1Q84 (Tập 3)
Chương 25: Ushikawa
Lạnh hay không, Thượng đế đều ở đây
“Không chết đơn giản vậy được đâu,” giọng người đàn ông vang lên sau lưng y. Hồ như hắn đọc được ý nghĩ của Ushikawa, “anh chỉ vừa tạm thời mất đi ý thức. Tất nhiên, anh đã đến sát rìa ranh giới đó rồi.”
Y chưa từng nghe thấy giọng nói này. Một chất giọng trung lập, thiếu sắc thái tình cảm. Không cao cũng không thấp, không quá cứng cũng không quá mềm. Là kiểu giọng nói thông báo thời gian cất cánh hạ cánh của máy bay và tình hình thị trường cổ phiếu.
Hôm nay thứ mấy rồi? Ushikawa chợt nghĩ. Chắc là đêm ngày thứ Hai. Không, nói chính xác thì có lẽ đã sang ngày thứ Ba rồi.
“Anh Ushikawa,” người đàn ông kia nói, “gọi anh là anh Ushikawa có được không?”
Ushikawa im lặng chừng hai mươi giây. Sau đó, không hề cảnh báo, người đàn ông bất ngờ thúc một cú vào chỗ thận trái y. Không thành tiếng, nhưng là một đòn cực mạnh. Cơn đau khủng khiếp lan tỏa khắp toàn thân Ushikawa. Tất cả cơ quan nội tạng đều gấp rút co giật, mãi đến khi cơn đau dịu xuống y mới thở lại nổi. Cuối cùng, Ushikawa thở hắt ra một hơi khô khốc.
“Tôi đã rất lịch sự hỏi anh, hy vọng anh có thể trả lời. Nếu vẫn không thể nói chuyện cho tử tế, thì chỉ cần gật đầu hoặc lắc đầu cũng được. Đây là phép lịch sự tối thiểu,” người đàn ông nói, “Gọi anh là anh Ushikawa có được không?”
Ushikawa gật đầu lia lịa.
“Anh Ushikawa. Tên này rất dễ nhớ. Tôi đã kiểm tra ví trong túi quần anh. Trong đấy có bằng lái xe và danh thiếp. ‘Quản lý chuyên trách của Hội Chấn hưng Văn học Nghệ thuật Tân Nhật Bản’. Chức danh nghe oách quá, anh Ushikawa ạ. Nhưng ông Quản lý chuyên trách của Hội Chấn hưng Văn học Nghệ thuật Tân Nhật Bản không ngờ lại ôm máy ảnh bí mật rúc vào nơi như thế này, rốt cuộc là đang làm trò gì vậy?”
Ushikawa im lặng, nhất thời không nói được lời nào.
“Tốt nhất anh nên trả lời thì hơn,” người đàn ông nói. “Đây là lời khuyên chân thành. Thận mà vỡ, thì sẽ đau đớn cả đời đó.”
“Tôi đang giám sát một người sống ở đây,” rốt cuộc Ushikawa cũng trả lời. Giọng y trầm, không ổn định, lắp ba lắp bắp. Đang bị bịt mắt, y thậm chí không thể nhận ra đó là giọng của mình.
“Kawana Tengo phải không?”
Ushikawa gật đầu.
“Kawana Tengo, người chấp bút cho tiểu thuyết Nhộng không khí?”
Ushikawa lại gật đầu, sau đó phát ra mấy tiếng ho khan. Đối phương đã biết chuyện này.
“Ai phái anh đến?”
“Sakigake.”
“Chuyện này tôi cũng đoán ra được, anh Ushikawa ạ,” người đàn ông nói, “nhưng tại sao cớ sự đến nước này rồi mà giáo đoàn vẫn muốn giám sát Kawana Tengo? Đối với bọn họ, Kawana Tengo có phải nhân vật quan trọng gì đâu.”
Thằng cha này ở phe nào đây? Hắn đã biết được những gì rồi? Đầu óc Ushikawa nhanh chóng xoay chuyển. Tuy y không biết thằng cha này lai lịch thế nào, nhưng ít nhất hắn không phải là người của giáo đoàn phái đến. Nhưng Ushikawa không rõ đây là chuyện đáng mừng hay ngược lại.
“Đang hỏi anh đấy,” người đàn ông nói, đồng thời lấy ngón tay chọc chọc vào thận trái y. Lực rất mạnh.
“Anh ta có liên quan đến một phụ nữ,” Ushikawa rên rỉ trả lời.
“Người phụ nữ đó tên là gì?”
“Aomame.”
“Tại sao anh muốn truy lùng Aomame?”
“Vì cô ta đã hại Lãnh Tụ của giáo đoàn.”
“Hại?” người đàn ông như thể muốn kiểm nghiệm lại những gì vừa nghe được, “ý anh là cô ta đã giết ông ta? Nói đơn giản là vậy.”
“Đúng vậy,” Ushikawa trả lời. Y nghĩ, Mình không thể giấu gì với tên này được, sớm muộn gì hắn cũng sẽ ép mình nói ra sự thật.
“Nhưng chuyện này vẫn chưa được công bố.”
“Đây là bí mật nội bộ.”
“Bên trong giáo đoàn có mấy người biết được bí mật này?”
“Chỉ một nhóm nhỏ.”
“Trong đó bao gồm cả anh.”
Ushikawa gật đầu.
Người đàn ông nói: “Vậy tức là, ở giáo đoàn, anh có địa vị tương đối quan trọng.”
“Không,” nói đoạn, Ushikawa lắc đầu. Vừa lắc đầu, chỗ thận bị ăn đòn khi nãy lại nhói lên. “Tôi chỉ là chân chạy vặt, tình cờ biết được thông tin này mà thôi.”
“Xuất hiện không đúng lúc ở một nơi không nên xuất hiện. Đúng vậy không?”
“Tôi nghĩ là thế.”
“Nhưng anh Ushikawa này, lần này anh hành động một mình à?”
Ushikawa gật đầu.
“Vậy thì lạ thật. Những chuyện giám sát và theo dõi kiểu thế này theo lẽ thường đều do một nhóm cùng làm. Tinh vi hơn một chút thì còn có cả người tiếp tế, ít nhất cũng phải có ba người. Huống hồ xưa nay các anh đều hành động theo nhóm. Hành động một mình quá là không tự nhiên. Vì vậy, câu trả lời của anh khiến tôi không được hài lòng cho lắm.”
“Tôi không phải là người của giáo đoàn,” Ushikawa nói. Hơi thở dần ổn định trở lại, rốt cuộc y cũng có thể nói năng tử tế. “Tôi chỉ là một cá nhân được họ thuê thôi. Khi nào họ cảm thấy lợi dụng người bên ngoài tiện hơn thì họ gọi tôi đến.”
“Với thân phận Quản lý chuyên trách Hội Chấn hưng Văn học Nghệ thuật Tân Nhật Bản?”
“Đó chỉ là một công ty ma, hữu danh vô thực. Tôi lập ra chủ yếu để xử lý vấn đề thuế má cho giáo đoàn. Tôi là một nhân viên hợp đồng không có liên quan gì đến giáo đoàn. Tôi chỉ làm việc cho họ thôi.”
“Kiểu như lính đánh thuê?”
“Không, không giống như lính đánh thuê. Tôi làm một số công việc thu thập thông tin theo yêu cầu của họ. Nếu cần thiết phải động tay động chân, giáo đoàn có người khác đảm trách rồi.”
“Giáo đoàn chỉ thị cho anh ở đây giám sát Kawana Tengo, thăm dò quan hệ giữa anh và Aomame phải không, anh Ushikawa?”
“Đúng vậy.”
“Không đúng,” người đàn ông nói, “câu trả lời này anh không nói thật rồi. Nếu giáo đoàn đã biết được chuyện này, tức là đã biết mối quan hệ giữa Aomame và Kawana Tengo, thì không thể nào để anh giám sát một mình được. Chắc chắn họ sẽ dùng người của mình, lập thành một nhóm. Như vậy sẽ giảm thiểu sai lầm, ngoài ra còn có thể sử dụng vũ lực khi cần thiết.”
“Nhưng đúng là vậy mà. Tôi chỉ hành động theo lệnh mà thôi, còn tại sao họ để tôi làm một mình, tôi cũng không hiểu nữa.” Giọng nói của Ushikawa lại bắt đầu không ổn định, lắp ba lắp bắp.
Giả dụ hắn biết được Sakigake vẫn chưa biết gì về mối quan hệ giữa Aomame và Kawana Tengo, không khéo mình sẽ bị thủ tiêu ở đây mất, Ushikawa nghĩ. Chỉ cần mình biến mất, sẽ chẳng còn ai biết chuyện này nữa.
“Tôi không thích những câu trả lời dối trá,” người đàn ông lạnh lùng nói. “Anh Ushikawa này, chắc anh cũng tự biết rồi. Cho quả thận của anh thêm cú nữa với tôi chẳng hề gì. Nhưng nếu phải dồn sức để đánh thì tay tôi cũng đau, với lại làm thận anh bị thương nặng không phải là mục đích của tôi. Tôi với anh không có thù hận gì cả. Tôi chỉ có một mục đích thôi, là nghe anh nói thật. Vì vậy lần này ta đổi phương pháp mới nhé. Để tôi mời anh tham quan đáy biển một chuyến.”
Đáy biển? Ushikawa nghĩ. Thằng cha này muốn nói gì vậy?
Người đàn ông hình như lấy trong túi áo ra một món đồ. Tiếng nylon sột soạt lọt vào tai Ushikawa. Sau đó, đầu Ushikawa bị thứ gì đó chụp lên. Một cái túi nylon. Có vẻ là loại túi dày để đựng đồ đông lạnh. Sau đó, một sợi dây cao su to tướng quấn quanh cổ y. Ushikawa đã hiểu, đối phương muốn y chết ngạt. Y vừa toan hít thở vào thì trong miệng đã đầy nylon, lỗ mũi cũng bị bít lại. Hai lá phổi ra sức tìm kiếm không khí mới, nhưng chẳng thấy thứ đó đâu. Nylon dính chặt lên mặt y, trở thành một chiếc mặt nạ chết chóc. Chỉ thoáng sau, cơ bắp toàn thân Ushikawa bắt đầu co giật dữ dội. Y cố giật cái túi ra, nhưng cánh tay không thể động cựa vẫn đang bị trói quặt ra sau lưng. Não tương trong đầu y phình to lên như quả bóng, cơ hồ bùng nổ đến nơi. Ushikawa muốn hét lên. Y phải có thêm dưỡng khí. Y không phát ra được tiếng nào. Lưỡi y đầy cả khoang miệng, trong khi ý thức trượt ra khỏi bộ não y.
Cuối cùng, sợi dây cao su trên cổ cũng được tháo ta, túi nylon được nhấc khỏi đầu. Ushikawa ra sức hớp không khí mới đưa vào buồng phổi. Trong vòng mấy phút y vươn người ra trước, há miệng hít vào thở ra hồng hộc, như một con vật đang cố đớp con mồi ngoài tầm với vậy.
“Đáy biển thế nào?” người đàn ông đợi nhịp thở của Ushikawa bình thường trở lại mới hỏi. Giọng nói vẫn không bộc lộ chút xúc cảm nào. “Anh đã xuống rất sâu rồi. Chắc là đã thấy khá nhiều thứ chưa từng thấy. Một trải nghiệm quý báu lắm đó.”
Ushikawa không nói một lời. Y không cất tiếng được.
“Anh Ushikawa, tôi đã nói với anh mấy lần rồi, tôi cần anh trả lời thật. Vì vậy, tôi hỏi anh lần cuối cùng. Có phải giáo đoàn chỉ thị cho anh ở đây giám sát động tĩnh của Kawana Tengo, tìm hiểu quan hệ giữa anh ta và Aomame hay không? Chuyện này rất quan trọng. Liên quan đến mạng người đấy. Anh nghĩ cho kỹ đi, thành thực trả lời tôi. Anh mà nói dối thì không qua mắt được tôi đâu.”
“Giáo đoàn không biết chuyện này,” khó khăn lắm Ushikawa mới thốt được một câu.
“Đúng rồi, đây mới là nói thật chứ. Giáo đoàn vẫn chưa biết về quan hệ giữa Kawana Tengo và Aomame. Anh vẫn chưa báo cáo chuyện này với bọn họ. Phải không?”
