Âm Vang
Chương 7 Số phận
1.
Tưởng Kim Minh choàng tỉnh lần thứ ba vào nửa đêm.
Anh ngồi dậy, sợ hãi chống trán, câu nói kia cứ văng vẳng bên tai.
“Vì một vụ cháy. Một trận hỏa hoạn xảy ra vào tháng 9 năm 2000.”
Nửa năm sau số 76 đường Đàn Viên sẽ gặp tai nạn, là ý này ư? Cuộc gọi đến đó thì ngắt kết nối, tới giờ vẫn chưa nhận được hồi âm.
Những ngày qua, anh nửa tin nửa ngờ đi kiểm tra bình chữa cháy trong viện triển lãm, quả thật có một số bình đã hư hỏng quá lâu, cần thay đổi. Bình thường chuyện này không nằm trong nghiệp vụ của mình, vì thế mà anh còn bị đồng nghiệp chế nhạo.
Nhưng như thế đã đủ chưa? Tưởng Kim Minh vẫn chưa yên tâm.
Như hồi nhỏ từng được dẫn đi xem bói, ông thầy nói trong số mệnh của anh có kiếp nạn, người nhà tin không được mà không tin không được, mất ăn mất ngủ một thời gian dài.
Anh không tin quỷ thần, cũng không tin vào số mệnh.
Vậy mà bây giờ lại có cuộc gọi quá khó hiểu, cuộc gọi đến từ 20 năm sau.
“Ây đúng là!” Nhức đầu quá thể.
Tưởng Kim Minh nằm phịch xuống, ngẩn người nhìn trần nhà.
Nếu thật sự là tương lai, vậy mình sẽ trở nên ra sao? Có gây dựng được gì không? Người nhà bạn bè có còn không?
… Có còn ai ở bên?
Tuổi trung niên như một cột mốc xa vời, thế mà lại bị một cuộc gọi đưa đến trước mặt, cảm giác ấy quá khó hình dung.
Anh lại nghĩ, không biết người ở đầu dây thế nào? Sống cuộc sống ra sao?
Vào ban ngày, Tưởng Kim Minh ngồi trước bàn làm việc nhìn quanh, tưởng tượng bản thân đang ở trong rạp chiếu phim.
Chiếc máy tính chậm rì rì là cửa sổ chiếu phim, bàn biến thành ghế sô pha, còn tủ hồ sơ sau lưng…
Là màn chiếu ư?
Quá hoang đường.
Tưởng Kim Minh cảm thấy nực cười, chậm rãi lật mình, nhưng không tài nào có thể dừng suy nghĩ. Mỗi lần nói chuyện anh đều đang ở văn phòng, còn cô lại đang ngồi trên ghế trong rạp chiếu phim? Không biết nền điện ảnh 20 năm sau thế nào nhỉ? Ma Trận đã quay xong phần tiếp chưa?
Anh càng nghĩ càng mất ngủ.
Rèm cửa phần phật theo làn gió, màn đêm trôi đi giữa dòng suy nghĩ miên man.
2.
Sáng sớm, báo thức reo inh ỏi, mẹ Tưởng hùng hổ đẩy cửa đi vào, nhấn nút tắt cái *cạch*.
Tưởng Kim Minh vẫn còn đang với tay ra ngoài chăn lần mò, sau đó lim dim trở mình, phải nhìn kỹ một lúc lâu mới cất tiếng: “Mẹ? Sao mẹ lại vào phòng con…”
“Mẹ là mẹ của con, mẹ không được vào hả?”
“Không phải… Cũng đâu phiền mẹ tắt báo thức.” Anh vùi mặt vào gối, rầu rĩ nói.
“Con cũng biết cơ à? Thứ hai nếu được nghỉ thì lo nghỉ đi, con hẹn báo thức là muốn gọi mình dậy hay gọi bố mẹ dậy hả?”
Chưa kịp thoa đều kem trang điểm trên mặt thì bà đã vội vàng quay vào nhà vệ sinh, cao giọng nói: “Con ngủ thêm đi! Cả một tuần chỉ nghỉ được có một ngày, Sử Chí Dũng này chỉ giỏi sai khiến con trai mẹ làm việc tay chân. Còn nữa, trên bàn có bánh tiêu, bao giờ ăn nhớ hâm nóng sữa lại, mẹ và bố con đi làm đây!”
