn Tiếu lập tức lạnh mặt, đem hết tiền lì xì ném vào mọi người, sau đó chém đinh chặt sắt nói: Mấy người muốn lấy tiền mua cái dập đầu của con sao, con nói cho mọi người biết, loại mua bán này con không làm!
Tết năm đó người lớn trong nhà đều trôi qua một cách nặng nề, bà nội anh giận đến mức ăn cũng không ngon, mà thủ phạm hiển nhiên là Lý Ngôn Tiếu. Nhưng anh vẫn vừa ăn sủi cảo vừa ngâm nga điệu hát dân gian, còn đốt đèn đốt pháo lung tung, trôi qua cái tết một cách nhàn nhã thoải mái.
Buổi trưa, tôi khuyên Lý Ngôn Tiếu nên đối xử tốt với “Ngu Cơ" một chút, thế là lúc ăn cơm anh có gắp thức ăn cho mẹ một lần. Lý Ngôn Tiếu nhìn tôi, tôi liền cười cười với anh, trong lòng cảm thấy rất vui mừng. Tôi nhìn cặp mắt to tròn của “Ngu Cơ" kích động đến mức nước mắt cũng muốn chảy ra rồi.
Tôi thấy tình cảnh này thì mắt cũng nóng lên, cảm thấy Lý Ngôn Tiếu thật sự là đang ở trong phúc mà không biết phúc. Nếu như tôi có một người mẹ yêu thương mình như thế, lại còn xinh đẹp thiện lương thì chắc chắn tôi sẽ làm một đứa con thật tốt, nhất định tốt hơn Lý Ngôn Tiếu.
Lúc ăn cơm chúng tôi tập hợp cùng một chỗ, tâm điểm hiển nhiên là tôi – một người khách, nhưng sau khi cơm nước xong xuôi, mọi người rời bàn ăn thì không ai ở bên cạnh tôi nói chuyện nữa, Lý Ngôn Tiếu và người trong nhà cùng một chỗ nói nói cười cười rất vui vẻ.
Trong nháy mắt tôi như được trở về ngôi nhà ở Liên Vân Cảng, ngày đó chúng tôi cũng như thế này! Tuy người nhà họ Lý không phải cố ý, nhưng tôi vẫn cảm thấy mọi người thân mật thế này giống như đang kích thích tôi.
Tôi bị không khí hạnh phúc ấm áp bao lấy, nhưng nhớ đến nhà của tôi thì tinh thần liền xuống dốc. Tôi đột nhiên muốn mang đi thứ gì đó, gắt gao nắm chặt trong lòng bàn tay, đem một chút vui vẻ của căn nhà này mang về. Nhưng thế này không phải là ăn trộm hay sao? Nhờ có lý trí mách bảo, tôi mới khắc chế được ý nghĩ của mình.
Buổi tối về nhà, tôi nhìn áo trắng của mình đã được giặt sạch sẽ, trong vô thức cảm thấy vui mừng vô cùng. Bà nội có một chút bệnh sạch sẽ, cái này là được dưỡng từ nhỏ mà thành. Không biết tôi có phải cũng có tính này không nhỉ?
Những ngày sau đó tôi thường xuyên ở nhà Lý Ngôn Tiếu. Chúng tôi đọc sách, tập viết, Lý Ngôn Tiếu còn dạy tôi nói tiếng Anh. So với Vương Câu Đắc Nhi suốt ngày nghịch bùn với Nữu Nhi thì tôi thật sự quá may mắn. Ngôi nhà ba tầng vô cùng lớn, chúng tôi đi lang thang khắp nhà, cùng nhau chơi rượt đuổi, cứ như đang trong mê cung vậy. Hoàng cung trong mắt tôi chính là có khí thế như vầy.
Có một lần, chúng tôi đi đến một căn phòng, tôi vui mừng phát hiện trong đó có bày một khung đàn dương cầm. Khung đàn màu nâu, cho người ta cảm giác rất ấm áp. Chiếc dương cầm này mang phong cách cổ xưa, bên trênkhông bám một hạt bụi nào.
