Ác Hán
Chương 390: Gia quốc thiên hạ
Nghe lão phu nhân bệnh tình nguy kịch, Đổng Phi giống như phát rồ.
Nếu Thái Diễm không ngăn y lại, nói không chừng y sẽ chạy ngày đêm về Tây Vực.
Ngày hôm sau, Đổng Phi dẫn theo tám trăm Cự Ma Sĩ rời khỏi Trường An. Trước khi lên đường, y triệu kiến Trần Cung, Từ Thứ, Cố Ung, Thạch Thao cả đêm, an bài việc Trường An thỏa đáng. Đồng thời trước khi đi còn chào từ biệt Lưu Biện.
Nói thật Lưu Biện vừa nghe cũng rất giật mình.
Hắn cũng nói với Đổng Phi, sẽ ở phật đường cầu phúc cho lão phu nhân.
Dù thế nào thì thời gian hắn ở Hán An thành, lão phu nhân đã rất chiếu cố hắn và thái hậu, bây giờ cũng là lúc hắn trả lại nhân tình cho lão phu nhân.
Đổng Phi cũng hết sức cảm động.
Đi theo y ngoài Cự Ma Sĩ thì còn có hai đại tiểu tử Đổng Sóc, Đổng Hựu.
Có lẽ vì tính cách và tướng mạo hai người giống với Đổng Phi, cho nên lão phu nhân rất thương yêu hai người hắn, thậm chí so với Thái Tiết và Đổng Ký còn nhiều hơn. Nghe nói tằng tổ mẫu sinh bệnh, hai đại tiểu tử sao có thể ngồi yên? Hai người lèo nhèo cả buổi tối mới khiến Đổng Phi đồng ý. Thật ra thì nếu Đổng Phi không đồng ý, hai đại tiểu tử này cũng sẽ lén đi.
Tháng 11 ở Quan Trung gió lạnh thấu xương.
Càng đi về phía tây bắc trời càng lạnh.
Các nơi dọc đường Đổng Phi đi đều đã nhận được tin tức. Mỗi dịch trạm đều chuẩn bị ngựa, còn đưa đón tận nơi, không dám chậm trễ. Đám người Đổng Phi cũng không nghỉ ngơi nhiều, mỗi khi đến một nơi thì chỉ dừng chân uống một miếng nước, ăn một bữa cơm là lại lập tức đổi ngựa xuất phát.
Ngay cả sư tông thú với thể lực cường hãn, sau mười lăm ngày liên tục bôn ba cũng đã không chịu nổi.
Còn Cự Ma Sĩ tuy là nghìn người chọn một, nhưng cũng chịu không thấu, càng không nói đến hai người Đổng Sóc, Đổng Hựu.
Không còn cách nào khác, đoàn người đành phải nghỉ ngơi ở Hà Tây ba ngày.
Sau khi người ngựa hồi phục được mấy phần lại tiếp tục lên đường. Chỉ là lần này Đổng Phi không dám liều mạng như lúc bắt đầu nữa. Ngày 27 sau khi rời khỏi Trường An, đoàn người Đổng Phi xuất hiện ở Gia Dự Quan, tiến vào ranh giới Tây Vực.
Hiện nay nên gọi là Đại Tây châu.
Tây Châu nhập vào trung thổ từ năm Hưng Bình đầu tiên, đến nay cũng đã được 7 năm...
Trong 7 năm, toàn bộ 50 nước Tây Vực lần lượt bị tiêu diệt, đồng thời lại trị so với trước kia càng thêm phong phú.
Thương tùng cổ mộc, ốc thổ thiên lý.
(giàu có phì nhiêu)
Có lẽ cũng không kém Giang Nam hậu thế là bao nhiêu.
Chỉ là nhân khẩu Tây Vực mặc dù đã tăng thêm rất nhiều, thế nhưng vì diện tích rộng lớn nên nhìn qua vẫn rất trống trải.
Trong hai năm Lý Nho ở đây, dốc sức phát triển nội chính Tây Vực.
Mặc dù còn chưa thấy hiệu quả rõ ràng, nhưng có thể tưởng tượng nhiều năm sau Tây Vực sẽ phát triển thế nào.
Đổng Phi chẳng có lòng dạ nào để ý phong cảnh, ngày đi đêm nghỉ, lại hơn mười ngày nữa trôi qua.
Cuối cùng trước khi sang năm mới cũng đã kịp đến Hán An thành. Hán An thành lúc này cũng nhận được tin tức, Lý Nho dẫn theo quan viên lớn nhỏ, ra khỏi Hán An thành 20 dặm nghênh tiếp Đổng Phi. Hiện nay nhân khẩu Hán An thành đã nhiều hơn 40 vạn.
Có điều so với quy mô Hán An thành, thì nhân khẩu như vậy còn lâu mới đủ.
Đổng Phi không nán lâu ngoài thành, Lý Nho cũng biết hiện tại Đổng Phi chỉ muốn gặp lão phu nhân.
Vì vậy sau khi nghênh đón Đổng Phi vào thành, quan lại liền tự giải tán.
Đoàn người thẳng tới đại trạch Đổng phủ phía đông nam. Đổng Phi vừa vào cửa đã thấy Đổng Viện mặt đầy nước mắt chạy ra.
- Tứ tỉ, nãi nãi thế nào rồi?
- Nãi nãi, nãi nãi...
- Chẳng lẽ nãi nãi đã...
- Không phải, không phải vậy.
