Âm Vang
Chương 23 Bức tường treo ảnh
1.
Có tiếng bước chân vọng giữa hành lang bệnh viện trong đêm.
Sử Sùng ló người nhìn vào phòng bệnh, đúng lúc Tưởng Kim Minh định đi đóng viện phí, vội hỏi: “Chú Tưởng sao rồi?”
“Sao mày lại đến đây.”
“Lão Sử gọi điện cho tao.” Sử Sùng chau mày, giả vờ bình thản, “Ông ấy đâu rồi? Đã đến chưa?”
“Đến rồi, đang ở bên kia.”
“Chú Tưởng không sao chứ?”
Tưởng Kim Minh lắc đầu, lại vỗ vào vai anh, nói: “Đi thôi, đi đóng viện phí với tao.”
Rẽ, xuống lầu, lại rẽ, trên đường đi chỉ có thứ mùi đặc trưng của bệnh viện cùng những lời lo lắng của bệnh nhân y tá, hai người vừa đi vừa nói chuyện.
Ngày thứ hai sau khi Tưởng Kim Minh và Trình Hi gọi điện thoại, biết được kết quả kiểm tra của bố Tưởng, phát hiện có vấn đề ở mạch máu não, cần phải kiểm tra thêm, sau đó mới quyết định có cần can thiệp phẫu thuật hay không.
Anh sững người, cả Quý Hồng cũng vậy, hai mẹ con không ngờ rằng… một người thậm chí còn không bị đau đầu… hoặc cũng có thể là ông cố chịu đựng.
Sử Chí Dũng có người quen ở bệnh viện, vừa nghe tin lập tức chạy đến giúp. Ban đầu Tưởng Kim Minh còn không quan tâm đến những cuộc kiểm tra này, thậm chí còn lén lút chuồn viện, mà khi đó bố Tưởng đang nằm ngủ trên ghế xếp…
Nghĩ đến đây, trong lòng anh cực kỳ khó chịu.
Đóng phí xong, hai người đứng ở bậc thềm cửa sau bệnh viện. Sử Sùng lấy ra một gói thuốc lá từ trong túi, Tưởng Kim Minh nhìn, nhắc nhở: “Đang ở bệnh viện.”
“Không có ai ở đây.”
“Ừ.”
Câu đáp đó khiến Sử Sùng ngạc nhiên, hôm nay không giảng đạo nữa à, dễ tính thế kia à?
Anh hồ nghi nhìn mấy lần, sau đó mới kẹp thuốc châm lửa, kết quả còn chưa đặt lên môi thì đã bị Tưởng Kim Minh giật lấy – anh hít một hơi rất bài bản, nhưng lại nuốt thẳng xuống dẫn đến ho sặc sụa.
Sử Sùng không biết phải nói gì, gãi trán khuyên: “Khụ, không phải chú Tưởng đã phát hiện sớm rồi à, không sao đâu.”
Tưởng Kim Minh không vui, chỉ gật đầu lấy lệ. Tàn thuốc rơi xuống đất, anh ho xong lại rít hơi nữa, lúc này mới nhả khói ra.
Không cách nào hình dung nổi cảm giác bây giờ.
Thậm chí anh có thể tưởng tượng trong một thế giới khác, bố đã qua đời vì bệnh nặng, cảm giác ấy vô cùng chân thật.
Và biết đâu đó lại là thực tế ở phía Trình Hi.
Tưởng Kim Minh nhận ra điểm này, cảm giác mừng rỡ, sợ hãi cùng chống lại số mệnh khiến một người trưởng thành trong nháy mắt. Anh nhấn giọng, nói: “Sử Sùng, mày định cứ thế với bố mày à?”
“… Sao tự dưng nói tao.” Sử Sùng mất kiên nhẫn, lại châm thuốc.
“Mày có bao giờ nghĩ có rất nhiều chuyện không nằm trong dự tính không, tới khi ấy dù hối hận cũng đã muộn.”
“Được rồi đừng xúc động nữa, mạng tao lớn lắm.”
“Nếu lỡ đâu ông ấy gặp tai nạn, mày có hối hận vì mấy năm nay đã để ông ấy phải sống một mình không?”
