Ai Nói Tuổi Trẻ Không Thể Lầm Lỡ
Chương 12
Thế nhưng thường thì người trong Tiếu ngạo giang hồ đều cô độc cả, bởi thế Quý Ngân Xuyên không có người bạn nào, không có ai ngưỡng mộ cậu ta như tôi. Cậu ấy cũng chẳng thèm bận tâm, tôi chưa bao giờ thấy cậu ta mở miệng nói gì với một người bạn học nào khác ngoài tôi, duy có một lần cậu ấy có nói một câu với người trợ giảng. Đó là lần gặp ông ấy ở trên đường, do Ngân Xuyên là phần tử tích cực trong các hoạt động văn nghệ thể thao, còn tôi thì thành tích học tập khá tốt nên thầy trợ giảng biết chúng tôi, ông gọi chúng tôi một câu: “Tiểu Trương, Tiểu Quý”.
Quý Ngân Xuyên ngẩng đầu lên nhìn rồi khẽ thốt lên một câu: “Ồ, Lý Tuấn à!” – Lý Tuấn là tên của thầy trợ giảng đó, ông ấy xem ra chẳng để tâm, nhưng tôi thì lạnh lùng suốt trên đường. Lần sau, mỗi lần đi cùng cậu ấy mà gặp thầy cô, tôi thường rút lui an toàn, ít ra là đứng cách cậu ta 10m.
Thời gian đó, cậu ta thường dẫn tôi đến khoa chuẩn bị cho buổi dạ hội ấy, lần nào tôi cũng im lặng ngồi trong hội trường nhìn họ tranh cãi, lúc thì Quý Ngân Xuyên chỉnh ghita rồi hát, lúc thì cậu ta trở thành diễn viên phụ trong vở kịch. Ngô Vũ Phi là MC của dạ hội kiêm tổng đạo diễn cả chương trình, bởi thế Quý Ngân Xuyên chốc chốc lại chạy tới tán hươu tán vượn, lúc thì lại cáo già giả cừu non đến bên Vũ Phi đề xuất ý kiến. Tất cả đều trong tầm quan sát của tôi.
Cậu ta luôn mượn cớ thảo luận về dạ hội để giúp hai người thân thiết hơn. Có một lần, cậu ta chạy thình thịch đến bên Vũ Phi và bất ngờ khi nhìn thấy tôi ngồi phía sau cô ấy. Vừa nhìn thấy tôi, cậu ta đã nhăn nhó. Lúc đó, tôi đưa tay ra hiệu “Cố lên” với cậu ta. Cậu ấy nhướn mày biểu thị: “Được rồi”.
Thế nhưng Ngô Vũ Phi tinh quái cũng kịp phát hiện ra bộ mặt nhăn nhó của Quý Ngân Xuyên. Đương nhiên, rất lâu sau chúng tôi mới biết cô MC điềm tĩnh trong mỗi buổi dạ hội, người hay nói về chủ nghĩa xã hội này thực ra cũng rất lém lỉnh.
Lúc Ngân Xuyên quay người đi lên sân khấu sắp xếp ruy băng trang trí, Ngô Vũ Phi đột nhiên bước đến chỗ tôi, lẳng lặng ngồi xuống.
(Nhiều năm sau khi gặp mặt chào nhau bằng câu: “Nhóc con, khỏe khỏng?”, chúng tôi chắc chắn đều nhớ lại buổi đầu gặp mặt đó, một cảm giác thẹn thùng khó tả, nhưng ấn tượng ấy rất sâu sắc, in đậm trong ký ức của tôi, không thể xóa nhòa).
Cô ấy là người chủ động bắt chuyện.
“Này!”
“Này!”
“Chào cậu!”
“Chào cậu!”
Không khí thoáng chút ngượng ngùng, cô ấy cười. Nhiều năm sau khi nhớ lại cảnh tượng lúc đó, cô ấy thường trách: “Cái cậu Trương Văn Lễ này, giả bộ gì chứ, làm mình phải mở miệng bắt chuyện đã đành, cậu thử nhớ lại mấy câu cậu nói xem, mình vẫn nghĩ cậu là con vẹt đấy”.
