1Q84 (Tập 1)
Chương 17: Aomame
Dù chúng ta hạnh phúc hay bất hạnh
Đêm hôm sau, Aomame bước ra ban công và thấy vẫn có hai mặt trăng. Mặt trăng lớn chính là mặt trăng vẫn thấy. Toàn thân nó toát lên một sắc trắng kỳ dị, như thể mới đùn lên từ một ngọn núi tro tàn. Ngoài chuyện đó ra, nó hoàn toàn không khác gì mặt trăng bình thường nàng vẫn thấy, mặt trăng mà một ngày hè nóng bức năm 1969, Neil Amrstrong đã bước đi những bước đầu tiên nhỏ bẻ nhưng vô cùng vĩ đại ấy. Treo lơ lửng bên cạnh là một mặt trăng nhỏ méo mó màu xanh lục, trông như một đứa trẻ thành tích kém cỏi, rón rén núp bên mặt trăng lớn.
Chắc chắn là đầu óc mình có vấn đề rồi, Aomame thầm nhủ. Mặt trăng từ xưa đều chỉ có một, giờ chắc chắn cũng chỉ có một. Nếu mặt trăng đột nhiên tăng lên thành hai, cuộc sống trên trái đất ắt phải xảy ra những thay đổi thực thụ. Như là thủy triều lên xuống cũng sẽ thay đổi theo, và điều này chắc chắn sẽ trở thành một chủ đề lớn trong xã hội. Cho dù thế nào mình cũng không thể không nhận thấy. Chuyện này so với chuyện để sót một đoạn tin tức vì lý do ngẫu nhiên nào đó thực sự khác nhau một trời một vực.
Nhưng có đúng là sẽ khác đến vậy không? Mình có đủ một trăm phần trăm xác tín để đưa ra kết luận dứt khoát như thế không?
Aomame khẽ chau mày. Thời gian gần đây, những chuyện kỳ dị khó hiểu không ngừng xảy đến với mình. Ở những nơi mình không biết, thế giới vẫn đang phát triển theo cách riêng của nó. Như thể chơi một trò chơi mà nhân lúc mình bị bịt mắt mọi người có thể tự do thay đổi vị trí. Nếu đúng như vậy thật, cùng một lúc có hai mặt trăng trên bầu trời có lẽ cũng chẳng phải chuyện gì ly kỳ lắm. Hay là, không biết từ bao giờ, khi ý thức của mình đang say ngủ, mặt trăng bé kia đột nhiên sổ ra từ một xó xỉnh nào đấy của vũ trụ, làm ra vẻ họ hàng xa của mặt trăng đến chơi, rồi ở lại luôn trong vòng lực hấp dẫn của địa cầu.
Sắc phục và súng lục của cảnh sát đều thay đổi. Cảnh sát và phần tử quá khích đấu súng kịch liệt ở vùng núi tỉnh Yamanashi. Tất cả đã xảy ra mà mình hoàn toàn không hay biết. Còn cả tin Mỹ và Liên Xô cùng xây dựng căn cứ địa trên mặt trăng nữa. Những chuyện này có quan hệ gì với việc số lượng mặt trăng tăng lên không nhỉ? Trong bản thu nhỏ các số báo mình đọc ở thư viện có bài nào viết về mặt trăng mới không nhỉ?
Nàng lần tìm ký ức, nhưng không thể nhớ ra chuyện gì.
Nếu tìm được người nào đó để hỏi cũng tốt. Nhưng phải đi tìm ai, và nên hỏi như thế nào, Aomame đều hết sức mù mờ. “À, tôi bảo này, trên trời hình như có hai mặt trăng thì phải, có thể kiểm tra lại giúp tôi được không?” Hỏi như vậy có ổn không nhỉ? Nhưng dù nghĩ thế nào, đây cũng là một câu hỏi cực kỳ ngu xuẩn. Nếu đúng là mặt trăng đã tăng số lượng lên thành hai mà nàng không hay biết thì cũng kỳ lạ; còn nếu mặt trăng vẫn chỉ có một như trước nay vẫn thế, thì nhất định người ta sẽ nghĩ nàng bị thần kinh.
Aomame ngồi lún sâu trong chiếc ghế ghép từ các ống nhòm, hai chân gác lên tay vịn, nghĩ ra mười mấy cách đặt câu hỏi khác nhau, rồi thử nói thành lời, nhưng cách nào nghe cũng ngu xuẩn như nhau. Hết cách rồi. Bản thân sự thể đã vượt quá quy luật thông thường, không thể đặt ra câu hỏi nào cho hợp lý. Đây là chuyện đã hai năm rõ mười.
Nàng quyết định tạm gác lại chuyện về mặt trăng thứ hai. Tiếp tục quan sát một thời gian rồi tính sau. Dẫu sao trước mắt cũng chưa có rắc rối nào do chuyện này gây ra. Hơn nữa, biết đâu một ngày nào đó, nàng sẽ đột nhiên nhận ra là nó đã biến mất.
Qua trưa hôm sau, nàng đến câu lạc bộ thể thao ở Hiro, dạy hai tiết võ thuật, một tiết huấn luyện cá nhân. Tiện thể vòng qua quầy tiếp tân, thấy bà chủ ở Azabu để lại một lời nhắn hiếm hoi. Nội dung: nếu rảnh rỗi hãy liên lạc với tôi.
Giống như mọi khi, người nghe điện là Tamaru.
Nếu tiện, bà chủ muốn mời cô ngày mai ghé qua, hướng dẫn luyện tập như thường lệ, đến tối mời cô cùng ăn cơm luôn, Tamaru nói.
Tôi sẽ đến sau bốn giờ, rất vui lòng được dùng bữa tối với phu nhân, Aomame trả lời.
“Tốt lắm,” anh ta nói, “Vậy hẹn gặp lúc bốn giờ chiều mai.”
“Anh Tamaru này. Gần đây anh có ngắm trăng không?” Aomame hỏi.
“Trăng?” Tamaru hỏi lại. “Cô muốn nói mặt trăng trên bầu trời à?”
“Đúng thế.”
“Tôi không nhớ là mình đã bao giờ để tâm ngắm trăng hay chưa. Có chuyện gì với mặt trăng hay sao?”
“Cũng không có gì,” Aomame nói, “Vậy bốn giờ chiều mai gặp nhé.”
Tamaru đợi giây lát rồi mới gác máy.
Tối hôm đó trên bầu trời vẫn có hai mặt trăng. Chỉ hai ngày nữa là cả hai sẽ đến kỳ trăng tròn. Aomame cầm ly rượu brandy, ngước nhìn chăm chăm chú hai mặt trăng một lớn một nhỏ thật lâu, như thể đang nhìn ngắm một câu đố chữ không sao tìm được lời giải. Càng nhìn nàng cảm thấy sự kết hợp này đầy những ẩn số. Nếu được, nàng thật muốn hỏi mặt trăng cho rõ ràng. Rốt cuộc, đã xảy ra chuyện gì, tại sao bên cạnh ngươi lại có thêm người bạn nhỏ màu xanh kia nữa. Tất nhiên, mặt trăng sẽ không bao giờ đáp lại nàng.
Mặt trăng có tuổi đời lớn hơn bất cứ ai, từ đầu chí cuối vẫn ở chốn xa tít chăm chú quan sát địa cầu. Có lẽ nó đã chứng kiến hết thảy mọi sự vật hiện tượng từng xảy ra trên địa cầu này. Nhưng trăng luôn im lặng, lúc nào cũng lạnh lùng, chôn chặt quá khứ nặng nề ấy vào lòng. Nơi đó không có không khí, chẳng có gió. Chân không là môi trường thích hợp nhất để bảo tồn ký ức vẹn toàn. Không ai có thể cởi lòng mặt trăng. Aomame nâng ly rượu về phía mặt trăng.
“Gần đây có ai ôm ngươi ngủ không?” Aomame hỏi mặt trăng.
Mặt trăng không trả lời.
“Ngươi có bạn không?”
Mặt trăng không trả lời.
“Ngươi sống như thế, thỉnh thoảng có cảm thấy mệt mỏi không?”
Mặt trăng không trả lời.
Giống như mọi lần, Tamaru đón nàng ở sảnh trước.
“Tôi ngắm trăng rồi. Tối hôm qua,” Tamaru vừa mở miệng đã nói ngay.
“Vậy à?” Aomame đáp.
“Nghe cô nói vậy, tôi cũng thấy băn khoăn. Lâu lắm rồi không ngắm trăng, tối qua ngước lên nhìn, mặt trăng đúng là tuyệt thật. Làm người ta thấy bình tâm hơn.”
“Cùng ngắm với người yêu à?”
“Đúng vậy,” Tamaru trả lời, sau đó đặt một ngón tay lên cánh mũi, “À, mặt trăng có chuyện gì à?”
“Cũng không có gì,” Aomame nói, cô lựa chọn từ ngữ thích hợp, đoạn tiếp lời, “Chỉ là gần đây không hiểu sao tôi luôn nghĩ đến mặt trăng thôi.”
“Không có lý do gì à?”
“Không có lý do gì đặc biệt,” Aomame đáp.
Tamaru lẳng lặng cúi đầu. Hình như đang suy đoán điều gì đó. Con người này không tin vào những chuyện không có lý do, nhưng cũng không hỏi thêm, chỉ theo lệ cũ đi trước dẫn đường, đưa Aomame vào phòng phơi nắng. Bà chủ mặc bộ đồ thể thao dùng khi tập luyện, đang ngồi trên ghế đọc sách, nghe khúc hợp tấu cho nhạc cụ dây Lachrimae[1] của John Dowland[2], đây là nhạc khúc bà rất thích, Aomame đã nghe nhiều lần, thuộc làu cả giai điệu.
[1] Hay còn gọi là Bảy giọt nước mắt.
[2] John Dowland (1563-1626): nhà soạn nhạc người Anh
“Mời cô hôm nay, mà mãi tối qua mới liên lạc, thật xin lỗi,” bà chủ nói, “Đáng lẽ phải hẹn cô sớm hơn, cũng vì đột nhiên giờ này tôi có thời gian rảnh.”
“Bà không phải ngại tôi đâu ạ,” Aomame nói.
Tamaru bưng khay đi vào, trên khay đặt chiếc ấm đã pha sẵn trà hương thảo. Anh ta rót trà vào hai cái chén rất thanh nhã, đoạn bước ra ngoài, đóng cửa lại. Bà chủ và Aomame vừa nghe nhạc của Dowland vừa ngắm hoa đỗ quyên đỏ rực như lửa ngoài vườn, lặng lẽ uống trà. Lần nào đến đây, Aomame cũng thấy như mình đang ở chốn địa đàng nhân gian. Không khí có trọng lượng, dòng thời gian cũng chảy theo một lối riêng.
“Mỗi lần nghe bản nhạc này, trong tôi thường nảy sinh rất nhiều cảm xúc kỳ lạ về thời gian,” bà chủ dường như đã nhìn thấu được tâm tư của Aomame, nói: “m nhạc những người từ bốn trăm năm về trước vẫn nghe, không ngờ lại giống hệt như những gì chúng ta đang nghe đây. Nghĩ tới điều này, cô không cảm thấy thật kỳ diệu sao?”
“Vâng,” Aomame đáp, “nếu vậy thì, mặt trăng mà con người bốn trăm năm trước trông thấy, cũng giống như thứ chúng ta hôm nay vẫn thấy phải không ạ?”
Bà chủ ngạc nhiên nhìn Aomame, rồi gật đầu: “Đúng là vậy đấy, cô nói có lý lắm. Nghĩ vậy, nghe cùng một loại âm nhạc cách nhau bốn thế kỷ, có lẽ cũng không có gì là kỳ diệu lắm.”
“Có lẽ nên nói là mặt trăng hầu như giống nhau.”
Aomame nói, chăm chú nhìn bà chủ, nhưng dường như câu nói của nàng không khiến bà để tâm.
“Đây là đĩa CD thu lại buổi biểu diễn băng nhạc cụ cổ,” bà chủ nói, “sử dụng các nhạc cụ giống hệt thời đó, diễn tấu dựa theo nhạc phổ giống hệt thời đó. Vậy nên, hiệu quả âm nhạc về đại thể là giống thời đó. Giống như mặt trăng vậy.”
Aomame nói: “Nhưng mà, cho dù sự vật giống nhau, nhưng phương thức lý giải của con người có lẽ rất khác với ngày nay. Đêm của thời đó có lẽ tăm tối hơn bây giờ, mặt trăng biết đâu cũng sáng hơn, lớn hơn. Khỏi phải nói, mọi người cũng không thể có đĩa hát, băng cát xét và máy nghe đĩa, không có thói quen như hiện giờ, muốn nghe nhạc là có thể nghe bất cứ lúc nào. Vào thời ấy, đó thực sự là một điều hết sức đặc biệt.”
“Hoàn toàn chính xác,” bà chủ đồng ý. “Chúng ta đang sống trong một xã hội tiện lợi như thế đấy, khả năng cảm thụ có lẽ cũng trở nên trì độn đi. Mặt trăng trên bầu trời kia mặc dù giống nhau, nhưng thứ chúng ta nhìn thấy có lẽ lại là một thứ khác. Có lẽ cách đây bốn thế kỷ, chúng ta sở hữu một tâm hồn phong phú hơn, gần gũi với tự nhiên hơn bây giờ.”
“Nhưng đó là một thế giới tàn khốc. Hơn nửa số trẻ con chết yểu trước khi trưởng thành vì suy dinh dưỡng và các bệnh mãn tính. Con người dễ dàng mất mạng vì những bệnh như viêm tủy xám, lao, đậu mùa, sởi. Dân chúng thường không nhiều người sống quá bốn mươi tuổi. Đàn bà phải đẻ thật nhiều, đến năm ba mươi tuổi đã rụng hết răng, trông như bà già. Để sinh tồn, người ta phải dựa vào bạo lực. Trẻ con từ nhỏ đã bị buộc phải làm những việc nặng khiến xương cốt biến dạng, mua dâm thiếu nữ vị thành niên là chuyện thường ngày. Thậm chí mua dâm cả các bé trai. Hầu hết mọi người đều sống cuộc đời tăm tối trong một thế giới chẳng hề liên quan gì đến sự phong phú của tình cảm và tâm hồn. Phố phường ở đô thị la liệt những người tàn phế, ăn mày và tội phạm. Những người có thể ngắm trăng với một niềm cảm khái, thán phục các vở kịch của Shakespeare, lắng nghe thứ âm nhạc tuyệt vời của Dowland này e rằng vô cùng ít ỏi.”