“Vầng…”
Anh ậm ờ trả lời, ngây người mấy phút rồi mới ngẩng mặt lên, lẩm bẩm nói: “Mình cũng phải dậy thôi, hôm nay đến viện triển lãm.”
Phòng khách vọng lại tiếng *cạch*, bố mẹ đã đi làm rồi.
Một lúc sau, Tưởng Kim Minh rút đại áo lông mặc vào, lê dép bước ra khỏi phòng, rửa mặt qua loa rồi đứng trước gương chải tóc.
Tóc dài nhanh thật, lại phải cắt thôi.
Khụ… Chuyện này tính sau, không cần đi làm còn lo gì tới hình tượng.
Mở cửa ra, lấy sữa bò trong thùng sữa, mở nắp uống cạn rồi quệt miệng, sau đó ngậm nửa cái bánh tiêu, đi từ phòng khách ra đến ban công.
Ánh nắng chan hòa ấm áp, anh nheo mắt nhìn ra ngoài, trường tiểu học bên cạnh đang kéo quốc kỳ. Bình thường cứ vào thứ hai, Tưởng Kim Minh luôn bị tiếng quốc ca đánh thức, sau đó mơ màng ngủ tiếp.
Nhưng hôm nay lại khác. Anh phải đến viện triển lãm chờ điện thoại.
3.
Vừa lên tầng bốn đã thấy cửa phòng viện trưởng khép hờ, Tưởng Kim Minh thả chậm bước chân. Từ khi vào số 76 đường Đàn Viên, anh cảm thấy không còn thoải mái khi đối diện với Sử Chí Dũng nữa.
Có lẽ cần phải thích nghi với sự thay đổi vai trò.
Chú Sử là bậc trưởng bối đã chứng kiến anh trưởng thành.
Thầy Sử là người thầy anh kính trọng, đã dạy cho anh về lịch sử từ những bài đầu tiên, từng được ông chỉ dạy hồi còn học đại học, dù có vài quan điểm anh không tán thành với ông cho lắm.
Mà viện trưởng Sử lại là cấp trên.
Không phải khi bước vào xã hội, chức danh lãnh đạo sẽ làm lu mờ đi hai danh tính thân thiết trước đó, mà thực tế dường như có điều gì đó đã thay đổi, Tưởng Kim Minh không nói rõ được, chỉ cảm thấy khó xử.
Anh gõ cửa, thò người vào trong: “… Viện trưởng Sử.”
Sử Chí Dũng đang tập trung xem tài liệu, nghe thấy tiếng động bèn ngẩng đầu lên, ông thoáng giật mình nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh: “Hôm nay là thứ hai mà, sao cháu lại tới đây?”
Tiện tay đóng tập báo cáo lại.
“Cháu tới… tăng ca ạ.”
“Ừ.” Sử Chí Dũng tháo kính ra, hà hơi vào tròng kính rồi lau bằng vạt áo, “Thanh niên trai tráng đừng suốt ngày ru rú chỗ này, nếu được nghỉ thì đi chơi đây đó, không thì đi hẹn hò.”
Nghe giọng điệu thân thuộc ấy, Tưởng Kim Minh thả lỏng hai vai, trông cũng vui vẻ hơn: “Khụ, chưa sốt ruột yêu đương bây giờ ạ.”
“Bây giờ cháu chưa sốt ruột, chờ tới lúc lại cuống lên cho xem, ở viện triển lãm của chúng ta có được mấy người trẻ tuổi đâu, phải năng ra ngoài tiếp xúc đi.”
“Vâng.” Anh cúi đầu nghĩ ngợi, “Tiếp xúc.”
“Dạo này thằng bé kia đang làm gì thế? Hai đứa có liên lạc với nhau không?”
“Cậu ấy vẫn làm rất tốt ở công ty bất động sản, thời gian trước còn mới được nhận thưởng, không nói với chú ạ?”