Thực ra tôi còn căng thẳng hơn cô ấy, nhưng đó không phải là sự căng thẳng vô cớ. Lúc đó mới năm thứ 2, tôi vẫn còn chưa được khai hóa tư tưởng, vừa gặp con gái là tôi như gà mắc tóc, chứ đừng nói đến việc tiếp chuyện với hoa khôi trong đám con gái.
Tuy vậy trước lạ sau quen, đến lần thứ 2 thì tôi đã chủ động bắt chuyện, nhưng vẫn là câu lần trước:
“Này!”
“Này!”
“Chào cậu!”
“Chào cậu!”
…
Chỉ có điều khác là lần này cô ấy là con vẹt nhại lại tôi.
Lại một lần nữa sự im lặng ngắt quãng cuộc nói chuyện, tôi cố tìm chủ đề để nói tiếp nhưng không nghĩ ra được gì, sau đó vẫn là Ngô Vũ Phi bắt đầu: “Cậu nghĩ buổi dạ hội của chúng ta có thành công không?”
“Ừ, cũng được”.
“Lần nào cũng thấy cậu ngồi đây xem, sao cậu không tham gia?”
Tôi chỉ về phía Quý Ngân Xuyên đương lúc hăng say nhất rồi nói: “Cậu ta lôi tớ đến đây, tớ thì không có tố chất văn nghệ rồi”.
“Ồ, cậu có thể đưa ra ý kiến không?”
…
“Cậu đề xuất vài ý kiến được không? Người ta lên mạng thấy tin nhắn offline mà không nhắn lại cũng bị trách đó”.
“Được rồi, ý kiến của tớ thì không nhiều” – Tôi bắt đầu.
Sau đó tôi một mạch kể hết cho cô ấy về những ý kiến mà tôi đã tích lũy trong mấy hôm, từ lời thoại trong vở kịch đến việc lựa chọn bài hát, nói suốt cả một tiếng. Tôi cũng ngạc nhiên là mình có thể nói nhiều đến vậy. Xem ra mẹ cũng truyền cho tôi chút lửa, chẳng qua là cần tôi tự nhóm lên mà thôi.
Buổi chiều đông không có cánh chim bay qua nhưng có ánh mặt trời ấm áp, tia nắng chiếu hắt qua khung cửa sổ của hội trường cổ, nơi tôi đang ngồi nói chuyện với Ngô Vũ Phi. Tiếp đó, tôi bắt đầu dốc hết những lời đã chôn dấu trong lòng hơn 10 năm qua ra thanh lý một lần, xem ra cũng rất ấn tượng đó chứ. Người ta đều hay “bán lẻ” riêng tôi “bán buôn”, rất có phong độ của đại tướng.
Hôm đó, Ngân Xuyên cũng phục tôi lắm. Theo như miêu tả của cậu ấy trong mấy năm sau thì lúc đó cậu ta nghi ngờ mình đang mơ, tự cấu mặt mình, không phải! Tiếp tục cấu tay, cũng không phải! Nhảy từ trên sân khấu cao 2m xuống, không những không tỉnh mà còn đau đến suýt ngất, sau đó cậu ta bắt đầu ngâm nga.
Trước kia tôi luôn cho rằng anh là ngọn núi lửa đã chết, không ngờ ngọn núi lửa đó đã phun trào rồi
Thực tế thì Ngân Xuyên nói sai rồi, tôi chỉ là ngọn núi lửa đang tạm ngủ, một khi tỉnh giấc thì không thể nào dập tắt được. Tôi không có ý phóng đại lên, nhưng nói thực đôi khi tôi hoài nghi kiếp trước mình chính là một nhà văn, nhà biên kịch hay một đạo diễn, đại loại như thế, như Tào Tuyết Cần hay Lỗ Tấn chẳng hạn. Tiếc là kiếp này lại đầu thai nhầm vào một gia đình kiến trúc sư, để mình lăn theo những bánh răng và xoáy đinh ốc của xã hội.