Ushikawa gật đầu.
“Nếu anh nói thật ngay từ đầu thì đã không phải đi thăm thú đáy biển gì đó rồi. Khó chịu lắm đúng không?”
Ushikawa gật đầu.
“Chuyện này tôi biết chứ. Hồi trước tôi cũng bị thế rồi.” Người đàn ông như thể đang chuyện phiếm với Ushikawa. “Khổ sở thế nào, ai chưa từng trải qua thì không biết được đâu. Nỗi đau là thứ không thể nói chung chung một cách đơn giản được. Mỗi loại đau đớn đều có cá tính riêng. Cần sửa lại câu nói nổi tiếng của Tolstoy một chút: mọi niềm vui đều giống nhau, nhưng nỗi đau thì không đau nào giống đau nào. Anh nghĩ thế không?”
Ushikawa gật đầu. Y vẫn đang thở dốc.
Người đàn ông lại tiếp tục: “Vì vậy chúng ta đừng giấu giếm nhau làm gì nữa, sao không giãi bày tâm sự, trải lòng ra với nhau? Anh thấy thế có được không, anh Ushikawa?”
Ushikawa gật đầu.
“Nếu anh vẫn không chịu nói thật thì đành phải mời anh đi thăm thú đáy biển thêm chuyến nữa. Lần này tôi để anh đi chậm hơn một chút, thời gian dài hơn một chút, đến gần giới hạn thêm một chút. Ngộ nhỡ lỡ tay, có khi không trở về được nữa. Chắc anh cũng không muốn thế đâu nhỉ? Anh thấy thế nào, hả anh Ushikawa?”
Ushikawa lắc đầu.
“Xem ra chúng ta có nhiều điểm chung ra phết,” người đàn ông nói, “vừa nhìn đã biết nhau đều là một loại sói cô độc, hay là chó hoang bị lạc đàn nhỉ? Nói chung đều là loại không được xã hội chấp nhận, bản tính không hợp với các loại tổ chức, mà cũng không bao giờ được tổ chức tiếp nạp. Việc gì cũng chỉ tự mình làm. Đơn độc quyết định, đơn độc hành động, đơn độc chịu trách nhiệm. Tuy nhận lệnh từ cấp trên, nhưng không có đồng bọn, cũng chẳng có thuộc hạ. Thứ duy nhất chúng ta có thể dựa vào chỉ có cái đầu và cánh tay trời cho mà thôi. Phải không?”
Ushikawa gật đầu.
Người đàn ông nói: “Đây là điểm mạnh của tôi với anh, nhưng có lúc cũng lại là điểm yếu. Chẳng hạn như lần này, anh hơi nôn nóng và tham công quá. Không báo cáo lại với giáo đoàn mà định tự mình giải quyết vấn đề, muốn làm vụ này cho thật đẹp, một mình giành hết công lao. Kết quả là lơ là đề phòng. Tôi nói đúng không nhỉ?”
Ushikawa lại gật đầu.
“Tại sao anh phải dốc sức như vậy, có lý do gì chăng?”
“Tôi đã mắc sai lầm, dẫn đến cái chết của Lãnh Tụ.”
“Sai lầm như thế nào?”
“Tôi là người điều tra thân thế Aomame. Trước khi cô ta đến gặp Lãnh Tụ, tôi đã thẩm tra nghiêm ngặt, nhưng không phát hiện ra điểm nào bất ổn.”
“Nhưng cô ta lại âm mưu giết Lãnh Tụ, không chỉ vậy mà còn thực sự lấy mạng ông ta. Anh không hoàn thành nhiệm vụ được giao, và anh biết rồi sẽ có ngày phải gánh chịu trách nhiệm. Xét cho cùng anh chẳng qua chỉ là người ngoài, họ dùng xong là bỏ, huống hồ giờ anh lại còn biết quá nhiều nội tình của bọn họ. Muốn sống, anh chỉ còn cách nộp đầu Aomame cho họ thôi. Tôi nói đúng không?”
Ushikawa gật đầu.
“Xin lỗi nhé.”
Xin lỗi? Cái đầu hình dạng kỳ quái của Ushikawa ngẫm nghĩ về câu nói này. Rồi sao đó sực hiểu ra.
“Kế hoạch sát hại Lãnh Tụ ấy là do anh vạch ra?” Ushikawa hỏi.
Người đàn ông không trả lời. Nhưng Ushikawa hiểu, câu trả lời bằng im lặng tuyệt đối không phải là sự phủ định.
“Anh định làm gì tôi?” Ushikawa lại hỏi.
“Làm gì bây giờ nhỉ? Nói thật, tôi vẫn còn chưa nghĩ xong. Tiếp sau đây sẽ từ từ nghĩ tiếp. Tất cả còn phải xem thái độ của anh thế nào,” Tamaru nói. “Tôi còn có vài chuyện muốn hỏi anh.”
Ushikawa gật đầu.
“Cho tôi biết số điện thoại của người liên lạc với anh ở Sakigake. Chắc chắn là anh có một liên lạc trực tiếp.”
Ushikawa thoáng trù trừ, nhưng rồi vẫn đọc số điện thoại ấy. Đã đến nước này rồi, đây chẳng phải chuyện đáng để ý phải liều mạng che giấu nữa.
“Tên.”
“Tôi không biết,” Ushikawa nói dối. Nhưng người kia không để tâm lắm.
“Bọn chúng giỏi không?”
“Tương đối.”
“Nhưng chưa thể coi là chuyên gia.”
“Rất có năng lực. Tuyệt đối không do dự khi chấp hành mệnh lệnh. Nhưng không phải là chuyên gia.”
“Về cô Aomame, anh đã điều tra đến đâu rồi?” Tamaru hỏi. “Tìm được chỗ cô ta đang ẩn trốn chưa?”
Ushikawa lắc đầu. “Vẫn chưa tìm được, vì vậy mới ở đây tiếp tục giám sát Kawana Tengo. Nếu biết Aomame ở đâu, tôi đã sớm chuyển hướng sang phía cô ta rồi.”
“Có lý,” Tamaru nói, “nhưng, làm sao anh phát hiện ra cô Aomame và Kawana Tengo có liên quan?”
“Đến tận nơi hỏi dò.”
“Đến tận nơi hỏi dò như thế nào?”
“Tôi lần lượt điều tra hồ sơ lý lịch của Aomame, tra đến tận hồi cô ta còn nhỏ. Cô ta từng học tiểu học ở một trường công lập tại Ichikawa. Kawana Tegon cũng xuất thân từ thành phố Ichikawa. Tôi nghĩ, không khéo hai người này đã quen biết từ lúc ấy, bèn chạy đến trường tiểu học đó điều tra, quả nhiên, họ đã học cùng lớp trong hai năm.”
Tamaru phát ra từ sâu trong cổ họng một tiếng gầm gừ trầm đục như tiếng mèo. “Thì ra là thế. Anh điều tra bền bỉ thật đấy, anh Ushikawa. Hẳn là phải tốn nhiều thời gian và phải tinh lắm. Tôi rất khâm phục.”
Ushikawa im lặng. Giờ không phải lúc hỏi chuyện đối phương.
“Tôi hỏi anh lại một lần nữa,” Tamaru nói, “hiện nay chỉ có mình anh biết về mối quan hệ giữa Aomame và Kawana Tengo thôi, đúng không?”
“Còn anh nữa.”
“Tôi không tính. Ý tôi là ở phía anh ấy.”
Ushikawa gật đầu. “Ở phía tôi, chỉ có mình tôi biết chuyện này thôi.”
“Không nói dối chứ?”
“Không.”
“Vậy thì tốt, anh có biết chuyện Aomame mang thai không?”
“Mang thai?” Ushikawa nói. Có thể nhận thấy sự ngạc nhiên rõ rệt trong giọng y. “Con của ai?”
Tamaru không trả lời. “Anh thật sự không biết chuyện này?”
“Tôi không biết. Thật đấy.”
Tamaru thoáng im lặng, quan sát phản ứng của Ushikawa xem là thật hay giả, sau đó nói:
“Được rồi. Xem ra anh không biết thật. Tôi tin anh. Có điều, anh từng có một khoảng thời gian lượn lờ xung quanh biệt thự Cây Liễu ở Azabu. Tôi nói không sai chứ?”
Ushikawa gật đầu.
“Tại sao?”
Bà chủ của biệt thự ấy là hội viên của một câu lạc bộ thể thao cao cấp gần đó, huấn luyện viên riêng của bà ta chính là Aomame. Quan hệ cá nhân giữa hai người hình như rất thân mật. Người phụ nữ ấy mở một trung tâm bảo trợ chuyên thu nhận và bảo vệ các phụ nữ bị bạo hành gia đình ở ngay cạnh nhà mình, cảnh giới hết sức thâm nghiêm. Theo quan điểm của tôi thì hình như hơi quá mức cần thiết, vì vậy tôi mới suy luận xa hơn, rất có thể Aomame đang trốn trong trung tâm đó.”
“Vậy thì sao?”
“Nhưng nghĩ kỹ lại, tôi cảm thấy không đúng lắm. Người phụ nữ ấy có đủ tiền bạc và sức ảnh hưởng. Người như bà ta mà muốn che giấu Aomame thì chắc chắn sẽ không để cô ta ở cạnh mình mà giấu ở nơi nào đó thật xa. Vì vậy, tôi không tiếp tục điều tra sâu ở khu Azabu nữa, mà chuyển hướng sang điều tra Kawana Tengo này.”
Tamaru lại phát ra tiếng gầm gừ khe khẽ. “Anh rất thông minh, tư duy logic cũng rất tốt, lại chịu khó và kiên nhẫn nữa. Chỉ làm một chân chạy thì thật đáng tiếc. Trước giờ anh vẫn làm công việc này sao?”
“Hồi trước tôi từng làm luật sư,” Ushikawa nói.
“Chẳng trách. Chắc hồi đó anh cũng là kẻ nhiều mánh lới. Nhưng hơi vênh váo, đi quá giới hạn, giữa đường vấp chân ngã lộn nhào một cú. Giờ thì tuột dốc không phanh, phải làm chân chạy cho một tôn giáo mới để kiếm một hai đồng tiền. Đại khái là vậy đúng không?”
Ushikawa gật đầu. “Đúng thế.”
“Đúng là hết cách mà,” Tamaru nói. “Loài sói cô độc như chúng ta chỉ biết dựa vào hai bàn tay mình, muốn lăn lộn trong xã hội không phải dễ dàng. Nhìn bề ngoài tưởng chuyện gì cũng như ý, nhưng bất cẩn một chút thôi là ngã lộn cổ ngay. Đời là thế đấy.” Anh ta nắm chặt tay lại, đốt ngón tay kêu răng rắc. Một thứ âm thanh sắc nhọn, chẳng lành. “Vậy thì, anh đã báo cáo chuyện về biệt thự Cây Liễu với giáo đoàn chưa?”
“Tôi chưa nói với ai cả,” Ushikawa thành thực trả lời. “Nghi ngờ của tôi đối với biệt thự Cây Liễu, xét cho cùng cũng chỉ là suy đoán cá nhân. Vì ở đó đề phòng quá nghiêm ngặt, nên cũng chưa tìm được chứng cứ xác thực nào cả.”
“Tốt lắm,” Tamaru nói.
“Chỗ đó hẳn do anh phụ trách?”
Tamaru không trả lời. Anh ta là người đặt ra câu hỏi, không cần thiết phải trả lời câu hỏi của đối phương.
“Cho đến giờ anh chưa nói dối khi trả lời câu hỏi,” Tamaru nói. “Ít nhất là về đại thể. Chỉ cần xuống đáy biển thăm thú một lần là sẽ chẳng còn hơi sức mà nói dối nữa. Nếu cố gượng, sẽ lập tức biểu hiện ra giọng nói ngay. Nỗi sợ hãi gây ra điều đó.”
“Tôi không nói dối,” Ushikawa nói.
“Vậy thì tốt,” Tamaru tiếp tục, “chẳng ai muốn nếm nhiều đau khổ hơn cả. Tiện thể hỏi một câu, anh có biết Carl Jung không?”
Ushikawa không khỏi chau mày lại dưới tấm vải bịt mắt. Carl Jung? Thằng cha này muốn nói gì vậy? “Có phải ông nhà tâm lý học không?”
