Âm Thân
Chương 2: Trường minh đăng
Lúc đến trấn nhỏ thì đã nửa đêm, tôi xuống xe lửa, Tô Ngũ lúc xuống liền tách ra. Tôi đứng trên sân ga, thấy nhân viên công tác trên xe đang dùng cáng cứu thương khiêng xuống hai người che vải trắng, nhìn qua phía gần bên mình, tôi thấy một cái cáng có một cánh tay buông thõng, móng tay bị nhét thứ gì màu đỏ sậm. Trên một cái cáng có để một chiếc máy hát, nhìn giống chiếc máy ở khoang xe của tôi như đúc. Nhìn chiếc cáng được đặt vào trong một chiếc xe hiện đại màu đen, tôi thu hồi tầm mắt. Cầm hành lý, gọi một chiếc xe kéo tay, trấn cũ dần hiện ra. Đêm đen kịt, một vì sao cũng không có, ánh trăng cũng chả thấy đâu. Tuy so với phương bắc ấm hơn, nhưng gió thổi lên mặt thế này lại cứ khiến đau rát như dao cắt. Tôi nhìn đốm lửa trên tàn thuốc, cúi đầu nắm tay áo cho đỡ lạnh.
” Quý khách, ngài đây là thăm người thân hay làm khách ạ?” Người kéo xe mở miệng hỏi, nghe thanh âm này, cứ như dây thanh quản bị người ta cắt ngang, nghe run rẩy. Tôi thanh giọng đáp “Coi như là thăm người thân, cũng coi như làm khách.” Ông ta cười nói: “Ngài nói thật thú vị, nhìn trang phục của ngài, nhất định là từ thành phố tới.” Tôi đáp “Ừ”, tiếp tục buồn bực hút thuốc. Tay kéo xe thế nhưng lại cố nói tiếp, tôi mệt mỏi không muốn trả lời, ông ta vậy mà một mình ở đây nói.
Ông ta nói: “Ngài tới thật đúng lúc, có thể được chứng kiến âm thân khó gặp. Nói đến người làm âm thân lần này, chính là con út nhà họ Tô, nghe nói người con lớn nhất trong thành phố rất có tiền. Ai, có tiền thật tốt, ngay cả khi đã chết còn có thể lấy vợ, không giống tôi, ba mươi hơn vẫn còn chưa có ai.”
Chân tôi giống như đã chết cứng ngắc ở trên xe, động cũng không muốn động. Thực sự là không nên trở về mà, ngày trước rời thôn trấn để ra nước ngoài học, mẹ đã phản đối kịch liệt, bảo tôi uổng công đọc sách vở thánh hiền, đem cấp bậc lễ nghĩa mấy đời tổ tông ra dạy. Đã qua nhiều năm, tuy từ lâu biết bà bảo thủ, nhưng tôi không nghĩ bà lại hoang đường đến vậy. Tôi thầm thở dài, nghe người kéo xe nói: “Quý khách, tới rồi.”
Tôi ngẩng đầu, nhìn phương hướng xa xôi đen kịt trước mặt, phía chân trời đọng lại chút ánh sáng màu da cam tỏa ra từ ngọn đèn cao cao. ” Cái ly đèn này còn chưa tắt sao?” Tôi lẩm bẩm. Người đánh xe rất thính tai, nghe được tôi nói liền đáp: “Quý khách, ngài nói như vậy là không đúng, ly đèn này là ký hiệu của thôn, phù hộ thôn trấn bình an. Nếu như tắt, thì nguy mất.”
Tôi giữ yên lặng, lười nói chuyện.
Tại cửa trấn tôi cho ông ta đỗ xe, cho tiền xe, tôi hướng thôn trấn mà đi. Không có gì cải biến, thực sự là một điểm cũng không có. Tôi đứng một mình nơi phố phường lạnh lẽo, nghe được vài tiếng chó sủa truyền đến mơ hồ, qua một hồi, ngay cả tiếng chó cũng không thấy, chỉ còn lại tiếng gió thổi vù vù. Tôi giật giật ngón tay cứng ngắc, theo hướng khu phố đi thẳng, đi tới dưới tháp trường minh đăng, hướng bên trái rẽ một khúc, đi vào trong một con hẻm nhỏ. Một căn nhà gạch xanh đen xưa cũ, tấm biển mục nát xiêu vẹo, quả thật không có thứ gì thay đổi. Trường minh đăng chiếu ánh sáng lờ mờ lên tường gạch, lên tượng sư tử bằng đồng canh cửa, lên những mảng rêu xanh u ám.