Bà chủ mỉm cười nói: “Cô đúng là một người hết sức thú vị.”
Amame nói: “Tôi chỉ là một người cực kỳ bình thường, chẳng qua thích đọc sách mà thôi. Chủ yếu là sách về lịch sử.”
“Tôi cũng thích đọc sách sử. Sách sử cho chúng ta biết một sự thực rằng, chúng ta trong quá khứ và ngày nay về cơ bản là tương đồng. Tuy phục trang và phương thức sống khác nhau, nhưng tư tưởng và hành vi của chúng ta thì không thay đổi nhiều lắm. Con người, xét cho cùng, chẳng qua chỉ là giá thể của gien di truyền. Chúng cứ lần lượt thay thế chúng ta hết đời này đến đời khác, giống như người ta vứt bỏ những con ngựa đã chạy mệt lử mà đổi ngựa mới vậy. Chẳng những thế, gien di truyền xưa nay không bao giờ nghĩ xem thế nào là thiện và ác. Dù ta hạnh phúc hay bất hạnh, chúng cũng chẳng hề quan tâm. Vì chúng ta rốt cuộc chỉ là một phương tiện. Bọn chúng chỉ quan tâm đến một điều: đối với chúng, thứ gì mới là hiệu quả nhất.”
“Mặc dù thế, chúng ta lại không thể không suy nghĩ xem thế nào là thiện ác, phải không?”
Bà chủ gật đầu. “Đúng vậy. Con người không thể không nghĩ đến những chuyện đó. Nhưng thứ căn bản chi phối phương thức sống của chúng ta lại là gien di truyền. Dĩ nhiên, như thế chắc chắn sẽ nảy sinh mâu thuẫn.” Nói xong, bà khẽ mỉm cười.
Cuộc thảo luận về lịch sử chấm dứt ở đây. Hai người uống nốt chỗ trà hương thảo, rồi chuyển sang tập võ.
Hôm nay, họ ăn một bữa tối đơn giản tại nhà.
“Chỉ có mấy món đơn giản này, cô thấy được không?” bà chủ hỏi.
“Dĩ nhiên là được ạ,” Aomame đáp.
Bữa tối được Tamaru dùng một chiếc xe nhỏ đẩy tới. Chắc là có đầu bếp chuyên nghiệp phụ trách nấu ăn, còn đưa lên và phục vụ hai người dùng cơm là nhiệm vụ của Tamaru. Anh ta lấy chai vang trắng trong xô đá ra, động tác rót rượu ra ly rất thành thục. Bà chủ và Aomame nhấp môi uống thử. Rượu được ướp lạnh vừa đủ độ, mùi thơm dễ chịu. Thức ăn chỉ có mấy món măng hấp, xa lát Niçoise[3], và thịt cua hấp trứng cuộn, ngoài ra còn có bánh mì bơ.
[3] Một loại xa lát trộn giữa nhiều loại rau khác nhau với cá ngừ và cá trống. Một món ăn đặc trưng của thành phố Nice miền Nam nước Pháp.
Các món đều được làm từ nguyên liệu tươi, mùi vị rất ngon. Khẩu phần cũng vừa đủ. Tóm lại, mỗi bữa bà chủ đều ăn ít. Bà sử dụng dao nĩa một cách tao nhã, mỗi lần chỉ đưa một chút thức ăn vào miệng, tựa như con chim nhỏ mổ thóc. Tamaru luôn đứng ở một góc xa trong phòng. Một người đàn ông với cơ thể lừng lững như anh ta, không ngờ có thể xóa sạch sự hiện hữu của chính mình trong suốt một thời gian dài, trước giờ Aomame vẫn rất khâm phục điều này.
Trong bữa cơm, hai người nói chuyện đứt quãng. Họ tập trung ý thức vào việc ăn. Tiếng nhạc dìu dịu trôi khắp không gia. Bản hợp tấu cho cello của Haydn, đây cũng là một trong những khúc nhạc ưa thích của bà chủ.
Bữa ăn dọn đi, bình cà phê được mang tới. Tamaru rót cà phê xong, đang định lui ra thì bà chủ giơ ngón tay về phía anh ta.
“Ở đây xong rồi. Cám ơn cậu,” bà nói.
Tamaru khẽ gật đầu, sau đó lặng lẽ bước ra khỏi phòng như mọi ngày. Cánh cửa khẽ khàng khép lại. Lúc hai người uống cà phê, đĩa nhạc đã chạy hết, một bầu không khí trầm lặng mới bao phủ tất cả.
“Cô và tôi tin tưởng lẫn nhau. Phải vậy không?” bà chủ chăm chú nhìn thẳng vào mắt Aomame, hỏi.
Aomame bày tỏ sự đồng ý, ngắn gọn, nhưng dứt khoát.
“Chúng ta cùng sở hữu những bí mật quan trọng,” bà chủ tiếp lời, “Nói ra thì tức là đã giao phó cho nhau tính mạng.”
Aomame lặng lẽ gật đầu.
Lần đầu tiên Aomame nói hết bí mật của mình với bà chủ cũng là ở trong căn phòng này. Cảnh tượng lúc đó nàng vẫn nhớ rõ mồn một như thể đang diễn ra trước mắt. Nàng không thể không dốc hết những gánh nặng chôn chặt nơi đáy lòng mình với một người nào đó. Bởi, nếu chôn giấu trong lòng để một mình mình gánh, gánh nặng sẽ mau chóng đạt đến giới hạn chịu đựng của con người. Vì vậy mà bà chủ vừa mới khơi gợi, Aomame đã mở toang cánh cửa bí mật đã đóng kín suốt bấy lâu.
Người bạn thân duy nhất của nàng bị chồng bạo hành trong suốt hai năm, đến nỗi tinh thần suy sụp, nhưng lại không thể chạy trốn, cuối cùng đã tự sát vì đau khổ khôn cùng. Sau đó gần một năm, nàng nghĩ ra một lý do để đến nhà gã đàn ông ấy. Nàng vạch ra rồi làm đúng theo cả một kế hoạch tinh vi, dùng mũi dùi sắc bén đâm vào sau gáy, giết chết hắn. Cú đâm ấy không để lại vết thương cũng không có máu. Cái chết được xác định là vì bệnh tật đơn thuần. Không một ai mảy may nghi ngờ. Lúc đó Aomame không cho rằng mình đã làm sai điều gì, đến giờ vẫn vậy. Thậm chí nàng cũng không thấy lương tâm cắn rứt. Nhưng không vì thế mà cảm giác nặng nề khi cố ý tước đoạt một sinh mạng có thể vơi đi phần nào.
Bà chủ chăm chú lắng nghe câu chuyện dài của Aomame. Trong lúc nàng ngập ngừng kể lại câu chuyện, bà chỉ im lặng nghe. Đợi Aomame kể hết, bà đặt mấy câu hỏi về một số chi tiết còn chưa rõ, sau đó vươn tay ra, nắm chặt bàn tay Aomame một hồi lâu.
“Cô đã làm đúng,” bà chủ chậm rãi nói, gần như không mở miệng, “Nếu còn sống, chắc chắn gã đó sẽ tiếp tục gây ra những chuyện tương tự với những phụ nữ khác. Bọn chúng bao giờ cũng tìm được nạn nhân, và lặp lại những hành vi đó. Chính cô đã cắt đứt mầm họa. Đây hoàn toàn không phải chuyện báo thù cá nhân. Cô cứ yên lòng.”
Aomame vùi mặt vào hai lòng bàn tay, khóc không thành tiếng. Nàng khóc vì Tamaki. Bà chủ lấy khăn tay ra, lau khô nước mắt giúp nàng.
“Thật trùng hợp đến lạ lùng,” bà chủ bình tĩnh nói, giọng không gợn chút hoang mang, “Tôi cũng từng khiến cho một kẻ biến mất, vì một lý do có thể nói là hoàn toàn tương đồng với cô đấy.”
Aomame ngẩng mặt nhìn bà chủ, không nói nên lời. Người đàn bà này rốt cuộc đang nói gì vậy?
Bà chủ tiếp tục kể: “Dĩ nhiên không phải đích thân tôi ra tay. Tôi không có thể lực như vậy, cũng không có kỹ thuật đặc biệt như cô. Tôi sử dụng phương cách thích hợp mà mình có thể áp dụng làm hắn biến mất. Không để lại chứng cứ cụ thể nào. Dẫu bây giờ tôi có đi tự thú, thì cũng không thể chứng minh được đó là một vụ án. Giống như trường hợp của cô vậy. Nếu có một phiên tòa sau khi chết, chắc là tôi sẽ bị Thượng đế phán tội. Nhưng tôi chẳng ngại gì chuyện ấy. Tôi không làm sai. Dù ở trước mặt bất cứ người nào, tôi cũng thẳng thắn nói ra chủ kiến của mình.”
Bà chủ thở dài một tiếng tựa như trút một gánh nặng, sau đó lại tiếp tục nói.
“Vậy là, cô và tôi coi như đã nắm được bí mật quan trọng của nhau rồi. Phải không nhỉ?”
Aomame vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ điều bà chủ đang nói. Làm hắn biến mất? Chìm vào giữa mối nghi hoặc sâu xa và chấn động mãnh liệt, gương mặt nàng nhanh chóng mất đi dáng vẻ bình thường. Để Aomame trấn tĩnh lại, bà chủ liền giải thích kỹ hơn với giọng ôn tồn của mình.
Con gái ruột của bà cũng đã tự kết liễu đời mình vì nguyên nhân tương tự như Otsuka Tamaki. Ngay từ ban đầu, bà đã nhận ra cuộc sống hôn nhân của con gái có gì đó không ổn. Trong mắt bà, người đàn ông kia rõ ràng có một linh hồn lệch lạc. Trước đó hắn cũng từng gây chuyện, nguyên nhân hẳn đã thâm căn cố đế. Thế nhưng, không ai ngăn cản được cuộc hôn nhân đó. Quả nhiên, những trận bạo hành gia đình thảm khốc cứ liên tục tái diễn, con gái bà dần mất đi lòng tự tôn và tự tin, bị dồn ép đến đường cùng và rơi vào trạng thái trầm cảm. Cô bị tước đoạt mất khả năng tự lập, gần như đã rơi xuống một vực sâu không đáy, chẳng cách nào thoát ra được nữa. Thế rồi một ngày kia, cô đã trút cả vốc thuốc ngủ lớn và rượu whishey vào bụng.
Lúc khám nghiệm tử thi, người ta phát hiện trên người cô có nhiều dấu vết bạo hành. Có những chỗ bầm giập và bị đánh đập mạnh, xương bị gãy, rất nhiều chỗ phỏng do bị gí tàn thuốc lá. Hai cổ tay đều hằn vết trói thít bằng dây thừng. Có vẻ như sở thích của tên khốn đó là sử dụng dây thừng. Hai nụ hoa biến dạng. Lúc chồng cô bị cảnh sát gọi đến thẩm vấn, hắn thừa nhận một phần sự thật rằng đã bạo hành vợ, nhưng lại nói đó chỉ là một phần trong sinh hoạt tình dục của hai vợ chồng, diễn ra với sự đồng ý của cả hai bên, thậm chí vợ hắn thích những trò ấy.
Kết quả, cũng như trường hợp của Tamaki, cảnh sát không thể truy cứu trách nhiệm pháp luật đối với gã chồng kia. Người vợ cũng đâu tố cáo với cảnh sát, huống hồ cô lại chết rồi. Gã chồng ấy cũng có địa vị xã hội nhất định, lại thuê được một tay luật sư giỏi chuyên về hình sự. Hơn nữa, nguyên nhân cái chết là do tự sát, điều này thì không thể nghi ngờ gì được nữa.
“Bà đã giết chết gã đó?” Aomame quả quyết hỏi.
“Không. Tôi không giết thằng khốn đó.” bà chủ đáp.
Aomame không hiểu, lặng lẽ nhìn bà chủ.
Bà nói tiếp: “Chồng trước của con gái tôi, thằng khốn bỉ ổi ấy vẫn sống trên đời này. Ngày ngày hắn vẫn mở mắt ra trên giường mình, đi đứng bằng hai chân mình. Tôi không có ý định giết chết hắn.”
Bà chủ ngưng lại trong giây lát, đợi những lời của mình ngấm vào tâm trí Aomame.
“Đối với cái gã từng là con rể tôi ấy, điều tôi làm là khiến hắn thân bại danh liệt. Cho hắn không còn một mảnh da lành lặn. Tôi tình cờ có được khả năng làm điều đó. Hắn là một tên nhu nhược. Đầu óc đủ dùng, biết ăn nói, được xã hội công nhận ở chừng mực nào đó, nhưng căn bản là hạng nhu nhược, bỉ ổi. Kẻ nào dùng đến bạo lực với vợ con trong gia đình, chắc chắn đều là hạng nhân cách ươn hèn cả. Chính vì ươn hèn nên lúc nào chũng cũng muốn đem những người yếu ớt hơn mình ra làm vật hy sinh. Muốn làm hắn thân bại danh liệt thì không khó, hạng ấy khi đã sụp đổ thì hết đời cũng không gượng dậy nổi. Con gái tôi qua đời lâu lắm rồi, nhưng từ đó đến giờ, tôi vẫn không ngừng giám sát hắn. Mỗi khi hắn thử vùng lên, tôi đều không cho phép. Mặc dù hắn còn đang sống, nhưng chẳng qua chỉ là một cái xác biết thở mà thôi. Nhưng hắn sẽ không tự sát, bởi vì loại người như hắn không đủ dũng khí để làm việc ấy. Đây chính là cách của tôi. Nhất quyết không để hắn chết dễ dàng. Mà phải giày vò hắn không ngừng nghỉ, không nương tha. Giống như bị lột da lúc đang sống vậy. Kẻ mà tôi làm cho biến mất, là một kẻ khác. Bởi vì chúng ta có đủ lý do để không thể không mời hắn biến mất khỏi cõi đời này.”