“Hừ.” Không rõ vẻ mặt của Sử Chí Dũng là xem thường hay kiêu ngạo, ông lặp lại, “Tiền thưởng.”
“Sử Sùng thật sự rất thích công việc ở đó.”
Nói đến đây lại không biết nói gì thêm. Sau vài giây im lặng, Tưởng Kim Minh lên tiếng: “Vậy cháu đến văn phòng đây, chào chú Sử.”
Ông gật đầu.
4.
Đến trưa rồi mà điện thoại vẫn không đổ chuông.
Tưởng Kim Minh dựa vào tủ hồ sơ nhìn chằm chằm, quên cả thời gian, cho tới khi Sử Chí Dũng ôm cặp táp xuất hiện ở cửa, hỏi:
“Chưa đi ăn à?”
“Dạ?” Lúc này anh mới định thần, nhìn lên đồng hồ treo tường, “Lát nữa cháu về nhà ạ.”
“Ừ, thế chú đi trước đây.”
Sử Chí Dũng vừa xoay người, lại chậm rãi quay gót trở lại: “À phải rồi Kim Minh, lần trước bảo cháu viết bài giới thiệu, có nhiều chỗ cần phải sửa lại, nội dung về vị trí và không gian phát triển phải dựa vào thị trường.”
“Thị trường?”
“Chú nói cháu hay, số 76 đường Đàn Viên đã được một trăm năm rồi, chúng ta có thể làm gì đây? Phải sáng tạo đổi mới, phải bước ra khỏi nơi này, đó mới là con đường.”
Tưởng Kim Minh nhớ lại bài phát biểu trong buổi họp lần trước, thật ra ban đầu có rất nhiều chỗ anh chưa hiểu, nhưng bây giờ nghe lại liên tưởng đến việc phát triển kinh doanh mà cô gái kia đã nói, anh càng cảm thấy không ổn.
Anh chần chừ nói: “Nếu theo sát thị trường thì có phải bất lợi trong việc bảo tồn không? Liệu có làm hỏng tính nghiêm túc và… mỹ cảm lịch sử không?”
“Mỹ cảm?” Sử Chí Dũng hứng thú, dựa vào bàn nhìn anh, “Nói thế nào nhỉ?”
“Mỹ cảm lịch sử ở số 76 đường Đàn Viên là nó rất trọn vẹn, nếu thêm nhiều thì thành thừa thãi. Nếu xây thêm rạp chiếu phim… hay quán ăn, cửa hàng bách hóa, rồi treo bảng hiệu phát sáng, dán tấm áp phích, bên cạnh thêm quầy bán vé, đó chính là phá hỏng.”
Tưởng Kim Minh nói xong lại cảm thấy bản thân đã nói nhiều, anh đã tính luôn chuyện của 20 năm sau vào rồi, bèn lấp liếm: “Chú cảm thấy thế nào?”
Sử Chí Dũng lại không phát giác điểm lạ lùng, trầm ngâm một lúc lâu. Sau đó ông nghiêm túc hỏi: “Kim Minh, cháu cảm thấy lịch sử là gì?”
“Lịch sử là…” Tưởng Kim Minh dừng lại, anh không muốn máy móc đọc lại định nghĩa từ trong sách vở, dù trong đầu đã hiện lên những định nghĩa ấy.
Đối với anh, lịch sử là nghệ thuật mà thời gian nhào nặn, thu hút anh như một bản năng, để anh muốn cảm nhận thêm, tìm hiểu thêm và bảo vệ hơn nữa.
Nhưng nói điều đó ra lại nghe có vẻ viển vông và giả dối.
Thế là Tưởng Kim Minh đút tay vào túi, nghiêm túc trả lời: “Là sự kiện quá khứ trong xã hội loài người và…”
“Reng reng reng.”
Điện thoại bàn bỗng đổ chuông, cắt ngang câu trả lời.
Anh sửng sốt mấy giây, sau đó mới định thần có lẽ là cô ấy gọi.
Nhưng khi đưa tay ra thì đã chậm, Sử Chí Dũng tựa ngay cạnh bàn, ông thuận tay nhấc ống nghe lên.