Tôi gõ cửa, một hồi sau, bên trong truyền đến tiếng bước chân, từ khe cửa lộ ra ánh sáng của đèn đốt. Lúc này vang lên một tiếng nói thanh thúy: “Ai đấy?” Rất quen tai. Tôi thanh giọng, đáp: “Là tôi, Tô Đạo Linh, tôi đã về.” Cửa két một tiếng liền mở, ở cửa là một người con gái tay cầm đèn lồng, búi tóc vấn lên khéo léo, trên người mặc áo mỏng kiểu tà lớn màu vàng. Từ khuôn mặt, có thể nhìn ra được những đường nét lúc nhỏ, chiếc cằm hơi nhọn tinh tế, lông mày nhạt như khói, mắt đen sáng, khuôn mặt tái nhợt không có huyết sắc. Thì ra cô ấy còn ở lại đây.
Thấy tôi, khuôn mặt nhợt nhạt của cô hiện lên vệt đỏ ửng, ánh sáng cam của ngọn đèn tăng thêm vẻ mềm mại dịu dàng. “Anh, anh đã về…” Tôi thầm thở dài, nhìn người cô đứng run run trong gió lạnh, nói: “Đi vào trong đi, bên ngoài lạnh.” Cô thuận theo gật đầu, cho tôi vào cửa rồi ở phía sau đóng lại. Chút gió từ ngoài cửa len vào, nhẹ nhàng thổi làn váy cô, lộ ra chân bó trong hài thêu hoa bên dưới. Cô xoay người lại, thấy tôi đang nhìn chân mình, mặt đỏ hồng, vội nói: “Vào đi thôi.” Nói xong, từ từ đi đến, giúp tôi mang hành lý. Tôi thấy cô đi được đã là khó khăn rồi, liền tiến lên đỡ khửu tay cô, nói: “Để tôi làm cho.” Mặt cô càng đỏ hơn, nhờ tôi dìu vào phòng.
Nhìn cô chân bó cứng ngắc máng áo khóac cho tôi, cũng vì tôi mà pha trà nóng, trong thâm tâm càng cảm thấy có lỗi với cô. A Nhược là con dâu nuôi từ bé mẹ tôi mua về cho tôi, so với tôi nhỏ hơn ba tuổi. Ngày xưa kiên quyết rời nhà, có một phần nguyên nhân do cô ấy. A Nhược là một cô gái tốt, đáng tiếc là tôi đã định trước là phải cô phụ cô.
Nhấp một ngụm trà, đầu tóc tôi cũng thanh tỉnh hơn, nhìn xung quanh gian nhà chỗ mình đang ngồi một chút, đem so sánh với ký ức, trở nên cũ nát rồi, nhưng mùi nấm mốc nơi gỗ củ kỹ thì không hề biến mất, giờ vẫn thế.
” Mẹ thế nào rồi?” Tôi hỏi. A Nhược đang thắp nến, nghe tôi hỏi, tay ngừng việc, đáp: “Bà gần đây thân thể không quá nhanh nhẹn, đã sớm ngủ.”
Tôi châm thuốc, nói: “Thằng nhỏ không phải đã hạ táng mấy tháng nay rồi? Làm sao lại nghĩ đến chuyện giúp nó cưới vợ?”
A Nhược nói: “Chú ấy đầu xuân mất, bà bị bệnh một hồi, anh không ở nhà, em cũng không biết chuyện làm đám thế nào cho tốt. Sau khi hạ táng, qua nửa tháng, chú anh từ nhà riêng về bảo con sông rộng thêm rồi, phần rìa mộ dần ngập trong nước, sợ là không bao lâu sau cả mộ đều rơi vào lòng sông. Bà biết, liền cho rằng chú ở dưới tịch mịch nên nhắc nhở chúng ta.”
Tôi bảo: “Đừng nghe bà nói lung tung, dời mộ đi là được.”
A Nhược nói: “Bà từ đầu xuân đến giờ bệnh vẫn thế, thân thể không tốt, bác sĩ nói, mọi việc nên nghe theo bà, đừng để bà nổi giận, nếu không…”
Tôi nhả ra một ngụm khói, hỏi: “Phía bên kia là ai?”
A Nhược nhìn tôi một cái, nói: “Là một bà con xa đã tách ra riêng, cùng chú tuổi tương đương, cũng ngay đầu xuân này mất, là một cô gái thân thể suy yếu.”
Lòng tôi nặng nề như có khối đá đè, khói chịu hỏi: “Tên gì?”
A Nhược nói: “Gọi Tô Nguyên Đình, ở trấn tây, trên còn có ba anh cả và hai người chị, chẳng qua phần lớn đều chết trẻ, chỉ còn kế lại là cậu năm nhỏ nhất. Cậu năm cũng ra ngòai kiếm sống, nghe chú anh nói, anh ta hình như quay về để tham gia âm thân của em gái.”