Bà chủ tiếp tục giải thích với Aomame. Sau khi con gái tự sát một năm, bà đã dựng ra một nơi ẩn náu riêng cho những người đàn bà chung cảnh ngộ bị bạo hành gia đình giày vò. Bà có một ngôi nhà nhỏ hai tầng ở khu đất gần biệt thự Azabu đang định sẽ dỡ bỏ, nên không có người ở. Bà cho sửa qua căn nhà ấy, dùng làm nơi cho những người đàn bà không còn biết chạy đi đâu kia. Bà cũng lập ra một “phòng tư vấn cho những phụ nữ gặp khó khăn vì bạo lực” do các luật sư ở Tokyo phụ trách, có nhân viên tình nguyện thăm hỏi và trực điện thoại tư vấn. Sau khi liên hệ với bà, những người đàn bà cần gấp một nơi tránh nạn sẽ được đưa tới đây. Người mang theo con nhỏ cũng không ít, thậm chí có cả những cô bé mười mấy tuổi bị cha xâm hại tình dục. Bọn họ ở lại đó, cho đến khi tìm được một nơi có thể an thân. Vật dụng cần cho cuộc sống trước mắt, thực phẩm và quần áo, đều được cung ứng đầy đủ. Họ giúp đỡ lẫn nhau, sống theo kiểu cộng đồng. Mọi chi phí đều do bà chủ chu cấp.
Luật sư và những người tư vấn định kỳ đến thăm họ, chăm sóc cho họ, bàn bạc kế hoạch tương lai. Nếu rảnh rỗi, bà chủ cũng đến, chăm chú lắng nghe từng người một dốc bầu tâm sự, cho họ những lời khuyên thích hợp. Ngoài ra, bà còn giúp họ tìm công việc và chỗ ở mới để ổn định cuộc sống. Nếu xảy ra những rắc rối cần đến sự can thiệp của cơ bắp, thì Tamaru sẽ ra tay xử lý sao cho thích đáng. Chẳng hạn, chồng biết vợ ở đâu, đến cưỡng ép bắt về, mấy chuyện phiền phức này không ai giải quyết vừa nhanh lại vừa hiệu quả như Tamaru.
“Nhưng mà, chỉ mình tôi và Tamaru thì không thể giải quyết mọi vấn đề được. Huống hồ còn có một số trường hợp, dù có vận dụng luật pháp cũng không tìm ra được cách giải quyết khả thi nào,” bà chủ nói.
Aomame thấy rằng càng nói gương mặt bà chủ càng lộ ra một thứ ánh sáng đặc biệt có màu đỏ hồng. Và theo đó, ấn tượng đôn hậu, cao quý thường ngày cũng nhạt dần đi, rồi tan biến không còn tăm tích. Chỉ còn lại một thứ vượt trên cả sự phẫn nộ và sự kinh tởm đơn thuần. Đó giống như một thứ hạt nhân vô danh, vừa cứng vừa nhỏ, ở sâu thẳm trong tinh thần. Dẫu vậy, giọng nói bình tĩnh của bà không hề thay đổi từ đầu đến cuối.
“Tất nhiên, nếu mấy gã đó không tồn tại nữa, thì có thể bớt đi sự phiền phức lúc ra tòa ly hôn, tiền bảo hiểm có thể lập tức đến tay, dẫu rằng sự tồn tại (hoặc không tồn tại) của một con người không thể được quyết định chỉ dựa trên các lý do thực tiễn. Chỉ sau khi đưa ra tất cả các nhân tố, nghiên cứu và nhận định một cách công bằng, cẩn trọng, cuối cùng kết luận rằng gã đàn ông ấy hoàn toàn không đáng để thương xót, chúng tôi mới hành động. Đó là những kẻ chẳng khác nào loài ký sinh trùng chuyên hút máu của người yếu. Linh hồn chúng đã lệch lạc cùng cực, không còn khả năng chữa trị, cũng không có ý chí để làm lại con người, chúng là những tên khốn kiếp chẳng thể tìm được bất cứ giá trị nào để sống tiếp trên đời này nữa.”
Bà chủ ngậm miệng, chăm chú nhìn Aomame trong giây lát với ánh mắt như có thể nhìn xuyên qua cả tường đá, sau đó nói bằng giọng ôn tồn như cũ.
“Đối với hạng người này, chúng tôi chỉ có thể dùng cách thức nào đó mời chúng biến mất. Một cách thức tuyệt đối không thu hút sự chú ý của mọi người.”
“Có thể làm được chuyện này ư?”
“Có nhiều cách khác nhau để làm một người biến mất.” bà chủ cân nhắc câu chữ. Đoạn, bà ngừng trong giây lát, nói tiếp, “Tôi có thể tạo ra cách nào đó để khiến một con người biến mất. Tôi có khả năng làm việc đó.”
Aomame lại ngẫm nghĩ về những gì bà chủ vừa nói, nhưng cách biểu đạt của bà quá mơ hồ khó hiểu.
Bà chủ nói: “Chúng ta đều đã từng mất đi người quý giá nhất vì những chuyện phi lý hết sức, và bị tổn thương sâu sắc. Vết thương trong lòng này có lẽ sẽ không bao giờ chữa khỏi được. Nhưng chúng ta không thể cứ ngồi ì ra đó nhìn vết thương của mình, cần phải đứng lên hành động tiếp. Hơn nữa, không phải để báo thù cho bản thân, mà là vì chính nghĩa. Thế nào, liệu cô có muốn giúp tôi hay không? Tôi cần một người hợp tác đáng tin cậy, giỏi giang. Một người có thể cùng chia sẻ bí mật và gánh vác sứ mệnh.”
Aomame mất không ít thời gian để sắp xếp lại những lời lẽ ấy trong đầu, lý giải những gì bà chủ nói. Đây là một sự bộc bạch và đề xuất khó tin. Hơn nữa, sau khi nghe lời đề nghị ấy, nàng phải lâu hơn nữa mới ổn định được xúc cảm. Trong khi đó, bà chủ vẫn ngồi trên ghế, tư thế không thay đổi, chăm chú nhìn Aomame, im lặng không nói một lời. Bà có vẻ rất thong dong, dường như đã chuẩn bị sẵn tinh thần để chờ đợi.
Không nghi ngờ gì nữa, chắc chắn là bà ấy mắc một chứng điên nào đó, Aomame nghĩ. Nhưng bà chủ không điên, cũng không bị bệnh. Chẳng những vậy, tinh thần bà thậm chí còn cực kỳ ổn định, không chút dao động, tới mức lạnh lùng. Lại có cả những chứng cứ xác thực làm cơ sở. Nói là điên thì không đúng lắm, mà có lẽ chính xác hơn thì nên nói là một thứ gần giống với bệnh điên. Hẳn là thiên kiến đúng đắn. Lúc này, bà ấy đang muốn chia sẻ với mình sự điên cuồng và thiên kiến ấy. Đồng thời yêu cầu mình cũng phải lạnh lùng như bà ấy. Bà ấy tin rằng mình đủ tư chất để làm việc đó.
Rốt cuộc nàng đã nghĩ trong bao lâu? Khi chìm vào suy tư, con người ta dường như mất đi cảm giác về thời gian. Duy chỉ trái tim và vẫn cứng nhắc khắc ghi một tiết tấu nhất định. Aomame ghé thăm mấy căn phòng nhỏ bé ở trong nàng, như thể con cá bơi ngược dòng nước, lần về đầu nguồn con sông thời gian. Nơi đó có những cảnh tượng đã quá quen thuộc, có những mùi vị đã quên lãng từ lâu, có những hoài niệm dịu dàng, có những nỗi đau dữ dội. Một tia sáng không biết từ đâu chiếu tới, bất ngờ đâm xuyên thân thể Aomame. Nàng bỗng nhận ra một cảm giác kỳ diệu, cơ thể nàng dường như đã trở nên trong suốt. Vươn bàn tay về phía tia sáng ấy, có thể nhìn thấy cảnh tượng phía sau bàn tay. Thân thể đột nhiên nhẹ bông. Aomame thầm nhủ: Cứ cho là bây giờ, mình phó mặc cho điên cuồng và thiên kiến, rồi phải tan xương nát thịt, thế giới diệt vong, thì rốt cuộc mình cũng có còn gì để mất?
“Tôi hiểu rồi,” Aomame trả lời. Nàng cắn môi một lát, rồi cất tiếng nói tiếp: “Tôi sẵn lòng giúp đỡ trong khả năng có thể.”
Bà chủ đưa hai tay ra, nắm chặt bàn tay Aomame. Từ đó trở đi, Aomame và bà bắt đầu chia sẻ bí mật, sứ mệnh và cả cái thứ gần giống với điên cuồng kia nữa. Không, có lẽ đó chính là sự điên cuồng tột độ. Nhưng ranh giới giữa hai thứ đó rốt cuộc nằm ở đâu, thì Aomame lại không nhìn rõ. Hơn nữa, những kẻ mà nàng và bà chủ cùng đưa sang thế giới xa xôi kia, dù sao chăng nữa, đều là những kẻ không đáng được thương hại.
“Tính ra từ sau lần cô chuyển cái gã ở khách sạn khu Shibuya sang thế giới khác đến giờ, cũng chưa lâu lắm,” bà chủ bình tĩnh nói. Lúc bà nói chuyển “sang thế giới khác”, thoạt nghe cứ như đang nói đến chuyện dịch chuyển đồ đạc trong nhà.
“Bốn ngày nữa là tròn hai tháng,” Aomame đáp.
“Chưa được hai tháng,” bà chủ tiếp lời. “Thành thử, bây giờ mà lại nhờ cô đi làm công việc tiếp thì không được hợp lý lắm. Ít nhất cũng phải giữ cách quãng nửa năm. Nếu thời gian giữa hai vụ quá ngắn, gánh nặng tâm lý của cô sẽ trở nên quá lớn. Nói thế nào nhỉ, đây dù sao cũng không phải chuyện vặt vãnh. Thêm vào đó, có thể không bao lâu nữa sẽ có người nghi vẫn rằng, hình như tỷ lệ tử vong do bệnh tim bột phát của những người đàn ông có liên quan đến phòng tư vấn của tôi hơi cao.”
Aomame mỉm cười, đoạn nói: “Trên đời cũng có nhiều kẻ đa nghi lắm.”
Bà chủ cũng mỉm cười đáp lại. “Cô biết rồi đấy, tôi là một người cực kỳ cẩn thận, xưa nay chẳng bao giờ tin vào những thứ ngẫu nhiên, hay may mắn. Bao giờ với những gã đàn ông đó tôi cũng tìm kiếm một giải pháp ôn hòa. Chỉ khi nào xác định rằng không còn khả năng nào như thế, tôi mới lựa chọn giải pháp cuối cùng. Đồng thời, khi vạn bất đắc dĩ phải dùng đến cách ấy, tôi sẽ loại trừ tất cả những nguy hiểm có thể xảy ra. Nghiên cứu tất cả một cách kỹ càng và tỉ mỉ, chuẩn bị mọi phương án, sau khi khẳng định là không còn gì sơ suất, tôi mới nhờ đến cô. Vì vậy cho đến giờ, vẫn chưa từng xảy ra bất cứ vấn đề gì. Có phải không?”
“Vâng,” Aomame thừa nhận. Đích xác là như thế. Khi đến nơi được chỉ định từ trước, mọi việc đều đã được bố trí chu đáo đâu vào đó. Nàng chỉ còn việc dùng mũi kim nhọn đâm một nhát vào vị trí đặc biệt ở sau gáy đối phương. Rồi sau khi xác nhận đối phương đã “chuyển sang một thế giới khác”, thì rời khỏi hiện trường. Cho đến hiện tại, tất cả các vụ đều được tiến hành thuận lợi và rất có hệ thống.
“Nhưng tới đối thủ lần này, rất tiếc phải nói như vậy, có lẽ đành phải miễn cưỡng nhờ đến cô. Kế hoạch chưa hoàn toàn chín muồi, nhân tố bất trắc còn nhiều, sợ rằng không thể cung cấp đầy đủ mọi điều kiện cho cô như những lần trước. Vì so với các lần trước, trường hợp này hơi khác biệt.”
“Khác biệt chỗ nào?”
“Đối tượng không phải là một gã đàn ông địa vị bình thường.” Bà chủ cẩn trọng lựa chọn từ ngữ diễn đạt, “nói cụ thể hơn, trước tiên là được bảo vệ cực kỳ cẩn mật.”
“Chính trị gia?”
Bà chủ lắc đầu. “Không, không phải chính trị gia. Chuyện này, sau tôi sẽ nói kỹ hơn. Chúng tôi vẫn đang thử thăm dò nhiều cách khác nhau, để xem có thể không cần phải cô đi giải quyết hay không. Nhưng hình như chẳng có cách nào thuận lợi cả. Các phương pháp bình thường đều vô dụng. Thật vô cùng xin lỗi, nhưng ngoài nhờ cô ra, chúng tôi không nghĩ ra cách nào nữa.”
“Công việc này cần gấp không ạ?” Aomame hỏi.
“Không, không cần gấp. Cũng không có thời hạn phải hoàn thành. Có điều, nếu để quá muộn, số người bị hại e rằng sẽ tăng lên. Hơn nữa, cơ hội cho chúng ta rất có hạn. Không thể biết trước được thời cơ sẽ đến lúc nào.”
Ngoài cửa sổ trời đã tối hẳn, gian phòng để phơi nắng bị bao vây trong tĩnh lặng. Trăng đã lên chưa nhỉ? Aomame tự hỏi. Nhưng từ vị trí nàng đang ngồi không thể nhìn thấy bên ngoài.
Bà chủ nói: “Tôi định sẽ giải thích tình hình với cô hết sức rõ ràng cặn kẽ. Nhưng trước đó, tôi muốn cô gặp một người đã. Giờ chúng ta sẽ đi gặp.”
“Người đó đang sống ở đây ư?” Aomame hỏi.
Bà chủ chầm chậm hít vào một hơi, từ sâu trong cổ họng phát ra một âm thanh nho nhỏ. Trong đôi mắt bà chợt ánh lên một tia sáng đặc biệt mà nàng chưa bao giờ thấy.
“Cô bé được đưa từ trung tâm tư vấn đến đây sáu tuần rồi. Suốt bốn tuần đầu cô bé không nói một lời nào, hầu như chỉ ở trong trạng thái tinh thần hoảng hốt, mất toàn bộ năng lực sử dụng ngôn ngữ. Chúng tôi chỉ biết tên và tuổi cô bé, lúc được đưa về từ ga tàu điện ngầm, trên người chỉ mặc một cái áo ngủ rách rưới, đã đi qua nhiều nơi, cuối cùng mới đến chỗ chúng tôi. Tôi đã phải dành nhiều thời gian nói chuyện với cô bé, từng chút một, mãi cuối cùng mới khiến cô bé hiểu được rằng không phải sợ, chỗ này an toàn. Bây giờ, ít nhiều cô bé đã có thể mở miệng nói năng được rồi, tuy lời nói vẫn rất vụn vặt, nhưng ghép những mảnh vụn ấy lại, cũng có thể hiểu được chuyện gì đã xảy ra. Thực sự hết sức tàn nhẫn, khó dùng lời nói mà thuật lại được, thậm chí chỉ nghe thôi cũng đủ thấy bất nhẫn rồi.”