Ngọn núi lửa trong tôi sau lần phun trào đầu tiên vào chiều hôm đó vẫn còn phun trào vài lần nữa. Nếu coi Quý Ngân Xuyên là Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ, Ngô Vũ Phi là Nhậm Doanh Doanh thì tôi Trương Văn Lễ sẽ là Châu Công Cẩn, tiếu định giang sơn.
Bề ngoài tôi là tên mọt sách, lúc rỗi rãi bị Quý Ngân Xuyên lôi tới khoa làm khán giả, nhưng thực chất tôi mới là tổng đạo diễn cả chương trình. Vở kịch ban đầu được họ rêu rao là phải làm cho nó phiêu diêu, mê ly như kiểu “Waiting for Godot” nhưng trăn trở hồi lâu vẫn thấy nó không đủ phiêu, cũng không đủ mơ mộng, càng không thể khiến người xem thích thú.
Thế là tôi liền dốc hết tâm huyết, thức trắng một đêm để viết kịch bản mà thực ra đến tận hôm nay tôi cũng không rõ mình đã viết gì, chỉ nhớ rằng Quý Ngân Xuyên đã từng nói khi đá bóng thực hiện động tác giả là cảnh giới cao nhất – tự bản thân mình cũng không biết mình đã theo hướng nào để đạt được đến bước vừa hư vừa thực đó.
Tôi tự đánh giá mình đã đạt được đến cảnh giới trong truyền thuyết, cứ cái gì không hiểu thì viết cái ấy, rồi tôi gục mặt ngủ luôn tại đó. Ánh ban mai đánh thức, tôi giật mình mở mắt rồi lại lồm cồm lên giường ngủ tiếp. Đang ngủ, tôi mơ mơ màng màng nghe thấy tiếng Ngân Xuyên la hét trong nhà vệ sinh: “Thật kinh điển, thật phiêu”.
Nói rồi cậu ta lao ra phía giường, đấm đấm vào mặt tôi: “Cậu viết đó à?”
Tôi chưa nói dứt lời đã không nhìn thấy cậu ta rồi. Tôi nghi ngờ cậu ấy đích thực là người sao Hỏa.
Sau đó Xuyên cầm kịch bản tôi đang viết dở đó đi tập. Nó chưa được chỉnh sửa, mà thậm chí tôi không biết trong lúc mơ màng tôi đã viết gì. Ngày hôm sau, sau khi nghỉ ngơi hồi phục lại, tôi đến hội trường, tất cả bọn họ đều rất phục tôi, từng người nhìn tôi với ánh mắt đầy hàm ý của chủ nghĩa hiện thực mơ hồ.
Lần thứ hai có liên quan đến việc chọn bài cho Quý Ngân Xuyên. Ngân Xuyên lúc đầu khua chân múa tay đòi hát “Côn nhị khúc” và “Ninja”, còn đi mua cả côn nhị khúc về, lúc rỗi rãi lại ở trong phòng vừa hát vừa luyện côn, có lúc còn thích tập diễn, hóa trang thành Ninja.
Với một người luôn tự yêu quý bản thân mình học hành tử tế như tôi đã đành, đằng này một sinh viên vốn thích trốn trong phòng ngủ như Xuyên thì thật là thảm. Mọi người đã phản đối rất nhiều lần nhưng đều không có kết quả, hơn thế chẳng phải người xưa có câu: “Tú tài mà gặp nhà binh, có lý cũng nói không tinh”. Mặc dù Quý Ngân Xuyên không phải nhà binh, nhưng cậu ấy cầm côn nhị khúc, hóa trang như Ninja, trông còn đáng sợ hơn nhà binh.
Để tránh bị Ngân Xuyên đánh trúng, mọi người trong phòng đều di tản lên phòng tự học.