Đổng Viện lắc đầu quầy quậy:
- Hai ngày nay tinh thần nãi nãi đã tốt lên một chút, có điều, có điều... Hoa thần y nói sợ là chẳng còn bao lâu nữa. Nãi nãi có thể chống đỡ đến bây giờ cũng chỉ là vì chưa thấy ngươi, nên nãi nãi chưa an lòng nhắm mắt.
Đổng Phi vội nói:
- Mau dẫn ta vào gặp nãi nãi.
Đổng Viện dẫn theo phụ tử Đổng Phi tới phòng ngủ của lão phu nhân ở hậu viện, gặp Hoa Đà đang từ trong đi ra.
- Hoa thần y, nãi nãi...
Lúc trước khi Hán An quân nhập quan Tây Vực, Hoa Đà vì không muốn bôn ba nữa cho nên cũng không theo y đi.
Dù sao Trường An đã có Mã Chân, có Tế Từ, cũng đủ kế thừa y bát của lão.
Hiện nay Hoa Đà là viện trưởng của thái y học phủ Tây Vực. Toàn bộ chí nguyện của lão đều đặt trên đây, về Quan Trung cũng không có tác dụng.
Nhìn thấy Đổng Phi, Hoa Hùng cảm thấy vui vẻ.
Hắn vừa định mở miệng thì từ trong phòng đã truyền ra tiếng lão phu nhân.
- A Sửu đã trở về sao? Mau mau vào.
Hoa Đà nói:
- Đại đô đốc đi gặp lão phu nhân trước đi, chúng ta để sau nói chuyện.
Đổng Phi gật đầu, trừng mắt nhìn Đổng Sóc và Đổng Hựu, ý là: sau khi đi vào thì ngoan ngoãn cho ta.
Đổng Phi chỉnh lý y phục rồi tiến vào phòng.
Lão phu nhân đang dựa trên giường, khuôn mặt vui mừng, đôi con ngươi mờ đục cũng lóe ra tia sáng kì lạ...
********
Đối với lão phu nhân đã qua tuổi chín mươi, thì việc bà thấy kiêu ngạo nhất trong cuộc đời chính là tôn tử A Sửu của bà.
Trong lịch sử, lão phu nhân đáng ra đã chết tám năm trước, nhưng lúc này lại được an hưởng tuổi già nơi Tây Vực. Nếu như còn có điều gì tiếc nuối, thì chính là bốn hài tử của Đổng Phi hình như không tới đủ.
Nhưng dù thế nào, khi tôn tử và hai tằng tôn tới Hán An thành, lão phu nhân cũng đã có tinh thần hơn nhiều.
Khí sắc trông qua cũng thêm khỏe mạnh, ngày thứ ba sau khi Đổng Phi đến Hán An thành, lão phu nhân không ngờ lại chống được quải trượng xuống giường.
Đổng Viện, Lý Nho...
Bao gồm cả Đổng Sóc, Đổng Hựu cũng thấy rất vui mừng.
Thế nhưng Đổng Phi không thấy vui một chút nào. Y Hắn biết rõ tình hình hiện tại của nãi nãi, nếu như dùng ngôn ngữ của hậu thế thì có thể rõ hơn: hồi quang phản chiếu. Đời trước trong thôn y sống cũng có một lão nhân trải qua tình huống như vậy. Mặc dù Hoa Đà không rõ nguyên nhân vì sao, nhưng lão cung hiểu sự hồi phục này cũng chỉ được trong thời gian ngắn.
- Chúa công, có thời gian... thì bồi lão phu nhân nhiều hơn một chút.
Hoa Đà nói với Đổng Phi:
- Vài ngày trước, lão phu nhân lúc mơ còn liên tục gọi tên của ngươi.
Đổng Phi trong lòng chua xót, yên lặng gật đầu.
Đối với y mà nói, giang sơn đại nghiệp cũng vứt đi, thiên tử thứ dân cũng vứt đi. Nếu như ông trời có thể để lão phu nhân sống thêm một trăm năm, y tình nguyện đổi bằng sự nghiệp cả đời. Bởi vì đối với y, nãi nãi còn quan trọng hơn cả sinh mệnh.
Không có lão phu nhân, Đổng Tây Bình y liệu có được thành tựu ngày hôm nay?
Vì vậy nói Lý Nho viết một phong thư đưa tới Trường An, nói cho đám người Trần Cung y sẽ ở lại Hán An thành một thời gian.
Sau khi đến đây, hỗn loạn ở Trung Nguyên dường như không còn liên quan đến y.
Ngày ngày làm bạn với nãi nãi, nghe bà nói chuyện, ăn cơm tản bộ cùng bà, dường như chẳng còn chuyện gì quan trọng hơn.
- A Sửu, theo ta đến Quan Vọng đình một chút đi.
Qua năm mới, khí trời cũng trở nên tốt hơn.
Đột nhiên có một ngày, lão phu nhân nói với Đổng Phi như vậy, Đổng Phi liền lập tức đồng ý.
Quan Vọng đình nằm trên đỉnh Quan Vọng sơn. Quan Vọng sơn thực ra chỉ là một gò núi phía đông bắc thành Hán An, cao khoảng chừng hơn 20 trượng, cũng không được coi là hùng vĩ, là một nhánh của Thiên Sơn. Quan Vọng sơn là tên năm đó Đổng Phi đặt ra.
Quan Vọng, nhìn về Quan Trung...