“Lại là bị chồng bạo hành ạ?”
“Không phải.” Giọng bà chủ nghe thật chua chát, “Cô bé mới mười tuổi.”
Bà chủ và Aomame đi qua sân, mở khóa, bước qua cánh cửa gỗ nhỏ, sang phía nhà lánh nạn cho phụ nữ ở bên cạnh. Đó là một tòa nhà xây dựng bằng gỗ, hồi xưa, khi người làm công trong biệt thự nhiều hơn, nơi này chủ yếu được dùng làm chỗ ở cho họ. Một căn nhà nhỏ hai tầng, kiến trúc rất có phong cách, nhưng nếu đem cho thuê làm nhà ở thì hơi cũ. Tuy nhiên, dùng làm nơi lánh nạn cho những người đàn bà không còn đường nào để đi thì chẳng có gì đáng chê trách. Những cây sồi già nua vươn rộng tán lá, che chở cho căn nhà nhỏ. Trên cửa dẫn vào tiền sảnh khảm những hình trang trí bằng thủy tinh rất đẹp. Nhà tổng cộng có mười phòng. Có lúc đông người, có lúc vắng người, nhưng thường bao giờ cũng có năm sáu người đàn bà lặng lẽ sống ở đây. Lúc này khoảng một nửa số phòng vẫn còn sáng đèn. Ngoài tiếng trẻ con thi thoảng vọng ra từ đâu đó, xung quanh yên tĩnh đến ngạc nhiên, như thể căn nhà nhỏ tự im lìm không nói năng gì vậy. Ở đây không có những âm thanh ồn ào của cuộc sống. Ngoài cửa xích một con chó cái giống béc giê Đức, khi có người đi qua, nó liền thấp giọng gầm gừ, rồi sủa mấy tiếng. Không hiểu ai đã huấn luyện nó thế nào, khi có đàn ông đi qua, con chó này liền nổi điên lên sủa mãi không thôi. Nhưng người thân nhất với nó lại là Tamaru.
Khi bà chủ lại gần, con chó lập tức ngừng sủa, ra sức vẫy đuôi, khịt khịt mũi chừng như vui mừng lắm. Bà khom người xuống, nhè nhẹ vỗ lên đầu nó. Aomame cũng gãi gãi phía sau tai nó. Con chó nhớ được mặt Aomame, nó là con chó rất thông minh, không hiểu sao lại thích ăn rau chân vịt. Sau đó, bà chủ lấy chìa khóa mở cửa tiền sảnh.
“Một người phụ nữ sống ở đây lo chăm sóc cho cô bé đó,” bà chủ nói với Aomame, “Ở chung phòng với cô bé, cố gắng để ý bất cứ lúc nào. Tôi không yên tâm để cô bé ở một mình.”
Ở nơi này, người ta ngầm khuyến khích những người đàn bà chăm sóc lẫn nhau, kể cho nhau nghe những gian nan khổ sở mình từng trải nghiệm, chia sẻ nỗi đau của nhau. Nhờ làm vậy, nhiều người đã dần chữa lành vết thương trong lòng. Người vào trước truyền lại cho người vào sau các yếu lĩnh để sống, trao lại các vật phẩm cần thiết cho cuộc sống. Việc nấu nướng và quét dọn đều phân công lần lượt. Đương nhiên, trong đó cũng có những người chỉ thích ở một mình, tuyệt đối không bao giờ mở miệng nhắc đến những gì đã trải qua. Với những người đàn bà như thế, sự cô độc và im lặng của họ được tôn trọng. Nhưng hầu hết đều mong được trút bầu tâm sự với những người có cùng cảnh ngộ. Ở đây cấm uống rượu, hút thuốc, người lạ không được phép tự tiện ra vào, ngoài ra không có hạn chế đặc biệt gì khác.
Ngôi nhà có một điện thoại, một ti vi, đặt ở phòng khách chung cạnh sảnh. Trong phòng còn có một bộ sofa cũ và bàn ăn. Hầu hết thời gian trong ngày của những người phụ nữ trôi qua trong gian phòng này. Ti vi gần như không bao giờ bật, khi nào bật thì âm lượng luôn được chỉnh xuống mức gần như không nghe thấy gì. Có vẻ như họ thích ngồi một mình đọc sách, xem báo, thêu thùa hoặc chụm đầu thì thầm trò chuyện hơn. Cũng có người từ sáng đến tối chỉ vẽ tranh. Đó là một không gian lạ lẫm, tựa như một nơi cư trú tạm thời nằm giữa thế giới thực và thế giới của những người đã chết, ánh sáng cũng ảm đạm và nặng nề. Dù là ngày nắng nôi hay ngày râm mát, ban ngày hay nửa đêm, ánh sáng ở đó đều giống nhau. Mỗi lần đến thăm căn nhà ấy, Aomame đều có cảm giác sự tồn tại của nàng dường như không phù hợp với nơi đây, và nàng chỉ như một vị khách không mời xuẩn ngốc. Nơi đó giống như một câu lạc bộ cần có tư cách đặc biệt mới được gia nhập. Sự cô độc mà họ cảm nhận hoàn toàn khác với sự cô độc của Aomame.
Bà chủ vừa xuất hiện, ba người đàn bà trong phòng khách liền đứng lên. Thoạt nhìn đã nhận ra ngay, bọn họ hết sức kính trọng bà. Bà chủ ra hiệu cho họ ngồi xuống.
“Các cô cứ ở đó được rồi. Tôi chỉ muốn gặp Tsubasa nói mấy câu thôi.”
“Tsubasa ở trong phòng ạ,” một người trạc tuổi Aomame cất tiếng đáp. Mái tóc cô vừa thẳng lại vừa dài.
“Cô bé ở cùng với Saeko. Hình như vẫn chưa thể xuống dưới này,” một người đàn bà đứng tuổi nói.
“Có lẽ còn cần thêm chút thời gian nữa,” bà chủ mỉm cười.
Ba người phụ nữ im lặng gật đầu. Họ đều hiểu rất rõ, cần thêm thời gian nghĩa là thế nào.
Sau khi lên tầng hai, vào trong phòng, bà chủ nói với một cô gái vóc người nhỏ nhắn, trông không có gì nổi bật: liệu cô có thể ra ngoài một lát được không. Cô gái tên Saeko ấy khẽ cười, rồi bước ra ngoài, khép cửa, đi xuống dưới, để lại cô bé mười tuổi tên là Tsubasa. Trong phòng kê một cái bàn nhỏ dùng để ăn cơm. Cô bé, bà chủ và Aomame ngồi xung quanh cái bàn ấy. Cửa sổ buông một tấm rèm rất dày.
“Chị này tên là Aomame,” bà chủ nói với cô bé, “Chị ấy làm việc cùng bà. Cháu không phải lo lắng.”
Cô bé đưa mắt liếc nhanh Aomame một cái, khẽ gật đầu. Động tác khẽ khàng đến độ gần như không để người khác nhận ra.
“Cô bé này tên là Tsubasa,” bà chủ giới thiệu, sau đó hỏi cô bé: “Tsubasa đến đây được bao lâu rồi nhỉ?”
Cô bé khẽ lắc đầu, hình như đang nói “không biết”. Biên độ của cái lắc đầu ấy chỉ chừng một xăng ti mét.
“Sáu tuần và ba ngày,” bà chủ nói, “Có lẽ cháu không nhớ nhưng bà thì có đếm đấy. Cháu có biết tại sao không?”
Cô bé lại khẽ lắc đầu.
“Bởi vì trong một số trường hợp, thời gian là thứ vô cùng quan trọng,” bà chủ nói, “Dù chỉ là số đếm, cũng có ý nghĩa lớn.”
Theo quan sát của Aomame, Tsubasa là một cô bé mười tuổi có thể gặp ở bất cứ đâu. So với đám trẻ cùng tuổi, cô bé tương đối cao, nhưng thân hình lại quá gầy guộc, ngực còn chưa nhú. Có vẻ như bị suy dinh dưỡng mãn tính. Mặt mũi cô bé không xấu, nhưng ấn tượng hết sức mờ nhạt. Đôi mắt làm người ta liên tưởng đến một ô kính cửa sổ bị phủ lên một lớp sương mù, dù nhìn kỹ cũng không thể thấy rõ bên trong. Đôi môi mỏng khô khốc hay run rẩy một cách bất an, như thể muốn nói gì đó, nhưng thực tế lại không có âm thanh nào thành hình.
Bà chủ lấy trong túi giấy ra một hộp sô cô la hình dáng khác nhau rất đẹp. Bà đưa cho Tsubasa một viên, rồi đưa cho Aomame một viên, sau đó tự nhặt một viên lên cho vào miệng. Aomame cũng cho viên của mình vào miệng. Thấy hai người làm vậy, Tsubasa bèn ăn theo. Ba người không nói gì, chỉ lặng lẽ ăn sô cô la.
“Cô còn nhớ lúc mình mười tuổi thế nào chứ?” bà chủ hỏi Aomame.
“Nhớ rõ mồn một,” Aomame đáp. Năm đó, nàng đã nắm tay một cậu bé, thề rằng cả đời này chỉ yêu một mình cậu ta. Mấy tháng sau, nàng có kinh lần đầu tiên. Khi ấy, trong người Aomame có rất nhiều thứ đã thay đổi. Nàng đã quyết tâm rời xa tín ngưỡng, cắt đứt quan hệ với cha mẹ.
“Tôi cũng nhớ rõ mồn một,” bà chủ nói, “Năm mười tuổi, cha dẫn tôi đi Paris, ở lại đó chừng một năm. Lúc đó cha tôi là nhân viên ngoại giao, chúng tôi sống trong một căn hộ gần công viên Luxembourg. Đó là giai đoạn cuối của Thế chiến thứ nhất, các ga tàu lèn chật cứng binh sĩ bị thương. Có những người lính gần như vẫn còn là trẻ con, cũng có cả người đã cao tuổi. Paris vốn là một thành phố bốn mùa đều tươi đẹp, nhưng ấn tượng nó để lại trong tôi chỉ đầy máu tươi đầm đìa. Ở tiền tuyến, trận chiến ác liệt đang diễn ra, những người mất chân mất tay mất mắt tựa hồ những linh hồn bị vứt bỏ, lưu lạc khắp đầu đường ngõ phố. Mắt nhìn đâu cũng chỉ thấy một màu trắng của những dải băng cứu thương quấn trên người họ, cùng với sắc đen của những mảnh vải quấn trên tay những phụ nữ. Rất nhiều quan tài mới tinh được xe ngựa chở đến nghĩa địa. Mỗi khi có quan tài chạy qua, đoàn người lại ngoảnh mặt đi hướng khác, đưa tay lên bụm chặt miệng lại.”
Bà chủ vươn bàn tay qua bàn. Cô bé hơi ngần ngừ, rồi giơ bàn tay đang để trên đùi đặt vào lòng bàn tay bà chủ. Bà chủ nắm lấy bàn tay cô. Khi đi lướt qua xe ngựa chở quan tài trên đường phố Paris thuở còn là một cô bé, hẳn cha hoặc mẹ cũng nắm chặt tay bà như thế này, trấn an bà không cần phải lo lắng. Đừng lo, con đang ở nơi an toàn rồi, không phải sợ gì cả.
“Một ngày cơ thể một người đàn ông đều tạo ra mấy triệu tinh trùng,” bà chủ nói với Aomame, “Cô biết chuyện này không?”
“Tôi không biết con số cụ thể,” Aomame đáp.
“Con số cụ thể thì đương nhiên tôi cũng không biết. Tóm lại là nhiều không đếm xuể. Bọn họ phóng tất cả số đó ra trong một lần xuất tinh. Nhưng số lần rụng trứng của người đàn bà lại chỉ có hạn. Cô có biết là bao nhiêu không?”
“Tôi không nhớ rõ con số chính xác.”
“Cả đời chỉ có bốn trăm trứng,” bà chủ nói, “Không phải tháng nào cũng tạo ra trứng mới, mà từ khi người đàn bà sinh ra trên đời toàn bộ số trứng đó đã được chứa trong cơ thể rồi. Từ sau khi người đàn bà có kinh lần đầu tiên, mỗi tháng sẽ có một trứng chín và rụng. Trong cơ thể cô bé này cũng có những trứng như thế. Chu kỳ sinh lý của cô bé còn chưa bắt đầu, vì vậy đám trứng chưa từng được đụng tới, có lẽ là vẫn nằm yên trong ngăn kéo tủ. Sứ mệnh của đám trứng này, không cần phải nói cũng biết, chính là để tiếp nhận tinh trùng và thụ thai.”
Aomame gật đầu.
“Khuynh hướng tinh thần của đàn ông và đàn bà không giống nhau, trong đó có rất nhiều điều nảy sinh từ sự khác biệt của cơ quan sinh dục. Đàn bà chúng ta, nếu chỉ xét về mặt sinh lý thuần túy, thì là sống để bảo vệ số trứng hữu hạn ấy. Cô cũng vậy mà tôi cũng vậy, cả cô bé này cũng vậy.” Nói tới đây, khóe miệng bà thoáng hiện lên một nụ cười, “Đối với tôi, có lẽ nên dùng thì quá khứ, từng sống.”
Đến nay mình đã rụng hai trăm quả trứng, Aomame tính nhanh trong đầu. Trong cơ thể mình chắc vẫn còn một nửa, bên trên có khi còn dãn nhãn “Đã đặt trước” cũng nên.
“Nhưng mà, trứng của cô bé sẽ không thể thụ thai được,” bà chủ nói, “Tuần trước, tôi có mời bác sĩ quen tới kiểm tra, tử cung của cô bé đã bị phá hoại.”
Aomame nhăn mặt, đưa mắt nhìn bà chủ. Sau đó lại hơi ngoảnh đầu sang phía cô bé. Không sao thốt nên lời. “Bị phá hoại?”
“Đúng vậy. Bị phá hoại,” bà chủ nói, “Dù phẫu thuật cũng không thể phục hồi nguyên trạng.”
“Ai làm vậy?” Aomame hỏi.
“Chúng tôi vẫn chưa rõ,” bà chủ nói.