5.
“A lô, xin chào.”
Tưởng Kim Minh đổ mồ hôi, nhìn ông nghe máy.
“Ừ… đúng rồi.”
Anh mím môi, hầu kết cục cựa.
“Ừ? Hôm nay viện triển lãm không mở. Được, được.”
Không phải cô ấy?
“Được, tạm biệt cô.”
Sử Chí Dũng cúp máy, thấy Tưởng Kim Minh nhìn mình thì nói: “Đặt hẹn đến tham quan, nhưng chưa rõ số người trong đoàn nên lần sau lại gọi tới.”
“À, vâng ạ.” Hóa ra chỉ là sợ bóng sợ gió.
Và cuộc nói chuyện vừa rồi cũng đã bị cắt ngang, Sử Chí Dũng nhìn đồng hồ đeo tay, xốc cặp táp lên, dặn dò đôi ba câu rồi rời khỏi văn phòng.
Tưởng Kim Minh ngồi xuống, day huyệt thái dương, tự giễu bản thân vì giật mình đến vậy. Anh soạn bài giới thiệu đã viết lần trước ra, muốn sửa lại nhưng không có ý tưởng, vô thức vuốt ve vết khắc trên cây bút máy.
Sau cuộc gọi lần trước, anh đã dùng compa khắc lên một con số ở phần đáy ngòi bút Hero: 2020.
Thay đổi đồ vật bên cạnh, lại nghe lời cô ấy rồi.
6.
Khi Tưởng Kim Minh đang ngẩn ngơ thì điện thoại lại đổ chuông, có lẽ là người lúc nãy.
Anh nhấc máy a lô.
“À, lần này đúng là anh rồi.”
“…” Tưởng Kim Minh nhướn mày, rồi hai mắt lập tức sáng lên, muốn nói gì đó song lại không tìm được từ ngữ thích hợp, “Là cô…”
“Điện thoại của anh nát ghê, không có cục sạc phù hợp, tôi phải tìm mấy ngày mới kiếm được cục sạc.” Cô nói.
Tưởng Kim Minh choàng tỉnh lần thứ ba vào nửa đêm.
Anh ngồi dậy, sợ hãi chống trán, câu nói kia cứ văng vẳng bên tai.
“Vì một vụ cháy. Một trận hỏa hoạn xảy ra vào tháng 9 năm 2000.”
Nửa năm sau số 76 đường Đàn Viên sẽ gặp tai nạn, là ý này ư? Cuộc gọi đến đó thì ngắt kết nối, tới giờ vẫn chưa nhận được hồi âm.
Những ngày qua, anh nửa tin nửa ngờ đi kiểm tra bình chữa cháy trong viện triển lãm, quả thật có một số bình đã hư hỏng quá lâu, cần thay đổi. Bình thường chuyện này không nằm trong nghiệp vụ của mình, vì thế mà anh còn bị đồng nghiệp chế nhạo.
Nhưng như thế đã đủ chưa? Tưởng Kim Minh vẫn chưa yên tâm.
Như hồi nhỏ từng được dẫn đi xem bói, ông thầy nói trong số mệnh của anh có kiếp nạn, người nhà tin không được mà không tin không được, mất ăn mất ngủ một thời gian dài.
Anh không tin quỷ thần, cũng không tin vào số mệnh.
Vậy mà bây giờ lại có cuộc gọi quá khó hiểu, cuộc gọi đến từ 20 năm sau.
“Ây đúng là!” Nhức đầu quá thể.
Tưởng Kim Minh nằm phịch xuống, ngẩn người nhìn trần nhà.
Nếu thật sự là tương lai, vậy mình sẽ trở nên ra sao? Có gây dựng được gì không? Người nhà bạn bè có còn không?
… Có còn ai ở bên?
Tuổi trung niên như một cột mốc xa vời, thế mà lại bị một cuộc gọi đưa đến trước mặt, cảm giác ấy quá khó hình dung.
Anh lại nghĩ, không biết người ở đầu dây thế nào? Sống cuộc sống ra sao?
