1976
Chương 5
Tôi lấy ra hết can đảm lớn tiếng chào họ: “Cháu chào chú thím!” Sau đó lặng lẽ đưa tay ra sau nhéo Vương Câu Đắc Nhi một cái. Lúc này cậu ta mới kịp phản ứng, cũng học theo tôi nói: “Cháu chào chú thím!”
Tôi thấy thím hình như vô cùng vui vẻ, chú đặt tay lên vai của tôi còn thím thì kéo tay Vương Câu Đắc Nhi, dẫn chúng tôi đi ngược lại hướng bến tàu. Trên tay chú có rất nhiều vết chai, bàn tay to lớn ấm áp ấy khiến tôi rất an tâm. Tôi nhắm mắt lại, tưởng tượng đó là bàn tay của cha đang đặt lên vai mình. Nhưng sự thật thì cha chưa bao giờ làm ra hành động như vậy.
Đột nhiên nghĩ đến cái này làm tôi rất nhớ cha mẹ và ông bà. Có phải mọi người cũng đang nhớ tôi không? Trong lúc đang nhắm mắt, nước mắt lặng lẽ rơi xuống. Tôi để ý là mắt trái đang chảy nước mắt.
Dân gian có mấy câu thế này, chảy nước mắt bên trái là đau khổ, bên phải là vui mừng, cũng giống như mắt trái giật tai, mắt phải giật tài vậy. Nước mắt của tôi có phải nói trước đau khổ không?
Tôi lau nước mắt, hít một hơi thật sâu, nhỏ giọng dặn dò Vương Câu Đắc Nhi: “Cậu gọi hai người họ là chú và thím, gọi tớ là Lâm Mộ Đông.”
Vương Câu Đắc Nhi gật đầu.
Tôi nghe mẹ nói chú và thím rất trọng nam khinh nữ, lúc đầu thím mang thai, bác sĩ nói đó là con gái nên thím phải chịu đau đớn rất lớn để phá bỏ đứa bé này. Từ đó thân thể thím không tốt, về sau không thể mang thai được nữa. Chú thím vì chuyện này mà vô cùng hối hận, muốn thừa tự một đứa bé từ cha mẹ tôi.
Chú đã từng đến Liên Vân Cảng một lần thăm chúng tôi, nhưng khi đó tôi còn rất nhỏ nên không nhớ được. Chú đặc biệt thích tôi, muốn tôi làm người thừa tự. Dựa theo quy tắc thừa tự thì chỉ có thể là con trai cả. Nhưng không ngờ cha mẹ tôi chỉ có một mình tôi, nên không thể cho chú ấy nhận con thừa tự, vì thế đến giờ chú và thím vẫn cô đơn không có con cái.
Nhưng bây giờ thì tốt rồi, không những tôi chủ động tới mà còn dẫn thêm một Vương Câu Đắc Nhi khiến cả chú và thím vô cùng vui sướng. Cha nói với họ rằng Vương Câu Đắc Nhi là do cha mẹ nhận nuôi, tôi và cậu ta vai vế ngang nhau, cũng cùng tuổi nhau. Như thế chú thím mới có thể tiếp nhận thêm một đứa bé nữa.
Tôi vừa đi vừa suy nghĩ không biết họ có biết “cách mạng” là gì không? Nhà họ có bị liên can gì hay không? Có phải nhà nghèo khó sẽ không xảy ra chuyện, nhưng nghèo không phải là sai, mà giàu cũng đâu phải là tội chứ.
Chúng tôi đi mãi đi mãi đến khi rời khỏi bến tàu hỗn loạn. Lúc này tôi mới cảm thấy Thanh Đảo so với Liên Vân cảng không khác nhau là mấy, trên đường trồng rất nhiều cây tùng, mọi người ở đây cũng giống nhau. Chỉ đến khi nghe khẩu âm của họ mới thấy khác, tiếng địa phương Thanh Đảo quả thật rất khó nghe, tựa như đem cả đầu lưỡi chèn ra ngoài, giọng nói khó nghe đến mức cảm giác một cô bé xinh xắn khi nói giọng Thanh Đảo cũng có thể biến thành tên giặc nào đó đang nói chuyện.
Chúng tôi đi rất rất lâu, trên đường vừa đi vừa trả lời câu hỏi của chú thím. Thật ra cũng không có gì ngoài mấy câu “Cha mẹ con có khỏe không?”, “Có đi học hay chưa?” “Cậu bé đi cùng Mộ Đông tên gọi là gì?”, đại loại là những câu như thế.
Họ đã biết chuyện bà nội tôi đi về cõi tiên rồi, nên chú nói: “Ôi trời thím của ta…”
Hình như chú ấy gọi bà nội là thím. Tôi chỉ biết người chú này là cháu trai của ông nội, nhưng vai vế ra sao thì tôi không biết. Tính toán vai vế là đặc trưng của những người ở thôn quê.
Chúng tôi lại đi thật lâu, ước chừng được nửa tiếng, tôi đã có chút mệt mỏi, rất muốn hỏi chú rằng đường còn xa hay không. Nhưng tôi vốn hơi sợ người lạ, cuối cùng vẫn không dám hỏi. Bụng tôi kêu lên ùng ục, miệng không ngừng cầu nguyện: Trời ạ, con không muốn đi nữa, đói chết con rồi!
Hình như chú cảm giác được cầu mong của tôi, đột nhiên nói một câu: “Sắp tới rồi, còn hai mươi phút nữa.”