“Người Tí Hon,” cô bé chợt lên tiếng.
Đêm hôm sau, Aomame bước ra ban công và thấy vẫn có hai mặt trăng. Mặt trăng lớn chính là mặt trăng vẫn thấy. Toàn thân nó toát lên một sắc trắng kỳ dị, như thể mới đùn lên từ một ngọn núi tro tàn. Ngoài chuyện đó ra, nó hoàn toàn không khác gì mặt trăng bình thường nàng vẫn thấy, mặt trăng mà một ngày hè nóng bức năm 1969, Neil Amrstrong đã bước đi những bước đầu tiên nhỏ bẻ nhưng vô cùng vĩ đại ấy. Treo lơ lửng bên cạnh là một mặt trăng nhỏ méo mó màu xanh lục, trông như một đứa trẻ thành tích kém cỏi, rón rén núp bên mặt trăng lớn.
Chắc chắn là đầu óc mình có vấn đề rồi, Aomame thầm nhủ. Mặt trăng từ xưa đều chỉ có một, giờ chắc chắn cũng chỉ có một. Nếu mặt trăng đột nhiên tăng lên thành hai, cuộc sống trên trái đất ắt phải xảy ra những thay đổi thực thụ. Như là thủy triều lên xuống cũng sẽ thay đổi theo, và điều này chắc chắn sẽ trở thành một chủ đề lớn trong xã hội. Cho dù thế nào mình cũng không thể không nhận thấy. Chuyện này so với chuyện để sót một đoạn tin tức vì lý do ngẫu nhiên nào đó thực sự khác nhau một trời một vực.
Nhưng có đúng là sẽ khác đến vậy không? Mình có đủ một trăm phần trăm xác tín để đưa ra kết luận dứt khoát như thế không?
Aomame khẽ chau mày. Thời gian gần đây, những chuyện kỳ dị khó hiểu không ngừng xảy đến với mình. Ở những nơi mình không biết, thế giới vẫn đang phát triển theo cách riêng của nó. Như thể chơi một trò chơi mà nhân lúc mình bị bịt mắt mọi người có thể tự do thay đổi vị trí. Nếu đúng như vậy thật, cùng một lúc có hai mặt trăng trên bầu trời có lẽ cũng chẳng phải chuyện gì ly kỳ lắm. Hay là, không biết từ bao giờ, khi ý thức của mình đang say ngủ, mặt trăng bé kia đột nhiên sổ ra từ một xó xỉnh nào đấy của vũ trụ, làm ra vẻ họ hàng xa của mặt trăng đến chơi, rồi ở lại luôn trong vòng lực hấp dẫn của địa cầu.
Sắc phục và súng lục của cảnh sát đều thay đổi. Cảnh sát và phần tử quá khích đấu súng kịch liệt ở vùng núi tỉnh Yamanashi. Tất cả đã xảy ra mà mình hoàn toàn không hay biết. Còn cả tin Mỹ và Liên Xô cùng xây dựng căn cứ địa trên mặt trăng nữa. Những chuyện này có quan hệ gì với việc số lượng mặt trăng tăng lên không nhỉ? Trong bản thu nhỏ các số báo mình đọc ở thư viện có bài nào viết về mặt trăng mới không nhỉ?
Nàng lần tìm ký ức, nhưng không thể nhớ ra chuyện gì.
Nếu tìm được người nào đó để hỏi cũng tốt. Nhưng phải đi tìm ai, và nên hỏi như thế nào, Aomame đều hết sức mù mờ. “À, tôi bảo này, trên trời hình như có hai mặt trăng thì phải, có thể kiểm tra lại giúp tôi được không?” Hỏi như vậy có ổn không nhỉ? Nhưng dù nghĩ thế nào, đây cũng là một câu hỏi cực kỳ ngu xuẩn. Nếu đúng là mặt trăng đã tăng số lượng lên thành hai mà nàng không hay biết thì cũng kỳ lạ; còn nếu mặt trăng vẫn chỉ có một như trước nay vẫn thế, thì nhất định người ta sẽ nghĩ nàng bị thần kinh.
Aomame ngồi lún sâu trong chiếc ghế ghép từ các ống nhòm, hai chân gác lên tay vịn, nghĩ ra mười mấy cách đặt câu hỏi khác nhau, rồi thử nói thành lời, nhưng cách nào nghe cũng ngu xuẩn như nhau. Hết cách rồi. Bản thân sự thể đã vượt quá quy luật thông thường, không thể đặt ra câu hỏi nào cho hợp lý. Đây là chuyện đã hai năm rõ mười.
Nàng quyết định tạm gác lại chuyện về mặt trăng thứ hai. Tiếp tục quan sát một thời gian rồi tính sau. Dẫu sao trước mắt cũng chưa có rắc rối nào do chuyện này gây ra. Hơn nữa, biết đâu một ngày nào đó, nàng sẽ đột nhiên nhận ra là nó đã biến mất.
Qua trưa hôm sau, nàng đến câu lạc bộ thể thao ở Hiro, dạy hai tiết võ thuật, một tiết huấn luyện cá nhân. Tiện thể vòng qua quầy tiếp tân, thấy bà chủ ở Azabu để lại một lời nhắn hiếm hoi. Nội dung: nếu rảnh rỗi hãy liên lạc với tôi.
Giống như mọi khi, người nghe điện là Tamaru.
Nếu tiện, bà chủ muốn mời cô ngày mai ghé qua, hướng dẫn luyện tập như thường lệ, đến tối mời cô cùng ăn cơm luôn, Tamaru nói.
Tôi sẽ đến sau bốn giờ, rất vui lòng được dùng bữa tối với phu nhân, Aomame trả lời.
“Tốt lắm,” anh ta nói, “Vậy hẹn gặp lúc bốn giờ chiều mai.”
“Anh Tamaru này. Gần đây anh có ngắm trăng không?” Aomame hỏi.
“Trăng?” Tamaru hỏi lại. “Cô muốn nói mặt trăng trên bầu trời à?”
“Đúng thế.”
“Tôi không nhớ là mình đã bao giờ để tâm ngắm trăng hay chưa. Có chuyện gì với mặt trăng hay sao?”
“Cũng không có gì,” Aomame nói, “Vậy bốn giờ chiều mai gặp nhé.”
Tamaru đợi giây lát rồi mới gác máy.
Tối hôm đó trên bầu trời vẫn có hai mặt trăng. Chỉ hai ngày nữa là cả hai sẽ đến kỳ trăng tròn. Aomame cầm ly rượu brandy, ngước nhìn chăm chăm chú hai mặt trăng một lớn một nhỏ thật lâu, như thể đang nhìn ngắm một câu đố chữ không sao tìm được lời giải. Càng nhìn nàng cảm thấy sự kết hợp này đầy những ẩn số. Nếu được, nàng thật muốn hỏi mặt trăng cho rõ ràng. Rốt cuộc, đã xảy ra chuyện gì, tại sao bên cạnh ngươi lại có thêm người bạn nhỏ màu xanh kia nữa. Tất nhiên, mặt trăng sẽ không bao giờ đáp lại nàng.
Mặt trăng có tuổi đời lớn hơn bất cứ ai, từ đầu chí cuối vẫn ở chốn xa tít chăm chú quan sát địa cầu. Có lẽ nó đã chứng kiến hết thảy mọi sự vật hiện tượng từng xảy ra trên địa cầu này. Nhưng trăng luôn im lặng, lúc nào cũng lạnh lùng, chôn chặt quá khứ nặng nề ấy vào lòng. Nơi đó không có không khí, chẳng có gió. Chân không là môi trường thích hợp nhất để bảo tồn ký ức vẹn toàn. Không ai có thể cởi lòng mặt trăng. Aomame nâng ly rượu về phía mặt trăng.
“Gần đây có ai ôm ngươi ngủ không?” Aomame hỏi mặt trăng.
Mặt trăng không trả lời.
“Ngươi có bạn không?”
Mặt trăng không trả lời.
“Ngươi sống như thế, thỉnh thoảng có cảm thấy mệt mỏi không?”
Mặt trăng không trả lời.
Giống như mọi lần, Tamaru đón nàng ở sảnh trước.
“Tôi ngắm trăng rồi. Tối hôm qua,” Tamaru vừa mở miệng đã nói ngay.
“Vậy à?” Aomame đáp.
“Nghe cô nói vậy, tôi cũng thấy băn khoăn. Lâu lắm rồi không ngắm trăng, tối qua ngước lên nhìn, mặt trăng đúng là tuyệt thật. Làm người ta thấy bình tâm hơn.”
“Cùng ngắm với người yêu à?”
“Đúng vậy,” Tamaru trả lời, sau đó đặt một ngón tay lên cánh mũi, “À, mặt trăng có chuyện gì à?”
“Cũng không có gì,” Aomame nói, cô lựa chọn từ ngữ thích hợp, đoạn tiếp lời, “Chỉ là gần đây không hiểu sao tôi luôn nghĩ đến mặt trăng thôi.”
“Không có lý do gì à?”
“Không có lý do gì đặc biệt,” Aomame đáp.
Tamaru lẳng lặng cúi đầu. Hình như đang suy đoán điều gì đó. Con người này không tin vào những chuyện không có lý do, nhưng cũng không hỏi thêm, chỉ theo lệ cũ đi trước dẫn đường, đưa Aomame vào phòng phơi nắng. Bà chủ mặc bộ đồ thể thao dùng khi tập luyện, đang ngồi trên ghế đọc sách, nghe khúc hợp tấu cho nhạc cụ dây Lachrimae[1] của John Dowland[2], đây là nhạc khúc bà rất thích, Aomame đã nghe nhiều lần, thuộc làu cả giai điệu.
[1] Hay còn gọi là Bảy giọt nước mắt.
[2] John Dowland (1563-1626): nhà soạn nhạc người Anh
“Mời cô hôm nay, mà mãi tối qua mới liên lạc, thật xin lỗi,” bà chủ nói, “Đáng lẽ phải hẹn cô sớm hơn, cũng vì đột nhiên giờ này tôi có thời gian rảnh.”
“Bà không phải ngại tôi đâu ạ,” Aomame nói.
Tamaru bưng khay đi vào, trên khay đặt chiếc ấm đã pha sẵn trà hương thảo. Anh ta rót trà vào hai cái chén rất thanh nhã, đoạn bước ra ngoài, đóng cửa lại. Bà chủ và Aomame vừa nghe nhạc của Dowland vừa ngắm hoa đỗ quyên đỏ rực như lửa ngoài vườn, lặng lẽ uống trà. Lần nào đến đây, Aomame cũng thấy như mình đang ở chốn địa đàng nhân gian. Không khí có trọng lượng, dòng thời gian cũng chảy theo một lối riêng.
“Mỗi lần nghe bản nhạc này, trong tôi thường nảy sinh rất nhiều cảm xúc kỳ lạ về thời gian,” bà chủ dường như đã nhìn thấu được tâm tư của Aomame, nói: “m nhạc những người từ bốn trăm năm về trước vẫn nghe, không ngờ lại giống hệt như những gì chúng ta đang nghe đây. Nghĩ tới điều này, cô không cảm thấy thật kỳ diệu sao?”
“Vâng,” Aomame đáp, “nếu vậy thì, mặt trăng mà con người bốn trăm năm trước trông thấy, cũng giống như thứ chúng ta hôm nay vẫn thấy phải không ạ?”
Bà chủ ngạc nhiên nhìn Aomame, rồi gật đầu: “Đúng là vậy đấy, cô nói có lý lắm. Nghĩ vậy, nghe cùng một loại âm nhạc cách nhau bốn thế kỷ, có lẽ cũng không có gì là kỳ diệu lắm.”
“Có lẽ nên nói là mặt trăng hầu như giống nhau.”
Aomame nói, chăm chú nhìn bà chủ, nhưng dường như câu nói của nàng không khiến bà để tâm.
“Đây là đĩa CD thu lại buổi biểu diễn băng nhạc cụ cổ,” bà chủ nói, “sử dụng các nhạc cụ giống hệt thời đó, diễn tấu dựa theo nhạc phổ giống hệt thời đó. Vậy nên, hiệu quả âm nhạc về đại thể là giống thời đó. Giống như mặt trăng vậy.”
Aomame nói: “Nhưng mà, cho dù sự vật giống nhau, nhưng phương thức lý giải của con người có lẽ rất khác với ngày nay. Đêm của thời đó có lẽ tăm tối hơn bây giờ, mặt trăng biết đâu cũng sáng hơn, lớn hơn. Khỏi phải nói, mọi người cũng không thể có đĩa hát, băng cát xét và máy nghe đĩa, không có thói quen như hiện giờ, muốn nghe nhạc là có thể nghe bất cứ lúc nào. Vào thời ấy, đó thực sự là một điều hết sức đặc biệt.”
“Hoàn toàn chính xác,” bà chủ đồng ý. “Chúng ta đang sống trong một xã hội tiện lợi như thế đấy, khả năng cảm thụ có lẽ cũng trở nên trì độn đi. Mặt trăng trên bầu trời kia mặc dù giống nhau, nhưng thứ chúng ta nhìn thấy có lẽ lại là một thứ khác. Có lẽ cách đây bốn thế kỷ, chúng ta sở hữu một tâm hồn phong phú hơn, gần gũi với tự nhiên hơn bây giờ.”
“Nhưng đó là một thế giới tàn khốc. Hơn nửa số trẻ con chết yểu trước khi trưởng thành vì suy dinh dưỡng và các bệnh mãn tính. Con người dễ dàng mất mạng vì những bệnh như viêm tủy xám, lao, đậu mùa, sởi. Dân chúng thường không nhiều người sống quá bốn mươi tuổi. Đàn bà phải đẻ thật nhiều, đến năm ba mươi tuổi đã rụng hết răng, trông như bà già. Để sinh tồn, người ta phải dựa vào bạo lực. Trẻ con từ nhỏ đã bị buộc phải làm những việc nặng khiến xương cốt biến dạng, mua dâm thiếu nữ vị thành niên là chuyện thường ngày. Thậm chí mua dâm cả các bé trai. Hầu hết mọi người đều sống cuộc đời tăm tối trong một thế giới chẳng hề liên quan gì đến sự phong phú của tình cảm và tâm hồn. Phố phường ở đô thị la liệt những người tàn phế, ăn mày và tội phạm. Những người có thể ngắm trăng với một niềm cảm khái, thán phục các vở kịch của Shakespeare, lắng nghe thứ âm nhạc tuyệt vời của Dowland này e rằng vô cùng ít ỏi.”