Noãn kiệu đã được chuẩn bị, bên trong chăn ấm nệm dày.
Ba mươi sáu Côn Lôn nô thân thể cường tráng, nước da ngăm đen nâng Noãn kiệu lên, rời Hán An thành đi về phía núi.
Côn Lôn nô này là lễ vật năm xưa Đại Nguyệt thị quốc cung phụng lên.
Nghe đâu họ sinh hoạt phía đông nam, màu da ngăm đen, tóc búi thành cuộn, là thần dân của Quý Sương quốc.
Nói thẳng ra thì chính là Thiên Trúc, cũng chính là người Ấn Độ hậu thế.
Những Côn Lôn nô này rất thật thà, cần cù chăm chỉ. Đổng Phi đi bộ bên cạnh Noãn kiệu, sư tông thú và tuyết quỷ theo phía sau. Đoàn người leo lên Quan Vọng sơn, thấy bên cạnh gốc cổ tùng đứng sừng sững một tòa lâu đình cao 4 trượng.
Lâu đình cũng tên Quan Vọng.
Đứng trên lâu này có thể quan sát được toàn bộ Hán An thành, phong tình Tây Vực.
- Nãi nãi, tôn nhi cõng nãi nãi đi.
Đổng Phi không đợi lão phu nhân trả lời đã cõng bà lên. Côn Lôn nô đợi ở phía dưới, Cự Ma Sĩ theo Đổng Phi lên lầu, dọc theo hành lang uốn khúc, cứ năm bước thì có hai người dừng lại.
Lão phu nhân tiếp nhận tâm ý của tôn nhi.
Khuôn mặt tiều tụy mỉm cười vui sướng. Đúng vậy, có một tôn nhi thế này dù chết cũng có gì tiếc nuối?
Hai tằng tôn yên lặng bám theo sau Đổng Phi, khi lên đến đình thì tự động đứng canh bên ngoài, làm chức trách của một thủ vệ. Gió rất mạnh, Đổng Phi đứng chắn phía trước che cho lão phu nhân.
Trong đình có một lò than đang cháy.
Lão phu nhân ngồi trên ghế đu, dựa lưng vào đệm, im lặng nghe tiếng gió gào thét.
Đổng Phi cũng không lên tiếng, ngồi xổm bên cạnh lão phu nhân.
Hồi lâu sau lão phu nhân mới đột nhiên nói:
- A Sửu, còn nhớ thúc công không?
- Dạ nhớ.
- Hắn đã mất 10 năm trước...
- A?
- Lúc đó ngươi cùng cha ngươi đang đánh trận, ta không báo cho các ngươi. Có điều thúc công ngươi đi rất thanh thản.
Thành Phương...
Lão nhân gần như sắp bị lãng quên đã từng có một địa vị cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của Đổng Phi. Chính là lão nhân đó đã giao sở học suốt đời của Phục Ba tướng quân cho Đổng Phi. Không phải là việc binh pháp mưu lược này có tác dụng thế nào, mà quan trọng chính là ân tình của lão tiên sinh dành cho Đổng Phi.
Lão không ngờ đã mất. Hơn nữa yên lặng ra đi... Mãi đến 10 năm sau Đổng Phi mới biết.
- Có biết những năm cuối đời thúc công ngươi ở đâu không?
Đổng Phi lắc đầu:
- Tôn nhi không biết.
- Hắn tới Ba quận.
- A?
Đổng Phi cảm thấy nghi hoặc, không nhịn được hỏi:
- Thúc công đến Ba quận làm gì?
- Trước lúc nhập Xuyên hắn từng nói với ta muốn đi bái phỏng một vị lão hữu... Trước khi đi có sai người đưa tới Lâm Thao một cái hộp, bên trong là một khối lệnh bài.
Lão phu nhân lấy từ trong lòng ra một khối hổ đầu lệnh bài đen nhánh đưa cho Đổng Phi.
Lệnh bài chế bằng đồng thau, xem ra niên đại cực kì lâu, cho nên mới ánh lên đen nhánh như vậy. Một mặt viết 'Phục Ba Mã', mặt còn lại khắc một đầu hổ, có điều trên trán lão hổ không phải là hình chữ 'vương' thường thấy, mà là thạch cổ văn từ xa xưa, Đổng Phi nhìn kĩ mới nhận ra đó là chứ 'Nghiêm'.
- Nãi nãi, cái này nghĩa là thế nào?
- Lúc đó trong thư thúc công ngươi nói: một ngày kia nếu Đổng gia gặp nguy hiểm, thì có thể cầm lệnh bài này đến Ba quận nương tựa vào một người họ Nghiêm. Đồng thời cũng nói người nọ có quan hệ rất tốt với hắn, có lệnh bài này Đổng gia ta sẽ không phải lo.
Họ Nghiêm?
Đổng Phi suy tư một lát thì lập tức ngộ ra.
Năm đó Thành Phương từng nói, dưới trướng Phục Ba tướng quân Mã Viện tổng cộng có bốn gia tướng, chính là bốn họ Thành, Hoàng, Bàng, Nghiêm.
Hôm nay trong tứ đại gia tướng, Đổng Phi thuộc Thành gia, Hoàng Trung, Bàng Đức cũng xuất hiện, chỉ còn lại gia tướng họ Nghiêm chưa rõ là ai. Chắc hẳn Nghiêm gia tại Ba quận này chính là hậu duệ của gia tướng họ Nghiêm năm xưa, không ngờ lại có quan hệ với Thành Phương.