Đột nhiên tôi nhớ tới bà nội. Bà dạy tôi đọc chữ, dạy tôi hội họa, nhưng bà chưa thể dạy tôi nhạc khí. Đàn dương cầm và vĩ cầm của bà không đưa đến nhà ông nội, đây chính là tiếc nuối của bà. Bà từng nói với tôi: “Nhất định phải tìm cơ hội học một chút nhạc khí, hội họa, âm nhạc có thể khiến một người rèn luyện hàng ngày có sự thay đổi rất lớn."
Cha tôi cũng biết chơi dương cầm, tôi muốn ông dạy cho tôi nhưng ông không đồng ý. Bây giờ nghĩ lại hẳn là do ông sợ tôi bị nói là thằng oắt con của giai cấp tư sản. Thỉnh thoảng có dịp biểu diễn, cha tôi sẽ lên sân khấu đánh đàn, nhưng đều là mấy ca khúc “Đông phương hồng." Tôi cảm thấy không dễ nghe chút nào nên không đòi hỏi ông nữa. (Đông phương hồng: là ca khúc ca ngợi công lao của Mao Trạch Đông với nước Trung Hoa mới.)
Vì thế tôi khẩn cầu Lý Ngôn Tiếu dạy tôi đánh đàn. Lý Ngôn Tiếu cười cười, ngồi xuống chơi một bài. Bằng cảm giác, tôi có thể thấy được khúc này có nét bi thương, giống như “Bá Vương Biệt Cơ" vậy, trong bi thương còn có một cái đẹp không tên.
Tôi nghe đến ngẩn người, đến khi Lý Ngôn Tiếu bắn ngón tay lưu lại một âm thật dài tôi mới hồi phục lại tinh thần.
Xế chiều hôm ấy, chúng tôi cùng chơi dương cầm, thật ra tôi cũng không thích đàn này, vừa mới khởi đầu đã thấy rất khó khăn. Nhưng vừa nghĩ tới lời nói của bà nội thì liền có thêm chút động lực. Lý Ngôn Tiếu khen tôi hiểu nhanh và ngón tay linh hoạt.
Anh hỏi tôi có thật sự thích đàn dương cầm không?
Tôi nói là.
Có trời mới biết, không thích.
che-bien-thit-bo-xao-tao
thịt bò xào táo
Bính âm (pinyin) là Phương án phát âm tiếng Hán, nói tắt là bính âm hoặc phanh âm, là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc. Bính âm được phê chuẩn năm 1958 và được thi hành năm 1979 tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thích khách liệt truyện là một thiên trong Sử ký của Tư Mã Thiên, nói về Kinh Kha – môn khách của Thái tử Đan nước Yên và là người rất nổi tiếng vì đã ám sát bất thành Tần Thuỷ Hoàng (cai trị từ 221 TCN đến 210 TCN).
Chương sau →
Tôi có chút cảm khái, ở cái thời đại bần cùng thế này, còn không phải là ngày tết nhưng nhà Lý Ngôn Tiếu có thể xào rau còn cho thêm thịt, điều đó nói rõ nhà anh thật sự rất giàu có.
Cả buổi chiều hôm ấy tôi không về nhà mà vẫn ở lại nhà Lý Ngôn Tiếu. Anh dẫn tôi đến phòng sách, tôi thật sự bị cái thế trận nho nhỏ này làm cho kinh hãi, phòng sách nhà anh cứ như một cái thư viện vậy, trên tường treo đầy thi họa, ở góc phòng đặt một cái bàn lớn, bút nghiêng đều đủ cả. Tôi thấy có rất nhiều sách tiếng Anh, tôi hỏi Lý Ngôn Tiếu có hiểu trong đó nói gì không, anh nói mình hiểu. Khi ấy người bình thường không ai học tiếng Anh, ngay cả bà nội tôi cũng không học. Tôi lập tức đối với Lý Ngôn Tiếu càng thêm kính nể.
“Anh có thể dạy em tiếng Anh." Lý Ngôn Tiếu nghiêm túc nói.
“Có cần dùng đến sao?"
“Có thể, học được những thứ này thì tốt, sớm muộn gì cũng dùng đến. Tương lai lớn lên dù không đi du học cũng nhất định phải đi nước ngoài nhìn ngắm một chút."