Sự cố này đối với họ xem ra lại là điều may mắn. Bình thường một học kỳ ít nhất họ cũng bị treo mấy môn, nhưng từ khi Quý Ngân Xuyên bắt đầu nghịch côn nhị khúc khiến họ không chốn nương thân, học kỳ đó đột nhiên họ qua hết tất cả các môn. Sau đó, có một vài phòng đều có nhã ý mời Quý Ngân Xuyên đến chơi côn nhị khúc.
Tôi tìm thấy một bài hát bị thất truyền hơn 10 năm nay có tên là “Khi cô đơn em nhớ đến ai”. Đó là bài hát tôi thích nhất thời tiểu học, kể ra thì có phần kinh điển, thuần khiết, thế nhưng tôi thường nghĩ còn có một việc quan trọng cần phải làm…
Một buổi chiều sau mấy lần tôi và Ngô Vũ Phi lén liên lạc với nhau, Quý Ngân Xuyên đang ngủ trong phòng bỗng có tiếng điện thoại reo vang. Ngân Xuyên nặng nề trở mình, dặn tôi: “Nếu là tìm mình thì nói mình không có ở phòng”. Mỗi lần cậu ta ngủ đều thích nói không có ở phòng.
Tôi ừ một tiếng rồi nhấc ống nghe.
“Ồ, tìm Quý Ngân Xuyên à, cậu ta nói cậu ta không có ở đây…”
“Ôi, cậu ấy đi vắng à, vậy mình gác máy đây” – Ngô Vũ Phi cố tình nói to.
Quý Ngân Xuyên như hỏa tiễn trường chinh bay phắt từ trên giường xuống: “Là Ngô Vũ Phi à, tớ đây, tớ đây”.
Tôi đưa máy cho cậu ấy, nghĩ bụng mỹ nhân kế quả nhiên hữu hiệu.
Đó là lần đầu tiên Ngô Vũ Phi gọi điện thoại cho cậu ta, hơn thế không phải bàn công việc mà lý do là gần đây thấy mệt vì lo cho dạ hội, muốn tìm chúng tôi để đi dạo, lên mạng và chơi game.
Một lúc sau, Ngô Vũ Phi đã đến đợi ở gốc cây dưới tòa nhà ký túc nam, eo éo gọi tên Quý Ngân Xuyên. Tôi vừa giục Xuyên dậy, vừa đáp: “Đến ngay đây, đến ngay đây”. Quý Ngân Xuyên vừa cuống quýt chuẩn bị vừa nói vọng: “Đến ngay, đến ngay”. Tôi nhớ cậu ấy khá hứng khởi, đương nhiên, tôi cũng rất vui, nhưng vẫn giấu trong lòng. Tôi còn nhớ lúc đi qua bảng quảng cáo ở tầng dưới, cậu ta nhìn thấy một quảng cáo của sinh viên vận động giúp đỡ người mù: “Giả sử bạn sống trong tăm tối 3 hôm”, đợt đó cậu ta cũng quen sống trong bóng tối rồi bởi thế cố ý đọc to thành: “Nếu cho tôi ba ngày sống trong tăm tối, tôi sẽ tăng đến cấp 80”
Ba đứa chúng tôi lang thang trên đường. Ngân Xuyên giảng giải cho tôi và Vũ Phi kỹ thuật chơi PK online, cứ thế nói cho đến lúc mặt trời khuất núi, chúng tôi đi đến tiệm cắt tóc mà cậu ấy cũng không hay, đặc biệt hơn là lúc đó, cậu ta vẫn ngước đầu nhìn biển hiệu của tiệm cắt tóc đó, còn thắc mắc một câu:
“Ừm, sao các quán Internet ngày nay lại lấy cái tên nhạt nhẽo như này để thu hút khách nhỉ? Cái gì mà quá Internet Vũ Nhi,… Ấy khoan đã, hai từ đó hình như không phải là quán nét,… Salon… Vũ… Nhi. Các cậu làm gì vậy? Ơ kìa!”