Tay của tôi run lên, thiếu chút nữa đen điếu thuốc đem kẹp giữa ngón tay rơi xuống đất.
” Cậu năm bên đó gọi là gì?” Hồi lâu, tôi hỏi.
A Nhược nói: “Tô Nguyên Hạo.”
Ngẩng đầu, xuyên qua song cửa sổ khắc hoa cũ kỹ, tôi nhìn về phía trường minh đăng, treo cao nơi chân trời, lạnh lùng tỏa ra ánh sáng màu da cam, trong lòng ngày càng lạnh.
” Quý khách, ngài đây là thăm người thân hay làm khách ạ?” Người kéo xe mở miệng hỏi, nghe thanh âm này, cứ như dây thanh quản bị người ta cắt ngang, nghe run rẩy. Tôi thanh giọng đáp “Coi như là thăm người thân, cũng coi như làm khách.” Ông ta cười nói: “Ngài nói thật thú vị, nhìn trang phục của ngài, nhất định là từ thành phố tới.” Tôi đáp “Ừ”, tiếp tục buồn bực hút thuốc. Tay kéo xe thế nhưng lại cố nói tiếp, tôi mệt mỏi không muốn trả lời, ông ta vậy mà một mình ở đây nói.
Ông ta nói: “Ngài tới thật đúng lúc, có thể được chứng kiến âm thân khó gặp. Nói đến người làm âm thân lần này, chính là con út nhà họ Tô, nghe nói người con lớn nhất trong thành phố rất có tiền. Ai, có tiền thật tốt, ngay cả khi đã chết còn có thể lấy vợ, không giống tôi, ba mươi hơn vẫn còn chưa có ai.”
Chân tôi giống như đã chết cứng ngắc ở trên xe, động cũng không muốn động. Thực sự là không nên trở về mà, ngày trước rời thôn trấn để ra nước ngoài học, mẹ đã phản đối kịch liệt, bảo tôi uổng công đọc sách vở thánh hiền, đem cấp bậc lễ nghĩa mấy đời tổ tông ra dạy. Đã qua nhiều năm, tuy từ lâu biết bà bảo thủ, nhưng tôi không nghĩ bà lại hoang đường đến vậy. Tôi thầm thở dài, nghe người kéo xe nói: “Quý khách, tới rồi.”
Tôi ngẩng đầu, nhìn phương hướng xa xôi đen kịt trước mặt, phía chân trời đọng lại chút ánh sáng màu da cam tỏa ra từ ngọn đèn cao cao. ” Cái ly đèn này còn chưa tắt sao?” Tôi lẩm bẩm. Người đánh xe rất thính tai, nghe được tôi nói liền đáp: “Quý khách, ngài nói như vậy là không đúng, ly đèn này là ký hiệu của thôn, phù hộ thôn trấn bình an. Nếu như tắt, thì nguy mất.”
Tôi giữ yên lặng, lười nói chuyện.
Tại cửa trấn tôi cho ông ta đỗ xe, cho tiền xe, tôi hướng thôn trấn mà đi. Không có gì cải biến, thực sự là một điểm cũng không có. Tôi đứng một mình nơi phố phường lạnh lẽo, nghe được vài tiếng chó sủa truyền đến mơ hồ, qua một hồi, ngay cả tiếng chó cũng không thấy, chỉ còn lại tiếng gió thổi vù vù. Tôi giật giật ngón tay cứng ngắc, theo hướng khu phố đi thẳng, đi tới dưới tháp trường minh đăng, hướng bên trái rẽ một khúc, đi vào trong một con hẻm nhỏ. Một căn nhà gạch xanh đen xưa cũ, tấm biển mục nát xiêu vẹo, quả thật không có thứ gì thay đổi. Trường minh đăng chiếu ánh sáng lờ mờ lên tường gạch, lên tượng sư tử bằng đồng canh cửa, lên những mảng rêu xanh u ám.
Tôi gõ cửa, một hồi sau, bên trong truyền đến tiếng bước chân, từ khe cửa lộ ra ánh sáng của đèn đốt. Lúc này vang lên một tiếng nói thanh thúy: “Ai đấy?” Rất quen tai. Tôi thanh giọng, đáp: “Là tôi, Tô Đạo Linh, tôi đã về.” Cửa két một tiếng liền mở, ở cửa là một người con gái tay cầm đèn lồng, búi tóc vấn lên khéo léo, trên người mặc áo mỏng kiểu tà lớn màu vàng. Từ khuôn mặt, có thể nhìn ra được những đường nét lúc nhỏ, chiếc cằm hơi nhọn tinh tế, lông mày nhạt như khói, mắt đen sáng, khuôn mặt tái nhợt không có huyết sắc. Thì ra cô ấy còn ở lại đây.