Hai mươi phút! Tôi đã bắt đầu thấy dưới chân mềm nhũn, không đi nổi nữa. Không có xe thật sự là quá khó khăn! Nhưng trong đầu tôi đột nhiên nhớ đến lời nói của ông nội: “Cả nhà họ đều là nông dân, sống bằng việc cày ruộng, gia cảnh so với nhà chúng ta thì khó khăn hơn một chút, con đến đó nhất định không được kén chọn, không được phàn nàn, không được lộ ra cảm giác nhớ nhà, phải nghe lời chú ấy mà sống cho thật tốt vào.”
Trong lúc hoảng hốt tôi giống như nhìn thấy một đứa trẻ ngây thơ, vẻ mặt kiên định mà đồng ý: “Sau khi con đi cũng vẫn như trước kia, là người chính trực, cố gắng đọc sách, cho dù bị bắt nạt cũng sẽ không gây sự, sẽ không để mọi người phải lo lắng đâu.”
Nhớ đến những ký ức cũ, lại nghĩ đến bà nội hiền lành đang đứng đâu đó nhìn tôi, tôi liền cảm thấy có thêm chút sức lực, có thể đi tiếp tới đích.
Hai chân tôi hoạt động như cái máy, cuối cùng cũng về tới nhà. Tôi nhìn cái gọi là “nhà” này, thật ra chỉ là một căn nhà gạch cũ bình thường, còn không trát nước sơn. Bên cạnh có một cái thang hoen rỉ thông đến mái nhà. Mái nhà lợp bằng ngói, giữa kẻ hở trát thêm nhựa dẻo, chắc là để tránh bị thấm nước. Nhà chú thím không nuôi chó, cửa trước thông thẳng tới con đường phía trước.
Chúng tôi dạo một vòng trong nhà, có ba phòng, phòng ngủ được ngăn cách với phòng bếp bằng một tấm rèm vô cùng bẩn. Toàn bộ các phòng trong nhà đều không được quét sơn, chỉ có tường xi măng loang lổ. Tôi ngẩng đầu nhìn đòn dông trên nóc nhà, bị khói hun đen thui, trên đó còn treo một ít đồ gì đó, trông như lạp xưởng và cá khô.
Trong góc phòng có một cái thùng nước lớn, mấy cái chậu và một cái gáo, chắc chỗ này dùng để rửa mặt nhỉ? Tôi bắt đầu lo lắng không biết mẹ có chuẩn bị ly súc miệng cho tôi hay không, còn cả khăn mặt nữa?
Tôi đi xem từng phòng, đệm chăn coi như sạch sẽ, điều này ít nhiều cũng khiến tôi đỡ lo một chút. Tôi ngồi trên giường mở túi hành lý, lấy quần áo ra hết, quả nhiên còn có một cái cốc nhỏ, bàn chải đánh răng và một cái khăn mặt. Tôi tiếp tục mò xuống, thấy vài cuốn sách của bà nội cho tôi, hai cái bút và cuối cùng là một cái túi nhỏ.
Tôi mở cái túi ra thấy bên trong có rất nhiều tiền lẻ. Tôi vô cùng hưng phấn, cha mẹ thật tốt, còn cho tôi cả tiền tiêu vặt nữa. Nhưng tiền lì xì mỗi năm của tôi đều bị mẹ cất hết, nói rằng sau khi tôi lớn mới giao cho tôi. Còn một trăm đồng kia, chẳng lẽ không phải tiền lì xì?
Tôi mở túi áo sơ mi, lấy ra một cái bao màu đỏ, nhìn một trăm đồng trong đó. Có tờ một đồng, có tờ năm đồng, còn có tờ mười đồng. Tôi bỗng nhiên cảm thấy do dự, phải đem số tiền này giao cho chú thím hay sao, hay cứ để khi có thể đến trường mới đưa ra?
Nếu để sau này đưa thì sợ làm trái lời mẹ, cũng không thể tự giữ được, nhưng lỡ như đưa tiền lúc này, họ đem tiền học của tôi tiêu hết thì phải làm sao? Thật sự quá phiền phức. Tôi tạm thời không nghĩ đến vấn đề này nữa, cất cái bao đỏ vào túi áo sơ mi rồi ra khỏi phòng.
Vương Câu Đắc Nhi vẫn còn rụt rè hỏi thím một câu: “Thím ơi, ở đây tính là thành thị hay nông thôn?”
Thím lộ ra hàm răng vàng khè, vừa cười vừa nói: “Thành thị, chúng ta đang ở trong trấn có tên là Lý Gia Trang?”
Lý Gia Trang? Là có rất nhiều người họ Lý sao?
Tôi hỏi chú: “Sao mọi người lại ở trong Lý Gia Trang?”
“Ở Lý Gia Trang không nhất định phải là người họ Lý, sau này chúng ta mới chuyển tới.” Từ khi về đến nhà chú liền không nhàn rỗi, bây giờ đang múc nước rửa bát, chú đưa mắt ra ngoài cửa, “Đại viện bên kia có một gia đình họ Lý.”
“Đại viện ở đâu ạ?”
“Ở cổng sau ấy?” Chú đang bận rộn nên cả mắt cũng không liếc một cái, “Con tự đi xem đi.”
Thím đang vo gạo chuẩn bị cơm tối, thấy thế liền nói với tôi: “Con đi cùng với cái cậu bé…”
Vương Câu Đắc Nhi cũng không còn sợ người lạ nữa, liền nhắc tên mình cho thím: “Là Vương Câu Đắc Nhi ạ.”