Bà chủ mỉm cười nói: “Cô đúng là một người hết sức thú vị.”
Amame nói: “Tôi chỉ là một người cực kỳ bình thường, chẳng qua thích đọc sách mà thôi. Chủ yếu là sách về lịch sử.”
“Tôi cũng thích đọc sách sử. Sách sử cho chúng ta biết một sự thực rằng, chúng ta trong quá khứ và ngày nay về cơ bản là tương đồng. Tuy phục trang và phương thức sống khác nhau, nhưng tư tưởng và hành vi của chúng ta thì không thay đổi nhiều lắm. Con người, xét cho cùng, chẳng qua chỉ là giá thể của gien di truyền. Chúng cứ lần lượt thay thế chúng ta hết đời này đến đời khác, giống như người ta vứt bỏ những con ngựa đã chạy mệt lử mà đổi ngựa mới vậy. Chẳng những thế, gien di truyền xưa nay không bao giờ nghĩ xem thế nào là thiện và ác. Dù ta hạnh phúc hay bất hạnh, chúng cũng chẳng hề quan tâm. Vì chúng ta rốt cuộc chỉ là một phương tiện. Bọn chúng chỉ quan tâm đến một điều: đối với chúng, thứ gì mới là hiệu quả nhất.”
“Mặc dù thế, chúng ta lại không thể không suy nghĩ xem thế nào là thiện ác, phải không?”
Bà chủ gật đầu. “Đúng vậy. Con người không thể không nghĩ đến những chuyện đó. Nhưng thứ căn bản chi phối phương thức sống của chúng ta lại là gien di truyền. Dĩ nhiên, như thế chắc chắn sẽ nảy sinh mâu thuẫn.” Nói xong, bà khẽ mỉm cười.
Cuộc thảo luận về lịch sử chấm dứt ở đây. Hai người uống nốt chỗ trà hương thảo, rồi chuyển sang tập võ.
Hôm nay, họ ăn một bữa tối đơn giản tại nhà.
“Chỉ có mấy món đơn giản này, cô thấy được không?” bà chủ hỏi.
“Dĩ nhiên là được ạ,” Aomame đáp.
Bữa tối được Tamaru dùng một chiếc xe nhỏ đẩy tới. Chắc là có đầu bếp chuyên nghiệp phụ trách nấu ăn, còn đưa lên và phục vụ hai người dùng cơm là nhiệm vụ của Tamaru. Anh ta lấy chai vang trắng trong xô đá ra, động tác rót rượu ra ly rất thành thục. Bà chủ và Aomame nhấp môi uống thử. Rượu được ướp lạnh vừa đủ độ, mùi thơm dễ chịu. Thức ăn chỉ có mấy món măng hấp, xa lát Niçoise[3], và thịt cua hấp trứng cuộn, ngoài ra còn có bánh mì bơ.
[3] Một loại xa lát trộn giữa nhiều loại rau khác nhau với cá ngừ và cá trống. Một món ăn đặc trưng của thành phố Nice miền Nam nước Pháp.
Các món đều được làm từ nguyên liệu tươi, mùi vị rất ngon. Khẩu phần cũng vừa đủ. Tóm lại, mỗi bữa bà chủ đều ăn ít. Bà sử dụng dao nĩa một cách tao nhã, mỗi lần chỉ đưa một chút thức ăn vào miệng, tựa như con chim nhỏ mổ thóc. Tamaru luôn đứng ở một góc xa trong phòng. Một người đàn ông với cơ thể lừng lững như anh ta, không ngờ có thể xóa sạch sự hiện hữu của chính mình trong suốt một thời gian dài, trước giờ Aomame vẫn rất khâm phục điều này.
Trong bữa cơm, hai người nói chuyện đứt quãng. Họ tập trung ý thức vào việc ăn. Tiếng nhạc dìu dịu trôi khắp không gia. Bản hợp tấu cho cello của Haydn, đây cũng là một trong những khúc nhạc ưa thích của bà chủ.
Bữa ăn dọn đi, bình cà phê được mang tới. Tamaru rót cà phê xong, đang định lui ra thì bà chủ giơ ngón tay về phía anh ta.
“Ở đây xong rồi. Cám ơn cậu,” bà nói.
Tamaru khẽ gật đầu, sau đó lặng lẽ bước ra khỏi phòng như mọi ngày. Cánh cửa khẽ khàng khép lại. Lúc hai người uống cà phê, đĩa nhạc đã chạy hết, một bầu không khí trầm lặng mới bao phủ tất cả.
“Cô và tôi tin tưởng lẫn nhau. Phải vậy không?” bà chủ chăm chú nhìn thẳng vào mắt Aomame, hỏi.
Aomame bày tỏ sự đồng ý, ngắn gọn, nhưng dứt khoát.
“Chúng ta cùng sở hữu những bí mật quan trọng,” bà chủ tiếp lời, “Nói ra thì tức là đã giao phó cho nhau tính mạng.”
Aomame lặng lẽ gật đầu.
Lần đầu tiên Aomame nói hết bí mật của mình với bà chủ cũng là ở trong căn phòng này. Cảnh tượng lúc đó nàng vẫn nhớ rõ mồn một như thể đang diễn ra trước mắt. Nàng không thể không dốc hết những gánh nặng chôn chặt nơi đáy lòng mình với một người nào đó. Bởi, nếu chôn giấu trong lòng để một mình mình gánh, gánh nặng sẽ mau chóng đạt đến giới hạn chịu đựng của con người. Vì vậy mà bà chủ vừa mới khơi gợi, Aomame đã mở toang cánh cửa bí mật đã đóng kín suốt bấy lâu.
Người bạn thân duy nhất của nàng bị chồng bạo hành trong suốt hai năm, đến nỗi tinh thần suy sụp, nhưng lại không thể chạy trốn, cuối cùng đã tự sát vì đau khổ khôn cùng. Sau đó gần một năm, nàng nghĩ ra một lý do để đến nhà gã đàn ông ấy. Nàng vạch ra rồi làm đúng theo cả một kế hoạch tinh vi, dùng mũi dùi sắc bén đâm vào sau gáy, giết chết hắn. Cú đâm ấy không để lại vết thương cũng không có máu. Cái chết được xác định là vì bệnh tật đơn thuần. Không một ai mảy may nghi ngờ. Lúc đó Aomame không cho rằng mình đã làm sai điều gì, đến giờ vẫn vậy. Thậm chí nàng cũng không thấy lương tâm cắn rứt. Nhưng không vì thế mà cảm giác nặng nề khi cố ý tước đoạt một sinh mạng có thể vơi đi phần nào.
Bà chủ chăm chú lắng nghe câu chuyện dài của Aomame. Trong lúc nàng ngập ngừng kể lại câu chuyện, bà chỉ im lặng nghe. Đợi Aomame kể hết, bà đặt mấy câu hỏi về một số chi tiết còn chưa rõ, sau đó vươn tay ra, nắm chặt bàn tay Aomame một hồi lâu.
“Cô đã làm đúng,” bà chủ chậm rãi nói, gần như không mở miệng, “Nếu còn sống, chắc chắn gã đó sẽ tiếp tục gây ra những chuyện tương tự với những phụ nữ khác. Bọn chúng bao giờ cũng tìm được nạn nhân, và lặp lại những hành vi đó. Chính cô đã cắt đứt mầm họa. Đây hoàn toàn không phải chuyện báo thù cá nhân. Cô cứ yên lòng.”
Aomame vùi mặt vào hai lòng bàn tay, khóc không thành tiếng. Nàng khóc vì Tamaki. Bà chủ lấy khăn tay ra, lau khô nước mắt giúp nàng.
“Thật trùng hợp đến lạ lùng,” bà chủ bình tĩnh nói, giọng không gợn chút hoang mang, “Tôi cũng từng khiến cho một kẻ biến mất, vì một lý do có thể nói là hoàn toàn tương đồng với cô đấy.”
Aomame ngẩng mặt nhìn bà chủ, không nói nên lời. Người đàn bà này rốt cuộc đang nói gì vậy?
Bà chủ tiếp tục kể: “Dĩ nhiên không phải đích thân tôi ra tay. Tôi không có thể lực như vậy, cũng không có kỹ thuật đặc biệt như cô. Tôi sử dụng phương cách thích hợp mà mình có thể áp dụng làm hắn biến mất. Không để lại chứng cứ cụ thể nào. Dẫu bây giờ tôi có đi tự thú, thì cũng không thể chứng minh được đó là một vụ án. Giống như trường hợp của cô vậy. Nếu có một phiên tòa sau khi chết, chắc là tôi sẽ bị Thượng đế phán tội. Nhưng tôi chẳng ngại gì chuyện ấy. Tôi không làm sai. Dù ở trước mặt bất cứ người nào, tôi cũng thẳng thắn nói ra chủ kiến của mình.”
Bà chủ thở dài một tiếng tựa như trút một gánh nặng, sau đó lại tiếp tục nói.
“Vậy là, cô và tôi coi như đã nắm được bí mật quan trọng của nhau rồi. Phải không nhỉ?”
Aomame vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ điều bà chủ đang nói. Làm hắn biến mất? Chìm vào giữa mối nghi hoặc sâu xa và chấn động mãnh liệt, gương mặt nàng nhanh chóng mất đi dáng vẻ bình thường. Để Aomame trấn tĩnh lại, bà chủ liền giải thích kỹ hơn với giọng ôn tồn của mình.
Con gái ruột của bà cũng đã tự kết liễu đời mình vì nguyên nhân tương tự như Otsuka Tamaki. Ngay từ ban đầu, bà đã nhận ra cuộc sống hôn nhân của con gái có gì đó không ổn. Trong mắt bà, người đàn ông kia rõ ràng có một linh hồn lệch lạc. Trước đó hắn cũng từng gây chuyện, nguyên nhân hẳn đã thâm căn cố đế. Thế nhưng, không ai ngăn cản được cuộc hôn nhân đó. Quả nhiên, những trận bạo hành gia đình thảm khốc cứ liên tục tái diễn, con gái bà dần mất đi lòng tự tôn và tự tin, bị dồn ép đến đường cùng và rơi vào trạng thái trầm cảm. Cô bị tước đoạt mất khả năng tự lập, gần như đã rơi xuống một vực sâu không đáy, chẳng cách nào thoát ra được nữa. Thế rồi một ngày kia, cô đã trút cả vốc thuốc ngủ lớn và rượu whishey vào bụng.
Lúc khám nghiệm tử thi, người ta phát hiện trên người cô có nhiều dấu vết bạo hành. Có những chỗ bầm giập và bị đánh đập mạnh, xương bị gãy, rất nhiều chỗ phỏng do bị gí tàn thuốc lá. Hai cổ tay đều hằn vết trói thít bằng dây thừng. Có vẻ như sở thích của tên khốn đó là sử dụng dây thừng. Hai nụ hoa biến dạng. Lúc chồng cô bị cảnh sát gọi đến thẩm vấn, hắn thừa nhận một phần sự thật rằng đã bạo hành vợ, nhưng lại nói đó chỉ là một phần trong sinh hoạt tình dục của hai vợ chồng, diễn ra với sự đồng ý của cả hai bên, thậm chí vợ hắn thích những trò ấy.
Kết quả, cũng như trường hợp của Tamaki, cảnh sát không thể truy cứu trách nhiệm pháp luật đối với gã chồng kia. Người vợ cũng đâu tố cáo với cảnh sát, huống hồ cô lại chết rồi. Gã chồng ấy cũng có địa vị xã hội nhất định, lại thuê được một tay luật sư giỏi chuyên về hình sự. Hơn nữa, nguyên nhân cái chết là do tự sát, điều này thì không thể nghi ngờ gì được nữa.
“Bà đã giết chết gã đó?” Aomame quả quyết hỏi.
“Không. Tôi không giết thằng khốn đó.” bà chủ đáp.
Aomame không hiểu, lặng lẽ nhìn bà chủ.
Bà nói tiếp: “Chồng trước của con gái tôi, thằng khốn bỉ ổi ấy vẫn sống trên đời này. Ngày ngày hắn vẫn mở mắt ra trên giường mình, đi đứng bằng hai chân mình. Tôi không có ý định giết chết hắn.”
Bà chủ ngưng lại trong giây lát, đợi những lời của mình ngấm vào tâm trí Aomame.
“Đối với cái gã từng là con rể tôi ấy, điều tôi làm là khiến hắn thân bại danh liệt. Cho hắn không còn một mảnh da lành lặn. Tôi tình cờ có được khả năng làm điều đó. Hắn là một tên nhu nhược. Đầu óc đủ dùng, biết ăn nói, được xã hội công nhận ở chừng mực nào đó, nhưng căn bản là hạng nhu nhược, bỉ ổi. Kẻ nào dùng đến bạo lực với vợ con trong gia đình, chắc chắn đều là hạng nhân cách ươn hèn cả. Chính vì ươn hèn nên lúc nào chũng cũng muốn đem những người yếu ớt hơn mình ra làm vật hy sinh. Muốn làm hắn thân bại danh liệt thì không khó, hạng ấy khi đã sụp đổ thì hết đời cũng không gượng dậy nổi. Con gái tôi qua đời lâu lắm rồi, nhưng từ đó đến giờ, tôi vẫn không ngừng giám sát hắn. Mỗi khi hắn thử vùng lên, tôi đều không cho phép. Mặc dù hắn còn đang sống, nhưng chẳng qua chỉ là một cái xác biết thở mà thôi. Nhưng hắn sẽ không tự sát, bởi vì loại người như hắn không đủ dũng khí để làm việc ấy. Đây chính là cách của tôi. Nhất quyết không để hắn chết dễ dàng. Mà phải giày vò hắn không ngừng nghỉ, không nương tha. Giống như bị lột da lúc đang sống vậy. Kẻ mà tôi làm cho biến mất, là một kẻ khác. Bởi vì chúng ta có đủ lý do để không thể không mời hắn biến mất khỏi cõi đời này.”