“Đúng vậy.”
“Coi như là biết,” Ushikawa dè dặt trả lời. “Ông ta sinh ra ở Thụy Sĩ hồi cuối thế kỷ thứ mười chín. Từng là học trò của Freud, nhưng về sau thì mỗi người một ngả. Ông ấy đưa ra thuật ngữ ‘vô thức tập thể’. Tôi chỉ biết từng đó thôi.”
“Tốt lắm.”
Ushikawa đợi anh ta nói tiếp.
Tamaru nói: “Carl Jung có một căn nhà trang nhã trong khu dân cư cao cấp bên bờ Zurich, Thụy Sĩ, sống sung túc bên gia đình. Nhưng ông ấy cần một nơi có thể ở một mình, để trầm tư về những vấn đề sâu sắc. Ông đã tìm được một mảnh đất hướng ra mặt hồ ở khu vực tên là Bollingen và xây ở đó một căn nhà nhỏ. Không thể gọi là biệt thự, chưa đến mức ấy. Tự tay Jung chất từng khối đá, xây một căn nhà mái cao hình trong. Đã được mua ở khu khai thác đá ngay gần đó. Ở Thụy Sĩ thời bấy giờ, muốn xây cái gì bằng đá cũng phải có giấy phép hành nghề thợ đá. Vì chuyện này, Jung phải đi thi lấy giấy phép, ông còn gia nhập cả công hội nghề nghiệp nữa. Xây dựng căn nhà này, và tự tay mình làm, đối với ông có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bà mẹ qua đời cũng trở thành một nguyên nhân quan trọng khiến ông bắt tay vào xây dựng căn nhà.”
Tamaru ngưng một thoáng.
“Kiến trúc ấy được gọi là “Tháp”. Ông tự thiết kế nó dựa theo những căn nhà nhỏ của dân bộ lạc mà ông gặp hồi đi du lịch châu Phi. Không gian không một cách ngăn ấy có thể dung nạp mọi thứ của cuộc sống. Một nơi ở hết sức giản dị. Ông cho rằng như vậy là đủ để sống rồi. Không có điện, khí ga và nước máy. Nước được dẫn từ trên núi ở gần đó xuống. Nhưng sau này ông mới hiểu, đây chẳng qua chỉ là một nguyên mẫu mà thôi. Không lâu sau, để phù hợp với nhu cầu, ông dựng những vách trong, chia “Tháp” ra thành nhiều ngăn, xây tầng hai, sau đó lại xây thêm mấy gian nữa. Trên tường, ông tự mình vẽ tranh. Những bức tranh ám chỉ sự phân tách và triển khai của ý thức cá nhân. Toàn bộ toàn kiến trúc có thể nói có công dụng như một mạn-đà-la[1] lập thể. Kiến trúc này ông mất mười hai năm mới hoàn thành. Đối với giới nghiên cứu Jung, nó là một kiến trúc gây rất nhiều hứng thú. Anh đã từng nghe chuyện này chưa?”
[1] Mạn-đà-la (gốc tiếng Phạn madala): một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn một bậc giác ngộ. Trong tiếng Phạn, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi Mạn-đà-la là một đồ hình vũ trụ thu nhỏ. “Mandala” dịch nghĩa theo chữ Hán là “luân viên cự túc” (輪圓具足), nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn, Mạn-đà-la là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện,… Các tín đồ Ấn giáo, Phật giáo sử dụng Mạn-đà-la như một pháp khí tạo linh ảnh, còn đối với các tín đồ Đại thừa, Kim cương thừa thì Mạn-đà-la là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị. (Theo wikipedia tiếng Việt)
Ushikawa lắc đầu.
“Tòa kiến trúc ấy đến nay vẫn còn đứng sừng sững bên bờ hồ Zurich, do cháu của Jung quản lý. Tiếc là nó không mở cửa cho công chúng bình thường, vì vậy không thể vào xem các phòng ốc bên trong. Nghe nói ở lối vào của ngôi “Tháp” ban đầu đến giờ vẫn còn gắn khối đá do Jung tự tay khắc chữ lên. ‘Lạnh hay không, Thượng đế đều ở đây’. Đây là những chữ Carl Jung đích thân khắc lên đá.”
Tamaru lại ngừng một chốc.
“Lạnh hay không, thượng đế đều ở đây.” Anh ta lặp lại bằng chất giọng bình thản, “anh hiểu câu này nghĩa là gì không?”
Ushikawa lắc đầu. “Không, tôi không hiểu.”
“Đúng vậy. Nghĩa là gì, tôi cũng không hiểu. Trong câu này có một ám gợi sâu sắc gì đó. Quá khó giải thích. Nhưng mà, ở lối vào của căn nhà do chính mình thiết kế, tự tay khiêng từng khối đá xây nên ấy, Carl Jung lại cũng tự tay vung đục khắc lên đá một câu như thế. Không hiểu tại sao tôi luôn bị câu này thu hút. Ý nghĩa thì không hiểu, nhưng cho dù không hiểu, câu này vẫn làm lòng tôi chấn động sâu sắc. Tôi không biết rõ lắm về Thượng đế. Tôi lớn lên trong trại trẻ mồ côi của Thiên Chúa giáo, đã nếm lắm mùi đau khổ, vì vậy ấn tượng của tôi về Thượng đế không được tốt cho lắm. Ở đấy lại rất lạnh, ngay cả giữa mùa hè cũng lạnh. Không phải tương đối lạnh thì cực lạnh, chỉ thế này hoặc thế kia thôi. Kể cả có Thượng đế thật thì cũng khó mà nói là ông ta đã nhân từ với tôi. Mặc dù vậy, câu nói này của Jung lại lặng lẽ thấm vào từng nếp gấp trong linh hồn tôi. Tôi bình thường nhắm mắt, thầm lặp đi lập lại nó, vậy là, thật lạ, tôi liền bình tĩnh lại. ‘Lạnh hay không, Thượng đế đều ở đây’. Xin lỗi, phiền anh nhắc lại câu này được không?”
“Lạnh hay không, Thượng đế đều ở đây,” Ushikawa không hiểu gì, lí nhí nhắc lại.
“Nghe không rõ lắm.”
“Lạnh hay không, Thượng đế đều ở đây,” Lần này Ushikawa cố nói cho tròn vành rõ chữ.
Tamaru nhắm mắt lại, nghiền ngẫm dư vị của câu nói này trong giây lát. Sau đó, tựa như cuối cùng cũng hạ được quyết tâm, anh ta hít sâu một hơi, rồi nhanh chóng thở ra. Anh ta mở bừng hai mắt, nhìn đôi bàn tay mình. Để đề phòng lưu lại dấu vân tay, anh ta đeo loại găng tay mỏng dùng một lần trong phẫu thuật.
“Xin lỗi,” Tamaru thấp giọng nói nhỏ. Có thể nhận thấy vẻ nghiêm túc trong giọng anh ta. Anh ta cầm cái túi nylon chụp kín mít lên đầu Ushikawa, sau đó dùng dây cao su bản to quấn chặt quanh cổ y. Động tác nhanh nhẹn và quyết đoán lạ thường. Ushikawa toan mở miệng phản đối nhưng lời không thốt nổi, càng không thể lọt vào tai bất cứ ai. Tại sao? Ushikawa thầm nghĩ bên trong cái túi. Mình đã thành thực nói hết những gì mình biết rồi, tại sao giờ lại muốn giết mình?
Cái đầu dường như sắp vỡ tung ra của y nghĩ đến ngôi nhà nhỏ ở Chuorinkan và hai đứa con gái còn bé dại. Nghĩ đến con chó y nuôi hồi còn ở đó. Y chưa bao giờ thích con chó nhỏ thân dài ấy, mà con chó cũng chưa bao giờ ưa thích y. Đó là một con chó ngốc, chỉ thích sủa nhặng xị, hay cắn xé thảm trải sàn, đi tè lung tung trong hành lang mới tinh. Hoàn toàn khác hẳn với con chó tạp chủng y nuôi hồi nhỏ. Mặc dù vậy, vào khoảng khắc cuối cùng của cuộc đời, trong đầu Ushikawa không ngờ lại hiện lên hình ảnh con chó nhỏ ngu ngốc ấy chạy qua chạy lại trên bãi cỏ trong vườn nhà.
Tấm thân tròn lẫn bị trói gô lại của Ushikawa tựa như con cá khổng lồ bị ném trên đất liền, giãy đành đạch trên tấm chiếu tatami, Tamaru nhìn cảnh tượng ấy. Một khi đã bị trói giật cánh khuỷu thế này, nạn nhân có vùng vẫy cách mấy cũng không phải lo âm thanh vọng sang đến nhà bên cạnh. Anh ta hiểu rất rõ chết theo cách này đau đớn đến thế nào. Nhưng đó là phương thức giết người sạch sẽ và gọn gàng nhất. Không có tiếng kêu gào, lại không có máu chảy. Ánh mắt anh ta theo dõi kim giây của chiếc đồng hồ thợ lặn hiệu Tag Heuer. Ba phút trôi qua, tứ chi Ushikawa đã ngừng giãy giụa, tựa như cộng hưởng với thứ gì đó, chỉ co giật nhè nhẹ, cuối cùng xoãi ra, bất động. Sau đó, Tamaru nhìn chằm chằm vào kim giây, chờ thêm ba phút nữa. Rồi anh ta dùng ngón tay kiểm tra mạch của sự sống. Có mùi nước tiểu thoang thoảng, Ushikawa lại không kiềm chế được mà vãi ra lần nữa. Bàng quang lúc này đã hoàn toàn mở bung ra. Không thể trách Ushikawa được, xét những gì y phải chịu đựng.
Anh ta cởi sợi dây cao su ra khỏi cổ Ushikawa, tháo túi nylon. Cái túi bị hít chặt vào khoang miệng. Ushikawa trợn trừng hai mắt, miệng há ra méo xệch rồi cứ vậy chết đi. Hàm răng khấp khểnh bẩn tưởi hoàn toàn lộ rõ. Tamaru còn trông thấy cả đầu lưỡi mọc đầy bựa màu xanh lục. Đó là bộ mặt mà Munch[2] hẳn là sẽ đưa vào tác phẩm của mình. Cái đầu hình dáng vốn đã kỳ dị giờ lại càng quái gở thêm. Chắc là y phải đau đớn lắm.
[2] Edvard Munch (1863-1944), họa sẽ và nhà điêu khắc người Na Uy. Tác giả của bức họa nổi tiếng Tiếng thét (1893).
“Xin lỗi,” Tamaru nói. “Thực ra tôi không muốn làm vậy đâu.”
Tamaru dùng mười đầu ngón tay mát xa cho cơ mặt Ushikawa lỏng ra, điều chỉnh lại khớp hàm, khiến gương mặt ấy trông dễ nhìn hơn một chút. Đoạn anh ta vào bếp lấy khăn bông lau sạch các chất bẩn bên khóe miệng Ushikawa. Phải mất một lúc, nhưng rốt cuộc trông Ushikawa cũng tử tế hơn phần nào, ít nhất là không đến nỗi làm người ta phải buộc lòng quay đi hướng khác. Chỉ có mí mắt của Ushikawa là anh ta không làm sao khép lại được.
“Giống như Shakespeare từng viết,” Tamaru nhìn cái đầu kỳ dị và nặng nề ấy, nói bằng giọng bình thản. “Hôm nay chết rồi, ngày mai sẽ không phải chết nữa. Vì vậy, hãy nhìn vào mặt tốt đẹp của đối phương.”