Du học? Tôi thầm nghĩ, một thời lưu kim tuế nguyệt của nhà chúng tôi đã một đi không trở lại rồi. Nhưng tôi vẫn nói: “Được, ngày mai bắt đầu nhé."
Lý Ngôn Tiếu dạy tôi tra “Tân Hoa tự điển", tôi đã biết bính âm nên vừa học đã hiểu. Tôi chọn trong thư phòng một quyển sách văn học cổ điển là “Thủy hử", Lý Ngôn Tiếu không đọc sách mà ra khỏi phòng. Lúc đầu tôi còn ngồi trên ghế xem “Thủy hử", nhưng sau đó lại thấy muốn nói chuyện nên đi tìm Lý Ngôn Tiếu. (Bính âm: pinyin)
Tôi đi đến sân sau, nghe thấy có tiếng động thì liền đến xem. Sân sau nhà họ rất lớn, bày trí rất thoáng đãng, đứng ở cửa sau có thể thấy một mảnh đất trồng rất nhiều hoa mào gà, trên mặt đất lả tả những hạt màu đen giống như hạt giống.
Lý Ngôn Tiếu đứng ở một đầu sân, bên chân anh có rất nhiều đá lớn đá nhỏ, mà anh thì không ngừng khom lưng nhặt đá, sau đó lại ném vào vòng tròn ở đầu bên kia. Vòng tròn được vẽ bằng phấn trắng, bên cạnh đã đầy những viên đá.
Đang buổi chiều mùa đông, trên chóp mũi của Lý Ngôn Tiếu đã lóng lánh mồ hôi. Vẻ mặt anh rất nghiêm túc, nét mày kiên nghị, vừa nhìn thấy tôi liền nở nụ cười.
“Anh đang làm gì đó?"
Anh cũng không ngẩng đầu lên, lại ném ra một hòn đá, chuẩn xác ném vào trong vòng tròn: “Đang tập ném đá."
“Ném đá…" Tôi đột nhiên nghĩ đến, có phải anh muốn luyện tập độ chính xác, sau đó dùng cách giống nhau để đánh trả cái đứa đã chọi gạch vào đầu mình hay không.
Tôi không biết nên nói gì mới tốt, liền ngồi xuống một bên, nhỏ giọng nói: “Bà nội em nói làm người phải rộng lượng."
Lý Ngôn Tiếu lau mồ hôi, cũng ngồi xuống bên cạnh tôi, lại mỉm cười, nhìn không ra ý mỉa mai. Tôi không biết anh có ý gì, nhưng cảm giác nụ cười của anh có thể biểu đạt rất nhiều thứ.
Anh nói: “Không phải báo thù thì không là quân tử. Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn."
“Anh phải đợi đến mười năm sao?"
“Không." Anh lại lau mồ hôi, “Mười năm sau anh đã hai mươi mốt tuổi rồi, cũng không biết những đứa đó ở nơi nào."
“Báo thù đối với bản thân thì có gì tốt?
“Không có gì là không tốt cả, đợi sau này anh cho em mượn một bản Thích khách liệt truyện."
Tôi cười cười không trả lời. Đúng thật là có một số thích khách rất được người đời ca tụng. Nhưng ở cái thời đại này có rất nhiều người hoàn toàn không biết gì về những thứ thế này.
“Nhưng tóm lại thì báo thù vẫn không tốt lắm."
Anh nhìn trời, giọng nói không nhanh không chậm: “Ông nội anh cũng nói như thế, nhưng anh không làm được… Anh không thể lấy ơn báo oán, không thể nhẫn nhịn im lặng mà nuốt hận được. Anh vẫn còn một món nợ máu này đây, anh cảm thấy báo thù là một việc rất sảng khoái, càng âm hiểm chừng nào thì càng kích thích chừng ấy."
Tôi bĩu môi, cảm thấy mình không thể nham hiểm được như anh.
“Có lẽ do hoàn cảnh từ nhỏ đã tạo ra tính cách của anh. Từ nhỏ anh là một đứa trẻ phải tự lăn lộn mà lớn lên, trong nhà không có ai quản anh, mà anh lại hoàn toàn không phù hợp với cái niên đại này. Người khác có thể thống nhất một trang phục một kiểu tóc, nhưng anh không muốn giống họ, anh muốn theo thẩm mỹ của mình đặt ra, anh thích mặc áo bành tô đi giày da, nhưng như thế liền bị nhiều người phỉ nhổ, thậm chí còn vũ nhục." Anh chậm rãi nói, giọng điệu ấm áp như ánh chiều tà, nhưng nội dung nói ra lại không hề tương xứng.