Thấy thím nghe thế thì sững người, tôi cảm thấy có chút buồn cười, nhếch miệng cười nói: “Tên cậu ấy là Vương Canh Vân.”
Thím cũng cười: “Mộ Đông, con và Canh Vân cùng đến đại viện chơi đi, chúng ta dùng chung một cái sân với Lý gia bên kia, nhà họ có một đứa nhóc cũng trạc tuổi các con đấy.”
Bởi vì Vương Câu Đắc Nhi phát âm rất buồn cười, cuối cùng tôi nhịn không được mà bật cười thành tiếng, đây là lần đầu tiên tôi cười trong ngày hôm nay, trong lòng cảm thấy dễ chịu không ít. Nhưng mà tôi vẫn thấy nhớ nhà, không thể nén được nỗi nhớ ấy xuống.
Gần sân có một bậc thềm, chúng tôi đi qua hết bậc thềm rồi ra đến sân sau.
Rất nhanh trước mắt liền rộng mở, lọt vào tầm mắt là một cái sân rất nhỏ. Cái nhà này nối liền với một cái nhà trệt khác, chắc chắn là nhà họ Lý mà chú nói. Sau nhà của chúng tôi có để mấy cái ***g gà, trong sân có mấy con gà gầy teo đang bước đi lững thững. Giữa sân đặt một chậu quần áo lớn, trong chậu có một cái bàn chải giặt đồ. Tường nhà rất thấp, trên tường còn có vô số dây leo rậm rạp, sau nhà có nuôi một con chó màu vàng, vừa thấy có người tới, nó liền sủa lên um sùm.
“Cái gì thế này?” Vương Câu Đắc Nhi mất hứng thì thầm một tiếng: “Một chút cũng không ngoan như A Hoa.”
Con chó vẫn hướng bọn tôi sủa, tôi liền muốn đi về. Lúc này có một giọng nói lanh lảnh quát to một tiếng, con chó vàng lập tức nghe lời nằm dưới mặt đất, trong cổ họng còn phát ra mấy tiếng “ăng ẳng.”
Chúng tôi nhìn về hướng phát ra âm thanh, tại góc tường đầy dây leo màu xanh có một cô bé đang đứng.
“Sao lúc nãy không phát hiện ra chỗ này có người?” Vương Câu Đắc Nhi nhỏ giọng nói, ánh mắt của cậu ta một chút cũng không rời cô bé kia.
Lúc này trong Lý gia có một phụ nữ đi ra, nhìn qua có vẻ trẻ hơn thím của tôi một chút, trên eo có đeo một tấm vải bố, chân đi dép lê lẹp xẹp, tay bưng một cái chậu giặt đồ, nhìn thế nào cũng thấy không sạch sẽ. Thím ấy trông thấy chúng tôi rồi vui vẻ nói: “Ồ, tới nhanh rứa? Hai đứa là hai bé trai mới đến phải không?”
Giọng nói của dì ấy rất nặng, vô cùng khó nghe, tôi nhìn dì cười cười: “Chào dì ạ.”
“Tên con là chi rứa?”
Tôi đứng eo lưng thẳng tắp, “thoải mái” trả lời: “Con tên là Lâm Mộ Đông!”
“À, Mộ Đông, còn con tên chi?” Dì chuyển ánh mắt sang Vương Câu Đắc Nhi.
“Cậu ấy là Vương Canh Vân.” Tôi không muốn để cậu ta lại trả lời là Vương Câu Đắc Nhi nên thay cậu đáp lời.
“Canh Vân à.”Dì gật đầu một cái rồi nói: “Mấy đứa mấy tuổi rồi? Bảy tuổi phải không? Con gái dì được sáu tuổi, cuối cùng cũng có hai đứa nhóc cùng tuổi với nó rồi. Dì đi làm việc đây, các con tự mình chơi nhé!”
Dì nói xong liền đặt chậu giặt xuống rồi vào căn nhà đằng trước. Đôi mắt Vương Câu Đắc Nhi lập tức chuyển hướng nhìn chằm chằm cô bé kia, sau đó đi qua. Tôi cảm thấy buồn cười, nhưng bất đắc dĩ phải cùng đi.
Đến gần cô bé kia, tôi rốt cục cũng nhìn rõ mặt nó, làn da hơi ngăm nhưng mặt mũi dễ nhìn, mày rậm mắt to, môi trên rất mỏng, nhìn thấy chúng tôi thì cái miệng liền lộ ra hàm răng trắng đều tăm tắp, hai mắt rất to chớp chớp mấy cái, làm người ta cảm thấy rất dễ thương.
Vương Câu Đắc Nhi hỏi: “Cậu tên gì thế?”
“Tớ tên là Lý Thu Bình.” Âm thanh cô nhóc lanh lảnh, giọng nói giòn tan như đang nhai đậu phộng, “Mọi người đều gọi tớ là Nữu Nhi.” Nói xong cô nhóc liền lè lưỡi, lộ ra một miếng kẹo mạch nha.
Nữu Nhi. Xem ra Vương Câu Đắc Nhi rất thích cô bé này. Tôi thấy hai tay Nữu Nhi liên tục xoắn góc áo, trông quần áo cô nhóc rất bẩn, còn có chỗ bị đứt cúc, góc áo ngăm đen. Nếu có bà nội tôi ở đây, nhất định bà sẽ thầm nói: Con gái phải sạch sẽ phóng khoáng, tay chân không được lộn xộn, quần áo có thể không đẹp nhưng nhất định phải sạch sẽ!