Vì sao Thành Phương lại làm như vậy?
Hiển nhiên là vì lúc đó Đổng Trác làm việc phế lập ở Lạc Dương, phải đối mặt với thảo phạt của chư hầu Quan Đông.
Lão gia tử chính là muốn Đổng Phi có nơi nương tựa, chẳng may Đổng gia thất bại thì cũng còn nơi ẩn thân.
Mặc dù Thành Phương không nói rõ, thế nhưng phần tình ý này khiến cho Đổng Phi vô cùng cảm kích.
Lão phu nhân nói:
- Ta chỉ là một bà lão mù, không biết thật ra các ngươi đang làm cái gì. Thật ra ta đã mãn nguyện rồi. A Sửu nhà ta hiện nay đã lừng danh thiên hạ, tay nắm binh mã Tây Vực, Quan Trung. Bách tính tây bắc mỗi lần nhắc tới Đổng gia không còn ai dám bất kính. Họ kính thật cũng được, giả cũng được, sở cầu của gia gia ngươi cuối cùng cũng được hoàn thành.
Gia gia của Đổng Phi cũng chính là phụ thân của Đổng Trác, Đổng Nhã, cả đời dốc sức vì sự lớn mạnh của gia tộc Đổng thị.
Vì thế Đổng Trác cũng phấn đấu cả đời.
Đổng Phi biết, lão phu nhân đây là nói ý ngoài lời...
Hiện nay Đổng gia đích thật là đệ nhất đại tộc Quan Trung. Chỉ cần Đổng gia giậm chân một cái là tây bắc sẽ rung chuyển.
Lão phu nhân khẽ nói:
- A Sửu ngươi từng nói cái gì giang sơn Đại Hán làm sao, làm sao... Ha ha, lão bà tử không hiểu những thứ đó. Lão bà tử chỉ biết là giang sơn Hán thất không có chút quan hệ nào với Đổng gia chúng ta. Đổng gia chúng ta có được ngày hôm nay chính là do A Sửu ngươi dùng song chùy trong tay đánh ra được. A Sửu, ta chỉ muốn hỏi ngươi, ngươi nghĩ thế nào về Đổng gia?
- Đổng gia...
Đổng Phi nhất thời không biết trả lời thế nào, trầm ngâm chốc lát mới nói:
- Tôn nhi chắc chắn bảo hộ Đổng gia huy hoàng.
- Ha ha, ta biết ngươi sẽ nói như vậy. Thế nhưng ngươi có thể bảo hộ được sao? Cho dù ngươi có thể, thì con cháu ngươi có thể sao? Mà con cháu ngươi có thể, thì con cháu của con cháu ngươi có thể chứ? A Sửu, có nhớ nãi nãi đã nói với ngươi câu gì không?
- Dạ...
- Nãi nãi đã nói, vứt bỏ ai cũng được, nhưng không thể vứt bỏ nhà chúng ta. Nhà này chính là vận mệnh của chúng ta.
Đổng Phi cảm thấy hồ đồ rồi.
Y không rõ lão phu nhân nói với y những lời này là có ý gì.
Bên ngoài gió núi gào thét, nhưng bên trong lại vô cùng yên lặng. Đổng Phi nhìn khuôn mặt nãi nãi... Dần dần cũng hiểu được điều gì.
- Thúc công ngươi đi rồi, lời thề năm xưa cũng theo gió mất đi. A Sửu, sau này ngươi dù làm gì cũng cần cẩn thận. Sai một li đi ngàn dặm... Đôi khi ngươi không thể nhận ra, nhưng khi nhận ra thì đã chậm.
Đổng Phi cảm thấy lời lão phu nhân nói hôm nay rất quái lạ.
Không đầu không đuôi, trong lời ẩn ý...
Thế nhưng ý tứ tổng thể chính là: gia tộc là căn bản, nhưng như vậy thì có quan hệ gì với thế gia?
Ý nãi nãi liệu có phải là: thế gia không thể tuyệt?
Đổng Phi lâm vào trầm tư.
Lão phu nhân nói xong thì thấy rất mệt mỏi. Có lẽ bà cũng không muốn làm phiền Đổng Phi, nhưng lại không thể không nói.
Vì vậy đành phải ẩn ý nhắc nhở y.
Nhưng một phen nói này đã hao hết tinh thần của bà. Lão phu nhân an tĩnh dựa trên ghế, bàn tay khô gầy đặt trong bàn tay to lớn của Đổng Phi. Bất tri bất giác hai mắt lão phu nhân nhắm lại, thế nhưng Đổng Phi vì mải suy nghĩ nên không biết.
Khóe miệng của bà hơi vểnh lên, có tự hào, có thỏa mãn, còn có chút lưu luyến...
Bàn tay dần dần lạnh lẽo, Đổng Phi lúc này mới nhận ra sự khác thường của lão phu nhân. Y khẽ gọi một tiếng:
- Nãi nãi?
Nhưng lão phu nhân không đáp lại.
- Nãi nãi, nãi nãi.
Đổng Phi gọi liền mấy tiếng, nhưng lão phu nhân giống như đang ngủ, ghế đu vẫn nhẹ nhàng đong đưa.
Một tay đặt trong tay Đổng Phi, còn một tay nắm chặt long đầu quải trượng Đổng Phi tặng bà.
Ghế đu kẽo kẹt, gió núi thét gào.