Tôi hiếu kỳ hỏi: “Phỉ nhổ và vũ nhục là thế nào?"
Lý Ngôn Tiếu lắc đầu, tựa như không muốn nói, nhưng lát sau vẫn mở miệng:
“Em có từng trải chuyện này chưa, một đứa trẻ chưa đầy mười tuổi bởi vì ăn mặc và lời nói khác biệt, hơn nữa lại vào cái thời đại như này nên đã bị giội nước bẩn, còn bị người khác nhổ nước bọt lên người…"
Tôi cảm thấy kinh ngạc đến không khép miệng được. Nếu đây là thật thì đúng là quá ác độc. Lý Ngôn Tiếu đã trải qua những chuyện như vậy? Anh vẫn là anh trai ấm áp dịu dàng, thiếu gia nhà họ Lý kiêu ngạo, hay vẫn là tiểu sinh nho nhã kia sao?
Ánh mắt anh đã hơi mông lung, lại nói tiếp: “Lúc nhỏ anh rất lương thiện, không dám có một ý nghĩ xấu nào với người khác. Đương nhiên lúc ấy anh không có mưu mô, không có báo thù, cũng không tính toán."
Tôi khe khẽ thở dài, tôi cũng như thế, khi còn bé chỉ biết gây họa, là một đứa trẻ nghịch ngợm không hiểu sự đời, nhưng sớm ly biệt với người nhà, lại ở cái thời đại này nên tôi cảm giác mình đã phân rõ giới hạn với trẻ con, nhanh chóng trở nên thành thục. Mà tôi không thích sự thay đổi này một chút nào.
Lý Ngôn Tiếu nói tiếp:
“Anh từng đọc một quyển sách, trong sách viết có một loại ác độc gọi là lệ khí, lệ khí là một loại ác độc mới được sinh ra khi con người bị cái ác làm thương tổn, lệ khí thậm chí còn ghê tởm hơn cả cái ác ban đầu, nó nhẹ thì hủy diệt một người, nặng thì hủy diệt toàn bộ thế giới. Mà anh là như vậy, lệ khí đã theo anh nhiều năm, bắt đầu từ lúc bị người ta giội nước bẩn."
“Nhưng anh chưa bị hủy diệt mà?"
“Em cảm thấy anh chưa bị hủy diệt sao?" Lý Ngôn Tiếu như cười như không nhìn tôi.
Tôi gật đầu.
Anh đột nhiên nói rất khẩn thiết: “Anh muốn cảm ơn em vì đã coi trọng anh như thế." Sao đó liền kéo tay tôi, nhưng nhìn thấy cái nẹp gỗ mới nhớ tới tôi đang bị trật khớp, vì vậy đành vuốt bàn tay tôi.
Tôi thấy hơi buồn cười: “Sao anh biết em coi trọng anh?"
“Em nghĩ hủy diệt là như thế nào? Có phải chỉ một người đã chết mới gọi là hủy diệt không? Anh nghĩ rằng lệ khí đã hủy diệt anh rồi, không còn là Lý Ngôn Tiếu của trước kia nữa." Anh nắm tay tôi, lời nói đầy thù hận, “Đã không còn nữa rồi, ít nhất thì lòng anh đã không còn thuần khiết như trước kia nữa."
“…"
“Anh hận sự thay đổi này, cũng hận những người đã vũ nhục anh. Dù cho qua bao nhiêu năm anh vẫn không thể quên được. Mãi đến khi anh chết đi cũng không thể nhắm mắt, bởi vì những người đó bắt anh phải chịu đau khổ như vậy…"
Giọng điệu nói chuyện của anh rất thoải mái, giống như nói “Món thịt bò xào táo này rất ngon" vậy. Tôi trộm nhìn anh, nét mặt anh ung dung thoải mái, còn mang theo ý cười như có như không. Chắc hẳn là lòng anh không thể nhẹ nhõm như thế nhỉ? Có lẽ nhiều năm bị khuất nhục rèn luyện đã tạo ra bề ngoài không gợn sóng không sợ hãi này.