“Mẹ nó.” Cuối cùng Sử Sùng cũng khó chịu ra mặt. Đã một thời gian anh không gặp Sử Chí Dũng, chỉ vì hôm nay chú Tưởng nhập viện nên mới gặp, thế là sẵng giọng, “Mày có thể nói tiếng người được không.”
Tưởng Kim Minh muốn tiết lộ cho Sử Sùng biết chân tướng, nhưng bây giờ lựa chọn im lặng, không phải không tin cậu ta, mà sợ cậu ta trở thành biến số trong hiệu ứng cánh bướm.
Nên anh chỉ cúi đầu, nói: “Mày dọn về đi, thật đấy.”
“… Tao vào đây.” Sử Sùng phủi mông đứng dậy, lại tức giận ngoái đầu nói, “Đầu óc mày kiểm tra thật sự không sao hả Tưởng Kim Minh?”
“Có sao đấy.” Anh cũng đi theo, tìm chỗ dí tắt thuốc rồi hô lên, “Đợi tao với, vào chung đi!”
2.
Người hai nhà tụ tập trong phòng bệnh, thấp giọng nói chuyện. Bố Tưởng nửa nằm nửa ngồi, làu bàu bảo đúng là chuyện bé xé ra to, bản thân hoàn toàn không có vấn đề, đã làm phiền đến mọi người.
Quý Hồng nhét múi quýt vào miệng ông, chặn lời lại. Tưởng Kim Minh ngồi gần đó nhìn thế, nở nụ cười hiếm hoi.
Hai cha con Sử Sùng đứng bên cạnh, muốn nói chuyện nhưng lại không tìm được đề tài, kể từ khi mẹ anh bỏ đi, khung cảnh này đã trở thành kiểu mẫu sống chung thường ngày.
Một lúc lâu sau, Sử Chí Dũng mới hỏi: “Ký túc xá ở đơn vị các con thế nào?”
“Tốt ạ.”
“Ở ký túc xá không như nhà mình, đừng có về khuya, bớt nhậu nhẹt lại.”
“Không cần bố phải nói, con biết ở ký túc xá thế nào, hồi đại học cũng ở bốn năm rồi.” Sử Sùng dừng lại, đoạn nói, “Sao bố biết con về khuya?”
Sử Chí Dũng chắp tay sau lưng, không trả lời.
“… Bố đến ký túc xá tìm con?”
“Không cần đi bố cũng biết.”
Hai người này bình thường tách riêng còn ổn, nhưng hễ gặp nhau là đại biểu điền hình cho việc bất đồng. Một người hy vọng bố đến, nhưng cứ luôn nói với giọng điệu chê bai, một người thì đi thăm con thật, nhưng lại lỡ dịp, vậy mà không thừa nhận.
Thế là càng nói càng cãi nhau, âm lượng dần lớn. Tưởng Kim Minh bị thu hút, đúng lúc nghe thấy Sử Sùng truy hỏi: “Bố quen sếp của con?”
“Triệu Phi. Con bớt ra ngoài xã giao với ông ta lại đi.”
Sử Chí Dũng nhìn xuống túi quần anh, thấy rõ đường viền hộp thuốc lá: “Con học Lịch sử, vậy mà bây giờ chỉ biết hút thuốc uống rượu, ngày ngày tiếp khách dụ người mua nhà, còn ra thể thống gì nữa?”
“Con dụ ai mua nhà? Còn không phải con tốt bụng hả? Học Lịch sử học Lịch sử, ngày nào cũng nghiên cứu lịch sử gì đó của bố thì có gì hay? Không phải mẹ bỏ đi đấy à?! Vả lại bố có biết bất động sản là gì không, thành phố muốn phát triển thì tiền đâu ra? Là bán đất, đất đắt thì nhà cửa cũng đắt theo!”
Thực ra anh muốn trích nguyên văn tài chính đất đai của Triệu Phi, Mỹ với Hong Kong cũng làm thế. Nhưng không nhớ được nhiều khái niệm nên đành dùng lời nói thẳng.
Mà đương nhiên, dù sau đó có nói gì thêm cũng không còn quan trọng nữa, Sử Chí Dũng đã bị một câu của anh chọc giận tới nỗi đầu óc ong ong, á khẩu không nói nên lời.