Lão phu nhân ngồi trên ghế yên bình ra đi...
Nếu Thái Diễm không ngăn y lại, nói không chừng y sẽ chạy ngày đêm về Tây Vực.
Ngày hôm sau, Đổng Phi dẫn theo tám trăm Cự Ma Sĩ rời khỏi Trường An. Trước khi lên đường, y triệu kiến Trần Cung, Từ Thứ, Cố Ung, Thạch Thao cả đêm, an bài việc Trường An thỏa đáng. Đồng thời trước khi đi còn chào từ biệt Lưu Biện.
Nói thật Lưu Biện vừa nghe cũng rất giật mình.
Hắn cũng nói với Đổng Phi, sẽ ở phật đường cầu phúc cho lão phu nhân.
Dù thế nào thì thời gian hắn ở Hán An thành, lão phu nhân đã rất chiếu cố hắn và thái hậu, bây giờ cũng là lúc hắn trả lại nhân tình cho lão phu nhân.
Đổng Phi cũng hết sức cảm động.
Đi theo y ngoài Cự Ma Sĩ thì còn có hai đại tiểu tử Đổng Sóc, Đổng Hựu.
Có lẽ vì tính cách và tướng mạo hai người giống với Đổng Phi, cho nên lão phu nhân rất thương yêu hai người hắn, thậm chí so với Thái Tiết và Đổng Ký còn nhiều hơn. Nghe nói tằng tổ mẫu sinh bệnh, hai đại tiểu tử sao có thể ngồi yên? Hai người lèo nhèo cả buổi tối mới khiến Đổng Phi đồng ý. Thật ra thì nếu Đổng Phi không đồng ý, hai đại tiểu tử này cũng sẽ lén đi.
Tháng 11 ở Quan Trung gió lạnh thấu xương.
Càng đi về phía tây bắc trời càng lạnh.
Các nơi dọc đường Đổng Phi đi đều đã nhận được tin tức. Mỗi dịch trạm đều chuẩn bị ngựa, còn đưa đón tận nơi, không dám chậm trễ. Đám người Đổng Phi cũng không nghỉ ngơi nhiều, mỗi khi đến một nơi thì chỉ dừng chân uống một miếng nước, ăn một bữa cơm là lại lập tức đổi ngựa xuất phát.
Ngay cả sư tông thú với thể lực cường hãn, sau mười lăm ngày liên tục bôn ba cũng đã không chịu nổi.
Còn Cự Ma Sĩ tuy là nghìn người chọn một, nhưng cũng chịu không thấu, càng không nói đến hai người Đổng Sóc, Đổng Hựu.
Không còn cách nào khác, đoàn người đành phải nghỉ ngơi ở Hà Tây ba ngày.
Sau khi người ngựa hồi phục được mấy phần lại tiếp tục lên đường. Chỉ là lần này Đổng Phi không dám liều mạng như lúc bắt đầu nữa. Ngày 27 sau khi rời khỏi Trường An, đoàn người Đổng Phi xuất hiện ở Gia Dự Quan, tiến vào ranh giới Tây Vực.
Hiện nay nên gọi là Đại Tây châu.
Tây Châu nhập vào trung thổ từ năm Hưng Bình đầu tiên, đến nay cũng đã được 7 năm...
Trong 7 năm, toàn bộ 50 nước Tây Vực lần lượt bị tiêu diệt, đồng thời lại trị so với trước kia càng thêm phong phú.
Thương tùng cổ mộc, ốc thổ thiên lý.
(giàu có phì nhiêu)
Có lẽ cũng không kém Giang Nam hậu thế là bao nhiêu.
Chỉ là nhân khẩu Tây Vực mặc dù đã tăng thêm rất nhiều, thế nhưng vì diện tích rộng lớn nên nhìn qua vẫn rất trống trải.
Trong hai năm Lý Nho ở đây, dốc sức phát triển nội chính Tây Vực.
Mặc dù còn chưa thấy hiệu quả rõ ràng, nhưng có thể tưởng tượng nhiều năm sau Tây Vực sẽ phát triển thế nào.
Đổng Phi chẳng có lòng dạ nào để ý phong cảnh, ngày đi đêm nghỉ, lại hơn mười ngày nữa trôi qua.
Cuối cùng trước khi sang năm mới cũng đã kịp đến Hán An thành. Hán An thành lúc này cũng nhận được tin tức, Lý Nho dẫn theo quan viên lớn nhỏ, ra khỏi Hán An thành 20 dặm nghênh tiếp Đổng Phi. Hiện nay nhân khẩu Hán An thành đã nhiều hơn 40 vạn.
Có điều so với quy mô Hán An thành, thì nhân khẩu như vậy còn lâu mới đủ.
Đổng Phi không nán lâu ngoài thành, Lý Nho cũng biết hiện tại Đổng Phi chỉ muốn gặp lão phu nhân.
Vì vậy sau khi nghênh đón Đổng Phi vào thành, quan lại liền tự giải tán.
Đoàn người thẳng tới đại trạch Đổng phủ phía đông nam. Đổng Phi vừa vào cửa đã thấy Đổng Viện mặt đầy nước mắt chạy ra.
- Tứ tỉ, nãi nãi thế nào rồi?
- Nãi nãi, nãi nãi...
- Chẳng lẽ nãi nãi đã...
- Không phải, không phải vậy.