Sau khi lớn lên, tôi nhớ lại những lời Lý Ngôn Tiếu nói, mới nghĩ tới bà nội đã từng nói với tôi rằng: Không ai sẽ khoe khoang lòng dạ mình sâu cạn thế nào, bởi vì sau khi trải qua nhiều sóng gió, thiên ngôn vạn ngữ đều hóa thành bình tĩnh và mỉm cười.
Lý Ngôn Tiếu lại tiếp tục kiên nhẫn tập ném đá. Mỗi viên đá anh ném ra đều chuẩn xác rơi vào vòng tròn. Anh gãi gãi đầu: “Anh cảm thấy mình ném quá chuẩn rồi, dường như không có mấy lần ném không vào."
Tôi nói: “Anh dùng viên đá nhỏ thế này để ném người ư? Ném một trăm viên cũng chưa chắc bị thương!"
“Cũng đúng." Lý Ngôn Tiếu nói xong liền chạy ra ngoài, lát sau ôm hai cục gạch về, sau đó lại ném vào vòng tròn, ném xong lại chạy đi nhặt rồi lại tiếp tục ném, tôi nhìn mãi vẫn không biết anh lấy tinh thần ở đâu ra nữa.
Lần này ném tỉ lệ chính xác thấp hơn nhiều.
Tôi nói: “Anh đừng chỉ nghĩ đến báo thù, đừng có ném chết người ta lại lớn chuyện ra."
“Anh biết mà."
Tôi tiếp tục ngồi cạnh đó đọc “Thủy hử", bên mông đặt quyển “Tân Hoa tự điển". Gặp chữ nào không biết liền tra tự điển, tra không ra nữa thì bỏ qua luôn. Lý Ngôn Tiếu luyện tập một hồi thì tỉ lệ ném gạch chính xác lên đến một trăm phần trăm. Tôi lại hiến kế cho anh: “Anh nghĩ lúc anh ném nó sẽ không chạy ư? Nó cũng đâu có ngốc đến mức đứng yên cho cho anh ném? Đứng một chỗ ném không phải quá dễ rồi sao?"
Lý Ngôn Tiếu nghe xong thấy có đạo lý, lại thay đổi cách luyện tập, vừa chạy tới chạy lui trong sân vừa ném ở nhiều góc khác nhau. Tôi vốn muốn khuyên anh nghỉ ngơi một lát, nhưng nghĩ lại vẫn không nói, Lý Ngôn Tiếu thực chất là một người quật cường. Nếu anh cho phép mình nghỉ ngơi thì đã sớm nghỉ rồi. Bây giờ anh không muốn dừng lại nên dù tôi có khuyên cũng vô ích.
Cứ như vậy, buổi chiều hôm ấy tôi vừa nghe âm thanh ném gạch vừa say sưa đọc “Thủy hử."
Chạng vạng tối chú và thím về đến nhà, mẹ Lý Ngôn Tiếu dẫn tôi về nói rõ tình huống buổi sáng. Chú nghe xong thì vô cùng tức giận, nói từ lâu đã không vừa mắt cái đám nhóc đó, lúc nào cũng coi trời bằng vung, cha của tên béo tròn là Dương Tứ Trụ cũng không phải dạng tốt gì, cả ngày ở đội sản xuất chỉ biết ăn rồi lại nằm…
Ấy thế mà việc tôi bị thương đã bị quăng ra sau đầu, chú và thím từ đầu tới cuối cứ mãi phê phán Vương Tứ Trụ, nói đến nước bọt văng tứ phía, giống như họ đang muốn biểu lộ bất mãn trong lòng mình ra hết vậy. Tôi nghe xong không khỏi cảm thấy buồn cười.
Chú và thím đều đến nhà Lý Ngôn Tiểu để cảm ơn, tôi ở lại nhà họ cùng ăn cơm tối.
Trên bàn cơm, Lý Ngôn Tiếu không ngừng gắp thức ăn cho tôi, đến mức tôi muốn cản cũng không được. Cảm giác đã lâu rồi không có ai quan tâm mình như vậy, trong lòng liền thấy ấm áp, cảm giác nội tâm trở nên rất mềm rất mềm.
