10 Người Da Đen Nhỏ
Chương 4
1
Một phút yên lặng. Một sự yên lặng bối rối, bàng hoàng. Sau đó, thẩm phán mới nói nhỏ, nhưng rõ ràng, dễ hiểu:
- Thôi, tôi phải tiếp tục kiểm tra lại từng đoạn tiếp theo. Trước tiên là tôi muốn chứng mình trường hợp của mình.
Ông lấy từ trong túi ra bức thư và đặt lên bàn.
- Bức thư này là do một người quen cũ của tôi viết, là phu nhân Conxtơnx Cănminhtơn. Đã nhiều năm nay tôi không gặp lại bà ta. Bà ấy đi phương Đông. Những bức thư này lại viết rất úp mở, rối tinh theo đúng kiểu viết của bà ấy. Trong thư, bà ta mời tôi hãy lên đây cùng bà ta với một mục đích chưa rõ rệt mà ông bà chủ đảo ở đây muốn. Như vậy có thể thấy phương pháp để gọi tôi đến đây cũng giống như các bạn. Vì thế tôi muốn nhắc lại trong tất cả các trường hợp ở đây đều chứng tỏ một điều: cái người nào đó đã lừa chúng ta đến đây cũng đã bỏ công tìm hiểu cuộc đời riêng của chúng ta và rõ ràng là người đó rất hiểu chúng ta. Dù ông ta là ai thì ông ta cũng đã biết phu nhân Conxtơnx là người quen cũ của tôi, thậm chí còn biết kiểu hành văn của bà ta nữa. Ông ta cũng đã biết về đồng nghiệp của bác sĩ Emxtroong, và biết đồng nghiệp ấy đang ở tận đâu? Ông ta cũng đã biết rằng hai năm trước đây bà Brent đi nghỉ ở đâu và gặp gỡ với ai? Ông ta cũng biết về bạn bè chiến hữu cũ của tướng Mơcathơ.
Ông nghĩ một chút rồi nói tiếp.
Như vậy là ông ta biết rất nhiều về chúng ta, và ngay cả bản luận tội đọc lên kia cũng rất cụ thể.
Tiếng ồn ào nổi lên, tướng Mơcathơ gầm lên:
- Đồ giẻ rách dối trá ấy! Đồ vu khống!
Viơra kêu lên:
- Đồ mạt hàng! – Cô hít một hơi dài rồi nói tiếp. - Thật là nhục nhã!.
Rôgiơ lắp bắp:
- Dối trá … sự vu khống… chúng tôi không làm gì cả… chẳng ai làm gì nên tội…
Entơni Maxtơn cũng lẩm bẩm:
- Tôi muốn biết, mục đích của cái trò điên rồ đáng nguyền rủa này là gì, tôi sẽ cho nó biết tay!
Thẩm phán Uogrêvơ giơ tay lên, tiếng ồn ào dịu dần.
Sau đó, ông thận trọng chọn từ ngữ và nói tiếp:
- Tôi muốn biết thêm mọt chút. Cái người bạn không quen biết ấy của chúng ta đã kết tội rằng tôi giết Etuốt Sitơn. Tôi nhớ rất rõ về Sitơn vào tháng sáu năm 1930. Anh ta đã rơi vào tay tôi khi tôi đang thụ lý hồ sơ để xử án. Hắn ta đã giết một người phụ nữ già. Hắn đã hành động rất khéo léo và không để lại dấu vết vì thế chúng tôi đã tranh luận với nhau rất nhiều vế bản luận tội hắn. Buổi xử án cuối cùng tôi đã đồng ý tuyên án tử hình hắn. Hắn đã làm đơn kháng cáo với lý do là tôi đã làm lạc hướng của toà. Người ta đã bác bỏ bản kháncg cáo của hắn và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tôi đã tỏ rõ trước tất cả mọi người rằng trong vụ này lương tâm tôi hoàn toàn trong sạch. Tôi chỉ làm đúng theo nghĩa vụ của mình. Một khi tôi đã tuyên án tử hình ai thì cũng có nghĩa là tôi phải chứng minh được rằng người đó là kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Bây giờ bác sĩ Emxtroong mới nhớ ra vụ Sitơn. Bản án tử hình của hắn đã gây ra một sự ngạc nhiên. Trong một cuộc thương lượng nào đó, ông đã gặp luật sư bào chữa Mathin. Luật sư nói giọng đầy tin tưởng: “Không cần phải tranh cãi làm gì xem toà sẽ quyết định ra sao, chắc chắn là Sitơn sẽ trắng án”. Thế nhưng sau đó bản án vẫn được thi hành thì ông ta lại nghe thấy những lời giải thích như sau: “Thẩm phán rất có thành kiến với bị cáo. Ông đã cố tình chi phối toà và nói thẳng ra rằng chỉ có xử tử. Tuy nhiên mọi việc đều thi hành đúng luật. Ông thẩm phán già đã biết cách xử lý theo đúng ý riêng của mình .Và ông ta có linh cảm gì đó nên rất căm gét kẻ phạm tội”.