Là trong Henry đệ tứ hay Richard đệ tam nhỉ? Anh ta không nhớ xuất xứ của câu thoại này nữa. Nhưng với Tamaru đây không phải vấn đề quan trọng; giá là Ushikawa thì chắc y cũng chẳng muốn tìm cho ra nguồn trích dẫn chính xác. Anh ta cởi dây trói tay chân Ushikawa. Để không lưu lại dấu vết trên da, anh ta đã dùng loại dây vải bông mềm và cách trói đặc biệt. Anh ta lần lượt thu dọn dây trói, cái túi nylon chụp đầu và sợi dây cao su thít cổ, cho vào túi nhựa chuẩn bị sẵn. Kế đó, anh ta nhanh chóng kiểm tra đồ đạc của Ushikawa, thu hồi toàn bộ các ảnh y chụp được, cả máy ảnh và giá ba chân cũng cho vào túi. Ngộ nhỡ có người biết được y đang giám sát tòa nhà này thì khó tránh khỏi gây thêm phiền phức. Bọn họ sẽ suy đoán xem y đang giám sát ai. Cái tên Kawana Tengo rất có thể sẽ vì vậy mà trồi lên mặt nước. Tamaru cũng lấy cả quyển sổ ghi chép chi chít chữ. Ngoài ra, anh ta không để lại thứ gì quan trọng, chỉ còn lại túi ngủ, thức ăn, quần áo, ví da, chìa khóa, cùng với cái xác ghê rợn kia của Ushikawa. Cuối cùng, anh ta rút một tấm danh thiếp “Quản lý chuyên trách Hội Chấn hưng Văn học Nghệ thuật Tân Nhật Bản” trong ví Ushikawa ra, bỏ vào túi áo khoác của mình.
“Xin lỗi nhé,” trước khi đi, Tamaru lại nói với Ushikawa.
Tamaru vào buồng điện thoại công cộng gần nhà ga, cắm thẻ gọi điện, quay số điện thoại Ushikawa vừa cho mình. Đó là số điện thoại nội đô Tokyo. Có vẻ là khu Shibuya. Sau sáu tiếng chuông, đối phương bắt máy.
Tamaru cắt bỏ phần dạo đầu, đọc cho bên kia nghe địa chỉ khu chung cư ở Koenji và số phòng.
“Viết lại chưa?” anh ta hỏi.
“Có thể nhắc lại lần nữa được không?”
Tamaru lập lại một lần. Bên kia ghi lại, rồi đọc lại lần nữa xác nhận.
“Ở đó có một ông Ushikawa,” Tamaru nói. “Biết ông Ushikawa chứ?”
“Ushikawa?” bên kia nói.
Tamaru tảng lờ câu của bên kia, tiếp tục nói: “Ông Ushikawa đang ở đó, tiếc là ông ta không còn thở nữa rồi. Có vẻ không giống chết vì nguyên nhân tự nhiên. Trong ví có mấy tấm danh thiếp ‘Quản lý chuyên trách Hội Chấn hưng Văn học Nghệ thuật Tân Nhật Bản’. Nếu cảnh sát phát hiện ra thứ đó thì e sớm muộn gì cũng sẽ điều tra ra và liên hệ với các vị. Xét tình thế hiện nay, để xảy ra chuyện đó hẳn là sẽ phiền phức lắm. Nên xử lý sớm thì hơn. Nghiệp vụ này là sở trường của các vị còn gì, nhỉ?”
“Anh là ai?” bên kia hỏi.
“Một người báo tin nhiệt tình,” Tamaru nói. “Tôi đây cũng thích cảnh sát lắm. Như các vị thôi.”
“Chết không phải vì nguyên nhân tự nhiên?”
“Ít nhất cũng không phải là chết già, cũng không phải yên ổn mà sang thế giới bên kia.”
Bên kia trầm mặc giây lát. “Vậy, ông Ushikawa ấy làm gì ở chỗ đó?”
“Chuyện ấy thì tôi chịu. Cụ thể thế nào thì phải đi hỏi ông Ushiwaka, nhưng tôi vừa nói với anh rồi, giờ ông ấy đang trong tình trạng không thể trả lời được.”
Bên kia im lặng một thoáng. “Chắc anh và người phụ nữ trẻ ở khách sạn Oruka có liên quan đến nhau đúng không?”
“Đây là loại câu hỏi mà anh không thể mong đợi câu trả lời.”
“Tôi đã gặp cô ta. Anh cứ nói vậy là cô ta sẽ hiểu. Có lời này muốn nhờ anh chuyển giúp.”
“Tôi đang nghe đây.”
“Chúng tôi không có ý định gây thương tổn cho cô ta,” bên kia nói.
“Nhưng theo như tôi hiểu, các anh đang dốc hết sức lực tìm kiếm cô ấy.”
“Hoàn toàn chính xác, chúng tôi vẫn luôn tìm kiếm cô ta.”
“Nhưng anh nói không định gây thương tổn cho cô ấy,” Tamaru nói. “Tại sao lại thế?”
Trước khi bên kia trả lời, có một khoảng lặng ngắn.
“Nói đơn giản thì, tại một thời gian nào đó, tình thế đã thay đổi. Tất nhiên, sự ra đi của Lãnh Tụ đã khiến những người xung quanh vô cùng tiếc thương, nhưng dù thế chuyện này đã kết thúc rồi, đã thành quá khứ rồi. Lãnh Tụ mang bệnh trên người, nên theo nghĩa nào đó thực ra là ông ấy tự tìm đến sự giải thoát. Vì vậy, đối với chuyện này, chúng tôi không có ý định tiếp tục truy cứu trách nhiệm của cô Aomame. Hiện giờ, chúng tôi hy vọng có thể gặp mặt cô ấy để nói chuyện.”
“Nói chuyện gì?”
“Nói về lợi ích của hai bên.”
“Nhưng đây xét cho cùng chỉ là suy nghĩ của các vị, các vị cảm thấy cần thiết phải nói chuyện, nhưng có khi cô ấy lại không mong muốn điều này.”
“Chắc chắn là còn chỗ để đàm phán được. Chúng tôi có thể cho các vị một số thứ. Tự do và an toàn chẳng hạn. Cả kiến thức và thông tin nữa. Có thể tìm nơi nào trung lập để nói chuyện không? Ở đâu cũng được, địa điểm tùy các vị chỉ định, chúng tôi nhất định sẽ đến. Đảm bảo an toàn cho các vị một trăm phần trăm. Không chỉ cô Aomame mà tất cả mọi người liên quan đến vụ việc này đều được đảm bảo an toàn. Không ai phải trốn tránh đi đâu nữa. Đề nghị này chẳng có gì là xấu cho cả đôi bên.”
“Là anh nói thế,” Tamaru đáp, “nhưng không có gì để chứng minh đề nghị này của anh đáng tin cậy cả.”
“Tóm lại, có thể nhờ anh chuyển lời đến cô Aomame không?” bên kia kiên nhẫn nói. “Việc vô cùng khẩn cấp, chúng tôi còn có thể tiếp tục nhượng bộ thêm nữa. Nếu anh cần căn cứ cụ thể để chứng minh thành ý, chúng tôi có thể cho anh. Chỉ cần gọi đến số này, bất cứ lúc nào cũng có thể liên hệ được với chúng tôi.”
“Anh có thể nói rõ hơn một chút nữa không? Tại sao các vị cần cô ấy đến vậy? Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì khiến tình thế biến chuyển lớn như vậy?”
Bên kia thở ra nhè nhẹ, nói: “Chúng tôi cần phải tiếp tục nghe giọng. Thứ đó với chúng tôi giống như một nguồn nước dồi dào vậy, chúng tôi không thể để mất nó. Trước mắt, tôi chỉ có thể nói với anh như vậy.”
“Để duy trì cái giếng nước đó, các vị cần có Aomame.”
“Chuyện này không thể nói rõ trong một hai câu được. Tôi chỉ có thể nói, cô Aomame có liên quan đến chuyện này.”
“Fukada Eriko sao rồi? Các vị không cần cô ấy nữa à?”
“Giai đoạn hiện nay chúng tôi không cần Fukada Eriko nữa. Dù cô ấy ở đâu, đang làm gì cũng đều không liên quan. Sứ mệnh của cô ấy đã kết thúc.”
“Sứ mệnh gì?”
“Đây là thông tin nhạy cảm.” Bên kia ngừng lại một thoáng, “rất xin lỗi, giờ tôi không thể nói cụ thể hơn được nữa.”
“Sao anh không thử nghĩ về hoàn cảnh của mình trước đi.” Tamaru nói. “Hiện tại, quyền phát bóng đang ở phía chúng tôi. Tôi có thể tự do liên lạc với các vị, nhưng các vị thì không thể làm ngược lại. Anh thậm chí còn chưa biết tôi là ai. Chẳng phải thế sao?”
“Hoàn toàn chính xác. Quyền chủ động hiện giờ đang ở phía các vị, chúng tôi thậm chí còn không biết anh là ai. Mặc dù vậy, chuyện này không thể nói qua điện thoại được. Tôi đã nói quá nhiều, nhiều hơn những gì tôi được phép.”
Tamaru trầm ngâm giây lát. “Được rồi. Chúng tôi sẽ suy nghĩ về đề nghị của anh. Chúng tôi cần phải thương lượng. Sau đó, có thể tôi sẽ liên lạc với các vị.”
“Tôi sẽ đợi,” bên kia nói. “Cho phép tôi nhắc lại một lần nữa: Đề nghị này chẳng có gì là xấu cho cả đôi bên.”
“Giả sử chúng tôi không đếm xỉa hoặc từ chối đề nghị của anh thì sao?”
“Nếu vậy chúng tôi chỉ còn nước làm theo cách của mình. Chúng tôi có đôi chút sức mạnh. Sự thể có lẽ sẽ hơi tàn khốc một chút, không chừng còn liên lụy đến người xung quanh nữa dù chúng tôi không muốn thế. Các vị có là ai thì cũng đừng hòng yên ổn thoát thân, Hẳn không phải là viễn cảnh vui vẻ gì với cả hai phía chúng ta đâu.”
“Có lẽ vậy. Nhưng xem chừng phải thêm chút thời gian nữa thì tình thế mới phát triển đến mức đó. Mà như anh nói thì sự việc đã khẩn cấp lắm rồi.”
Người ở đầu dây bên kia khẽ ho khan một tiếng. “Có lẽ cần thời gian, nhưng cũng có thể không cần mấy.”
“Có xảy ra rồi thì mới biết được.”
“Chính xác,” bên kia nói. “Ngoài ra, còn một điểm quan trọng tôi cần nói. Mượn cách nói của anh, đúng là các vị đang có quyền phát bóng, nhưng hình như các vị vẫn chưa hiểu rõ quy tắc cơ bản của cuộc chơi này thì phải.”
“Cái đó cũng phải xảy ra rồi thì mới biết được.”
“Đến lúc xảy ra rồi, ngộ nhỡ không như ý thì mất mặt lắm đó.”
“Cho cả hai phía,” Tamaru nói.
Một quãng im lặng mang nhiều ám chỉ.
“À, còn chuyện ông Ushikawa, các vị tính sao nhỉ?” Tamaru hỏi.
“Chúng tôi sẽ nhanh chóng nhận về. Ngay trong đêm nay.”
“Cửa không khóa đâu.”
“Tốt quá rồi,” bên kia nói.
“Tiện thể hỏi một câu, các vị có thương tiếc cho cái chết của ông Ushikawa không?”
“Dù ai qua đời, chúng tôi cũng đều thương tiếc sâu sắc.”
“Cũng nên thương tiếc anh ta một chút. Một tay tương đối khá.”
“Nhưng không phải mười phân vẹn toàn. Có phải ý anh là thế không?”
“Chẳng ở đâu có người giỏi đến mức không bao giờ chết cả.”
“Anh nghĩ vậy,” bên kia nói.
“Tất nhiên,” Tamaru đáp, “tôi nghĩ vậy, anh thì không à?”
“Tôi đợi anh liên lạc,” bên kia không trả lời câu hỏi này, lạnh lùng nói.
Tamaru lẳng lặng dập máy. Không cần tiếp tục nói chuyện nữa. Lúc nào muốn, anh ta đều có thể gọi lại cho bọn người kia. Anh ta ra khỏi buồng điện thoại, đi về phía bãi đậu xe. Một chiếc Toyota Corrola cũ, màu xanh sẫm ảm đạm, không bắt mắt. Anh ta lái xe khoảng mười lăm phút, rồi dừng lại trước một công viên vắng vẻ. Sau khi chắc chắn không có ai nhìn, anh ta liền vứt túi nylon và dây cao su vào thùng rác. Cả đôi găng tay phẫu thuật cũng vứt nốt.
“Dù ai qua đời, họ cũng đều thương tiếc sâu sắc,” Tamaru nổ máy xe, thắt dây an toàn, lẩm bẩm một mình. Vậy thì tốt quá rồi, anh ta nghĩ. Ai chết thì cũng đều xứng đáng được thương tiếc. Dù chỉ là trong một thời gian ngắn ngủi.