“Không phải mẹ bỏ đi đấy à?!”
Sử Chí Dũng học sử, làm thầy, dạy sử, đó gần như là toàn bộ nửa đời trước của ông. Ông vui vẻ học tập ở trường, sau đó kết hôn sinh con, ở trong nhà trường phân phối, có nhà ăn, bình thản an nhàn.
Nhưng nửa kia của ông lại không nghĩ thế, hai người theo đuổi chí hướng khác nhau, vậy mà lại phải sống cùng nhau.
Có lẽ do ảnh hưởng lớn từ hoàn cảnh, những năm 90 nổi lên làn sóng ra khơi làm ăn, và từ đó, Sử Sùng không còn mẹ nữa.
Quý Hồng nhìn hai cha con nói đến chuyện dụ mua nhà, liệu có phải đang nói bà không? Lại còn liên quan đến cả chuyện ngày trước, sợ hai người họ gây gổ thêm, bèn vội khuyên ngăn.
Phòng bệnh tức khắc loạn lên, bị y tá đi ngang qua nhắc nhở.
“Nhỏ giọng xuống được không?!”
Rồi bầu không khí im lặng ập đến, Sử Sùng quay đầu đẩy cửa phòng bệnh bỏ đi, Tưởng Kim Minh thấy thế bước theo, nói: “Tao xin, tao xin.”
Nhưng trong lòng anh lại nghĩ, Triệu Phi là ai?
Theo lời của Trình Hi, số 76 đường Đàn Viên tất có liên quan đến bất động sản Đàn Thịnh. Có khi nào cả hai đều đã nhầm không, sự liên hệ này không phải thông qua Sử Sùng…
Mà là Sử Chí Dũng thì sao?
3.
Vị sếp mà Sử Sùng nhắc đến tên là Triệu Phi.
Ông ta gần 40, có cái nhìn độc đáo trong việc mở rộng bất động sản, có quan hệ với nhà nước, có mấy dự án mua đất đều do ông ta ra mặt thu xếp.
Tạm thời Tưởng Kim Minh chỉ hỏi đến đây, định chạy về số 76 đường Đàn Viên liên lạc với Trình Hi thì lại bị Sử Sùng kéo đến câu lạc bộ.
Thấy càng lúc càng muộn, mà người bên cạnh càng uống càng nhiều, không biết tìm cớ về thế nào, còn phải nghe cậu ta lải nhải:
“Lần nào gặp cũng cãi nhau, mày còn bảo tao dọn về ở, mẹ nó.”
“Tưởng Kim Minh tao nói với mày, học lịch sử thì có tương lai cái gì hả… Không đi dạy, đi làm viện trưởng, thì mẹ tao có thể về không? Mày nói đi?”
Tưởng Kim Minh chỉ biết cười ha ha, không thì cũng cau mày im lặng, nháy mắt với chị Tường: “Có giải rượu không?”
“Tôi chỉ bán rượu kiếm tiền, làm gì có chuyện chuẩn bị giải rượu cho các cậu? Có phải hai cậu thay nhau phá rối chỗ tôi không?”
Chị ta sầm mặt, nhưng vẫn quay vào rót cốc nước ấm, lại thêm một muỗng mật ong rồi đặt lên quầy.
“Uống xong thì về đi.”
“Ầy.”
Tưởng Kim Minh lén lút đổi cốc nước với rượu của cậu ta, tiếp tục đáp qua loa, trong vô thức chợt thấy một xấp hình đặt trong chiếc hộp sắt trên quầy.
Anh rướn người đến, hỏi: “Là ảnh chụp lần trước à?”
“Muốn thì tự đi rửa, chỗ này tôi giữ lại.”
“Không, tôi không lấy.” Đương nhiên anh không thể lấy đi được rồi, nếu không Trình Hi sẽ không phát hiện mình ở quán bar, rồi lại đổi tương lai thêm một lần nữa.
Bây giờ hễ làm gì Tưởng Kim Minh cũng phải nghĩ đến sau này, anh nói: “Tôi xem chụp thế nào thôi.”
Chị Tường nghĩ ngợi, đoạn rút ra một tấm ảnh trong xấp ảnh: “Đây, đẹp lắm.”