Đổng Viện lắc đầu quầy quậy:
- Hai ngày nay tinh thần nãi nãi đã tốt lên một chút, có điều, có điều... Hoa thần y nói sợ là chẳng còn bao lâu nữa. Nãi nãi có thể chống đỡ đến bây giờ cũng chỉ là vì chưa thấy ngươi, nên nãi nãi chưa an lòng nhắm mắt.
Đổng Phi vội nói:
- Mau dẫn ta vào gặp nãi nãi.
Đổng Viện dẫn theo phụ tử Đổng Phi tới phòng ngủ của lão phu nhân ở hậu viện, gặp Hoa Đà đang từ trong đi ra.
- Hoa thần y, nãi nãi...
Lúc trước khi Hán An quân nhập quan Tây Vực, Hoa Đà vì không muốn bôn ba nữa cho nên cũng không theo y đi.
Dù sao Trường An đã có Mã Chân, có Tế Từ, cũng đủ kế thừa y bát của lão.
Hiện nay Hoa Đà là viện trưởng của thái y học phủ Tây Vực. Toàn bộ chí nguyện của lão đều đặt trên đây, về Quan Trung cũng không có tác dụng.
Nhìn thấy Đổng Phi, Hoa Hùng cảm thấy vui vẻ.
Hắn vừa định mở miệng thì từ trong phòng đã truyền ra tiếng lão phu nhân.
- A Sửu đã trở về sao? Mau mau vào.
Hoa Đà nói:
- Đại đô đốc đi gặp lão phu nhân trước đi, chúng ta để sau nói chuyện.
Đổng Phi gật đầu, trừng mắt nhìn Đổng Sóc và Đổng Hựu, ý là: sau khi đi vào thì ngoan ngoãn cho ta.
Đổng Phi chỉnh lý y phục rồi tiến vào phòng.
Lão phu nhân đang dựa trên giường, khuôn mặt vui mừng, đôi con ngươi mờ đục cũng lóe ra tia sáng kì lạ...
********
Đối với lão phu nhân đã qua tuổi chín mươi, thì việc bà thấy kiêu ngạo nhất trong cuộc đời chính là tôn tử A Sửu của bà.
Trong lịch sử, lão phu nhân đáng ra đã chết tám năm trước, nhưng lúc này lại được an hưởng tuổi già nơi Tây Vực. Nếu như còn có điều gì tiếc nuối, thì chính là bốn hài tử của Đổng Phi hình như không tới đủ.
Nhưng dù thế nào, khi tôn tử và hai tằng tôn tới Hán An thành, lão phu nhân cũng đã có tinh thần hơn nhiều.
Khí sắc trông qua cũng thêm khỏe mạnh, ngày thứ ba sau khi Đổng Phi đến Hán An thành, lão phu nhân không ngờ lại chống được quải trượng xuống giường.
Đổng Viện, Lý Nho...
Bao gồm cả Đổng Sóc, Đổng Hựu cũng thấy rất vui mừng.
Thế nhưng Đổng Phi không thấy vui một chút nào. Y Hắn biết rõ tình hình hiện tại của nãi nãi, nếu như dùng ngôn ngữ của hậu thế thì có thể rõ hơn: hồi quang phản chiếu. Đời trước trong thôn y sống cũng có một lão nhân trải qua tình huống như vậy. Mặc dù Hoa Đà không rõ nguyên nhân vì sao, nhưng lão cung hiểu sự hồi phục này cũng chỉ được trong thời gian ngắn.
- Chúa công, có thời gian... thì bồi lão phu nhân nhiều hơn một chút.
Hoa Đà nói với Đổng Phi:
- Vài ngày trước, lão phu nhân lúc mơ còn liên tục gọi tên của ngươi.
Đổng Phi trong lòng chua xót, yên lặng gật đầu.
Đối với y mà nói, giang sơn đại nghiệp cũng vứt đi, thiên tử thứ dân cũng vứt đi. Nếu như ông trời có thể để lão phu nhân sống thêm một trăm năm, y tình nguyện đổi bằng sự nghiệp cả đời. Bởi vì đối với y, nãi nãi còn quan trọng hơn cả sinh mệnh.
Không có lão phu nhân, Đổng Tây Bình y liệu có được thành tựu ngày hôm nay?
Vì vậy nói Lý Nho viết một phong thư đưa tới Trường An, nói cho đám người Trần Cung y sẽ ở lại Hán An thành một thời gian.
Sau khi đến đây, hỗn loạn ở Trung Nguyên dường như không còn liên quan đến y.
Ngày ngày làm bạn với nãi nãi, nghe bà nói chuyện, ăn cơm tản bộ cùng bà, dường như chẳng còn chuyện gì quan trọng hơn.
- A Sửu, theo ta đến Quan Vọng đình một chút đi.
Qua năm mới, khí trời cũng trở nên tốt hơn.
Đột nhiên có một ngày, lão phu nhân nói với Đổng Phi như vậy, Đổng Phi liền lập tức đồng ý.
Quan Vọng đình nằm trên đỉnh Quan Vọng sơn. Quan Vọng sơn thực ra chỉ là một gò núi phía đông bắc thành Hán An, cao khoảng chừng hơn 20 trượng, cũng không được coi là hùng vĩ, là một nhánh của Thiên Sơn. Quan Vọng sơn là tên năm đó Đổng Phi đặt ra.
Quan Vọng, nhìn về Quan Trung...
Noãn kiệu đã được chuẩn bị, bên trong chăn ấm nệm dày.