Vương Câu Đắc Nhi cứ kéo lấy Nữu Nhi nói chuyện, tôi cũng không biết bọn họ đang nói cái gì. Tôi nghĩ thế liền cúi xuống nhìn quần áo của mình, vẫn là áo sơ mi trắng như cũ, quần màu xanh nhạt không nhiễm một hạt bụi. Tôi nhẹ nhàng thở ra.
Đi cả một ngày đường, tôi đã sớm mệt muốn chết rồi, Vương Câu Đắc Nhi đặt mông ngồi xuống một tảng đá, tôi nghĩ nghĩ một lúc vẫn không ngồi xuống. Lỡ như quần của tôi bị bẩn thì phải làm thế nào?
Không biết vì cái gì mà lúc còn ở Liên Vân Cảng tôi lại thường xuyên nghịch ngợm mặc dù có người quản thúc tôi, còn đến Thanh Đảo không có ai quản, nhưng tôi lại thích quy củ, làm ra bộ dáng của một đại thiếu gia.
Thật ra ở thời đại bấy giờ còn chịu ảnh hưởng của phong kiến nên mọi người đều rạch ròi khoảng cách giữa nam và nữ, kể cả sau này tôi đến trường học, nam và nữ chưa từng nói với nhau một câu, không được liếc mắt với nhau, cũng không đụng chạm nhau. Nếu có người ta sẽ nói bạn là “giai cấp tư sản”, rồi sẽ có một đám người chỉ trích, làm nhục bạn.
Nói đến tuổi kết hôn, tốt nhất là không được yêu đương, nếu yêu đương nhau thì phải lén lút. Tốt nhất là người nhà giới thiệu cho một đối tượng, rồi xem môn đăng hộ đối thế nào, nếu được thì hai người sẽ an an ổn ổn sống bên nhau. Một khi đã yêu đương thì không được chia tay, nếu chia tay, thì dù cho tình cảm sâu cạn thế nào cũng đều bị gọi là “đàn bà hư.”
Tôi cũng không biết trong những năm bế tắc của xã hội phong kiến này, Vương Câu Đắc Nhi và Nữu Nhi sao lại có can đảm nói chuyện, còn nói đến vui vẻ như thế. Có lẽ bọn họ vẫn còn nhỏ, có lẽ vẫn chưa đi học, cũng có lẽ văn cách chỉ vừa mới bắt đầu…
Tôi cảm thấy nhàm chán nên trở về nhà. Ngửi được mùi thơm của thức ăn, bụng tôi đã kêu lên rột rột. Thím nói: “Chút nữa sẽ có cơm ăn, con cứ đi chơi trước đi, đừng đi xa là được.”
Tôi gật đầu, đói đến mức không còn sức để trả lời. Tôi đi đến cổng chính, nhẹ nhàng dựa vào tường nhà. Tôi chăm chú đánh giá con đường trước mặt: Đường đất, trên đường còn có một đống phân lừa, giữa đường có rất nhiều vết hằn bánh xe, đằng xa mơ hồ truyền đến tiếng gà gáy và tiếng chó sủa xung quanh đều là những ngôi nhà trệt giống của chúng tôi, cả một khu đều giống nhau, lộ ra không khí nghèo nàn.
Nhưng có một ngôi nhà rất khác, ở góc đối diện với nhà tôi là một tòa biệt thự ba tầng. Nhìn qua tòa nhà này có vẻ niên đại rất lâu rồi, nhưng nước sơn màu xám vẫn còn rất mới. Cửa sổ nửa mở, chỗ cửa sổ lầu hai và lầu ba đều có ban công. Trước nhà có một mảnh sân nho nhỏ, tôi đoán đằng sau nhất định còn có một mảnh sân rộng Cửa lớn không phải bằng kim loại mà làm bằng gỗ phong cách cổ xưa, màu nâu còn ẩn ẩn một chút màu đỏ, vòng cửa và trang trí đều là màu vàng, tôi nhận ra được đó là đồng thau.
Tôi đột nhiên nhớ đến căn nhà ở Liên Vân Cảng. Những ngôi nhà hai tầng đã được coi là biệt thự rồi, bên trong có rất nhiều phòng, nhà dạng này rất nhiều, được trang hoàng tinh xảo, có cái còn mang phong cách Tây Dương của thế kỷ trước.
Nhưng vẫn là những ngôi nhà trệt chiếm đa số, nhà hai tầng cũng rất nhiều, nhưng ba tầng thì rất hiếm thấy. Chỉ có một lần tôi đến nội thành của Liên Vân Cảng mới thấy một tòa nhà bốn tầng, bà nội nói nhà cao cũng không tốt, bởi vì không thể đưa nước lên trên.
Đây là nhà của ai? Ai ở bên trong?
Tôi đột nhiên sinh ra một loại hiếu kỳ đặc biệt với ngôi nhà cửa gỗ ba tầng này. Tôi im lặng lắng nghe một chút, bên trong không phát ra một chút âm thanh nào, cánh cửa gỗ đỏ thẫm vẫn đóng chặt. Không có ai ở trong nhà sao? Là nhà hoang? Hay là quỷ lâu? Tôi bắt đầu có một chút hâm mộ với người ở bên trong. Ngôi nhà tôi đang ở điều kiện không tốt lắm, nhưng cái thời hoàng kim của nhà chúng tôi đã không còn nữa rồi.
Thừa tự: Một người sau khi chết mà không có con trai hoặc chỉ có con gái cũng được cúng giỗ, người lo việc cúng người thừa tự. Người thừa tự phải là cháu trai (con của anh hoặc em ruột). Người cháu thừa tự được hưởng một phần hoặc toàn bộ gia tài của người đã khuất.