“Không chết đơn giản vậy được đâu,” giọng người đàn ông vang lên sau lưng y. Hồ như hắn đọc được ý nghĩ của Ushikawa, “anh chỉ vừa tạm thời mất đi ý thức. Tất nhiên, anh đã đến sát rìa ranh giới đó rồi.”
Y chưa từng nghe thấy giọng nói này. Một chất giọng trung lập, thiếu sắc thái tình cảm. Không cao cũng không thấp, không quá cứng cũng không quá mềm. Là kiểu giọng nói thông báo thời gian cất cánh hạ cánh của máy bay và tình hình thị trường cổ phiếu.
Hôm nay thứ mấy rồi? Ushikawa chợt nghĩ. Chắc là đêm ngày thứ Hai. Không, nói chính xác thì có lẽ đã sang ngày thứ Ba rồi.
“Anh Ushikawa,” người đàn ông kia nói, “gọi anh là anh Ushikawa có được không?”
Ushikawa im lặng chừng hai mươi giây. Sau đó, không hề cảnh báo, người đàn ông bất ngờ thúc một cú vào chỗ thận trái y. Không thành tiếng, nhưng là một đòn cực mạnh. Cơn đau khủng khiếp lan tỏa khắp toàn thân Ushikawa. Tất cả cơ quan nội tạng đều gấp rút co giật, mãi đến khi cơn đau dịu xuống y mới thở lại nổi. Cuối cùng, Ushikawa thở hắt ra một hơi khô khốc.
“Tôi đã rất lịch sự hỏi anh, hy vọng anh có thể trả lời. Nếu vẫn không thể nói chuyện cho tử tế, thì chỉ cần gật đầu hoặc lắc đầu cũng được. Đây là phép lịch sự tối thiểu,” người đàn ông nói, “Gọi anh là anh Ushikawa có được không?”
Ushikawa gật đầu lia lịa.
“Anh Ushikawa. Tên này rất dễ nhớ. Tôi đã kiểm tra ví trong túi quần anh. Trong đấy có bằng lái xe và danh thiếp. ‘Quản lý chuyên trách của Hội Chấn hưng Văn học Nghệ thuật Tân Nhật Bản’. Chức danh nghe oách quá, anh Ushikawa ạ. Nhưng ông Quản lý chuyên trách của Hội Chấn hưng Văn học Nghệ thuật Tân Nhật Bản không ngờ lại ôm máy ảnh bí mật rúc vào nơi như thế này, rốt cuộc là đang làm trò gì vậy?”
Ushikawa im lặng, nhất thời không nói được lời nào.
“Tốt nhất anh nên trả lời thì hơn,” người đàn ông nói. “Đây là lời khuyên chân thành. Thận mà vỡ, thì sẽ đau đớn cả đời đó.”
“Tôi đang giám sát một người sống ở đây,” rốt cuộc Ushikawa cũng trả lời. Giọng y trầm, không ổn định, lắp ba lắp bắp. Đang bị bịt mắt, y thậm chí không thể nhận ra đó là giọng của mình.
“Kawana Tengo phải không?”
Ushikawa gật đầu.
“Kawana Tengo, người chấp bút cho tiểu thuyết Nhộng không khí?”
Ushikawa lại gật đầu, sau đó phát ra mấy tiếng ho khan. Đối phương đã biết chuyện này.
“Ai phái anh đến?”
“Sakigake.”
“Chuyện này tôi cũng đoán ra được, anh Ushikawa ạ,” người đàn ông nói, “nhưng tại sao cớ sự đến nước này rồi mà giáo đoàn vẫn muốn giám sát Kawana Tengo? Đối với bọn họ, Kawana Tengo có phải nhân vật quan trọng gì đâu.”
Thằng cha này ở phe nào đây? Hắn đã biết được những gì rồi? Đầu óc Ushikawa nhanh chóng xoay chuyển. Tuy y không biết thằng cha này lai lịch thế nào, nhưng ít nhất hắn không phải là người của giáo đoàn phái đến. Nhưng Ushikawa không rõ đây là chuyện đáng mừng hay ngược lại.
“Đang hỏi anh đấy,” người đàn ông nói, đồng thời lấy ngón tay chọc chọc vào thận trái y. Lực rất mạnh.
“Anh ta có liên quan đến một phụ nữ,” Ushikawa rên rỉ trả lời.
“Người phụ nữ đó tên là gì?”
“Aomame.”
“Tại sao anh muốn truy lùng Aomame?”
“Vì cô ta đã hại Lãnh Tụ của giáo đoàn.”
“Hại?” người đàn ông như thể muốn kiểm nghiệm lại những gì vừa nghe được, “ý anh là cô ta đã giết ông ta? Nói đơn giản là vậy.”
“Đúng vậy,” Ushikawa trả lời. Y nghĩ, Mình không thể giấu gì với tên này được, sớm muộn gì hắn cũng sẽ ép mình nói ra sự thật.
“Nhưng chuyện này vẫn chưa được công bố.”
“Đây là bí mật nội bộ.”
“Bên trong giáo đoàn có mấy người biết được bí mật này?”
“Chỉ một nhóm nhỏ.”
“Trong đó bao gồm cả anh.”
Ushikawa gật đầu.
Người đàn ông nói: “Vậy tức là, ở giáo đoàn, anh có địa vị tương đối quan trọng.”
“Không,” nói đoạn, Ushikawa lắc đầu. Vừa lắc đầu, chỗ thận bị ăn đòn khi nãy lại nhói lên. “Tôi chỉ là chân chạy vặt, tình cờ biết được thông tin này mà thôi.”
“Xuất hiện không đúng lúc ở một nơi không nên xuất hiện. Đúng vậy không?”
“Tôi nghĩ là thế.”
“Nhưng anh Ushikawa này, lần này anh hành động một mình à?”
Ushikawa gật đầu.
“Vậy thì lạ thật. Những chuyện giám sát và theo dõi kiểu thế này theo lẽ thường đều do một nhóm cùng làm. Tinh vi hơn một chút thì còn có cả người tiếp tế, ít nhất cũng phải có ba người. Huống hồ xưa nay các anh đều hành động theo nhóm. Hành động một mình quá là không tự nhiên. Vì vậy, câu trả lời của anh khiến tôi không được hài lòng cho lắm.”
“Tôi không phải là người của giáo đoàn,” Ushikawa nói. Hơi thở dần ổn định trở lại, rốt cuộc y cũng có thể nói năng tử tế. “Tôi chỉ là một cá nhân được họ thuê thôi. Khi nào họ cảm thấy lợi dụng người bên ngoài tiện hơn thì họ gọi tôi đến.”
“Với thân phận Quản lý chuyên trách Hội Chấn hưng Văn học Nghệ thuật Tân Nhật Bản?”
“Đó chỉ là một công ty ma, hữu danh vô thực. Tôi lập ra chủ yếu để xử lý vấn đề thuế má cho giáo đoàn. Tôi là một nhân viên hợp đồng không có liên quan gì đến giáo đoàn. Tôi chỉ làm việc cho họ thôi.”
“Kiểu như lính đánh thuê?”
“Không, không giống như lính đánh thuê. Tôi làm một số công việc thu thập thông tin theo yêu cầu của họ. Nếu cần thiết phải động tay động chân, giáo đoàn có người khác đảm trách rồi.”
“Giáo đoàn chỉ thị cho anh ở đây giám sát Kawana Tengo, thăm dò quan hệ giữa anh và Aomame phải không, anh Ushikawa?”
“Đúng vậy.”
“Không đúng,” người đàn ông nói, “câu trả lời này anh không nói thật rồi. Nếu giáo đoàn đã biết được chuyện này, tức là đã biết mối quan hệ giữa Aomame và Kawana Tengo, thì không thể nào để anh giám sát một mình được. Chắc chắn họ sẽ dùng người của mình, lập thành một nhóm. Như vậy sẽ giảm thiểu sai lầm, ngoài ra còn có thể sử dụng vũ lực khi cần thiết.”
“Nhưng đúng là vậy mà. Tôi chỉ hành động theo lệnh mà thôi, còn tại sao họ để tôi làm một mình, tôi cũng không hiểu nữa.” Giọng nói của Ushikawa lại bắt đầu không ổn định, lắp ba lắp bắp.
Giả dụ hắn biết được Sakigake vẫn chưa biết gì về mối quan hệ giữa Aomame và Kawana Tengo, không khéo mình sẽ bị thủ tiêu ở đây mất, Ushikawa nghĩ. Chỉ cần mình biến mất, sẽ chẳng còn ai biết chuyện này nữa.
“Tôi không thích những câu trả lời dối trá,” người đàn ông lạnh lùng nói. “Anh Ushikawa này, chắc anh cũng tự biết rồi. Cho quả thận của anh thêm cú nữa với tôi chẳng hề gì. Nhưng nếu phải dồn sức để đánh thì tay tôi cũng đau, với lại làm thận anh bị thương nặng không phải là mục đích của tôi. Tôi với anh không có thù hận gì cả. Tôi chỉ có một mục đích thôi, là nghe anh nói thật. Vì vậy lần này ta đổi phương pháp mới nhé. Để tôi mời anh tham quan đáy biển một chuyến.”
Đáy biển? Ushikawa nghĩ. Thằng cha này muốn nói gì vậy?
Người đàn ông hình như lấy trong túi áo ra một món đồ. Tiếng nylon sột soạt lọt vào tai Ushikawa. Sau đó, đầu Ushikawa bị thứ gì đó chụp lên. Một cái túi nylon. Có vẻ là loại túi dày để đựng đồ đông lạnh. Sau đó, một sợi dây cao su to tướng quấn quanh cổ y. Ushikawa đã hiểu, đối phương muốn y chết ngạt. Y vừa toan hít thở vào thì trong miệng đã đầy nylon, lỗ mũi cũng bị bít lại. Hai lá phổi ra sức tìm kiếm không khí mới, nhưng chẳng thấy thứ đó đâu. Nylon dính chặt lên mặt y, trở thành một chiếc mặt nạ chết chóc. Chỉ thoáng sau, cơ bắp toàn thân Ushikawa bắt đầu co giật dữ dội. Y cố giật cái túi ra, nhưng cánh tay không thể động cựa vẫn đang bị trói quặt ra sau lưng. Não tương trong đầu y phình to lên như quả bóng, cơ hồ bùng nổ đến nơi. Ushikawa muốn hét lên. Y phải có thêm dưỡng khí. Y không phát ra được tiếng nào. Lưỡi y đầy cả khoang miệng, trong khi ý thức trượt ra khỏi bộ não y.
Cuối cùng, sợi dây cao su trên cổ cũng được tháo ta, túi nylon được nhấc khỏi đầu. Ushikawa ra sức hớp không khí mới đưa vào buồng phổi. Trong vòng mấy phút y vươn người ra trước, há miệng hít vào thở ra hồng hộc, như một con vật đang cố đớp con mồi ngoài tầm với vậy.
“Đáy biển thế nào?” người đàn ông đợi nhịp thở của Ushikawa bình thường trở lại mới hỏi. Giọng nói vẫn không bộc lộ chút xúc cảm nào. “Anh đã xuống rất sâu rồi. Chắc là đã thấy khá nhiều thứ chưa từng thấy. Một trải nghiệm quý báu lắm đó.”
Ushikawa không nói một lời. Y không cất tiếng được.
“Anh Ushikawa, tôi đã nói với anh mấy lần rồi, tôi cần anh trả lời thật. Vì vậy, tôi hỏi anh lần cuối cùng. Có phải giáo đoàn chỉ thị cho anh ở đây giám sát động tĩnh của Kawana Tengo, tìm hiểu quan hệ giữa anh ta và Aomame hay không? Chuyện này rất quan trọng. Liên quan đến mạng người đấy. Anh nghĩ cho kỹ đi, thành thực trả lời tôi. Anh mà nói dối thì không qua mắt được tôi đâu.”
“Giáo đoàn không biết chuyện này,” khó khăn lắm Ushikawa mới thốt được một câu.
“Đúng rồi, đây mới là nói thật chứ. Giáo đoàn vẫn chưa biết về quan hệ giữa Kawana Tengo và Aomame. Anh vẫn chưa báo cáo chuyện này với bọn họ. Phải không?”
Ushikawa gật đầu.