Tất cả mọi việc trên lướt qua trong óc bác sĩ. Một câu hỏi theo bản năng đã bật ra mồm trước khi được suy nghĩ thông minh, chín chắn:
- Ngài thẩm phán có quen Sitơn không? Tôi cảm thấy ngài có quen biết anh a trước khi mở phiên toà xét xử. Bác sĩ hỏi và bắt gặp một đôi mắt lim dim, ánh mắt ngơ ngác của thẩm phán nhìn ông. Thẩm phán nói giọng mát mẻ:
- Trước khi xử án tôi không hề biết có Sitơn nào trên thế giới này!
Bác sĩ Emxtroong nghĩ thầm:
“Vậy thì thằng đó đã nói dối… mình biết mà, nó đã nói dối”.
2
Viơra Clâython cất giọng run rẩy nói:
- Tôi muốn thổ lộ về chuyện đứa trẻ con… Tên nó là Xyril Hemintơn. Tôi là cô gia sư dạy nó. Nó đã bị cấm không được bơi xa. Thế rồi, có một lần lợi dụng lúc tôi không để ý, nó bơi ra xa bờ. Tôi bơi vội theo ra… nhưng tôi không thể đến kịp… thật kinh khủng. Nhưng đó không phải là lỗi của tôi. Người ta đã kiểm tra cái chết của cháu bé. Và ngay cả mẹ cậu bé… cũng đã cư xử rất tốt. Chị ấy cho là tôi không có lỗi, thế mà vì sao lại phải… vì sao lại kết tội tôi kinh khủng như vậy? Đó không phải là một việc làm đáng kính trọng… Không trong sạch…
Tiếng nói trở nên thất thanh và cô bưng mặt khóc nức nở. Tướng Mơcathơ cũng nhún vai nói:
- Thôi mà, cô em thân mến. Tất nhiên đó là những lời kết luận không đúng sự thật. Quả là đứa nào nghĩ ra trò này thật là điên. Điên rồ! Một sự quá khích! Một việc làm quá mức.
Ông đứng thẳng ngưòi lên theo kiểu lính, rồi bắt đầu nói thận trọng hơn:
- Nói trắng ra, thông minh nhất là chúng ta nên coi cái việc đó không là gì cả. Còn về phần tôi, tôi có thể nói rằng không có sự việc như vậy… Sự thật đâu có thế, bởi vì … vì là… chàng trai trẻ Áctơ Richmơn… chàng ta là sĩ quan tuỳ tùng phục vụ dưới quyền tôi. Tôi đã cử anh ta đi trinh sát. Rồi anh ta hy sinh. Trong chiến tranh việc đó rất hay xảy ra. Tôi cần phải nói rằng, tôi rất tức giận… vì việc này mà người ta lại dính dáng đến vợ tôi. Vợ tôi là một người phụ nữ chung thuỷ nhất trên thế giới này. Một người có đức ụanh tuyệt vời!
Viên tướng Mơcathơ ngòi xuống. bàn tay run rẩy vuốt ria mép. Mọi người sôi sục muốn tiếp lời.
Lombơd nói, ánh mắt vẻ cười cợt, nhạo báng:
- Những lời nói đó cũng có phần đúng…
- Chuyện xảy ra thế nào? – Maxtơn hỏi.
- Người ta luận tội như vậy là thật đấy! Tôi đã bỏ mặc những người lính trong lúc nguy khốn. Tôi muốn sống. Chúng tôi đã bị lạc trong rừng rậm. Thế la tôi và một vài bạn thân đã cuỗm tất cả lương thực ít ỏi, và chúng tôi chuồn.
Tướng Mơcathơ nghiêm túc nói:
- Bỏ mặc những con người… để họ phải chết đói ư?
- Vấn đề là ở chỗ đó không phải là những con người đàng hoàng quyền quý. Mà ở con người ta điều quý nhất là đấu tranh với cái chết để mà sống còn. Vả lại, đó là những người bản xứ, mà họ thì không phải là những con người như chúng ta, những người Châu Âu.
Viơra tì cằm lên lòng bàn tay. Cô nhì Lombơd và thốt lên:
- Anh đã … bỏ mặc họ cho chết ư?
- Đúng! Tôi đã để họ chết. – Lombơd trả lời.
Đôi mắt tươi cười của anh gặ ánh mắt ghê tớm của cô gái.
Entơni Maxtơn lúng túng nói:
- Từ bấy giờ tôi cứ vỡ cả đầu vì nghĩ ngợi… xem ai là Giôn và Luxi Cumbơ. Hình như đó là tên hai đứa trẻ con mà tôi đã chẹt phải ở gần Cămbriđgiơ. Quả là một chuyện rủi ro đáng nguyền rủa.
Thẩm phán Uogrêvơ hỏi soi mói:
- Điều rủi ro ấy là giành cho ai?