Thấy tôi, khuôn mặt nhợt nhạt của cô hiện lên vệt đỏ ửng, ánh sáng cam của ngọn đèn tăng thêm vẻ mềm mại dịu dàng. “Anh, anh đã về…” Tôi thầm thở dài, nhìn người cô đứng run run trong gió lạnh, nói: “Đi vào trong đi, bên ngoài lạnh.” Cô thuận theo gật đầu, cho tôi vào cửa rồi ở phía sau đóng lại. Chút gió từ ngoài cửa len vào, nhẹ nhàng thổi làn váy cô, lộ ra chân bó trong hài thêu hoa bên dưới. Cô xoay người lại, thấy tôi đang nhìn chân mình, mặt đỏ hồng, vội nói: “Vào đi thôi.” Nói xong, từ từ đi đến, giúp tôi mang hành lý. Tôi thấy cô đi được đã là khó khăn rồi, liền tiến lên đỡ khửu tay cô, nói: “Để tôi làm cho.” Mặt cô càng đỏ hơn, nhờ tôi dìu vào phòng.
Nhìn cô chân bó cứng ngắc máng áo khóac cho tôi, cũng vì tôi mà pha trà nóng, trong thâm tâm càng cảm thấy có lỗi với cô. A Nhược là con dâu nuôi từ bé mẹ tôi mua về cho tôi, so với tôi nhỏ hơn ba tuổi. Ngày xưa kiên quyết rời nhà, có một phần nguyên nhân do cô ấy. A Nhược là một cô gái tốt, đáng tiếc là tôi đã định trước là phải cô phụ cô.
Nhấp một ngụm trà, đầu tóc tôi cũng thanh tỉnh hơn, nhìn xung quanh gian nhà chỗ mình đang ngồi một chút, đem so sánh với ký ức, trở nên cũ nát rồi, nhưng mùi nấm mốc nơi gỗ củ kỹ thì không hề biến mất, giờ vẫn thế.
” Mẹ thế nào rồi?” Tôi hỏi. A Nhược đang thắp nến, nghe tôi hỏi, tay ngừng việc, đáp: “Bà gần đây thân thể không quá nhanh nhẹn, đã sớm ngủ.”
Tôi châm thuốc, nói: “Thằng nhỏ không phải đã hạ táng mấy tháng nay rồi? Làm sao lại nghĩ đến chuyện giúp nó cưới vợ?”
A Nhược nói: “Chú ấy đầu xuân mất, bà bị bệnh một hồi, anh không ở nhà, em cũng không biết chuyện làm đám thế nào cho tốt. Sau khi hạ táng, qua nửa tháng, chú anh từ nhà riêng về bảo con sông rộng thêm rồi, phần rìa mộ dần ngập trong nước, sợ là không bao lâu sau cả mộ đều rơi vào lòng sông. Bà biết, liền cho rằng chú ở dưới tịch mịch nên nhắc nhở chúng ta.”
Tôi bảo: “Đừng nghe bà nói lung tung, dời mộ đi là được.”
A Nhược nói: “Bà từ đầu xuân đến giờ bệnh vẫn thế, thân thể không tốt, bác sĩ nói, mọi việc nên nghe theo bà, đừng để bà nổi giận, nếu không…”
Tôi nhả ra một ngụm khói, hỏi: “Phía bên kia là ai?”
A Nhược nhìn tôi một cái, nói: “Là một bà con xa đã tách ra riêng, cùng chú tuổi tương đương, cũng ngay đầu xuân này mất, là một cô gái thân thể suy yếu.”
Lòng tôi nặng nề như có khối đá đè, khói chịu hỏi: “Tên gì?”
A Nhược nói: “Gọi Tô Nguyên Đình, ở trấn tây, trên còn có ba anh cả và hai người chị, chẳng qua phần lớn đều chết trẻ, chỉ còn kế lại là cậu năm nhỏ nhất. Cậu năm cũng ra ngòai kiếm sống, nghe chú anh nói, anh ta hình như quay về để tham gia âm thân của em gái.”
Tay của tôi run lên, thiếu chút nữa đen điếu thuốc đem kẹp giữa ngón tay rơi xuống đất.
” Cậu năm bên đó gọi là gì?” Hồi lâu, tôi hỏi.
A Nhược nói: “Tô Nguyên Hạo.”
Ngẩng đầu, xuyên qua song cửa sổ khắc hoa cũ kỹ, tôi nhìn về phía trường minh đăng, treo cao nơi chân trời, lạnh lùng tỏa ra ánh sáng màu da cam, trong lòng ngày càng lạnh.
Tác giả :
Thảo Bản Tinh Hoa