Bà chủ tiếp tục giải thích với Aomame. Sau khi con gái tự sát một năm, bà đã dựng ra một nơi ẩn náu riêng cho những người đàn bà chung cảnh ngộ bị bạo hành gia đình giày vò. Bà có một ngôi nhà nhỏ hai tầng ở khu đất gần biệt thự Azabu đang định sẽ dỡ bỏ, nên không có người ở. Bà cho sửa qua căn nhà ấy, dùng làm nơi cho những người đàn bà không còn biết chạy đi đâu kia. Bà cũng lập ra một “phòng tư vấn cho những phụ nữ gặp khó khăn vì bạo lực” do các luật sư ở Tokyo phụ trách, có nhân viên tình nguyện thăm hỏi và trực điện thoại tư vấn. Sau khi liên hệ với bà, những người đàn bà cần gấp một nơi tránh nạn sẽ được đưa tới đây. Người mang theo con nhỏ cũng không ít, thậm chí có cả những cô bé mười mấy tuổi bị cha xâm hại tình dục. Bọn họ ở lại đó, cho đến khi tìm được một nơi có thể an thân. Vật dụng cần cho cuộc sống trước mắt, thực phẩm và quần áo, đều được cung ứng đầy đủ. Họ giúp đỡ lẫn nhau, sống theo kiểu cộng đồng. Mọi chi phí đều do bà chủ chu cấp.
Luật sư và những người tư vấn định kỳ đến thăm họ, chăm sóc cho họ, bàn bạc kế hoạch tương lai. Nếu rảnh rỗi, bà chủ cũng đến, chăm chú lắng nghe từng người một dốc bầu tâm sự, cho họ những lời khuyên thích hợp. Ngoài ra, bà còn giúp họ tìm công việc và chỗ ở mới để ổn định cuộc sống. Nếu xảy ra những rắc rối cần đến sự can thiệp của cơ bắp, thì Tamaru sẽ ra tay xử lý sao cho thích đáng. Chẳng hạn, chồng biết vợ ở đâu, đến cưỡng ép bắt về, mấy chuyện phiền phức này không ai giải quyết vừa nhanh lại vừa hiệu quả như Tamaru.
“Nhưng mà, chỉ mình tôi và Tamaru thì không thể giải quyết mọi vấn đề được. Huống hồ còn có một số trường hợp, dù có vận dụng luật pháp cũng không tìm ra được cách giải quyết khả thi nào,” bà chủ nói.
Aomame thấy rằng càng nói gương mặt bà chủ càng lộ ra một thứ ánh sáng đặc biệt có màu đỏ hồng. Và theo đó, ấn tượng đôn hậu, cao quý thường ngày cũng nhạt dần đi, rồi tan biến không còn tăm tích. Chỉ còn lại một thứ vượt trên cả sự phẫn nộ và sự kinh tởm đơn thuần. Đó giống như một thứ hạt nhân vô danh, vừa cứng vừa nhỏ, ở sâu thẳm trong tinh thần. Dẫu vậy, giọng nói bình tĩnh của bà không hề thay đổi từ đầu đến cuối.
“Tất nhiên, nếu mấy gã đó không tồn tại nữa, thì có thể bớt đi sự phiền phức lúc ra tòa ly hôn, tiền bảo hiểm có thể lập tức đến tay, dẫu rằng sự tồn tại (hoặc không tồn tại) của một con người không thể được quyết định chỉ dựa trên các lý do thực tiễn. Chỉ sau khi đưa ra tất cả các nhân tố, nghiên cứu và nhận định một cách công bằng, cẩn trọng, cuối cùng kết luận rằng gã đàn ông ấy hoàn toàn không đáng để thương xót, chúng tôi mới hành động. Đó là những kẻ chẳng khác nào loài ký sinh trùng chuyên hút máu của người yếu. Linh hồn chúng đã lệch lạc cùng cực, không còn khả năng chữa trị, cũng không có ý chí để làm lại con người, chúng là những tên khốn kiếp chẳng thể tìm được bất cứ giá trị nào để sống tiếp trên đời này nữa.”
Bà chủ ngậm miệng, chăm chú nhìn Aomame trong giây lát với ánh mắt như có thể nhìn xuyên qua cả tường đá, sau đó nói bằng giọng ôn tồn như cũ.
“Đối với hạng người này, chúng tôi chỉ có thể dùng cách thức nào đó mời chúng biến mất. Một cách thức tuyệt đối không thu hút sự chú ý của mọi người.”
“Có thể làm được chuyện này ư?”
“Có nhiều cách khác nhau để làm một người biến mất.” bà chủ cân nhắc câu chữ. Đoạn, bà ngừng trong giây lát, nói tiếp, “Tôi có thể tạo ra cách nào đó để khiến một con người biến mất. Tôi có khả năng làm việc đó.”
Aomame lại ngẫm nghĩ về những gì bà chủ vừa nói, nhưng cách biểu đạt của bà quá mơ hồ khó hiểu.
Bà chủ nói: “Chúng ta đều đã từng mất đi người quý giá nhất vì những chuyện phi lý hết sức, và bị tổn thương sâu sắc. Vết thương trong lòng này có lẽ sẽ không bao giờ chữa khỏi được. Nhưng chúng ta không thể cứ ngồi ì ra đó nhìn vết thương của mình, cần phải đứng lên hành động tiếp. Hơn nữa, không phải để báo thù cho bản thân, mà là vì chính nghĩa. Thế nào, liệu cô có muốn giúp tôi hay không? Tôi cần một người hợp tác đáng tin cậy, giỏi giang. Một người có thể cùng chia sẻ bí mật và gánh vác sứ mệnh.”
Aomame mất không ít thời gian để sắp xếp lại những lời lẽ ấy trong đầu, lý giải những gì bà chủ nói. Đây là một sự bộc bạch và đề xuất khó tin. Hơn nữa, sau khi nghe lời đề nghị ấy, nàng phải lâu hơn nữa mới ổn định được xúc cảm. Trong khi đó, bà chủ vẫn ngồi trên ghế, tư thế không thay đổi, chăm chú nhìn Aomame, im lặng không nói một lời. Bà có vẻ rất thong dong, dường như đã chuẩn bị sẵn tinh thần để chờ đợi.
Không nghi ngờ gì nữa, chắc chắn là bà ấy mắc một chứng điên nào đó, Aomame nghĩ. Nhưng bà chủ không điên, cũng không bị bệnh. Chẳng những vậy, tinh thần bà thậm chí còn cực kỳ ổn định, không chút dao động, tới mức lạnh lùng. Lại có cả những chứng cứ xác thực làm cơ sở. Nói là điên thì không đúng lắm, mà có lẽ chính xác hơn thì nên nói là một thứ gần giống với bệnh điên. Hẳn là thiên kiến đúng đắn. Lúc này, bà ấy đang muốn chia sẻ với mình sự điên cuồng và thiên kiến ấy. Đồng thời yêu cầu mình cũng phải lạnh lùng như bà ấy. Bà ấy tin rằng mình đủ tư chất để làm việc đó.
Rốt cuộc nàng đã nghĩ trong bao lâu? Khi chìm vào suy tư, con người ta dường như mất đi cảm giác về thời gian. Duy chỉ trái tim và vẫn cứng nhắc khắc ghi một tiết tấu nhất định. Aomame ghé thăm mấy căn phòng nhỏ bé ở trong nàng, như thể con cá bơi ngược dòng nước, lần về đầu nguồn con sông thời gian. Nơi đó có những cảnh tượng đã quá quen thuộc, có những mùi vị đã quên lãng từ lâu, có những hoài niệm dịu dàng, có những nỗi đau dữ dội. Một tia sáng không biết từ đâu chiếu tới, bất ngờ đâm xuyên thân thể Aomame. Nàng bỗng nhận ra một cảm giác kỳ diệu, cơ thể nàng dường như đã trở nên trong suốt. Vươn bàn tay về phía tia sáng ấy, có thể nhìn thấy cảnh tượng phía sau bàn tay. Thân thể đột nhiên nhẹ bông. Aomame thầm nhủ: Cứ cho là bây giờ, mình phó mặc cho điên cuồng và thiên kiến, rồi phải tan xương nát thịt, thế giới diệt vong, thì rốt cuộc mình cũng có còn gì để mất?
“Tôi hiểu rồi,” Aomame trả lời. Nàng cắn môi một lát, rồi cất tiếng nói tiếp: “Tôi sẵn lòng giúp đỡ trong khả năng có thể.”
Bà chủ đưa hai tay ra, nắm chặt bàn tay Aomame. Từ đó trở đi, Aomame và bà bắt đầu chia sẻ bí mật, sứ mệnh và cả cái thứ gần giống với điên cuồng kia nữa. Không, có lẽ đó chính là sự điên cuồng tột độ. Nhưng ranh giới giữa hai thứ đó rốt cuộc nằm ở đâu, thì Aomame lại không nhìn rõ. Hơn nữa, những kẻ mà nàng và bà chủ cùng đưa sang thế giới xa xôi kia, dù sao chăng nữa, đều là những kẻ không đáng được thương hại.
“Tính ra từ sau lần cô chuyển cái gã ở khách sạn khu Shibuya sang thế giới khác đến giờ, cũng chưa lâu lắm,” bà chủ bình tĩnh nói. Lúc bà nói chuyển “sang thế giới khác”, thoạt nghe cứ như đang nói đến chuyện dịch chuyển đồ đạc trong nhà.
“Bốn ngày nữa là tròn hai tháng,” Aomame đáp.
“Chưa được hai tháng,” bà chủ tiếp lời. “Thành thử, bây giờ mà lại nhờ cô đi làm công việc tiếp thì không được hợp lý lắm. Ít nhất cũng phải giữ cách quãng nửa năm. Nếu thời gian giữa hai vụ quá ngắn, gánh nặng tâm lý của cô sẽ trở nên quá lớn. Nói thế nào nhỉ, đây dù sao cũng không phải chuyện vặt vãnh. Thêm vào đó, có thể không bao lâu nữa sẽ có người nghi vẫn rằng, hình như tỷ lệ tử vong do bệnh tim bột phát của những người đàn ông có liên quan đến phòng tư vấn của tôi hơi cao.”
Aomame mỉm cười, đoạn nói: “Trên đời cũng có nhiều kẻ đa nghi lắm.”
Bà chủ cũng mỉm cười đáp lại. “Cô biết rồi đấy, tôi là một người cực kỳ cẩn thận, xưa nay chẳng bao giờ tin vào những thứ ngẫu nhiên, hay may mắn. Bao giờ với những gã đàn ông đó tôi cũng tìm kiếm một giải pháp ôn hòa. Chỉ khi nào xác định rằng không còn khả năng nào như thế, tôi mới lựa chọn giải pháp cuối cùng. Đồng thời, khi vạn bất đắc dĩ phải dùng đến cách ấy, tôi sẽ loại trừ tất cả những nguy hiểm có thể xảy ra. Nghiên cứu tất cả một cách kỹ càng và tỉ mỉ, chuẩn bị mọi phương án, sau khi khẳng định là không còn gì sơ suất, tôi mới nhờ đến cô. Vì vậy cho đến giờ, vẫn chưa từng xảy ra bất cứ vấn đề gì. Có phải không?”
“Vâng,” Aomame thừa nhận. Đích xác là như thế. Khi đến nơi được chỉ định từ trước, mọi việc đều đã được bố trí chu đáo đâu vào đó. Nàng chỉ còn việc dùng mũi kim nhọn đâm một nhát vào vị trí đặc biệt ở sau gáy đối phương. Rồi sau khi xác nhận đối phương đã “chuyển sang một thế giới khác”, thì rời khỏi hiện trường. Cho đến hiện tại, tất cả các vụ đều được tiến hành thuận lợi và rất có hệ thống.
“Nhưng tới đối thủ lần này, rất tiếc phải nói như vậy, có lẽ đành phải miễn cưỡng nhờ đến cô. Kế hoạch chưa hoàn toàn chín muồi, nhân tố bất trắc còn nhiều, sợ rằng không thể cung cấp đầy đủ mọi điều kiện cho cô như những lần trước. Vì so với các lần trước, trường hợp này hơi khác biệt.”
“Khác biệt chỗ nào?”
“Đối tượng không phải là một gã đàn ông địa vị bình thường.” Bà chủ cẩn trọng lựa chọn từ ngữ diễn đạt, “nói cụ thể hơn, trước tiên là được bảo vệ cực kỳ cẩn mật.”
“Chính trị gia?”
Bà chủ lắc đầu. “Không, không phải chính trị gia. Chuyện này, sau tôi sẽ nói kỹ hơn. Chúng tôi vẫn đang thử thăm dò nhiều cách khác nhau, để xem có thể không cần phải cô đi giải quyết hay không. Nhưng hình như chẳng có cách nào thuận lợi cả. Các phương pháp bình thường đều vô dụng. Thật vô cùng xin lỗi, nhưng ngoài nhờ cô ra, chúng tôi không nghĩ ra cách nào nữa.”
“Công việc này cần gấp không ạ?” Aomame hỏi.
“Không, không cần gấp. Cũng không có thời hạn phải hoàn thành. Có điều, nếu để quá muộn, số người bị hại e rằng sẽ tăng lên. Hơn nữa, cơ hội cho chúng ta rất có hạn. Không thể biết trước được thời cơ sẽ đến lúc nào.”
Ngoài cửa sổ trời đã tối hẳn, gian phòng để phơi nắng bị bao vây trong tĩnh lặng. Trăng đã lên chưa nhỉ? Aomame tự hỏi. Nhưng từ vị trí nàng đang ngồi không thể nhìn thấy bên ngoài.
Bà chủ nói: “Tôi định sẽ giải thích tình hình với cô hết sức rõ ràng cặn kẽ. Nhưng trước đó, tôi muốn cô gặp một người đã. Giờ chúng ta sẽ đi gặp.”
“Người đó đang sống ở đây ư?” Aomame hỏi.
Bà chủ chầm chậm hít vào một hơi, từ sâu trong cổ họng phát ra một âm thanh nho nhỏ. Trong đôi mắt bà chợt ánh lên một tia sáng đặc biệt mà nàng chưa bao giờ thấy.
“Cô bé được đưa từ trung tâm tư vấn đến đây sáu tuần rồi. Suốt bốn tuần đầu cô bé không nói một lời nào, hầu như chỉ ở trong trạng thái tinh thần hoảng hốt, mất toàn bộ năng lực sử dụng ngôn ngữ. Chúng tôi chỉ biết tên và tuổi cô bé, lúc được đưa về từ ga tàu điện ngầm, trên người chỉ mặc một cái áo ngủ rách rưới, đã đi qua nhiều nơi, cuối cùng mới đến chỗ chúng tôi. Tôi đã phải dành nhiều thời gian nói chuyện với cô bé, từng chút một, mãi cuối cùng mới khiến cô bé hiểu được rằng không phải sợ, chỗ này an toàn. Bây giờ, ít nhiều cô bé đã có thể mở miệng nói năng được rồi, tuy lời nói vẫn rất vụn vặt, nhưng ghép những mảnh vụn ấy lại, cũng có thể hiểu được chuyện gì đã xảy ra. Thực sự hết sức tàn nhẫn, khó dùng lời nói mà thuật lại được, thậm chí chỉ nghe thôi cũng đủ thấy bất nhẫn rồi.”