“… Sao trông tôi đần thế này.” Tưởng Kim Minh che mặt thở dài, hóa ra Trình Hi thấy mình thế này đây – một gã say mặt đỏ lừ.
Anh lật ảnh lại, nhân khi chị Tường đang bận mà viết ra một chuỗi thời gian, lại bình thản trả về, buột miệng hỏi: “Giữ chúng lại làm gì thế?”
“Tiểu Tưởng, cậu có thấy bức tường kia không? Nếu như đây là tiệm của tôi, tôi nói là nếu, thì tôi sẽ treo ảnh lên đó.”
Tưởng Kim Minh nhìn theo hướng chị ta chỉ, như thể thật sự trông thấy bức tường treo ảnh ấy.
4.
Trình Hi đứng trước bức tường nhìn kỹ.
Không có thay đổi nào khác, xem ra vẫn là nó.
Cô lấy bức ảnh từ trong túi xách ra, nhìn dãy thời gian, 8 giờ sáng, là thời gian hẹn gọi điện vào ngày mai?
Vừa rồi, đang trên đường về nhà thì cô nhìn thấy một dãy số xuất hiện ở mặt sau bức ảnh. Đây là lần đầu tiên cô chứng kiến sự thay đổi xảy ra. Nét chữ hiện lên rõ ràng, rồi ngay lập tức khô lại và mờ đi, như thể đã trải qua năm tháng rất dài.
Trình Hi vô cùng ngạc nhiên, cô lập tức nhận ra những con chữ này được chính Tưởng Kim Minh viết vào 20 năm trước. Liệu còn có những bức ảnh nào khác không? Cùng những lời nhắn khác?
Anh ta đang ở đâu, quán bar!
Cứ như thế, hai người cách nhau 20 năm, vào cùng một khoảnh khắc, cùng dừng chân trước bức tường. Đôi khi Trình Hi nghĩ, liệu thời không có chồng lên nhau không, hay mãi mãi không giao thoa?
Ngay lúc ấy, bỗng có người nói chuyện ở bên tai.
“Đúng là em thật, là em đã gỡ bức ảnh phải không?”
Có tiếng bước chân vọng giữa hành lang bệnh viện trong đêm.
Sử Sùng ló người nhìn vào phòng bệnh, đúng lúc Tưởng Kim Minh định đi đóng viện phí, vội hỏi: “Chú Tưởng sao rồi?”
“Sao mày lại đến đây.”
“Lão Sử gọi điện cho tao.” Sử Sùng chau mày, giả vờ bình thản, “Ông ấy đâu rồi? Đã đến chưa?”
“Đến rồi, đang ở bên kia.”
“Chú Tưởng không sao chứ?”
Tưởng Kim Minh lắc đầu, lại vỗ vào vai anh, nói: “Đi thôi, đi đóng viện phí với tao.”
Rẽ, xuống lầu, lại rẽ, trên đường đi chỉ có thứ mùi đặc trưng của bệnh viện cùng những lời lo lắng của bệnh nhân y tá, hai người vừa đi vừa nói chuyện.
Ngày thứ hai sau khi Tưởng Kim Minh và Trình Hi gọi điện thoại, biết được kết quả kiểm tra của bố Tưởng, phát hiện có vấn đề ở mạch máu não, cần phải kiểm tra thêm, sau đó mới quyết định có cần can thiệp phẫu thuật hay không.
Anh sững người, cả Quý Hồng cũng vậy, hai mẹ con không ngờ rằng… một người thậm chí còn không bị đau đầu… hoặc cũng có thể là ông cố chịu đựng.
Sử Chí Dũng có người quen ở bệnh viện, vừa nghe tin lập tức chạy đến giúp. Ban đầu Tưởng Kim Minh còn không quan tâm đến những cuộc kiểm tra này, thậm chí còn lén lút chuồn viện, mà khi đó bố Tưởng đang nằm ngủ trên ghế xếp…
Nghĩ đến đây, trong lòng anh cực kỳ khó chịu.
Đóng phí xong, hai người đứng ở bậc thềm cửa sau bệnh viện. Sử Sùng lấy ra một gói thuốc lá từ trong túi, Tưởng Kim Minh nhìn, nhắc nhở: “Đang ở bệnh viện.”