Trong tiếng la hét đầy bất mãn, tôi và Ngô Vũ Phi dùng kỹ thuật PK mà Ngân Xuyên vừa dạy để đánh bại chính cậu ta. Cứ thế, cuối tháng 11 năm 1999, khi sắp bước sang một thế kỷ mới, tôi và Ngô Vũ Phi đã lôi được Quý Ngân Xuyên vào một tiệm cắt tóc, cắt phăng mái tóc đẹp của cậu ấy.
Quý Ngân Xuyên ngẩng đầu lên nhìn rồi khẽ thốt lên một câu: “Ồ, Lý Tuấn à!” – Lý Tuấn là tên của thầy trợ giảng đó, ông ấy xem ra chẳng để tâm, nhưng tôi thì lạnh lùng suốt trên đường. Lần sau, mỗi lần đi cùng cậu ấy mà gặp thầy cô, tôi thường rút lui an toàn, ít ra là đứng cách cậu ta 10m.
Thời gian đó, cậu ta thường dẫn tôi đến khoa chuẩn bị cho buổi dạ hội ấy, lần nào tôi cũng im lặng ngồi trong hội trường nhìn họ tranh cãi, lúc thì Quý Ngân Xuyên chỉnh ghita rồi hát, lúc thì cậu ta trở thành diễn viên phụ trong vở kịch. Ngô Vũ Phi là MC của dạ hội kiêm tổng đạo diễn cả chương trình, bởi thế Quý Ngân Xuyên chốc chốc lại chạy tới tán hươu tán vượn, lúc thì lại cáo già giả cừu non đến bên Vũ Phi đề xuất ý kiến. Tất cả đều trong tầm quan sát của tôi.
Cậu ta luôn mượn cớ thảo luận về dạ hội để giúp hai người thân thiết hơn. Có một lần, cậu ta chạy thình thịch đến bên Vũ Phi và bất ngờ khi nhìn thấy tôi ngồi phía sau cô ấy. Vừa nhìn thấy tôi, cậu ta đã nhăn nhó. Lúc đó, tôi đưa tay ra hiệu “Cố lên” với cậu ta. Cậu ấy nhướn mày biểu thị: “Được rồi”.
Thế nhưng Ngô Vũ Phi tinh quái cũng kịp phát hiện ra bộ mặt nhăn nhó của Quý Ngân Xuyên. Đương nhiên, rất lâu sau chúng tôi mới biết cô MC điềm tĩnh trong mỗi buổi dạ hội, người hay nói về chủ nghĩa xã hội này thực ra cũng rất lém lỉnh.
Lúc Ngân Xuyên quay người đi lên sân khấu sắp xếp ruy băng trang trí, Ngô Vũ Phi đột nhiên bước đến chỗ tôi, lẳng lặng ngồi xuống.
(Nhiều năm sau khi gặp mặt chào nhau bằng câu: “Nhóc con, khỏe khỏng?”, chúng tôi chắc chắn đều nhớ lại buổi đầu gặp mặt đó, một cảm giác thẹn thùng khó tả, nhưng ấn tượng ấy rất sâu sắc, in đậm trong ký ức của tôi, không thể xóa nhòa).
Cô ấy là người chủ động bắt chuyện.
“Này!”
“Này!”
“Chào cậu!”
“Chào cậu!”
Không khí thoáng chút ngượng ngùng, cô ấy cười. Nhiều năm sau khi nhớ lại cảnh tượng lúc đó, cô ấy thường trách: “Cái cậu Trương Văn Lễ này, giả bộ gì chứ, làm mình phải mở miệng bắt chuyện đã đành, cậu thử nhớ lại mấy câu cậu nói xem, mình vẫn nghĩ cậu là con vẹt đấy”.
Thực ra tôi còn căng thẳng hơn cô ấy, nhưng đó không phải là sự căng thẳng vô cớ. Lúc đó mới năm thứ 2, tôi vẫn còn chưa được khai hóa tư tưởng, vừa gặp con gái là tôi như gà mắc tóc, chứ đừng nói đến việc tiếp chuyện với hoa khôi trong đám con gái.