“Nếu anh nói thật ngay từ đầu thì đã không phải đi thăm thú đáy biển gì đó rồi. Khó chịu lắm đúng không?”
Ushikawa gật đầu.
“Chuyện này tôi biết chứ. Hồi trước tôi cũng bị thế rồi.” Người đàn ông như thể đang chuyện phiếm với Ushikawa. “Khổ sở thế nào, ai chưa từng trải qua thì không biết được đâu. Nỗi đau là thứ không thể nói chung chung một cách đơn giản được. Mỗi loại đau đớn đều có cá tính riêng. Cần sửa lại câu nói nổi tiếng của Tolstoy một chút: mọi niềm vui đều giống nhau, nhưng nỗi đau thì không đau nào giống đau nào. Anh nghĩ thế không?”
Ushikawa gật đầu. Y vẫn đang thở dốc.
Người đàn ông lại tiếp tục: “Vì vậy chúng ta đừng giấu giếm nhau làm gì nữa, sao không giãi bày tâm sự, trải lòng ra với nhau? Anh thấy thế có được không, anh Ushikawa?”
Ushikawa gật đầu.
“Nếu anh vẫn không chịu nói thật thì đành phải mời anh đi thăm thú đáy biển thêm chuyến nữa. Lần này tôi để anh đi chậm hơn một chút, thời gian dài hơn một chút, đến gần giới hạn thêm một chút. Ngộ nhỡ lỡ tay, có khi không trở về được nữa. Chắc anh cũng không muốn thế đâu nhỉ? Anh thấy thế nào, hả anh Ushikawa?”
Ushikawa lắc đầu.
“Xem ra chúng ta có nhiều điểm chung ra phết,” người đàn ông nói, “vừa nhìn đã biết nhau đều là một loại sói cô độc, hay là chó hoang bị lạc đàn nhỉ? Nói chung đều là loại không được xã hội chấp nhận, bản tính không hợp với các loại tổ chức, mà cũng không bao giờ được tổ chức tiếp nạp. Việc gì cũng chỉ tự mình làm. Đơn độc quyết định, đơn độc hành động, đơn độc chịu trách nhiệm. Tuy nhận lệnh từ cấp trên, nhưng không có đồng bọn, cũng chẳng có thuộc hạ. Thứ duy nhất chúng ta có thể dựa vào chỉ có cái đầu và cánh tay trời cho mà thôi. Phải không?”
Ushikawa gật đầu.
Người đàn ông nói: “Đây là điểm mạnh của tôi với anh, nhưng có lúc cũng lại là điểm yếu. Chẳng hạn như lần này, anh hơi nôn nóng và tham công quá. Không báo cáo lại với giáo đoàn mà định tự mình giải quyết vấn đề, muốn làm vụ này cho thật đẹp, một mình giành hết công lao. Kết quả là lơ là đề phòng. Tôi nói đúng không nhỉ?”
Ushikawa lại gật đầu.
“Tại sao anh phải dốc sức như vậy, có lý do gì chăng?”
“Tôi đã mắc sai lầm, dẫn đến cái chết của Lãnh Tụ.”
“Sai lầm như thế nào?”
“Tôi là người điều tra thân thế Aomame. Trước khi cô ta đến gặp Lãnh Tụ, tôi đã thẩm tra nghiêm ngặt, nhưng không phát hiện ra điểm nào bất ổn.”
“Nhưng cô ta lại âm mưu giết Lãnh Tụ, không chỉ vậy mà còn thực sự lấy mạng ông ta. Anh không hoàn thành nhiệm vụ được giao, và anh biết rồi sẽ có ngày phải gánh chịu trách nhiệm. Xét cho cùng anh chẳng qua chỉ là người ngoài, họ dùng xong là bỏ, huống hồ giờ anh lại còn biết quá nhiều nội tình của bọn họ. Muốn sống, anh chỉ còn cách nộp đầu Aomame cho họ thôi. Tôi nói đúng không?”
Ushikawa gật đầu.
“Xin lỗi nhé.”
Xin lỗi? Cái đầu hình dạng kỳ quái của Ushikawa ngẫm nghĩ về câu nói này. Rồi sao đó sực hiểu ra.
“Kế hoạch sát hại Lãnh Tụ ấy là do anh vạch ra?” Ushikawa hỏi.
Người đàn ông không trả lời. Nhưng Ushikawa hiểu, câu trả lời bằng im lặng tuyệt đối không phải là sự phủ định.
“Anh định làm gì tôi?” Ushikawa lại hỏi.
“Làm gì bây giờ nhỉ? Nói thật, tôi vẫn còn chưa nghĩ xong. Tiếp sau đây sẽ từ từ nghĩ tiếp. Tất cả còn phải xem thái độ của anh thế nào,” Tamaru nói. “Tôi còn có vài chuyện muốn hỏi anh.”
Ushikawa gật đầu.
“Cho tôi biết số điện thoại của người liên lạc với anh ở Sakigake. Chắc chắn là anh có một liên lạc trực tiếp.”
Ushikawa thoáng trù trừ, nhưng rồi vẫn đọc số điện thoại ấy. Đã đến nước này rồi, đây chẳng phải chuyện đáng để ý phải liều mạng che giấu nữa.
“Tên.”
“Tôi không biết,” Ushikawa nói dối. Nhưng người kia không để tâm lắm.
“Bọn chúng giỏi không?”
“Tương đối.”
“Nhưng chưa thể coi là chuyên gia.”
“Rất có năng lực. Tuyệt đối không do dự khi chấp hành mệnh lệnh. Nhưng không phải là chuyên gia.”
“Về cô Aomame, anh đã điều tra đến đâu rồi?” Tamaru hỏi. “Tìm được chỗ cô ta đang ẩn trốn chưa?”
Ushikawa lắc đầu. “Vẫn chưa tìm được, vì vậy mới ở đây tiếp tục giám sát Kawana Tengo. Nếu biết Aomame ở đâu, tôi đã sớm chuyển hướng sang phía cô ta rồi.”
“Có lý,” Tamaru nói, “nhưng, làm sao anh phát hiện ra cô Aomame và Kawana Tengo có liên quan?”
“Đến tận nơi hỏi dò.”
“Đến tận nơi hỏi dò như thế nào?”
“Tôi lần lượt điều tra hồ sơ lý lịch của Aomame, tra đến tận hồi cô ta còn nhỏ. Cô ta từng học tiểu học ở một trường công lập tại Ichikawa. Kawana Tegon cũng xuất thân từ thành phố Ichikawa. Tôi nghĩ, không khéo hai người này đã quen biết từ lúc ấy, bèn chạy đến trường tiểu học đó điều tra, quả nhiên, họ đã học cùng lớp trong hai năm.”
Tamaru phát ra từ sâu trong cổ họng một tiếng gầm gừ trầm đục như tiếng mèo. “Thì ra là thế. Anh điều tra bền bỉ thật đấy, anh Ushikawa. Hẳn là phải tốn nhiều thời gian và phải tinh lắm. Tôi rất khâm phục.”
Ushikawa im lặng. Giờ không phải lúc hỏi chuyện đối phương.
“Tôi hỏi anh lại một lần nữa,” Tamaru nói, “hiện nay chỉ có mình anh biết về mối quan hệ giữa Aomame và Kawana Tengo thôi, đúng không?”
“Còn anh nữa.”
“Tôi không tính. Ý tôi là ở phía anh ấy.”
Ushikawa gật đầu. “Ở phía tôi, chỉ có mình tôi biết chuyện này thôi.”
“Không nói dối chứ?”
“Không.”
“Vậy thì tốt, anh có biết chuyện Aomame mang thai không?”
“Mang thai?” Ushikawa nói. Có thể nhận thấy sự ngạc nhiên rõ rệt trong giọng y. “Con của ai?”
Tamaru không trả lời. “Anh thật sự không biết chuyện này?”
“Tôi không biết. Thật đấy.”
Tamaru thoáng im lặng, quan sát phản ứng của Ushikawa xem là thật hay giả, sau đó nói:
“Được rồi. Xem ra anh không biết thật. Tôi tin anh. Có điều, anh từng có một khoảng thời gian lượn lờ xung quanh biệt thự Cây Liễu ở Azabu. Tôi nói không sai chứ?”
Ushikawa gật đầu.
“Tại sao?”
Bà chủ của biệt thự ấy là hội viên của một câu lạc bộ thể thao cao cấp gần đó, huấn luyện viên riêng của bà ta chính là Aomame. Quan hệ cá nhân giữa hai người hình như rất thân mật. Người phụ nữ ấy mở một trung tâm bảo trợ chuyên thu nhận và bảo vệ các phụ nữ bị bạo hành gia đình ở ngay cạnh nhà mình, cảnh giới hết sức thâm nghiêm. Theo quan điểm của tôi thì hình như hơi quá mức cần thiết, vì vậy tôi mới suy luận xa hơn, rất có thể Aomame đang trốn trong trung tâm đó.”
“Vậy thì sao?”
“Nhưng nghĩ kỹ lại, tôi cảm thấy không đúng lắm. Người phụ nữ ấy có đủ tiền bạc và sức ảnh hưởng. Người như bà ta mà muốn che giấu Aomame thì chắc chắn sẽ không để cô ta ở cạnh mình mà giấu ở nơi nào đó thật xa. Vì vậy, tôi không tiếp tục điều tra sâu ở khu Azabu nữa, mà chuyển hướng sang điều tra Kawana Tengo này.”
Tamaru lại phát ra tiếng gầm gừ khe khẽ. “Anh rất thông minh, tư duy logic cũng rất tốt, lại chịu khó và kiên nhẫn nữa. Chỉ làm một chân chạy thì thật đáng tiếc. Trước giờ anh vẫn làm công việc này sao?”
“Hồi trước tôi từng làm luật sư,” Ushikawa nói.
“Chẳng trách. Chắc hồi đó anh cũng là kẻ nhiều mánh lới. Nhưng hơi vênh váo, đi quá giới hạn, giữa đường vấp chân ngã lộn nhào một cú. Giờ thì tuột dốc không phanh, phải làm chân chạy cho một tôn giáo mới để kiếm một hai đồng tiền. Đại khái là vậy đúng không?”
Ushikawa gật đầu. “Đúng thế.”
“Đúng là hết cách mà,” Tamaru nói. “Loài sói cô độc như chúng ta chỉ biết dựa vào hai bàn tay mình, muốn lăn lộn trong xã hội không phải dễ dàng. Nhìn bề ngoài tưởng chuyện gì cũng như ý, nhưng bất cẩn một chút thôi là ngã lộn cổ ngay. Đời là thế đấy.” Anh ta nắm chặt tay lại, đốt ngón tay kêu răng rắc. Một thứ âm thanh sắc nhọn, chẳng lành. “Vậy thì, anh đã báo cáo chuyện về biệt thự Cây Liễu với giáo đoàn chưa?”
“Tôi chưa nói với ai cả,” Ushikawa thành thực trả lời. “Nghi ngờ của tôi đối với biệt thự Cây Liễu, xét cho cùng cũng chỉ là suy đoán cá nhân. Vì ở đó đề phòng quá nghiêm ngặt, nên cũng chưa tìm được chứng cứ xác thực nào cả.”
“Tốt lắm,” Tamaru nói.
“Chỗ đó hẳn do anh phụ trách?”
Tamaru không trả lời. Anh ta là người đặt ra câu hỏi, không cần thiết phải trả lời câu hỏi của đối phương.
“Cho đến giờ anh chưa nói dối khi trả lời câu hỏi,” Tamaru nói. “Ít nhất là về đại thể. Chỉ cần xuống đáy biển thăm thú một lần là sẽ chẳng còn hơi sức mà nói dối nữa. Nếu cố gượng, sẽ lập tức biểu hiện ra giọng nói ngay. Nỗi sợ hãi gây ra điều đó.”
“Tôi không nói dối,” Ushikawa nói.
“Vậy thì tốt,” Tamaru tiếp tục, “chẳng ai muốn nếm nhiều đau khổ hơn cả. Tiện thể hỏi một câu, anh có biết Carl Jung không?”
Ushikawa không khỏi chau mày lại dưới tấm vải bịt mắt. Carl Jung? Thằng cha này muốn nói gì vậy? “Có phải ông nhà tâm lý học không?”
“Đúng vậy.”