Chương sau →
Tôi thấy thím hình như vô cùng vui vẻ, chú đặt tay lên vai của tôi còn thím thì kéo tay Vương Câu Đắc Nhi, dẫn chúng tôi đi ngược lại hướng bến tàu. Trên tay chú có rất nhiều vết chai, bàn tay to lớn ấm áp ấy khiến tôi rất an tâm. Tôi nhắm mắt lại, tưởng tượng đó là bàn tay của cha đang đặt lên vai mình. Nhưng sự thật thì cha chưa bao giờ làm ra hành động như vậy.
Đột nhiên nghĩ đến cái này làm tôi rất nhớ cha mẹ và ông bà. Có phải mọi người cũng đang nhớ tôi không? Trong lúc đang nhắm mắt, nước mắt lặng lẽ rơi xuống. Tôi để ý là mắt trái đang chảy nước mắt.
Dân gian có mấy câu thế này, chảy nước mắt bên trái là đau khổ, bên phải là vui mừng, cũng giống như mắt trái giật tai, mắt phải giật tài vậy. Nước mắt của tôi có phải nói trước đau khổ không?
Tôi lau nước mắt, hít một hơi thật sâu, nhỏ giọng dặn dò Vương Câu Đắc Nhi: “Cậu gọi hai người họ là chú và thím, gọi tớ là Lâm Mộ Đông.”
Vương Câu Đắc Nhi gật đầu.
Tôi nghe mẹ nói chú và thím rất trọng nam khinh nữ, lúc đầu thím mang thai, bác sĩ nói đó là con gái nên thím phải chịu đau đớn rất lớn để phá bỏ đứa bé này. Từ đó thân thể thím không tốt, về sau không thể mang thai được nữa. Chú thím vì chuyện này mà vô cùng hối hận, muốn thừa tự một đứa bé từ cha mẹ tôi.
Chú đã từng đến Liên Vân Cảng một lần thăm chúng tôi, nhưng khi đó tôi còn rất nhỏ nên không nhớ được. Chú đặc biệt thích tôi, muốn tôi làm người thừa tự. Dựa theo quy tắc thừa tự thì chỉ có thể là con trai cả. Nhưng không ngờ cha mẹ tôi chỉ có một mình tôi, nên không thể cho chú ấy nhận con thừa tự, vì thế đến giờ chú và thím vẫn cô đơn không có con cái.
Nhưng bây giờ thì tốt rồi, không những tôi chủ động tới mà còn dẫn thêm một Vương Câu Đắc Nhi khiến cả chú và thím vô cùng vui sướng. Cha nói với họ rằng Vương Câu Đắc Nhi là do cha mẹ nhận nuôi, tôi và cậu ta vai vế ngang nhau, cũng cùng tuổi nhau. Như thế chú thím mới có thể tiếp nhận thêm một đứa bé nữa.
Tôi vừa đi vừa suy nghĩ không biết họ có biết “cách mạng” là gì không? Nhà họ có bị liên can gì hay không? Có phải nhà nghèo khó sẽ không xảy ra chuyện, nhưng nghèo không phải là sai, mà giàu cũng đâu phải là tội chứ.
Chúng tôi đi mãi đi mãi đến khi rời khỏi bến tàu hỗn loạn. Lúc này tôi mới cảm thấy Thanh Đảo so với Liên Vân cảng không khác nhau là mấy, trên đường trồng rất nhiều cây tùng, mọi người ở đây cũng giống nhau. Chỉ đến khi nghe khẩu âm của họ mới thấy khác, tiếng địa phương Thanh Đảo quả thật rất khó nghe, tựa như đem cả đầu lưỡi chèn ra ngoài, giọng nói khó nghe đến mức cảm giác một cô bé xinh xắn khi nói giọng Thanh Đảo cũng có thể biến thành tên giặc nào đó đang nói chuyện.
Chúng tôi đi rất rất lâu, trên đường vừa đi vừa trả lời câu hỏi của chú thím. Thật ra cũng không có gì ngoài mấy câu “Cha mẹ con có khỏe không?”, “Có đi học hay chưa?” “Cậu bé đi cùng Mộ Đông tên gọi là gì?”, đại loại là những câu như thế.
Họ đã biết chuyện bà nội tôi đi về cõi tiên rồi, nên chú nói: “Ôi trời thím của ta…”
Hình như chú ấy gọi bà nội là thím. Tôi chỉ biết người chú này là cháu trai của ông nội, nhưng vai vế ra sao thì tôi không biết. Tính toán vai vế là đặc trưng của những người ở thôn quê.
Chúng tôi lại đi thật lâu, ước chừng được nửa tiếng, tôi đã có chút mệt mỏi, rất muốn hỏi chú rằng đường còn xa hay không. Nhưng tôi vốn hơi sợ người lạ, cuối cùng vẫn không dám hỏi. Bụng tôi kêu lên ùng ục, miệng không ngừng cầu nguyện: Trời ạ, con không muốn đi nữa, đói chết con rồi!
Hình như chú cảm giác được cầu mong của tôi, đột nhiên nói một câu: “Sắp tới rồi, còn hai mươi phút nữa.”