Người lớn trong nhà liên tục nhỏ giọng cười, ai cũng sôi nổi nói chuyện với tôi, nói đây là lần đầu Lý Ngôn Tiếu gắp thức ăn cho người khác, đến ông nội anh cũng chưa có được đãi ngộ này. Bà nội anh còn nói tôi làm cho Lý Ngôn Tiếu thay đổi không nhỏ, chỉ khi một người hoàn toàn không quan tâm đến ai mới là hư hỏng.
Bây giờ tôi mới biết được Lý Ngôn Tiếu từ nhỏ đã là một đứa trẻ rất phản nghịch.
Người lớn trong nhà đều để mặc anh, để anh tự lăn lộn mà lớn lên, vì thế anh mới trở nên phản nghịch như vậy. Trước kia lúc ăn cơm, “Ngu Cơ" làm thức ăn cho ông nội và bà nội, thế là anh liền cố ý gắp hết thịt và đồ ngon vào chén mình.
Đến tết âm lịch, trưởng bối trong nhà phát tiền lì xì, dựa theo tập tục muốn Lý Ngôn Tiếu phải dập đầu, nhưng bản chất anh quá cứng rắn, cho đến bây giờ vẫn chưa từng nói câu xin lỗi với ai, cả việc cúi đầu còn không chịu chứ nói chi đến dập đầu. Thấy anh không chịu, mọi người liền tỏ vẻ giận, không ngờ Lý Ngôn Tiếu lập tức lạnh mặt, đem hết tiền lì xì ném vào mọi người, sau đó chém đinh chặt sắt nói: Mấy người muốn lấy tiền mua cái dập đầu của con sao, con nói cho mọi người biết, loại mua bán này con không làm!
Tết năm đó người lớn trong nhà đều trôi qua một cách nặng nề, bà nội anh giận đến mức ăn cũng không ngon, mà thủ phạm hiển nhiên là Lý Ngôn Tiếu. Nhưng anh vẫn vừa ăn sủi cảo vừa ngâm nga điệu hát dân gian, còn đốt đèn đốt pháo lung tung, trôi qua cái tết một cách nhàn nhã thoải mái.
Buổi trưa, tôi khuyên Lý Ngôn Tiếu nên đối xử tốt với “Ngu Cơ" một chút, thế là lúc ăn cơm anh có gắp thức ăn cho mẹ một lần. Lý Ngôn Tiếu nhìn tôi, tôi liền cười cười với anh, trong lòng cảm thấy rất vui mừng. Tôi nhìn cặp mắt to tròn của “Ngu Cơ" kích động đến mức nước mắt cũng muốn chảy ra rồi.
Tôi thấy tình cảnh này thì mắt cũng nóng lên, cảm thấy Lý Ngôn Tiếu thật sự là đang ở trong phúc mà không biết phúc. Nếu như tôi có một người mẹ yêu thương mình như thế, lại còn xinh đẹp thiện lương thì chắc chắn tôi sẽ làm một đứa con thật tốt, nhất định tốt hơn Lý Ngôn Tiếu.
Lúc ăn cơm chúng tôi tập hợp cùng một chỗ, tâm điểm hiển nhiên là tôi – một người khách, nhưng sau khi cơm nước xong xuôi, mọi người rời bàn ăn thì không ai ở bên cạnh tôi nói chuyện nữa, Lý Ngôn Tiếu và người trong nhà cùng một chỗ nói nói cười cười rất vui vẻ.
Trong nháy mắt tôi như được trở về ngôi nhà ở Liên Vân Cảng, ngày đó chúng tôi cũng như thế này! Tuy người nhà họ Lý không phải cố ý, nhưng tôi vẫn cảm thấy mọi người thân mật thế này giống như đang kích thích tôi.
Tôi bị không khí hạnh phúc ấm áp bao lấy, nhưng nhớ đến nhà của tôi thì tinh thần liền xuống dốc. Tôi đột nhiên muốn mang đi thứ gì đó, gắt gao nắm chặt trong lòng bàn tay, đem một chút vui vẻ của căn nhà này mang về. Nhưng thế này không phải là ăn trộm hay sao? Nhờ có lý trí mách bảo, tôi mới khắc chế được ý nghĩ của mình.