“Không có ai ở đây.”
“Ừ.”
Câu đáp đó khiến Sử Sùng ngạc nhiên, hôm nay không giảng đạo nữa à, dễ tính thế kia à?
Anh hồ nghi nhìn mấy lần, sau đó mới kẹp thuốc châm lửa, kết quả còn chưa đặt lên môi thì đã bị Tưởng Kim Minh giật lấy – anh hít một hơi rất bài bản, nhưng lại nuốt thẳng xuống dẫn đến ho sặc sụa.
Sử Sùng không biết phải nói gì, gãi trán khuyên: “Khụ, không phải chú Tưởng đã phát hiện sớm rồi à, không sao đâu.”
Tưởng Kim Minh không vui, chỉ gật đầu lấy lệ. Tàn thuốc rơi xuống đất, anh ho xong lại rít hơi nữa, lúc này mới nhả khói ra.
Không cách nào hình dung nổi cảm giác bây giờ.
Thậm chí anh có thể tưởng tượng trong một thế giới khác, bố đã qua đời vì bệnh nặng, cảm giác ấy vô cùng chân thật.
Và biết đâu đó lại là thực tế ở phía Trình Hi.
Tưởng Kim Minh nhận ra điểm này, cảm giác mừng rỡ, sợ hãi cùng chống lại số mệnh khiến một người trưởng thành trong nháy mắt. Anh nhấn giọng, nói: “Sử Sùng, mày định cứ thế với bố mày à?”
“… Sao tự dưng nói tao.” Sử Sùng mất kiên nhẫn, lại châm thuốc.
“Mày có bao giờ nghĩ có rất nhiều chuyện không nằm trong dự tính không, tới khi ấy dù hối hận cũng đã muộn.”
“Được rồi đừng xúc động nữa, mạng tao lớn lắm.”
“Nếu lỡ đâu ông ấy gặp tai nạn, mày có hối hận vì mấy năm nay đã để ông ấy phải sống một mình không?”
“Mẹ nó.” Cuối cùng Sử Sùng cũng khó chịu ra mặt. Đã một thời gian anh không gặp Sử Chí Dũng, chỉ vì hôm nay chú Tưởng nhập viện nên mới gặp, thế là sẵng giọng, “Mày có thể nói tiếng người được không.”
Tưởng Kim Minh muốn tiết lộ cho Sử Sùng biết chân tướng, nhưng bây giờ lựa chọn im lặng, không phải không tin cậu ta, mà sợ cậu ta trở thành biến số trong hiệu ứng cánh bướm.
Nên anh chỉ cúi đầu, nói: “Mày dọn về đi, thật đấy.”
“… Tao vào đây.” Sử Sùng phủi mông đứng dậy, lại tức giận ngoái đầu nói, “Đầu óc mày kiểm tra thật sự không sao hả Tưởng Kim Minh?”
“Có sao đấy.” Anh cũng đi theo, tìm chỗ dí tắt thuốc rồi hô lên, “Đợi tao với, vào chung đi!”
2.
Người hai nhà tụ tập trong phòng bệnh, thấp giọng nói chuyện. Bố Tưởng nửa nằm nửa ngồi, làu bàu bảo đúng là chuyện bé xé ra to, bản thân hoàn toàn không có vấn đề, đã làm phiền đến mọi người.
Quý Hồng nhét múi quýt vào miệng ông, chặn lời lại. Tưởng Kim Minh ngồi gần đó nhìn thế, nở nụ cười hiếm hoi.
Hai cha con Sử Sùng đứng bên cạnh, muốn nói chuyện nhưng lại không tìm được đề tài, kể từ khi mẹ anh bỏ đi, khung cảnh này đã trở thành kiểu mẫu sống chung thường ngày.
Một lúc lâu sau, Sử Chí Dũng mới hỏi: “Ký túc xá ở đơn vị các con thế nào?”
“Tốt ạ.”
“Ở ký túc xá không như nhà mình, đừng có về khuya, bớt nhậu nhẹt lại.”
“Không cần bố phải nói, con biết ở ký túc xá thế nào, hồi đại học cũng ở bốn năm rồi.” Sử Sùng dừng lại, đoạn nói, “Sao bố biết con về khuya?”