Tuy vậy trước lạ sau quen, đến lần thứ 2 thì tôi đã chủ động bắt chuyện, nhưng vẫn là câu lần trước:
“Này!”
“Này!”
“Chào cậu!”
“Chào cậu!”
…
Chỉ có điều khác là lần này cô ấy là con vẹt nhại lại tôi.
Lại một lần nữa sự im lặng ngắt quãng cuộc nói chuyện, tôi cố tìm chủ đề để nói tiếp nhưng không nghĩ ra được gì, sau đó vẫn là Ngô Vũ Phi bắt đầu: “Cậu nghĩ buổi dạ hội của chúng ta có thành công không?”
“Ừ, cũng được”.
“Lần nào cũng thấy cậu ngồi đây xem, sao cậu không tham gia?”
Tôi chỉ về phía Quý Ngân Xuyên đương lúc hăng say nhất rồi nói: “Cậu ta lôi tớ đến đây, tớ thì không có tố chất văn nghệ rồi”.
“Ồ, cậu có thể đưa ra ý kiến không?”
…
“Cậu đề xuất vài ý kiến được không? Người ta lên mạng thấy tin nhắn offline mà không nhắn lại cũng bị trách đó”.
“Được rồi, ý kiến của tớ thì không nhiều” – Tôi bắt đầu.
Sau đó tôi một mạch kể hết cho cô ấy về những ý kiến mà tôi đã tích lũy trong mấy hôm, từ lời thoại trong vở kịch đến việc lựa chọn bài hát, nói suốt cả một tiếng. Tôi cũng ngạc nhiên là mình có thể nói nhiều đến vậy. Xem ra mẹ cũng truyền cho tôi chút lửa, chẳng qua là cần tôi tự nhóm lên mà thôi.
Buổi chiều đông không có cánh chim bay qua nhưng có ánh mặt trời ấm áp, tia nắng chiếu hắt qua khung cửa sổ của hội trường cổ, nơi tôi đang ngồi nói chuyện với Ngô Vũ Phi. Tiếp đó, tôi bắt đầu dốc hết những lời đã chôn dấu trong lòng hơn 10 năm qua ra thanh lý một lần, xem ra cũng rất ấn tượng đó chứ. Người ta đều hay “bán lẻ” riêng tôi “bán buôn”, rất có phong độ của đại tướng.
Hôm đó, Ngân Xuyên cũng phục tôi lắm. Theo như miêu tả của cậu ấy trong mấy năm sau thì lúc đó cậu ta nghi ngờ mình đang mơ, tự cấu mặt mình, không phải! Tiếp tục cấu tay, cũng không phải! Nhảy từ trên sân khấu cao 2m xuống, không những không tỉnh mà còn đau đến suýt ngất, sau đó cậu ta bắt đầu ngâm nga.
Trước kia tôi luôn cho rằng anh là ngọn núi lửa đã chết, không ngờ ngọn núi lửa đó đã phun trào rồi
Thực tế thì Ngân Xuyên nói sai rồi, tôi chỉ là ngọn núi lửa đang tạm ngủ, một khi tỉnh giấc thì không thể nào dập tắt được. Tôi không có ý phóng đại lên, nhưng nói thực đôi khi tôi hoài nghi kiếp trước mình chính là một nhà văn, nhà biên kịch hay một đạo diễn, đại loại như thế, như Tào Tuyết Cần hay Lỗ Tấn chẳng hạn. Tiếc là kiếp này lại đầu thai nhầm vào một gia đình kiến trúc sư, để mình lăn theo những bánh răng và xoáy đinh ốc của xã hội.
Ngọn núi lửa trong tôi sau lần phun trào đầu tiên vào chiều hôm đó vẫn còn phun trào vài lần nữa. Nếu coi Quý Ngân Xuyên là Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ, Ngô Vũ Phi là Nhậm Doanh Doanh thì tôi Trương Văn Lễ sẽ là Châu Công Cẩn, tiếu định giang sơn.