Buổi tối về nhà, tôi nhìn áo trắng của mình đã được giặt sạch sẽ, trong vô thức cảm thấy vui mừng vô cùng. Bà nội có một chút bệnh sạch sẽ, cái này là được dưỡng từ nhỏ mà thành. Không biết tôi có phải cũng có tính này không nhỉ?
Những ngày sau đó tôi thường xuyên ở nhà Lý Ngôn Tiếu. Chúng tôi đọc sách, tập viết, Lý Ngôn Tiếu còn dạy tôi nói tiếng Anh. So với Vương Câu Đắc Nhi suốt ngày nghịch bùn với Nữu Nhi thì tôi thật sự quá may mắn. Ngôi nhà ba tầng vô cùng lớn, chúng tôi đi lang thang khắp nhà, cùng nhau chơi rượt đuổi, cứ như đang trong mê cung vậy. Hoàng cung trong mắt tôi chính là có khí thế như vầy.
Có một lần, chúng tôi đi đến một căn phòng, tôi vui mừng phát hiện trong đó có bày một khung đàn dương cầm. Khung đàn màu nâu, cho người ta cảm giác rất ấm áp. Chiếc dương cầm này mang phong cách cổ xưa, bên trênkhông bám một hạt bụi nào.
Đột nhiên tôi nhớ tới bà nội. Bà dạy tôi đọc chữ, dạy tôi hội họa, nhưng bà chưa thể dạy tôi nhạc khí. Đàn dương cầm và vĩ cầm của bà không đưa đến nhà ông nội, đây chính là tiếc nuối của bà. Bà từng nói với tôi: “Nhất định phải tìm cơ hội học một chút nhạc khí, hội họa, âm nhạc có thể khiến một người rèn luyện hàng ngày có sự thay đổi rất lớn."
Cha tôi cũng biết chơi dương cầm, tôi muốn ông dạy cho tôi nhưng ông không đồng ý. Bây giờ nghĩ lại hẳn là do ông sợ tôi bị nói là thằng oắt con của giai cấp tư sản. Thỉnh thoảng có dịp biểu diễn, cha tôi sẽ lên sân khấu đánh đàn, nhưng đều là mấy ca khúc “Đông phương hồng." Tôi cảm thấy không dễ nghe chút nào nên không đòi hỏi ông nữa. (Đông phương hồng: là ca khúc ca ngợi công lao của Mao Trạch Đông với nước Trung Hoa mới.)
Vì thế tôi khẩn cầu Lý Ngôn Tiếu dạy tôi đánh đàn. Lý Ngôn Tiếu cười cười, ngồi xuống chơi một bài. Bằng cảm giác, tôi có thể thấy được khúc này có nét bi thương, giống như “Bá Vương Biệt Cơ" vậy, trong bi thương còn có một cái đẹp không tên.
Tôi nghe đến ngẩn người, đến khi Lý Ngôn Tiếu bắn ngón tay lưu lại một âm thật dài tôi mới hồi phục lại tinh thần.
Xế chiều hôm ấy, chúng tôi cùng chơi dương cầm, thật ra tôi cũng không thích đàn này, vừa mới khởi đầu đã thấy rất khó khăn. Nhưng vừa nghĩ tới lời nói của bà nội thì liền có thêm chút động lực. Lý Ngôn Tiếu khen tôi hiểu nhanh và ngón tay linh hoạt.
Anh hỏi tôi có thật sự thích đàn dương cầm không?
Tôi nói là.
Có trời mới biết, không thích.
che-bien-thit-bo-xao-tao
thịt bò xào táo
Bính âm (pinyin) là Phương án phát âm tiếng Hán, nói tắt là bính âm hoặc phanh âm, là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc. Bính âm được phê chuẩn năm 1958 và được thi hành năm 1979 tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thích khách liệt truyện là một thiên trong Sử ký của Tư Mã Thiên, nói về Kinh Kha – môn khách của Thái tử Đan nước Yên và là người rất nổi tiếng vì đã ám sát bất thành Tần Thuỷ Hoàng (cai trị từ 221 TCN đến 210 TCN).
Chương sau →
Tác giả :
A Xá