Vào ban ngày, Tưởng Kim Minh ngồi trước bàn làm việc nhìn quanh, tưởng tượng bản thân đang ở trong rạp chiếu phim.
Chiếc máy tính chậm rì rì là cửa sổ chiếu phim, bàn biến thành ghế sô pha, còn tủ hồ sơ sau lưng…
Là màn chiếu ư?
Quá hoang đường.
Tưởng Kim Minh cảm thấy nực cười, chậm rãi lật mình, nhưng không tài nào có thể dừng suy nghĩ. Mỗi lần nói chuyện anh đều đang ở văn phòng, còn cô lại đang ngồi trên ghế trong rạp chiếu phim? Không biết nền điện ảnh 20 năm sau thế nào nhỉ? Ma Trận đã quay xong phần tiếp chưa?
Anh càng nghĩ càng mất ngủ.
Rèm cửa phần phật theo làn gió, màn đêm trôi đi giữa dòng suy nghĩ miên man.
2.
Sáng sớm, báo thức reo inh ỏi, mẹ Tưởng hùng hổ đẩy cửa đi vào, nhấn nút tắt cái *cạch*.
Tưởng Kim Minh vẫn còn đang với tay ra ngoài chăn lần mò, sau đó lim dim trở mình, phải nhìn kỹ một lúc lâu mới cất tiếng: “Mẹ? Sao mẹ lại vào phòng con…”
“Mẹ là mẹ của con, mẹ không được vào hả?”
“Không phải… Cũng đâu phiền mẹ tắt báo thức.” Anh vùi mặt vào gối, rầu rĩ nói.
“Con cũng biết cơ à? Thứ hai nếu được nghỉ thì lo nghỉ đi, con hẹn báo thức là muốn gọi mình dậy hay gọi bố mẹ dậy hả?”
Chưa kịp thoa đều kem trang điểm trên mặt thì bà đã vội vàng quay vào nhà vệ sinh, cao giọng nói: “Con ngủ thêm đi! Cả một tuần chỉ nghỉ được có một ngày, Sử Chí Dũng này chỉ giỏi sai khiến con trai mẹ làm việc tay chân. Còn nữa, trên bàn có bánh tiêu, bao giờ ăn nhớ hâm nóng sữa lại, mẹ và bố con đi làm đây!”
“Vầng…”
Anh ậm ờ trả lời, ngây người mấy phút rồi mới ngẩng mặt lên, lẩm bẩm nói: “Mình cũng phải dậy thôi, hôm nay đến viện triển lãm.”
Phòng khách vọng lại tiếng *cạch*, bố mẹ đã đi làm rồi.
Một lúc sau, Tưởng Kim Minh rút đại áo lông mặc vào, lê dép bước ra khỏi phòng, rửa mặt qua loa rồi đứng trước gương chải tóc.
Tóc dài nhanh thật, lại phải cắt thôi.
Khụ… Chuyện này tính sau, không cần đi làm còn lo gì tới hình tượng.
Mở cửa ra, lấy sữa bò trong thùng sữa, mở nắp uống cạn rồi quệt miệng, sau đó ngậm nửa cái bánh tiêu, đi từ phòng khách ra đến ban công.
Ánh nắng chan hòa ấm áp, anh nheo mắt nhìn ra ngoài, trường tiểu học bên cạnh đang kéo quốc kỳ. Bình thường cứ vào thứ hai, Tưởng Kim Minh luôn bị tiếng quốc ca đánh thức, sau đó mơ màng ngủ tiếp.
Nhưng hôm nay lại khác. Anh phải đến viện triển lãm chờ điện thoại.
3.
Vừa lên tầng bốn đã thấy cửa phòng viện trưởng khép hờ, Tưởng Kim Minh thả chậm bước chân. Từ khi vào số 76 đường Đàn Viên, anh cảm thấy không còn thoải mái khi đối diện với Sử Chí Dũng nữa.
Có lẽ cần phải thích nghi với sự thay đổi vai trò.
Chú Sử là bậc trưởng bối đã chứng kiến anh trưởng thành.