Ba mươi sáu Côn Lôn nô thân thể cường tráng, nước da ngăm đen nâng Noãn kiệu lên, rời Hán An thành đi về phía núi.
Côn Lôn nô này là lễ vật năm xưa Đại Nguyệt thị quốc cung phụng lên.
Nghe đâu họ sinh hoạt phía đông nam, màu da ngăm đen, tóc búi thành cuộn, là thần dân của Quý Sương quốc.
Nói thẳng ra thì chính là Thiên Trúc, cũng chính là người Ấn Độ hậu thế.
Những Côn Lôn nô này rất thật thà, cần cù chăm chỉ. Đổng Phi đi bộ bên cạnh Noãn kiệu, sư tông thú và tuyết quỷ theo phía sau. Đoàn người leo lên Quan Vọng sơn, thấy bên cạnh gốc cổ tùng đứng sừng sững một tòa lâu đình cao 4 trượng.
Lâu đình cũng tên Quan Vọng.
Đứng trên lâu này có thể quan sát được toàn bộ Hán An thành, phong tình Tây Vực.
- Nãi nãi, tôn nhi cõng nãi nãi đi.
Đổng Phi không đợi lão phu nhân trả lời đã cõng bà lên. Côn Lôn nô đợi ở phía dưới, Cự Ma Sĩ theo Đổng Phi lên lầu, dọc theo hành lang uốn khúc, cứ năm bước thì có hai người dừng lại.
Lão phu nhân tiếp nhận tâm ý của tôn nhi.
Khuôn mặt tiều tụy mỉm cười vui sướng. Đúng vậy, có một tôn nhi thế này dù chết cũng có gì tiếc nuối?
Hai tằng tôn yên lặng bám theo sau Đổng Phi, khi lên đến đình thì tự động đứng canh bên ngoài, làm chức trách của một thủ vệ. Gió rất mạnh, Đổng Phi đứng chắn phía trước che cho lão phu nhân.
Trong đình có một lò than đang cháy.
Lão phu nhân ngồi trên ghế đu, dựa lưng vào đệm, im lặng nghe tiếng gió gào thét.
Đổng Phi cũng không lên tiếng, ngồi xổm bên cạnh lão phu nhân.
Hồi lâu sau lão phu nhân mới đột nhiên nói:
- A Sửu, còn nhớ thúc công không?
- Dạ nhớ.
- Hắn đã mất 10 năm trước...
- A?
- Lúc đó ngươi cùng cha ngươi đang đánh trận, ta không báo cho các ngươi. Có điều thúc công ngươi đi rất thanh thản.
Thành Phương...
Lão nhân gần như sắp bị lãng quên đã từng có một địa vị cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của Đổng Phi. Chính là lão nhân đó đã giao sở học suốt đời của Phục Ba tướng quân cho Đổng Phi. Không phải là việc binh pháp mưu lược này có tác dụng thế nào, mà quan trọng chính là ân tình của lão tiên sinh dành cho Đổng Phi.
Lão không ngờ đã mất. Hơn nữa yên lặng ra đi... Mãi đến 10 năm sau Đổng Phi mới biết.
- Có biết những năm cuối đời thúc công ngươi ở đâu không?
Đổng Phi lắc đầu:
- Tôn nhi không biết.
- Hắn tới Ba quận.
- A?
Đổng Phi cảm thấy nghi hoặc, không nhịn được hỏi:
- Thúc công đến Ba quận làm gì?
- Trước lúc nhập Xuyên hắn từng nói với ta muốn đi bái phỏng một vị lão hữu... Trước khi đi có sai người đưa tới Lâm Thao một cái hộp, bên trong là một khối lệnh bài.
Lão phu nhân lấy từ trong lòng ra một khối hổ đầu lệnh bài đen nhánh đưa cho Đổng Phi.
Lệnh bài chế bằng đồng thau, xem ra niên đại cực kì lâu, cho nên mới ánh lên đen nhánh như vậy. Một mặt viết 'Phục Ba Mã', mặt còn lại khắc một đầu hổ, có điều trên trán lão hổ không phải là hình chữ 'vương' thường thấy, mà là thạch cổ văn từ xa xưa, Đổng Phi nhìn kĩ mới nhận ra đó là chứ 'Nghiêm'.
- Nãi nãi, cái này nghĩa là thế nào?
- Lúc đó trong thư thúc công ngươi nói: một ngày kia nếu Đổng gia gặp nguy hiểm, thì có thể cầm lệnh bài này đến Ba quận nương tựa vào một người họ Nghiêm. Đồng thời cũng nói người nọ có quan hệ rất tốt với hắn, có lệnh bài này Đổng gia ta sẽ không phải lo.
Họ Nghiêm?
Đổng Phi suy tư một lát thì lập tức ngộ ra.
Năm đó Thành Phương từng nói, dưới trướng Phục Ba tướng quân Mã Viện tổng cộng có bốn gia tướng, chính là bốn họ Thành, Hoàng, Bàng, Nghiêm.
Hôm nay trong tứ đại gia tướng, Đổng Phi thuộc Thành gia, Hoàng Trung, Bàng Đức cũng xuất hiện, chỉ còn lại gia tướng họ Nghiêm chưa rõ là ai. Chắc hẳn Nghiêm gia tại Ba quận này chính là hậu duệ của gia tướng họ Nghiêm năm xưa, không ngờ lại có quan hệ với Thành Phương.
Vì sao Thành Phương lại làm như vậy?