Hai mươi phút! Tôi đã bắt đầu thấy dưới chân mềm nhũn, không đi nổi nữa. Không có xe thật sự là quá khó khăn! Nhưng trong đầu tôi đột nhiên nhớ đến lời nói của ông nội: “Cả nhà họ đều là nông dân, sống bằng việc cày ruộng, gia cảnh so với nhà chúng ta thì khó khăn hơn một chút, con đến đó nhất định không được kén chọn, không được phàn nàn, không được lộ ra cảm giác nhớ nhà, phải nghe lời chú ấy mà sống cho thật tốt vào.”
Trong lúc hoảng hốt tôi giống như nhìn thấy một đứa trẻ ngây thơ, vẻ mặt kiên định mà đồng ý: “Sau khi con đi cũng vẫn như trước kia, là người chính trực, cố gắng đọc sách, cho dù bị bắt nạt cũng sẽ không gây sự, sẽ không để mọi người phải lo lắng đâu.”
Nhớ đến những ký ức cũ, lại nghĩ đến bà nội hiền lành đang đứng đâu đó nhìn tôi, tôi liền cảm thấy có thêm chút sức lực, có thể đi tiếp tới đích.
Hai chân tôi hoạt động như cái máy, cuối cùng cũng về tới nhà. Tôi nhìn cái gọi là “nhà” này, thật ra chỉ là một căn nhà gạch cũ bình thường, còn không trát nước sơn. Bên cạnh có một cái thang hoen rỉ thông đến mái nhà. Mái nhà lợp bằng ngói, giữa kẻ hở trát thêm nhựa dẻo, chắc là để tránh bị thấm nước. Nhà chú thím không nuôi chó, cửa trước thông thẳng tới con đường phía trước.
Chúng tôi dạo một vòng trong nhà, có ba phòng, phòng ngủ được ngăn cách với phòng bếp bằng một tấm rèm vô cùng bẩn. Toàn bộ các phòng trong nhà đều không được quét sơn, chỉ có tường xi măng loang lổ. Tôi ngẩng đầu nhìn đòn dông trên nóc nhà, bị khói hun đen thui, trên đó còn treo một ít đồ gì đó, trông như lạp xưởng và cá khô.
Trong góc phòng có một cái thùng nước lớn, mấy cái chậu và một cái gáo, chắc chỗ này dùng để rửa mặt nhỉ? Tôi bắt đầu lo lắng không biết mẹ có chuẩn bị ly súc miệng cho tôi hay không, còn cả khăn mặt nữa?
Tôi đi xem từng phòng, đệm chăn coi như sạch sẽ, điều này ít nhiều cũng khiến tôi đỡ lo một chút. Tôi ngồi trên giường mở túi hành lý, lấy quần áo ra hết, quả nhiên còn có một cái cốc nhỏ, bàn chải đánh răng và một cái khăn mặt. Tôi tiếp tục mò xuống, thấy vài cuốn sách của bà nội cho tôi, hai cái bút và cuối cùng là một cái túi nhỏ.
Tôi mở cái túi ra thấy bên trong có rất nhiều tiền lẻ. Tôi vô cùng hưng phấn, cha mẹ thật tốt, còn cho tôi cả tiền tiêu vặt nữa. Nhưng tiền lì xì mỗi năm của tôi đều bị mẹ cất hết, nói rằng sau khi tôi lớn mới giao cho tôi. Còn một trăm đồng kia, chẳng lẽ không phải tiền lì xì?
Tôi mở túi áo sơ mi, lấy ra một cái bao màu đỏ, nhìn một trăm đồng trong đó. Có tờ một đồng, có tờ năm đồng, còn có tờ mười đồng. Tôi bỗng nhiên cảm thấy do dự, phải đem số tiền này giao cho chú thím hay sao, hay cứ để khi có thể đến trường mới đưa ra?
Nếu để sau này đưa thì sợ làm trái lời mẹ, cũng không thể tự giữ được, nhưng lỡ như đưa tiền lúc này, họ đem tiền học của tôi tiêu hết thì phải làm sao? Thật sự quá phiền phức. Tôi tạm thời không nghĩ đến vấn đề này nữa, cất cái bao đỏ vào túi áo sơ mi rồi ra khỏi phòng.
Vương Câu Đắc Nhi vẫn còn rụt rè hỏi thím một câu: “Thím ơi, ở đây tính là thành thị hay nông thôn?”
Thím lộ ra hàm răng vàng khè, vừa cười vừa nói: “Thành thị, chúng ta đang ở trong trấn có tên là Lý Gia Trang?”
Lý Gia Trang? Là có rất nhiều người họ Lý sao?
Tôi hỏi chú: “Sao mọi người lại ở trong Lý Gia Trang?”
“Ở Lý Gia Trang không nhất định phải là người họ Lý, sau này chúng ta mới chuyển tới.” Từ khi về đến nhà chú liền không nhàn rỗi, bây giờ đang múc nước rửa bát, chú đưa mắt ra ngoài cửa, “Đại viện bên kia có một gia đình họ Lý.”
“Đại viện ở đâu ạ?”
“Ở cổng sau ấy?” Chú đang bận rộn nên cả mắt cũng không liếc một cái, “Con tự đi xem đi.”
Thím đang vo gạo chuẩn bị cơm tối, thấy thế liền nói với tôi: “Con đi cùng với cái cậu bé…”
Vương Câu Đắc Nhi cũng không còn sợ người lạ nữa, liền nhắc tên mình cho thím: “Là Vương Câu Đắc Nhi ạ.”
Thấy thím nghe thế thì sững người, tôi cảm thấy có chút buồn cười, nhếch miệng cười nói: “Tên cậu ấy là Vương Canh Vân.”