Bề ngoài tôi là tên mọt sách, lúc rỗi rãi bị Quý Ngân Xuyên lôi tới khoa làm khán giả, nhưng thực chất tôi mới là tổng đạo diễn cả chương trình. Vở kịch ban đầu được họ rêu rao là phải làm cho nó phiêu diêu, mê ly như kiểu “Waiting for Godot” nhưng trăn trở hồi lâu vẫn thấy nó không đủ phiêu, cũng không đủ mơ mộng, càng không thể khiến người xem thích thú.
Thế là tôi liền dốc hết tâm huyết, thức trắng một đêm để viết kịch bản mà thực ra đến tận hôm nay tôi cũng không rõ mình đã viết gì, chỉ nhớ rằng Quý Ngân Xuyên đã từng nói khi đá bóng thực hiện động tác giả là cảnh giới cao nhất – tự bản thân mình cũng không biết mình đã theo hướng nào để đạt được đến bước vừa hư vừa thực đó.
Tôi tự đánh giá mình đã đạt được đến cảnh giới trong truyền thuyết, cứ cái gì không hiểu thì viết cái ấy, rồi tôi gục mặt ngủ luôn tại đó. Ánh ban mai đánh thức, tôi giật mình mở mắt rồi lại lồm cồm lên giường ngủ tiếp. Đang ngủ, tôi mơ mơ màng màng nghe thấy tiếng Ngân Xuyên la hét trong nhà vệ sinh: “Thật kinh điển, thật phiêu”.
Nói rồi cậu ta lao ra phía giường, đấm đấm vào mặt tôi: “Cậu viết đó à?”
Tôi chưa nói dứt lời đã không nhìn thấy cậu ta rồi. Tôi nghi ngờ cậu ấy đích thực là người sao Hỏa.
Sau đó Xuyên cầm kịch bản tôi đang viết dở đó đi tập. Nó chưa được chỉnh sửa, mà thậm chí tôi không biết trong lúc mơ màng tôi đã viết gì. Ngày hôm sau, sau khi nghỉ ngơi hồi phục lại, tôi đến hội trường, tất cả bọn họ đều rất phục tôi, từng người nhìn tôi với ánh mắt đầy hàm ý của chủ nghĩa hiện thực mơ hồ.
Lần thứ hai có liên quan đến việc chọn bài cho Quý Ngân Xuyên. Ngân Xuyên lúc đầu khua chân múa tay đòi hát “Côn nhị khúc” và “Ninja”, còn đi mua cả côn nhị khúc về, lúc rỗi rãi lại ở trong phòng vừa hát vừa luyện côn, có lúc còn thích tập diễn, hóa trang thành Ninja.
Với một người luôn tự yêu quý bản thân mình học hành tử tế như tôi đã đành, đằng này một sinh viên vốn thích trốn trong phòng ngủ như Xuyên thì thật là thảm. Mọi người đã phản đối rất nhiều lần nhưng đều không có kết quả, hơn thế chẳng phải người xưa có câu: “Tú tài mà gặp nhà binh, có lý cũng nói không tinh”. Mặc dù Quý Ngân Xuyên không phải nhà binh, nhưng cậu ấy cầm côn nhị khúc, hóa trang như Ninja, trông còn đáng sợ hơn nhà binh.
Để tránh bị Ngân Xuyên đánh trúng, mọi người trong phòng đều di tản lên phòng tự học.
Sự cố này đối với họ xem ra lại là điều may mắn. Bình thường một học kỳ ít nhất họ cũng bị treo mấy môn, nhưng từ khi Quý Ngân Xuyên bắt đầu nghịch côn nhị khúc khiến họ không chốn nương thân, học kỳ đó đột nhiên họ qua hết tất cả các môn. Sau đó, có một vài phòng đều có nhã ý mời Quý Ngân Xuyên đến chơi côn nhị khúc.