Thầy Sử là người thầy anh kính trọng, đã dạy cho anh về lịch sử từ những bài đầu tiên, từng được ông chỉ dạy hồi còn học đại học, dù có vài quan điểm anh không tán thành với ông cho lắm.
Mà viện trưởng Sử lại là cấp trên.
Không phải khi bước vào xã hội, chức danh lãnh đạo sẽ làm lu mờ đi hai danh tính thân thiết trước đó, mà thực tế dường như có điều gì đó đã thay đổi, Tưởng Kim Minh không nói rõ được, chỉ cảm thấy khó xử.
Anh gõ cửa, thò người vào trong: “… Viện trưởng Sử.”
Sử Chí Dũng đang tập trung xem tài liệu, nghe thấy tiếng động bèn ngẩng đầu lên, ông thoáng giật mình nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh: “Hôm nay là thứ hai mà, sao cháu lại tới đây?”
Tiện tay đóng tập báo cáo lại.
“Cháu tới… tăng ca ạ.”
“Ừ.” Sử Chí Dũng tháo kính ra, hà hơi vào tròng kính rồi lau bằng vạt áo, “Thanh niên trai tráng đừng suốt ngày ru rú chỗ này, nếu được nghỉ thì đi chơi đây đó, không thì đi hẹn hò.”
Nghe giọng điệu thân thuộc ấy, Tưởng Kim Minh thả lỏng hai vai, trông cũng vui vẻ hơn: “Khụ, chưa sốt ruột yêu đương bây giờ ạ.”
“Bây giờ cháu chưa sốt ruột, chờ tới lúc lại cuống lên cho xem, ở viện triển lãm của chúng ta có được mấy người trẻ tuổi đâu, phải năng ra ngoài tiếp xúc đi.”
“Vâng.” Anh cúi đầu nghĩ ngợi, “Tiếp xúc.”
“Dạo này thằng bé kia đang làm gì thế? Hai đứa có liên lạc với nhau không?”
“Cậu ấy vẫn làm rất tốt ở công ty bất động sản, thời gian trước còn mới được nhận thưởng, không nói với chú ạ?”
“Hừ.” Không rõ vẻ mặt của Sử Chí Dũng là xem thường hay kiêu ngạo, ông lặp lại, “Tiền thưởng.”
“Sử Sùng thật sự rất thích công việc ở đó.”
Nói đến đây lại không biết nói gì thêm. Sau vài giây im lặng, Tưởng Kim Minh lên tiếng: “Vậy cháu đến văn phòng đây, chào chú Sử.”
Ông gật đầu.
4.
Đến trưa rồi mà điện thoại vẫn không đổ chuông.
Tưởng Kim Minh dựa vào tủ hồ sơ nhìn chằm chằm, quên cả thời gian, cho tới khi Sử Chí Dũng ôm cặp táp xuất hiện ở cửa, hỏi:
“Chưa đi ăn à?”
“Dạ?” Lúc này anh mới định thần, nhìn lên đồng hồ treo tường, “Lát nữa cháu về nhà ạ.”
“Ừ, thế chú đi trước đây.”
Sử Chí Dũng vừa xoay người, lại chậm rãi quay gót trở lại: “À phải rồi Kim Minh, lần trước bảo cháu viết bài giới thiệu, có nhiều chỗ cần phải sửa lại, nội dung về vị trí và không gian phát triển phải dựa vào thị trường.”
“Thị trường?”
“Chú nói cháu hay, số 76 đường Đàn Viên đã được một trăm năm rồi, chúng ta có thể làm gì đây? Phải sáng tạo đổi mới, phải bước ra khỏi nơi này, đó mới là con đường.”
Tưởng Kim Minh nhớ lại bài phát biểu trong buổi họp lần trước, thật ra ban đầu có rất nhiều chỗ anh chưa hiểu, nhưng bây giờ nghe lại liên tưởng đến việc phát triển kinh doanh mà cô gái kia đã nói, anh càng cảm thấy không ổn.
Anh chần chừ nói: “Nếu theo sát thị trường thì có phải bất lợi trong việc bảo tồn không? Liệu có làm hỏng tính nghiêm túc và… mỹ cảm lịch sử không?”