Thím cũng cười: “Mộ Đông, con và Canh Vân cùng đến đại viện chơi đi, chúng ta dùng chung một cái sân với Lý gia bên kia, nhà họ có một đứa nhóc cũng trạc tuổi các con đấy.”
Bởi vì Vương Câu Đắc Nhi phát âm rất buồn cười, cuối cùng tôi nhịn không được mà bật cười thành tiếng, đây là lần đầu tiên tôi cười trong ngày hôm nay, trong lòng cảm thấy dễ chịu không ít. Nhưng mà tôi vẫn thấy nhớ nhà, không thể nén được nỗi nhớ ấy xuống.
Gần sân có một bậc thềm, chúng tôi đi qua hết bậc thềm rồi ra đến sân sau.
Rất nhanh trước mắt liền rộng mở, lọt vào tầm mắt là một cái sân rất nhỏ. Cái nhà này nối liền với một cái nhà trệt khác, chắc chắn là nhà họ Lý mà chú nói. Sau nhà của chúng tôi có để mấy cái ***g gà, trong sân có mấy con gà gầy teo đang bước đi lững thững. Giữa sân đặt một chậu quần áo lớn, trong chậu có một cái bàn chải giặt đồ. Tường nhà rất thấp, trên tường còn có vô số dây leo rậm rạp, sau nhà có nuôi một con chó màu vàng, vừa thấy có người tới, nó liền sủa lên um sùm.
“Cái gì thế này?” Vương Câu Đắc Nhi mất hứng thì thầm một tiếng: “Một chút cũng không ngoan như A Hoa.”
Con chó vẫn hướng bọn tôi sủa, tôi liền muốn đi về. Lúc này có một giọng nói lanh lảnh quát to một tiếng, con chó vàng lập tức nghe lời nằm dưới mặt đất, trong cổ họng còn phát ra mấy tiếng “ăng ẳng.”
Chúng tôi nhìn về hướng phát ra âm thanh, tại góc tường đầy dây leo màu xanh có một cô bé đang đứng.
“Sao lúc nãy không phát hiện ra chỗ này có người?” Vương Câu Đắc Nhi nhỏ giọng nói, ánh mắt của cậu ta một chút cũng không rời cô bé kia.
Lúc này trong Lý gia có một phụ nữ đi ra, nhìn qua có vẻ trẻ hơn thím của tôi một chút, trên eo có đeo một tấm vải bố, chân đi dép lê lẹp xẹp, tay bưng một cái chậu giặt đồ, nhìn thế nào cũng thấy không sạch sẽ. Thím ấy trông thấy chúng tôi rồi vui vẻ nói: “Ồ, tới nhanh rứa? Hai đứa là hai bé trai mới đến phải không?”
Giọng nói của dì ấy rất nặng, vô cùng khó nghe, tôi nhìn dì cười cười: “Chào dì ạ.”
“Tên con là chi rứa?”
Tôi đứng eo lưng thẳng tắp, “thoải mái” trả lời: “Con tên là Lâm Mộ Đông!”
“À, Mộ Đông, còn con tên chi?” Dì chuyển ánh mắt sang Vương Câu Đắc Nhi.
“Cậu ấy là Vương Canh Vân.” Tôi không muốn để cậu ta lại trả lời là Vương Câu Đắc Nhi nên thay cậu đáp lời.
“Canh Vân à.”Dì gật đầu một cái rồi nói: “Mấy đứa mấy tuổi rồi? Bảy tuổi phải không? Con gái dì được sáu tuổi, cuối cùng cũng có hai đứa nhóc cùng tuổi với nó rồi. Dì đi làm việc đây, các con tự mình chơi nhé!”
Dì nói xong liền đặt chậu giặt xuống rồi vào căn nhà đằng trước. Đôi mắt Vương Câu Đắc Nhi lập tức chuyển hướng nhìn chằm chằm cô bé kia, sau đó đi qua. Tôi cảm thấy buồn cười, nhưng bất đắc dĩ phải cùng đi.
Đến gần cô bé kia, tôi rốt cục cũng nhìn rõ mặt nó, làn da hơi ngăm nhưng mặt mũi dễ nhìn, mày rậm mắt to, môi trên rất mỏng, nhìn thấy chúng tôi thì cái miệng liền lộ ra hàm răng trắng đều tăm tắp, hai mắt rất to chớp chớp mấy cái, làm người ta cảm thấy rất dễ thương.
Vương Câu Đắc Nhi hỏi: “Cậu tên gì thế?”
“Tớ tên là Lý Thu Bình.” Âm thanh cô nhóc lanh lảnh, giọng nói giòn tan như đang nhai đậu phộng, “Mọi người đều gọi tớ là Nữu Nhi.” Nói xong cô nhóc liền lè lưỡi, lộ ra một miếng kẹo mạch nha.
Nữu Nhi. Xem ra Vương Câu Đắc Nhi rất thích cô bé này. Tôi thấy hai tay Nữu Nhi liên tục xoắn góc áo, trông quần áo cô nhóc rất bẩn, còn có chỗ bị đứt cúc, góc áo ngăm đen. Nếu có bà nội tôi ở đây, nhất định bà sẽ thầm nói: Con gái phải sạch sẽ phóng khoáng, tay chân không được lộn xộn, quần áo có thể không đẹp nhưng nhất định phải sạch sẽ!
Vương Câu Đắc Nhi cứ kéo lấy Nữu Nhi nói chuyện, tôi cũng không biết bọn họ đang nói cái gì. Tôi nghĩ thế liền cúi xuống nhìn quần áo của mình, vẫn là áo sơ mi trắng như cũ, quần màu xanh nhạt không nhiễm một hạt bụi. Tôi nhẹ nhàng thở ra.