Tôi tìm thấy một bài hát bị thất truyền hơn 10 năm nay có tên là “Khi cô đơn em nhớ đến ai”. Đó là bài hát tôi thích nhất thời tiểu học, kể ra thì có phần kinh điển, thuần khiết, thế nhưng tôi thường nghĩ còn có một việc quan trọng cần phải làm…
Một buổi chiều sau mấy lần tôi và Ngô Vũ Phi lén liên lạc với nhau, Quý Ngân Xuyên đang ngủ trong phòng bỗng có tiếng điện thoại reo vang. Ngân Xuyên nặng nề trở mình, dặn tôi: “Nếu là tìm mình thì nói mình không có ở phòng”. Mỗi lần cậu ta ngủ đều thích nói không có ở phòng.
Tôi ừ một tiếng rồi nhấc ống nghe.
“Ồ, tìm Quý Ngân Xuyên à, cậu ta nói cậu ta không có ở đây…”
“Ôi, cậu ấy đi vắng à, vậy mình gác máy đây” – Ngô Vũ Phi cố tình nói to.
Quý Ngân Xuyên như hỏa tiễn trường chinh bay phắt từ trên giường xuống: “Là Ngô Vũ Phi à, tớ đây, tớ đây”.
Tôi đưa máy cho cậu ấy, nghĩ bụng mỹ nhân kế quả nhiên hữu hiệu.
Đó là lần đầu tiên Ngô Vũ Phi gọi điện thoại cho cậu ta, hơn thế không phải bàn công việc mà lý do là gần đây thấy mệt vì lo cho dạ hội, muốn tìm chúng tôi để đi dạo, lên mạng và chơi game.
Một lúc sau, Ngô Vũ Phi đã đến đợi ở gốc cây dưới tòa nhà ký túc nam, eo éo gọi tên Quý Ngân Xuyên. Tôi vừa giục Xuyên dậy, vừa đáp: “Đến ngay đây, đến ngay đây”. Quý Ngân Xuyên vừa cuống quýt chuẩn bị vừa nói vọng: “Đến ngay, đến ngay”. Tôi nhớ cậu ấy khá hứng khởi, đương nhiên, tôi cũng rất vui, nhưng vẫn giấu trong lòng. Tôi còn nhớ lúc đi qua bảng quảng cáo ở tầng dưới, cậu ta nhìn thấy một quảng cáo của sinh viên vận động giúp đỡ người mù: “Giả sử bạn sống trong tăm tối 3 hôm”, đợt đó cậu ta cũng quen sống trong bóng tối rồi bởi thế cố ý đọc to thành: “Nếu cho tôi ba ngày sống trong tăm tối, tôi sẽ tăng đến cấp 80”
Ba đứa chúng tôi lang thang trên đường. Ngân Xuyên giảng giải cho tôi và Vũ Phi kỹ thuật chơi PK online, cứ thế nói cho đến lúc mặt trời khuất núi, chúng tôi đi đến tiệm cắt tóc mà cậu ấy cũng không hay, đặc biệt hơn là lúc đó, cậu ta vẫn ngước đầu nhìn biển hiệu của tiệm cắt tóc đó, còn thắc mắc một câu:
“Ừm, sao các quán Internet ngày nay lại lấy cái tên nhạt nhẽo như này để thu hút khách nhỉ? Cái gì mà quá Internet Vũ Nhi,… Ấy khoan đã, hai từ đó hình như không phải là quán nét,… Salon… Vũ… Nhi. Các cậu làm gì vậy? Ơ kìa!”
Trong tiếng la hét đầy bất mãn, tôi và Ngô Vũ Phi dùng kỹ thuật PK mà Ngân Xuyên vừa dạy để đánh bại chính cậu ta. Cứ thế, cuối tháng 11 năm 1999, khi sắp bước sang một thế kỷ mới, tôi và Ngô Vũ Phi đã lôi được Quý Ngân Xuyên vào một tiệm cắt tóc, cắt phăng mái tóc đẹp của cậu ấy.
Tác giả :
Hà Tiểu Thiên