“Mỹ cảm?” Sử Chí Dũng hứng thú, dựa vào bàn nhìn anh, “Nói thế nào nhỉ?”
“Mỹ cảm lịch sử ở số 76 đường Đàn Viên là nó rất trọn vẹn, nếu thêm nhiều thì thành thừa thãi. Nếu xây thêm rạp chiếu phim… hay quán ăn, cửa hàng bách hóa, rồi treo bảng hiệu phát sáng, dán tấm áp phích, bên cạnh thêm quầy bán vé, đó chính là phá hỏng.”
Tưởng Kim Minh nói xong lại cảm thấy bản thân đã nói nhiều, anh đã tính luôn chuyện của 20 năm sau vào rồi, bèn lấp liếm: “Chú cảm thấy thế nào?”
Sử Chí Dũng lại không phát giác điểm lạ lùng, trầm ngâm một lúc lâu. Sau đó ông nghiêm túc hỏi: “Kim Minh, cháu cảm thấy lịch sử là gì?”
“Lịch sử là…” Tưởng Kim Minh dừng lại, anh không muốn máy móc đọc lại định nghĩa từ trong sách vở, dù trong đầu đã hiện lên những định nghĩa ấy.
Đối với anh, lịch sử là nghệ thuật mà thời gian nhào nặn, thu hút anh như một bản năng, để anh muốn cảm nhận thêm, tìm hiểu thêm và bảo vệ hơn nữa.
Nhưng nói điều đó ra lại nghe có vẻ viển vông và giả dối.
Thế là Tưởng Kim Minh đút tay vào túi, nghiêm túc trả lời: “Là sự kiện quá khứ trong xã hội loài người và…”
“Reng reng reng.”
Điện thoại bàn bỗng đổ chuông, cắt ngang câu trả lời.
Anh sửng sốt mấy giây, sau đó mới định thần có lẽ là cô ấy gọi.
Nhưng khi đưa tay ra thì đã chậm, Sử Chí Dũng tựa ngay cạnh bàn, ông thuận tay nhấc ống nghe lên.
5.
“A lô, xin chào.”
Tưởng Kim Minh đổ mồ hôi, nhìn ông nghe máy.
“Ừ… đúng rồi.”
Anh mím môi, hầu kết cục cựa.
“Ừ? Hôm nay viện triển lãm không mở. Được, được.”
Không phải cô ấy?
“Được, tạm biệt cô.”
Sử Chí Dũng cúp máy, thấy Tưởng Kim Minh nhìn mình thì nói: “Đặt hẹn đến tham quan, nhưng chưa rõ số người trong đoàn nên lần sau lại gọi tới.”
“À, vâng ạ.” Hóa ra chỉ là sợ bóng sợ gió.
Và cuộc nói chuyện vừa rồi cũng đã bị cắt ngang, Sử Chí Dũng nhìn đồng hồ đeo tay, xốc cặp táp lên, dặn dò đôi ba câu rồi rời khỏi văn phòng.
Tưởng Kim Minh ngồi xuống, day huyệt thái dương, tự giễu bản thân vì giật mình đến vậy. Anh soạn bài giới thiệu đã viết lần trước ra, muốn sửa lại nhưng không có ý tưởng, vô thức vuốt ve vết khắc trên cây bút máy.
Sau cuộc gọi lần trước, anh đã dùng compa khắc lên một con số ở phần đáy ngòi bút Hero: 2020.
Thay đổi đồ vật bên cạnh, lại nghe lời cô ấy rồi.
6.
Khi Tưởng Kim Minh đang ngẩn ngơ thì điện thoại lại đổ chuông, có lẽ là người lúc nãy.
Anh nhấc máy a lô.
“À, lần này đúng là anh rồi.”
“…” Tưởng Kim Minh nhướn mày, rồi hai mắt lập tức sáng lên, muốn nói gì đó song lại không tìm được từ ngữ thích hợp, “Là cô…”
“Điện thoại của anh nát ghê, không có cục sạc phù hợp, tôi phải tìm mấy ngày mới kiếm được cục sạc.” Cô nói.
Tác giả :
S Táp