Hiển nhiên là vì lúc đó Đổng Trác làm việc phế lập ở Lạc Dương, phải đối mặt với thảo phạt của chư hầu Quan Đông.
Lão gia tử chính là muốn Đổng Phi có nơi nương tựa, chẳng may Đổng gia thất bại thì cũng còn nơi ẩn thân.
Mặc dù Thành Phương không nói rõ, thế nhưng phần tình ý này khiến cho Đổng Phi vô cùng cảm kích.
Lão phu nhân nói:
- Ta chỉ là một bà lão mù, không biết thật ra các ngươi đang làm cái gì. Thật ra ta đã mãn nguyện rồi. A Sửu nhà ta hiện nay đã lừng danh thiên hạ, tay nắm binh mã Tây Vực, Quan Trung. Bách tính tây bắc mỗi lần nhắc tới Đổng gia không còn ai dám bất kính. Họ kính thật cũng được, giả cũng được, sở cầu của gia gia ngươi cuối cùng cũng được hoàn thành.
Gia gia của Đổng Phi cũng chính là phụ thân của Đổng Trác, Đổng Nhã, cả đời dốc sức vì sự lớn mạnh của gia tộc Đổng thị.
Vì thế Đổng Trác cũng phấn đấu cả đời.
Đổng Phi biết, lão phu nhân đây là nói ý ngoài lời...
Hiện nay Đổng gia đích thật là đệ nhất đại tộc Quan Trung. Chỉ cần Đổng gia giậm chân một cái là tây bắc sẽ rung chuyển.
Lão phu nhân khẽ nói:
- A Sửu ngươi từng nói cái gì giang sơn Đại Hán làm sao, làm sao... Ha ha, lão bà tử không hiểu những thứ đó. Lão bà tử chỉ biết là giang sơn Hán thất không có chút quan hệ nào với Đổng gia chúng ta. Đổng gia chúng ta có được ngày hôm nay chính là do A Sửu ngươi dùng song chùy trong tay đánh ra được. A Sửu, ta chỉ muốn hỏi ngươi, ngươi nghĩ thế nào về Đổng gia?
- Đổng gia...
Đổng Phi nhất thời không biết trả lời thế nào, trầm ngâm chốc lát mới nói:
- Tôn nhi chắc chắn bảo hộ Đổng gia huy hoàng.
- Ha ha, ta biết ngươi sẽ nói như vậy. Thế nhưng ngươi có thể bảo hộ được sao? Cho dù ngươi có thể, thì con cháu ngươi có thể sao? Mà con cháu ngươi có thể, thì con cháu của con cháu ngươi có thể chứ? A Sửu, có nhớ nãi nãi đã nói với ngươi câu gì không?
- Dạ...
- Nãi nãi đã nói, vứt bỏ ai cũng được, nhưng không thể vứt bỏ nhà chúng ta. Nhà này chính là vận mệnh của chúng ta.
Đổng Phi cảm thấy hồ đồ rồi.
Y không rõ lão phu nhân nói với y những lời này là có ý gì.
Bên ngoài gió núi gào thét, nhưng bên trong lại vô cùng yên lặng. Đổng Phi nhìn khuôn mặt nãi nãi... Dần dần cũng hiểu được điều gì.
- Thúc công ngươi đi rồi, lời thề năm xưa cũng theo gió mất đi. A Sửu, sau này ngươi dù làm gì cũng cần cẩn thận. Sai một li đi ngàn dặm... Đôi khi ngươi không thể nhận ra, nhưng khi nhận ra thì đã chậm.
Đổng Phi cảm thấy lời lão phu nhân nói hôm nay rất quái lạ.
Không đầu không đuôi, trong lời ẩn ý...
Thế nhưng ý tứ tổng thể chính là: gia tộc là căn bản, nhưng như vậy thì có quan hệ gì với thế gia?
Ý nãi nãi liệu có phải là: thế gia không thể tuyệt?
Đổng Phi lâm vào trầm tư.
Lão phu nhân nói xong thì thấy rất mệt mỏi. Có lẽ bà cũng không muốn làm phiền Đổng Phi, nhưng lại không thể không nói.
Vì vậy đành phải ẩn ý nhắc nhở y.
Nhưng một phen nói này đã hao hết tinh thần của bà. Lão phu nhân an tĩnh dựa trên ghế, bàn tay khô gầy đặt trong bàn tay to lớn của Đổng Phi. Bất tri bất giác hai mắt lão phu nhân nhắm lại, thế nhưng Đổng Phi vì mải suy nghĩ nên không biết.
Khóe miệng của bà hơi vểnh lên, có tự hào, có thỏa mãn, còn có chút lưu luyến...
Bàn tay dần dần lạnh lẽo, Đổng Phi lúc này mới nhận ra sự khác thường của lão phu nhân. Y khẽ gọi một tiếng:
- Nãi nãi?
Nhưng lão phu nhân không đáp lại.
- Nãi nãi, nãi nãi.
Đổng Phi gọi liền mấy tiếng, nhưng lão phu nhân giống như đang ngủ, ghế đu vẫn nhẹ nhàng đong đưa.
Một tay đặt trong tay Đổng Phi, còn một tay nắm chặt long đầu quải trượng Đổng Phi tặng bà.
Ghế đu kẽo kẹt, gió núi thét gào.
Lão phu nhân ngồi trên ghế yên bình ra đi...
Tác giả :
Canh Tân