Đi cả một ngày đường, tôi đã sớm mệt muốn chết rồi, Vương Câu Đắc Nhi đặt mông ngồi xuống một tảng đá, tôi nghĩ nghĩ một lúc vẫn không ngồi xuống. Lỡ như quần của tôi bị bẩn thì phải làm thế nào?
Không biết vì cái gì mà lúc còn ở Liên Vân Cảng tôi lại thường xuyên nghịch ngợm mặc dù có người quản thúc tôi, còn đến Thanh Đảo không có ai quản, nhưng tôi lại thích quy củ, làm ra bộ dáng của một đại thiếu gia.
Thật ra ở thời đại bấy giờ còn chịu ảnh hưởng của phong kiến nên mọi người đều rạch ròi khoảng cách giữa nam và nữ, kể cả sau này tôi đến trường học, nam và nữ chưa từng nói với nhau một câu, không được liếc mắt với nhau, cũng không đụng chạm nhau. Nếu có người ta sẽ nói bạn là “giai cấp tư sản”, rồi sẽ có một đám người chỉ trích, làm nhục bạn.
Nói đến tuổi kết hôn, tốt nhất là không được yêu đương, nếu yêu đương nhau thì phải lén lút. Tốt nhất là người nhà giới thiệu cho một đối tượng, rồi xem môn đăng hộ đối thế nào, nếu được thì hai người sẽ an an ổn ổn sống bên nhau. Một khi đã yêu đương thì không được chia tay, nếu chia tay, thì dù cho tình cảm sâu cạn thế nào cũng đều bị gọi là “đàn bà hư.”
Tôi cũng không biết trong những năm bế tắc của xã hội phong kiến này, Vương Câu Đắc Nhi và Nữu Nhi sao lại có can đảm nói chuyện, còn nói đến vui vẻ như thế. Có lẽ bọn họ vẫn còn nhỏ, có lẽ vẫn chưa đi học, cũng có lẽ văn cách chỉ vừa mới bắt đầu…
Tôi cảm thấy nhàm chán nên trở về nhà. Ngửi được mùi thơm của thức ăn, bụng tôi đã kêu lên rột rột. Thím nói: “Chút nữa sẽ có cơm ăn, con cứ đi chơi trước đi, đừng đi xa là được.”
Tôi gật đầu, đói đến mức không còn sức để trả lời. Tôi đi đến cổng chính, nhẹ nhàng dựa vào tường nhà. Tôi chăm chú đánh giá con đường trước mặt: Đường đất, trên đường còn có một đống phân lừa, giữa đường có rất nhiều vết hằn bánh xe, đằng xa mơ hồ truyền đến tiếng gà gáy và tiếng chó sủa xung quanh đều là những ngôi nhà trệt giống của chúng tôi, cả một khu đều giống nhau, lộ ra không khí nghèo nàn.
Nhưng có một ngôi nhà rất khác, ở góc đối diện với nhà tôi là một tòa biệt thự ba tầng. Nhìn qua tòa nhà này có vẻ niên đại rất lâu rồi, nhưng nước sơn màu xám vẫn còn rất mới. Cửa sổ nửa mở, chỗ cửa sổ lầu hai và lầu ba đều có ban công. Trước nhà có một mảnh sân nho nhỏ, tôi đoán đằng sau nhất định còn có một mảnh sân rộng Cửa lớn không phải bằng kim loại mà làm bằng gỗ phong cách cổ xưa, màu nâu còn ẩn ẩn một chút màu đỏ, vòng cửa và trang trí đều là màu vàng, tôi nhận ra được đó là đồng thau.
Tôi đột nhiên nhớ đến căn nhà ở Liên Vân Cảng. Những ngôi nhà hai tầng đã được coi là biệt thự rồi, bên trong có rất nhiều phòng, nhà dạng này rất nhiều, được trang hoàng tinh xảo, có cái còn mang phong cách Tây Dương của thế kỷ trước.
Nhưng vẫn là những ngôi nhà trệt chiếm đa số, nhà hai tầng cũng rất nhiều, nhưng ba tầng thì rất hiếm thấy. Chỉ có một lần tôi đến nội thành của Liên Vân Cảng mới thấy một tòa nhà bốn tầng, bà nội nói nhà cao cũng không tốt, bởi vì không thể đưa nước lên trên.
Đây là nhà của ai? Ai ở bên trong?
Tôi đột nhiên sinh ra một loại hiếu kỳ đặc biệt với ngôi nhà cửa gỗ ba tầng này. Tôi im lặng lắng nghe một chút, bên trong không phát ra một chút âm thanh nào, cánh cửa gỗ đỏ thẫm vẫn đóng chặt. Không có ai ở trong nhà sao? Là nhà hoang? Hay là quỷ lâu? Tôi bắt đầu có một chút hâm mộ với người ở bên trong. Ngôi nhà tôi đang ở điều kiện không tốt lắm, nhưng cái thời hoàng kim của nhà chúng tôi đã không còn nữa rồi.
Thừa tự: Một người sau khi chết mà không có con trai hoặc chỉ có con gái cũng được cúng giỗ, người lo việc cúng người thừa tự. Người thừa tự phải là cháu trai (con của anh hoặc em ruột). Người cháu thừa tự được hưởng một phần hoặc toàn bộ gia tài của người đã khuất.
Chương sau →
Tác giả :
A Xá