“Coi như là biết,” Ushikawa dè dặt trả lời. “Ông ta sinh ra ở Thụy Sĩ hồi cuối thế kỷ thứ mười chín. Từng là học trò của Freud, nhưng về sau thì mỗi người một ngả. Ông ấy đưa ra thuật ngữ ‘vô thức tập thể’. Tôi chỉ biết từng đó thôi.”
“Tốt lắm.”
Ushikawa đợi anh ta nói tiếp.
Tamaru nói: “Carl Jung có một căn nhà trang nhã trong khu dân cư cao cấp bên bờ Zurich, Thụy Sĩ, sống sung túc bên gia đình. Nhưng ông ấy cần một nơi có thể ở một mình, để trầm tư về những vấn đề sâu sắc. Ông đã tìm được một mảnh đất hướng ra mặt hồ ở khu vực tên là Bollingen và xây ở đó một căn nhà nhỏ. Không thể gọi là biệt thự, chưa đến mức ấy. Tự tay Jung chất từng khối đá, xây một căn nhà mái cao hình trong. Đã được mua ở khu khai thác đá ngay gần đó. Ở Thụy Sĩ thời bấy giờ, muốn xây cái gì bằng đá cũng phải có giấy phép hành nghề thợ đá. Vì chuyện này, Jung phải đi thi lấy giấy phép, ông còn gia nhập cả công hội nghề nghiệp nữa. Xây dựng căn nhà này, và tự tay mình làm, đối với ông có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bà mẹ qua đời cũng trở thành một nguyên nhân quan trọng khiến ông bắt tay vào xây dựng căn nhà.”
Tamaru ngưng một thoáng.
“Kiến trúc ấy được gọi là “Tháp”. Ông tự thiết kế nó dựa theo những căn nhà nhỏ của dân bộ lạc mà ông gặp hồi đi du lịch châu Phi. Không gian không một cách ngăn ấy có thể dung nạp mọi thứ của cuộc sống. Một nơi ở hết sức giản dị. Ông cho rằng như vậy là đủ để sống rồi. Không có điện, khí ga và nước máy. Nước được dẫn từ trên núi ở gần đó xuống. Nhưng sau này ông mới hiểu, đây chẳng qua chỉ là một nguyên mẫu mà thôi. Không lâu sau, để phù hợp với nhu cầu, ông dựng những vách trong, chia “Tháp” ra thành nhiều ngăn, xây tầng hai, sau đó lại xây thêm mấy gian nữa. Trên tường, ông tự mình vẽ tranh. Những bức tranh ám chỉ sự phân tách và triển khai của ý thức cá nhân. Toàn bộ toàn kiến trúc có thể nói có công dụng như một mạn-đà-la[1] lập thể. Kiến trúc này ông mất mười hai năm mới hoàn thành. Đối với giới nghiên cứu Jung, nó là một kiến trúc gây rất nhiều hứng thú. Anh đã từng nghe chuyện này chưa?”
[1] Mạn-đà-la (gốc tiếng Phạn madala): một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn một bậc giác ngộ. Trong tiếng Phạn, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi Mạn-đà-la là một đồ hình vũ trụ thu nhỏ. “Mandala” dịch nghĩa theo chữ Hán là “luân viên cự túc” (輪圓具足), nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn, Mạn-đà-la là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện,… Các tín đồ Ấn giáo, Phật giáo sử dụng Mạn-đà-la như một pháp khí tạo linh ảnh, còn đối với các tín đồ Đại thừa, Kim cương thừa thì Mạn-đà-la là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị. (Theo wikipedia tiếng Việt)
Ushikawa lắc đầu.
“Tòa kiến trúc ấy đến nay vẫn còn đứng sừng sững bên bờ hồ Zurich, do cháu của Jung quản lý. Tiếc là nó không mở cửa cho công chúng bình thường, vì vậy không thể vào xem các phòng ốc bên trong. Nghe nói ở lối vào của ngôi “Tháp” ban đầu đến giờ vẫn còn gắn khối đá do Jung tự tay khắc chữ lên. ‘Lạnh hay không, Thượng đế đều ở đây’. Đây là những chữ Carl Jung đích thân khắc lên đá.”
Tamaru lại ngừng một chốc.
“Lạnh hay không, thượng đế đều ở đây.” Anh ta lặp lại bằng chất giọng bình thản, “anh hiểu câu này nghĩa là gì không?”
Ushikawa lắc đầu. “Không, tôi không hiểu.”
“Đúng vậy. Nghĩa là gì, tôi cũng không hiểu. Trong câu này có một ám gợi sâu sắc gì đó. Quá khó giải thích. Nhưng mà, ở lối vào của căn nhà do chính mình thiết kế, tự tay khiêng từng khối đá xây nên ấy, Carl Jung lại cũng tự tay vung đục khắc lên đá một câu như thế. Không hiểu tại sao tôi luôn bị câu này thu hút. Ý nghĩa thì không hiểu, nhưng cho dù không hiểu, câu này vẫn làm lòng tôi chấn động sâu sắc. Tôi không biết rõ lắm về Thượng đế. Tôi lớn lên trong trại trẻ mồ côi của Thiên Chúa giáo, đã nếm lắm mùi đau khổ, vì vậy ấn tượng của tôi về Thượng đế không được tốt cho lắm. Ở đấy lại rất lạnh, ngay cả giữa mùa hè cũng lạnh. Không phải tương đối lạnh thì cực lạnh, chỉ thế này hoặc thế kia thôi. Kể cả có Thượng đế thật thì cũng khó mà nói là ông ta đã nhân từ với tôi. Mặc dù vậy, câu nói này của Jung lại lặng lẽ thấm vào từng nếp gấp trong linh hồn tôi. Tôi bình thường nhắm mắt, thầm lặp đi lập lại nó, vậy là, thật lạ, tôi liền bình tĩnh lại. ‘Lạnh hay không, Thượng đế đều ở đây’. Xin lỗi, phiền anh nhắc lại câu này được không?”
“Lạnh hay không, Thượng đế đều ở đây,” Ushikawa không hiểu gì, lí nhí nhắc lại.
“Nghe không rõ lắm.”
“Lạnh hay không, Thượng đế đều ở đây,” Lần này Ushikawa cố nói cho tròn vành rõ chữ.
Tamaru nhắm mắt lại, nghiền ngẫm dư vị của câu nói này trong giây lát. Sau đó, tựa như cuối cùng cũng hạ được quyết tâm, anh ta hít sâu một hơi, rồi nhanh chóng thở ra. Anh ta mở bừng hai mắt, nhìn đôi bàn tay mình. Để đề phòng lưu lại dấu vân tay, anh ta đeo loại găng tay mỏng dùng một lần trong phẫu thuật.
“Xin lỗi,” Tamaru thấp giọng nói nhỏ. Có thể nhận thấy vẻ nghiêm túc trong giọng anh ta. Anh ta cầm cái túi nylon chụp kín mít lên đầu Ushikawa, sau đó dùng dây cao su bản to quấn chặt quanh cổ y. Động tác nhanh nhẹn và quyết đoán lạ thường. Ushikawa toan mở miệng phản đối nhưng lời không thốt nổi, càng không thể lọt vào tai bất cứ ai. Tại sao? Ushikawa thầm nghĩ bên trong cái túi. Mình đã thành thực nói hết những gì mình biết rồi, tại sao giờ lại muốn giết mình?
Cái đầu dường như sắp vỡ tung ra của y nghĩ đến ngôi nhà nhỏ ở Chuorinkan và hai đứa con gái còn bé dại. Nghĩ đến con chó y nuôi hồi còn ở đó. Y chưa bao giờ thích con chó nhỏ thân dài ấy, mà con chó cũng chưa bao giờ ưa thích y. Đó là một con chó ngốc, chỉ thích sủa nhặng xị, hay cắn xé thảm trải sàn, đi tè lung tung trong hành lang mới tinh. Hoàn toàn khác hẳn với con chó tạp chủng y nuôi hồi nhỏ. Mặc dù vậy, vào khoảng khắc cuối cùng của cuộc đời, trong đầu Ushikawa không ngờ lại hiện lên hình ảnh con chó nhỏ ngu ngốc ấy chạy qua chạy lại trên bãi cỏ trong vườn nhà.
Tấm thân tròn lẫn bị trói gô lại của Ushikawa tựa như con cá khổng lồ bị ném trên đất liền, giãy đành đạch trên tấm chiếu tatami, Tamaru nhìn cảnh tượng ấy. Một khi đã bị trói giật cánh khuỷu thế này, nạn nhân có vùng vẫy cách mấy cũng không phải lo âm thanh vọng sang đến nhà bên cạnh. Anh ta hiểu rất rõ chết theo cách này đau đớn đến thế nào. Nhưng đó là phương thức giết người sạch sẽ và gọn gàng nhất. Không có tiếng kêu gào, lại không có máu chảy. Ánh mắt anh ta theo dõi kim giây của chiếc đồng hồ thợ lặn hiệu Tag Heuer. Ba phút trôi qua, tứ chi Ushikawa đã ngừng giãy giụa, tựa như cộng hưởng với thứ gì đó, chỉ co giật nhè nhẹ, cuối cùng xoãi ra, bất động. Sau đó, Tamaru nhìn chằm chằm vào kim giây, chờ thêm ba phút nữa. Rồi anh ta dùng ngón tay kiểm tra mạch của sự sống. Có mùi nước tiểu thoang thoảng, Ushikawa lại không kiềm chế được mà vãi ra lần nữa. Bàng quang lúc này đã hoàn toàn mở bung ra. Không thể trách Ushikawa được, xét những gì y phải chịu đựng.
Anh ta cởi sợi dây cao su ra khỏi cổ Ushikawa, tháo túi nylon. Cái túi bị hít chặt vào khoang miệng. Ushikawa trợn trừng hai mắt, miệng há ra méo xệch rồi cứ vậy chết đi. Hàm răng khấp khểnh bẩn tưởi hoàn toàn lộ rõ. Tamaru còn trông thấy cả đầu lưỡi mọc đầy bựa màu xanh lục. Đó là bộ mặt mà Munch[2] hẳn là sẽ đưa vào tác phẩm của mình. Cái đầu hình dáng vốn đã kỳ dị giờ lại càng quái gở thêm. Chắc là y phải đau đớn lắm.
[2] Edvard Munch (1863-1944), họa sẽ và nhà điêu khắc người Na Uy. Tác giả của bức họa nổi tiếng Tiếng thét (1893).
“Xin lỗi,” Tamaru nói. “Thực ra tôi không muốn làm vậy đâu.”
Tamaru dùng mười đầu ngón tay mát xa cho cơ mặt Ushikawa lỏng ra, điều chỉnh lại khớp hàm, khiến gương mặt ấy trông dễ nhìn hơn một chút. Đoạn anh ta vào bếp lấy khăn bông lau sạch các chất bẩn bên khóe miệng Ushikawa. Phải mất một lúc, nhưng rốt cuộc trông Ushikawa cũng tử tế hơn phần nào, ít nhất là không đến nỗi làm người ta phải buộc lòng quay đi hướng khác. Chỉ có mí mắt của Ushikawa là anh ta không làm sao khép lại được.
“Giống như Shakespeare từng viết,” Tamaru nhìn cái đầu kỳ dị và nặng nề ấy, nói bằng giọng bình thản. “Hôm nay chết rồi, ngày mai sẽ không phải chết nữa. Vì vậy, hãy nhìn vào mặt tốt đẹp của đối phương.”