Sử Chí Dũng chắp tay sau lưng, không trả lời.
“… Bố đến ký túc xá tìm con?”
“Không cần đi bố cũng biết.”
Hai người này bình thường tách riêng còn ổn, nhưng hễ gặp nhau là đại biểu điền hình cho việc bất đồng. Một người hy vọng bố đến, nhưng cứ luôn nói với giọng điệu chê bai, một người thì đi thăm con thật, nhưng lại lỡ dịp, vậy mà không thừa nhận.
Thế là càng nói càng cãi nhau, âm lượng dần lớn. Tưởng Kim Minh bị thu hút, đúng lúc nghe thấy Sử Sùng truy hỏi: “Bố quen sếp của con?”
“Triệu Phi. Con bớt ra ngoài xã giao với ông ta lại đi.”
Sử Chí Dũng nhìn xuống túi quần anh, thấy rõ đường viền hộp thuốc lá: “Con học Lịch sử, vậy mà bây giờ chỉ biết hút thuốc uống rượu, ngày ngày tiếp khách dụ người mua nhà, còn ra thể thống gì nữa?”
“Con dụ ai mua nhà? Còn không phải con tốt bụng hả? Học Lịch sử học Lịch sử, ngày nào cũng nghiên cứu lịch sử gì đó của bố thì có gì hay? Không phải mẹ bỏ đi đấy à?! Vả lại bố có biết bất động sản là gì không, thành phố muốn phát triển thì tiền đâu ra? Là bán đất, đất đắt thì nhà cửa cũng đắt theo!”
Thực ra anh muốn trích nguyên văn tài chính đất đai của Triệu Phi, Mỹ với Hong Kong cũng làm thế. Nhưng không nhớ được nhiều khái niệm nên đành dùng lời nói thẳng.
Mà đương nhiên, dù sau đó có nói gì thêm cũng không còn quan trọng nữa, Sử Chí Dũng đã bị một câu của anh chọc giận tới nỗi đầu óc ong ong, á khẩu không nói nên lời.
“Không phải mẹ bỏ đi đấy à?!”
Sử Chí Dũng học sử, làm thầy, dạy sử, đó gần như là toàn bộ nửa đời trước của ông. Ông vui vẻ học tập ở trường, sau đó kết hôn sinh con, ở trong nhà trường phân phối, có nhà ăn, bình thản an nhàn.
Nhưng nửa kia của ông lại không nghĩ thế, hai người theo đuổi chí hướng khác nhau, vậy mà lại phải sống cùng nhau.
Có lẽ do ảnh hưởng lớn từ hoàn cảnh, những năm 90 nổi lên làn sóng ra khơi làm ăn, và từ đó, Sử Sùng không còn mẹ nữa.
Quý Hồng nhìn hai cha con nói đến chuyện dụ mua nhà, liệu có phải đang nói bà không? Lại còn liên quan đến cả chuyện ngày trước, sợ hai người họ gây gổ thêm, bèn vội khuyên ngăn.
Phòng bệnh tức khắc loạn lên, bị y tá đi ngang qua nhắc nhở.
“Nhỏ giọng xuống được không?!”
Rồi bầu không khí im lặng ập đến, Sử Sùng quay đầu đẩy cửa phòng bệnh bỏ đi, Tưởng Kim Minh thấy thế bước theo, nói: “Tao xin, tao xin.”
Nhưng trong lòng anh lại nghĩ, Triệu Phi là ai?
Theo lời của Trình Hi, số 76 đường Đàn Viên tất có liên quan đến bất động sản Đàn Thịnh. Có khi nào cả hai đều đã nhầm không, sự liên hệ này không phải thông qua Sử Sùng…
Mà là Sử Chí Dũng thì sao?
3.
Vị sếp mà Sử Sùng nhắc đến tên là Triệu Phi.
Ông ta gần 40, có cái nhìn độc đáo trong việc mở rộng bất động sản, có quan hệ với nhà nước, có mấy dự án mua đất đều do ông ta ra mặt thu xếp.
Tạm thời Tưởng Kim Minh chỉ hỏi đến đây, định chạy về số 76 đường Đàn Viên liên lạc với Trình Hi thì lại bị Sử Sùng kéo đến câu lạc bộ.