“Lại là bị chồng bạo hành ạ?”
“Không phải.” Giọng bà chủ nghe thật chua chát, “Cô bé mới mười tuổi.”
Bà chủ và Aomame đi qua sân, mở khóa, bước qua cánh cửa gỗ nhỏ, sang phía nhà lánh nạn cho phụ nữ ở bên cạnh. Đó là một tòa nhà xây dựng bằng gỗ, hồi xưa, khi người làm công trong biệt thự nhiều hơn, nơi này chủ yếu được dùng làm chỗ ở cho họ. Một căn nhà nhỏ hai tầng, kiến trúc rất có phong cách, nhưng nếu đem cho thuê làm nhà ở thì hơi cũ. Tuy nhiên, dùng làm nơi lánh nạn cho những người đàn bà không còn đường nào để đi thì chẳng có gì đáng chê trách. Những cây sồi già nua vươn rộng tán lá, che chở cho căn nhà nhỏ. Trên cửa dẫn vào tiền sảnh khảm những hình trang trí bằng thủy tinh rất đẹp. Nhà tổng cộng có mười phòng. Có lúc đông người, có lúc vắng người, nhưng thường bao giờ cũng có năm sáu người đàn bà lặng lẽ sống ở đây. Lúc này khoảng một nửa số phòng vẫn còn sáng đèn. Ngoài tiếng trẻ con thi thoảng vọng ra từ đâu đó, xung quanh yên tĩnh đến ngạc nhiên, như thể căn nhà nhỏ tự im lìm không nói năng gì vậy. Ở đây không có những âm thanh ồn ào của cuộc sống. Ngoài cửa xích một con chó cái giống béc giê Đức, khi có người đi qua, nó liền thấp giọng gầm gừ, rồi sủa mấy tiếng. Không hiểu ai đã huấn luyện nó thế nào, khi có đàn ông đi qua, con chó này liền nổi điên lên sủa mãi không thôi. Nhưng người thân nhất với nó lại là Tamaru.
Khi bà chủ lại gần, con chó lập tức ngừng sủa, ra sức vẫy đuôi, khịt khịt mũi chừng như vui mừng lắm. Bà khom người xuống, nhè nhẹ vỗ lên đầu nó. Aomame cũng gãi gãi phía sau tai nó. Con chó nhớ được mặt Aomame, nó là con chó rất thông minh, không hiểu sao lại thích ăn rau chân vịt. Sau đó, bà chủ lấy chìa khóa mở cửa tiền sảnh.
“Một người phụ nữ sống ở đây lo chăm sóc cho cô bé đó,” bà chủ nói với Aomame, “Ở chung phòng với cô bé, cố gắng để ý bất cứ lúc nào. Tôi không yên tâm để cô bé ở một mình.”
Ở nơi này, người ta ngầm khuyến khích những người đàn bà chăm sóc lẫn nhau, kể cho nhau nghe những gian nan khổ sở mình từng trải nghiệm, chia sẻ nỗi đau của nhau. Nhờ làm vậy, nhiều người đã dần chữa lành vết thương trong lòng. Người vào trước truyền lại cho người vào sau các yếu lĩnh để sống, trao lại các vật phẩm cần thiết cho cuộc sống. Việc nấu nướng và quét dọn đều phân công lần lượt. Đương nhiên, trong đó cũng có những người chỉ thích ở một mình, tuyệt đối không bao giờ mở miệng nhắc đến những gì đã trải qua. Với những người đàn bà như thế, sự cô độc và im lặng của họ được tôn trọng. Nhưng hầu hết đều mong được trút bầu tâm sự với những người có cùng cảnh ngộ. Ở đây cấm uống rượu, hút thuốc, người lạ không được phép tự tiện ra vào, ngoài ra không có hạn chế đặc biệt gì khác.
Ngôi nhà có một điện thoại, một ti vi, đặt ở phòng khách chung cạnh sảnh. Trong phòng còn có một bộ sofa cũ và bàn ăn. Hầu hết thời gian trong ngày của những người phụ nữ trôi qua trong gian phòng này. Ti vi gần như không bao giờ bật, khi nào bật thì âm lượng luôn được chỉnh xuống mức gần như không nghe thấy gì. Có vẻ như họ thích ngồi một mình đọc sách, xem báo, thêu thùa hoặc chụm đầu thì thầm trò chuyện hơn. Cũng có người từ sáng đến tối chỉ vẽ tranh. Đó là một không gian lạ lẫm, tựa như một nơi cư trú tạm thời nằm giữa thế giới thực và thế giới của những người đã chết, ánh sáng cũng ảm đạm và nặng nề. Dù là ngày nắng nôi hay ngày râm mát, ban ngày hay nửa đêm, ánh sáng ở đó đều giống nhau. Mỗi lần đến thăm căn nhà ấy, Aomame đều có cảm giác sự tồn tại của nàng dường như không phù hợp với nơi đây, và nàng chỉ như một vị khách không mời xuẩn ngốc. Nơi đó giống như một câu lạc bộ cần có tư cách đặc biệt mới được gia nhập. Sự cô độc mà họ cảm nhận hoàn toàn khác với sự cô độc của Aomame.
Bà chủ vừa xuất hiện, ba người đàn bà trong phòng khách liền đứng lên. Thoạt nhìn đã nhận ra ngay, bọn họ hết sức kính trọng bà. Bà chủ ra hiệu cho họ ngồi xuống.
“Các cô cứ ở đó được rồi. Tôi chỉ muốn gặp Tsubasa nói mấy câu thôi.”
“Tsubasa ở trong phòng ạ,” một người trạc tuổi Aomame cất tiếng đáp. Mái tóc cô vừa thẳng lại vừa dài.
“Cô bé ở cùng với Saeko. Hình như vẫn chưa thể xuống dưới này,” một người đàn bà đứng tuổi nói.
“Có lẽ còn cần thêm chút thời gian nữa,” bà chủ mỉm cười.
Ba người phụ nữ im lặng gật đầu. Họ đều hiểu rất rõ, cần thêm thời gian nghĩa là thế nào.
Sau khi lên tầng hai, vào trong phòng, bà chủ nói với một cô gái vóc người nhỏ nhắn, trông không có gì nổi bật: liệu cô có thể ra ngoài một lát được không. Cô gái tên Saeko ấy khẽ cười, rồi bước ra ngoài, khép cửa, đi xuống dưới, để lại cô bé mười tuổi tên là Tsubasa. Trong phòng kê một cái bàn nhỏ dùng để ăn cơm. Cô bé, bà chủ và Aomame ngồi xung quanh cái bàn ấy. Cửa sổ buông một tấm rèm rất dày.
“Chị này tên là Aomame,” bà chủ nói với cô bé, “Chị ấy làm việc cùng bà. Cháu không phải lo lắng.”
Cô bé đưa mắt liếc nhanh Aomame một cái, khẽ gật đầu. Động tác khẽ khàng đến độ gần như không để người khác nhận ra.
“Cô bé này tên là Tsubasa,” bà chủ giới thiệu, sau đó hỏi cô bé: “Tsubasa đến đây được bao lâu rồi nhỉ?”
Cô bé khẽ lắc đầu, hình như đang nói “không biết”. Biên độ của cái lắc đầu ấy chỉ chừng một xăng ti mét.
“Sáu tuần và ba ngày,” bà chủ nói, “Có lẽ cháu không nhớ nhưng bà thì có đếm đấy. Cháu có biết tại sao không?”
Cô bé lại khẽ lắc đầu.
“Bởi vì trong một số trường hợp, thời gian là thứ vô cùng quan trọng,” bà chủ nói, “Dù chỉ là số đếm, cũng có ý nghĩa lớn.”
Theo quan sát của Aomame, Tsubasa là một cô bé mười tuổi có thể gặp ở bất cứ đâu. So với đám trẻ cùng tuổi, cô bé tương đối cao, nhưng thân hình lại quá gầy guộc, ngực còn chưa nhú. Có vẻ như bị suy dinh dưỡng mãn tính. Mặt mũi cô bé không xấu, nhưng ấn tượng hết sức mờ nhạt. Đôi mắt làm người ta liên tưởng đến một ô kính cửa sổ bị phủ lên một lớp sương mù, dù nhìn kỹ cũng không thể thấy rõ bên trong. Đôi môi mỏng khô khốc hay run rẩy một cách bất an, như thể muốn nói gì đó, nhưng thực tế lại không có âm thanh nào thành hình.
Bà chủ lấy trong túi giấy ra một hộp sô cô la hình dáng khác nhau rất đẹp. Bà đưa cho Tsubasa một viên, rồi đưa cho Aomame một viên, sau đó tự nhặt một viên lên cho vào miệng. Aomame cũng cho viên của mình vào miệng. Thấy hai người làm vậy, Tsubasa bèn ăn theo. Ba người không nói gì, chỉ lặng lẽ ăn sô cô la.
“Cô còn nhớ lúc mình mười tuổi thế nào chứ?” bà chủ hỏi Aomame.
“Nhớ rõ mồn một,” Aomame đáp. Năm đó, nàng đã nắm tay một cậu bé, thề rằng cả đời này chỉ yêu một mình cậu ta. Mấy tháng sau, nàng có kinh lần đầu tiên. Khi ấy, trong người Aomame có rất nhiều thứ đã thay đổi. Nàng đã quyết tâm rời xa tín ngưỡng, cắt đứt quan hệ với cha mẹ.
“Tôi cũng nhớ rõ mồn một,” bà chủ nói, “Năm mười tuổi, cha dẫn tôi đi Paris, ở lại đó chừng một năm. Lúc đó cha tôi là nhân viên ngoại giao, chúng tôi sống trong một căn hộ gần công viên Luxembourg. Đó là giai đoạn cuối của Thế chiến thứ nhất, các ga tàu lèn chật cứng binh sĩ bị thương. Có những người lính gần như vẫn còn là trẻ con, cũng có cả người đã cao tuổi. Paris vốn là một thành phố bốn mùa đều tươi đẹp, nhưng ấn tượng nó để lại trong tôi chỉ đầy máu tươi đầm đìa. Ở tiền tuyến, trận chiến ác liệt đang diễn ra, những người mất chân mất tay mất mắt tựa hồ những linh hồn bị vứt bỏ, lưu lạc khắp đầu đường ngõ phố. Mắt nhìn đâu cũng chỉ thấy một màu trắng của những dải băng cứu thương quấn trên người họ, cùng với sắc đen của những mảnh vải quấn trên tay những phụ nữ. Rất nhiều quan tài mới tinh được xe ngựa chở đến nghĩa địa. Mỗi khi có quan tài chạy qua, đoàn người lại ngoảnh mặt đi hướng khác, đưa tay lên bụm chặt miệng lại.”
Bà chủ vươn bàn tay qua bàn. Cô bé hơi ngần ngừ, rồi giơ bàn tay đang để trên đùi đặt vào lòng bàn tay bà chủ. Bà chủ nắm lấy bàn tay cô. Khi đi lướt qua xe ngựa chở quan tài trên đường phố Paris thuở còn là một cô bé, hẳn cha hoặc mẹ cũng nắm chặt tay bà như thế này, trấn an bà không cần phải lo lắng. Đừng lo, con đang ở nơi an toàn rồi, không phải sợ gì cả.
“Một ngày cơ thể một người đàn ông đều tạo ra mấy triệu tinh trùng,” bà chủ nói với Aomame, “Cô biết chuyện này không?”
“Tôi không biết con số cụ thể,” Aomame đáp.
“Con số cụ thể thì đương nhiên tôi cũng không biết. Tóm lại là nhiều không đếm xuể. Bọn họ phóng tất cả số đó ra trong một lần xuất tinh. Nhưng số lần rụng trứng của người đàn bà lại chỉ có hạn. Cô có biết là bao nhiêu không?”
“Tôi không nhớ rõ con số chính xác.”
“Cả đời chỉ có bốn trăm trứng,” bà chủ nói, “Không phải tháng nào cũng tạo ra trứng mới, mà từ khi người đàn bà sinh ra trên đời toàn bộ số trứng đó đã được chứa trong cơ thể rồi. Từ sau khi người đàn bà có kinh lần đầu tiên, mỗi tháng sẽ có một trứng chín và rụng. Trong cơ thể cô bé này cũng có những trứng như thế. Chu kỳ sinh lý của cô bé còn chưa bắt đầu, vì vậy đám trứng chưa từng được đụng tới, có lẽ là vẫn nằm yên trong ngăn kéo tủ. Sứ mệnh của đám trứng này, không cần phải nói cũng biết, chính là để tiếp nhận tinh trùng và thụ thai.”
Aomame gật đầu.
“Khuynh hướng tinh thần của đàn ông và đàn bà không giống nhau, trong đó có rất nhiều điều nảy sinh từ sự khác biệt của cơ quan sinh dục. Đàn bà chúng ta, nếu chỉ xét về mặt sinh lý thuần túy, thì là sống để bảo vệ số trứng hữu hạn ấy. Cô cũng vậy mà tôi cũng vậy, cả cô bé này cũng vậy.” Nói tới đây, khóe miệng bà thoáng hiện lên một nụ cười, “Đối với tôi, có lẽ nên dùng thì quá khứ, từng sống.”
Đến nay mình đã rụng hai trăm quả trứng, Aomame tính nhanh trong đầu. Trong cơ thể mình chắc vẫn còn một nửa, bên trên có khi còn dãn nhãn “Đã đặt trước” cũng nên.
“Nhưng mà, trứng của cô bé sẽ không thể thụ thai được,” bà chủ nói, “Tuần trước, tôi có mời bác sĩ quen tới kiểm tra, tử cung của cô bé đã bị phá hoại.”
Aomame nhăn mặt, đưa mắt nhìn bà chủ. Sau đó lại hơi ngoảnh đầu sang phía cô bé. Không sao thốt nên lời. “Bị phá hoại?”
“Đúng vậy. Bị phá hoại,” bà chủ nói, “Dù phẫu thuật cũng không thể phục hồi nguyên trạng.”
“Ai làm vậy?” Aomame hỏi.
“Chúng tôi vẫn chưa rõ,” bà chủ nói.
“Người Tí Hon,” cô bé chợt lên tiếng.
Tác giả :
Haruki Murakami