Là trong Henry đệ tứ hay Richard đệ tam nhỉ? Anh ta không nhớ xuất xứ của câu thoại này nữa. Nhưng với Tamaru đây không phải vấn đề quan trọng; giá là Ushikawa thì chắc y cũng chẳng muốn tìm cho ra nguồn trích dẫn chính xác. Anh ta cởi dây trói tay chân Ushikawa. Để không lưu lại dấu vết trên da, anh ta đã dùng loại dây vải bông mềm và cách trói đặc biệt. Anh ta lần lượt thu dọn dây trói, cái túi nylon chụp đầu và sợi dây cao su thít cổ, cho vào túi nhựa chuẩn bị sẵn. Kế đó, anh ta nhanh chóng kiểm tra đồ đạc của Ushikawa, thu hồi toàn bộ các ảnh y chụp được, cả máy ảnh và giá ba chân cũng cho vào túi. Ngộ nhỡ có người biết được y đang giám sát tòa nhà này thì khó tránh khỏi gây thêm phiền phức. Bọn họ sẽ suy đoán xem y đang giám sát ai. Cái tên Kawana Tengo rất có thể sẽ vì vậy mà trồi lên mặt nước. Tamaru cũng lấy cả quyển sổ ghi chép chi chít chữ. Ngoài ra, anh ta không để lại thứ gì quan trọng, chỉ còn lại túi ngủ, thức ăn, quần áo, ví da, chìa khóa, cùng với cái xác ghê rợn kia của Ushikawa. Cuối cùng, anh ta rút một tấm danh thiếp “Quản lý chuyên trách Hội Chấn hưng Văn học Nghệ thuật Tân Nhật Bản” trong ví Ushikawa ra, bỏ vào túi áo khoác của mình.
“Xin lỗi nhé,” trước khi đi, Tamaru lại nói với Ushikawa.
Tamaru vào buồng điện thoại công cộng gần nhà ga, cắm thẻ gọi điện, quay số điện thoại Ushikawa vừa cho mình. Đó là số điện thoại nội đô Tokyo. Có vẻ là khu Shibuya. Sau sáu tiếng chuông, đối phương bắt máy.
Tamaru cắt bỏ phần dạo đầu, đọc cho bên kia nghe địa chỉ khu chung cư ở Koenji và số phòng.
“Viết lại chưa?” anh ta hỏi.
“Có thể nhắc lại lần nữa được không?”
Tamaru lập lại một lần. Bên kia ghi lại, rồi đọc lại lần nữa xác nhận.
“Ở đó có một ông Ushikawa,” Tamaru nói. “Biết ông Ushikawa chứ?”
“Ushikawa?” bên kia nói.
Tamaru tảng lờ câu của bên kia, tiếp tục nói: “Ông Ushikawa đang ở đó, tiếc là ông ta không còn thở nữa rồi. Có vẻ không giống chết vì nguyên nhân tự nhiên. Trong ví có mấy tấm danh thiếp ‘Quản lý chuyên trách Hội Chấn hưng Văn học Nghệ thuật Tân Nhật Bản’. Nếu cảnh sát phát hiện ra thứ đó thì e sớm muộn gì cũng sẽ điều tra ra và liên hệ với các vị. Xét tình thế hiện nay, để xảy ra chuyện đó hẳn là sẽ phiền phức lắm. Nên xử lý sớm thì hơn. Nghiệp vụ này là sở trường của các vị còn gì, nhỉ?”
“Anh là ai?” bên kia hỏi.
“Một người báo tin nhiệt tình,” Tamaru nói. “Tôi đây cũng thích cảnh sát lắm. Như các vị thôi.”
“Chết không phải vì nguyên nhân tự nhiên?”
“Ít nhất cũng không phải là chết già, cũng không phải yên ổn mà sang thế giới bên kia.”
Bên kia trầm mặc giây lát. “Vậy, ông Ushikawa ấy làm gì ở chỗ đó?”
“Chuyện ấy thì tôi chịu. Cụ thể thế nào thì phải đi hỏi ông Ushiwaka, nhưng tôi vừa nói với anh rồi, giờ ông ấy đang trong tình trạng không thể trả lời được.”
Bên kia im lặng một thoáng. “Chắc anh và người phụ nữ trẻ ở khách sạn Oruka có liên quan đến nhau đúng không?”
“Đây là loại câu hỏi mà anh không thể mong đợi câu trả lời.”
“Tôi đã gặp cô ta. Anh cứ nói vậy là cô ta sẽ hiểu. Có lời này muốn nhờ anh chuyển giúp.”
“Tôi đang nghe đây.”
“Chúng tôi không có ý định gây thương tổn cho cô ta,” bên kia nói.
“Nhưng theo như tôi hiểu, các anh đang dốc hết sức lực tìm kiếm cô ấy.”
“Hoàn toàn chính xác, chúng tôi vẫn luôn tìm kiếm cô ta.”
“Nhưng anh nói không định gây thương tổn cho cô ấy,” Tamaru nói. “Tại sao lại thế?”
Trước khi bên kia trả lời, có một khoảng lặng ngắn.
“Nói đơn giản thì, tại một thời gian nào đó, tình thế đã thay đổi. Tất nhiên, sự ra đi của Lãnh Tụ đã khiến những người xung quanh vô cùng tiếc thương, nhưng dù thế chuyện này đã kết thúc rồi, đã thành quá khứ rồi. Lãnh Tụ mang bệnh trên người, nên theo nghĩa nào đó thực ra là ông ấy tự tìm đến sự giải thoát. Vì vậy, đối với chuyện này, chúng tôi không có ý định tiếp tục truy cứu trách nhiệm của cô Aomame. Hiện giờ, chúng tôi hy vọng có thể gặp mặt cô ấy để nói chuyện.”
“Nói chuyện gì?”
“Nói về lợi ích của hai bên.”
“Nhưng đây xét cho cùng chỉ là suy nghĩ của các vị, các vị cảm thấy cần thiết phải nói chuyện, nhưng có khi cô ấy lại không mong muốn điều này.”
“Chắc chắn là còn chỗ để đàm phán được. Chúng tôi có thể cho các vị một số thứ. Tự do và an toàn chẳng hạn. Cả kiến thức và thông tin nữa. Có thể tìm nơi nào trung lập để nói chuyện không? Ở đâu cũng được, địa điểm tùy các vị chỉ định, chúng tôi nhất định sẽ đến. Đảm bảo an toàn cho các vị một trăm phần trăm. Không chỉ cô Aomame mà tất cả mọi người liên quan đến vụ việc này đều được đảm bảo an toàn. Không ai phải trốn tránh đi đâu nữa. Đề nghị này chẳng có gì là xấu cho cả đôi bên.”
“Là anh nói thế,” Tamaru đáp, “nhưng không có gì để chứng minh đề nghị này của anh đáng tin cậy cả.”
“Tóm lại, có thể nhờ anh chuyển lời đến cô Aomame không?” bên kia kiên nhẫn nói. “Việc vô cùng khẩn cấp, chúng tôi còn có thể tiếp tục nhượng bộ thêm nữa. Nếu anh cần căn cứ cụ thể để chứng minh thành ý, chúng tôi có thể cho anh. Chỉ cần gọi đến số này, bất cứ lúc nào cũng có thể liên hệ được với chúng tôi.”
“Anh có thể nói rõ hơn một chút nữa không? Tại sao các vị cần cô ấy đến vậy? Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì khiến tình thế biến chuyển lớn như vậy?”
Bên kia thở ra nhè nhẹ, nói: “Chúng tôi cần phải tiếp tục nghe giọng. Thứ đó với chúng tôi giống như một nguồn nước dồi dào vậy, chúng tôi không thể để mất nó. Trước mắt, tôi chỉ có thể nói với anh như vậy.”
“Để duy trì cái giếng nước đó, các vị cần có Aomame.”
“Chuyện này không thể nói rõ trong một hai câu được. Tôi chỉ có thể nói, cô Aomame có liên quan đến chuyện này.”
“Fukada Eriko sao rồi? Các vị không cần cô ấy nữa à?”
“Giai đoạn hiện nay chúng tôi không cần Fukada Eriko nữa. Dù cô ấy ở đâu, đang làm gì cũng đều không liên quan. Sứ mệnh của cô ấy đã kết thúc.”
“Sứ mệnh gì?”
“Đây là thông tin nhạy cảm.” Bên kia ngừng lại một thoáng, “rất xin lỗi, giờ tôi không thể nói cụ thể hơn được nữa.”
“Sao anh không thử nghĩ về hoàn cảnh của mình trước đi.” Tamaru nói. “Hiện tại, quyền phát bóng đang ở phía chúng tôi. Tôi có thể tự do liên lạc với các vị, nhưng các vị thì không thể làm ngược lại. Anh thậm chí còn chưa biết tôi là ai. Chẳng phải thế sao?”
“Hoàn toàn chính xác. Quyền chủ động hiện giờ đang ở phía các vị, chúng tôi thậm chí còn không biết anh là ai. Mặc dù vậy, chuyện này không thể nói qua điện thoại được. Tôi đã nói quá nhiều, nhiều hơn những gì tôi được phép.”
Tamaru trầm ngâm giây lát. “Được rồi. Chúng tôi sẽ suy nghĩ về đề nghị của anh. Chúng tôi cần phải thương lượng. Sau đó, có thể tôi sẽ liên lạc với các vị.”
“Tôi sẽ đợi,” bên kia nói. “Cho phép tôi nhắc lại một lần nữa: Đề nghị này chẳng có gì là xấu cho cả đôi bên.”
“Giả sử chúng tôi không đếm xỉa hoặc từ chối đề nghị của anh thì sao?”
“Nếu vậy chúng tôi chỉ còn nước làm theo cách của mình. Chúng tôi có đôi chút sức mạnh. Sự thể có lẽ sẽ hơi tàn khốc một chút, không chừng còn liên lụy đến người xung quanh nữa dù chúng tôi không muốn thế. Các vị có là ai thì cũng đừng hòng yên ổn thoát thân, Hẳn không phải là viễn cảnh vui vẻ gì với cả hai phía chúng ta đâu.”
“Có lẽ vậy. Nhưng xem chừng phải thêm chút thời gian nữa thì tình thế mới phát triển đến mức đó. Mà như anh nói thì sự việc đã khẩn cấp lắm rồi.”
Người ở đầu dây bên kia khẽ ho khan một tiếng. “Có lẽ cần thời gian, nhưng cũng có thể không cần mấy.”
“Có xảy ra rồi thì mới biết được.”
“Chính xác,” bên kia nói. “Ngoài ra, còn một điểm quan trọng tôi cần nói. Mượn cách nói của anh, đúng là các vị đang có quyền phát bóng, nhưng hình như các vị vẫn chưa hiểu rõ quy tắc cơ bản của cuộc chơi này thì phải.”
“Cái đó cũng phải xảy ra rồi thì mới biết được.”
“Đến lúc xảy ra rồi, ngộ nhỡ không như ý thì mất mặt lắm đó.”
“Cho cả hai phía,” Tamaru nói.
Một quãng im lặng mang nhiều ám chỉ.
“À, còn chuyện ông Ushikawa, các vị tính sao nhỉ?” Tamaru hỏi.
“Chúng tôi sẽ nhanh chóng nhận về. Ngay trong đêm nay.”
“Cửa không khóa đâu.”
“Tốt quá rồi,” bên kia nói.
“Tiện thể hỏi một câu, các vị có thương tiếc cho cái chết của ông Ushikawa không?”
“Dù ai qua đời, chúng tôi cũng đều thương tiếc sâu sắc.”
“Cũng nên thương tiếc anh ta một chút. Một tay tương đối khá.”
“Nhưng không phải mười phân vẹn toàn. Có phải ý anh là thế không?”
“Chẳng ở đâu có người giỏi đến mức không bao giờ chết cả.”
“Anh nghĩ vậy,” bên kia nói.
“Tất nhiên,” Tamaru đáp, “tôi nghĩ vậy, anh thì không à?”
“Tôi đợi anh liên lạc,” bên kia không trả lời câu hỏi này, lạnh lùng nói.
Tamaru lẳng lặng dập máy. Không cần tiếp tục nói chuyện nữa. Lúc nào muốn, anh ta đều có thể gọi lại cho bọn người kia. Anh ta ra khỏi buồng điện thoại, đi về phía bãi đậu xe. Một chiếc Toyota Corrola cũ, màu xanh sẫm ảm đạm, không bắt mắt. Anh ta lái xe khoảng mười lăm phút, rồi dừng lại trước một công viên vắng vẻ. Sau khi chắc chắn không có ai nhìn, anh ta liền vứt túi nylon và dây cao su vào thùng rác. Cả đôi găng tay phẫu thuật cũng vứt nốt.
“Dù ai qua đời, họ cũng đều thương tiếc sâu sắc,” Tamaru nổ máy xe, thắt dây an toàn, lẩm bẩm một mình. Vậy thì tốt quá rồi, anh ta nghĩ. Ai chết thì cũng đều xứng đáng được thương tiếc. Dù chỉ là trong một thời gian ngắn ngủi.
Tác giả :
Haruki Murakami