Thấy càng lúc càng muộn, mà người bên cạnh càng uống càng nhiều, không biết tìm cớ về thế nào, còn phải nghe cậu ta lải nhải:
“Lần nào gặp cũng cãi nhau, mày còn bảo tao dọn về ở, mẹ nó.”
“Tưởng Kim Minh tao nói với mày, học lịch sử thì có tương lai cái gì hả… Không đi dạy, đi làm viện trưởng, thì mẹ tao có thể về không? Mày nói đi?”
Tưởng Kim Minh chỉ biết cười ha ha, không thì cũng cau mày im lặng, nháy mắt với chị Tường: “Có giải rượu không?”
“Tôi chỉ bán rượu kiếm tiền, làm gì có chuyện chuẩn bị giải rượu cho các cậu? Có phải hai cậu thay nhau phá rối chỗ tôi không?”
Chị ta sầm mặt, nhưng vẫn quay vào rót cốc nước ấm, lại thêm một muỗng mật ong rồi đặt lên quầy.
“Uống xong thì về đi.”
“Ầy.”
Tưởng Kim Minh lén lút đổi cốc nước với rượu của cậu ta, tiếp tục đáp qua loa, trong vô thức chợt thấy một xấp hình đặt trong chiếc hộp sắt trên quầy.
Anh rướn người đến, hỏi: “Là ảnh chụp lần trước à?”
“Muốn thì tự đi rửa, chỗ này tôi giữ lại.”
“Không, tôi không lấy.” Đương nhiên anh không thể lấy đi được rồi, nếu không Trình Hi sẽ không phát hiện mình ở quán bar, rồi lại đổi tương lai thêm một lần nữa.
Bây giờ hễ làm gì Tưởng Kim Minh cũng phải nghĩ đến sau này, anh nói: “Tôi xem chụp thế nào thôi.”
Chị Tường nghĩ ngợi, đoạn rút ra một tấm ảnh trong xấp ảnh: “Đây, đẹp lắm.”
“… Sao trông tôi đần thế này.” Tưởng Kim Minh che mặt thở dài, hóa ra Trình Hi thấy mình thế này đây – một gã say mặt đỏ lừ.
Anh lật ảnh lại, nhân khi chị Tường đang bận mà viết ra một chuỗi thời gian, lại bình thản trả về, buột miệng hỏi: “Giữ chúng lại làm gì thế?”
“Tiểu Tưởng, cậu có thấy bức tường kia không? Nếu như đây là tiệm của tôi, tôi nói là nếu, thì tôi sẽ treo ảnh lên đó.”
Tưởng Kim Minh nhìn theo hướng chị ta chỉ, như thể thật sự trông thấy bức tường treo ảnh ấy.
4.
Trình Hi đứng trước bức tường nhìn kỹ.
Không có thay đổi nào khác, xem ra vẫn là nó.
Cô lấy bức ảnh từ trong túi xách ra, nhìn dãy thời gian, 8 giờ sáng, là thời gian hẹn gọi điện vào ngày mai?
Vừa rồi, đang trên đường về nhà thì cô nhìn thấy một dãy số xuất hiện ở mặt sau bức ảnh. Đây là lần đầu tiên cô chứng kiến sự thay đổi xảy ra. Nét chữ hiện lên rõ ràng, rồi ngay lập tức khô lại và mờ đi, như thể đã trải qua năm tháng rất dài.
Trình Hi vô cùng ngạc nhiên, cô lập tức nhận ra những con chữ này được chính Tưởng Kim Minh viết vào 20 năm trước. Liệu còn có những bức ảnh nào khác không? Cùng những lời nhắn khác?
Anh ta đang ở đâu, quán bar!
Cứ như thế, hai người cách nhau 20 năm, vào cùng một khoảnh khắc, cùng dừng chân trước bức tường. Đôi khi Trình Hi nghĩ, liệu thời không có chồng lên nhau không, hay mãi mãi không giao thoa?
Ngay lúc ấy, bỗng có người nói chuyện ở bên tai.
“Đúng là em thật, là em đã gỡ bức ảnh phải không?”
Tác giả :
S Táp