- Thì… tôi nghĩ là giành cho tôi chứ còn ai nữa, nhưng mà tất nhiên họ nói cũng có lý, thưa ngài, tụi trẻ kia cũng thật hẩm hiu. Tất nhiên chuyện này xảy ra ngoài ý muốn của con người. Chúng nó chạy vụt ra từ chỗ ngoặt mà tôi không thấy. Mất một năm, họ mơi làm chứng nổi cho tôi. Mà quả thật lúc đó xe lao nhanh quá.
Bác sĩ Emxtroong nói xen vào:
- Nguyên nhân tại phóng nhanh quá… đó là nguyên nhân! Những loại thanh niên như anh bây giờ chỉ làm loạn thêm xã hội.
Entơni nhún via:
- Tại vì ở nước Anh chúng ta không có luật quy định cho chạy tốc độ lớn trên xa lộ. Tất nhiên không thể hy vọng vào chuyện tương lai.
Anh ta do dự nhìn xung quanh, xem cốc rượu của mình ở đâu, sau đó đến rót một cốc Whisky có pha xôđa uống. Anh ta còn nói thêm một câu.
- Trong trường hợp đó không phải lỗi tại tôi. Đó là tai nạn giao thông mà!
3
Rôgiơ liếm môi và bẻ bẻ tay từ nãy, bây giờ mới nói giọng nhỏ nhẹ, lễ phép:
- Nếu được phép, con cũng xin có vài lời thưa các ngài.
- Được, Rôgiơ ạ, cứ nói đi. Lombơd nói.
Rôgiơ lại hắng giọng và lại một lần nữa liếm cặp môi khô:
- Con xin nói đến trường hợp của vợ chồng con mà người ta đã nhắc đến, đó là bà Brâyđi. Người ta đã kết tội chúng con không đúng sự thật, thưa ngài. Vợ chồng con đã ở bên bà Brâyđi hôm bà ta chết. Bà ta bị bệnh thường xuyên, thưa ngài. Bà ta thuộc loại người ốm đâu, từ khi chúng con ở với bà ấy đã như vậy rồi. Đêm hôm đó có bão lớn… lúc đó đã nửa đêm, tình trạng của bà ấy rất xấu. Điện thoại bị hỏng. Chúng con không thể nào gọi cho bác sĩ đến được. Con đành phải chạy bộ đi gọi bác sĩ. Nhưng khi trở về thì đã muộn rồi. Chúng con đã cố gắng hết lòng với bà Brâyđi, thưa ngài. Chúng con tự nguyện phục vụ hầu hạ bà. Ai cũng có thể nói rõ điều này. Không ai kết tội chúng con trong việc này cả.
Lombơd trầm ngâm nhìn khuôn mặt méo xệch, đôi môi mấp máy và đôi mắt đầy vẻ sợ hãi của bác ta. Trong đầu Lombơd như dình dung thấy có tiếng cốc tách rơi xuống vỡ toan, anh nghĩ nhưng không nói to lên: “Có thật thế không nhỉ?”
Và lúc đó Blô lên tiếng, giọng nghe trịnh trọng, ép buộc và soi mói:
- Nhưng người chết có để lại tài sản cho vợ chồng bác chứ?
Rôgiơ ưỡn người lên và rắn rỏi nói:
- Bà Brâyđi cũng chỉ để lại cho chúng con chút ít gọi là thù lao cho những người hầu trung thành mà thôi, và chẳng lẽ chúng con lại không có quyền được nhận?
Lombơd nói:
- Này, thế còn ngài ra sao, Blô?
- Chuyện gì với tôi cơ? – Blô hỏi
- Cái chuyện mà người ta buộc tội ngài ấy mà.
Blô đỏ tía cả người lên:
- Anh nhắc tới nhân vật Lendor trong bản luận tội sao? Hắn là một tên cướp nhà băng… tại Luân Đôn. Bọn hắn đã ăn cướp nhà băng thương nghiệp.
Thẩm phán Uogrêvơ cựa quậy trên ghế:
- Tôi còn nhớ, mặc dù chuyện này chẳng dính dáng gì đến tôi, tôi đã nhớ ra hắn. Ngưòi ta đã trị thôi hắn, dựa trên cơ sở những lời khai ớao của ngài. Lúc đó ngài là điều tra viên trong Sở cảnh sát phải không?
- Đúng vậy. – Blô nói.
- Lendor bị kết án tù chung thân, và sau đó một năm đã chết tại Đamuro. Hắn ta người gầy mảnh.
- Hắn đã phạm tội đánh người gác đêm, và sau việc này thì hắn đã lộ nguyên hình.
Thẩm phán nói chẩm rãi:
- Tôi nghĩ rằng ngài phải được khen thưởng vì sự khéo léo trong vụ này.
- Người ta đã thăng chức cho tôi. – Blo khó chịu nói thêm bằng igọng khàn khàn. – Vì tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Bất ngờ Lombơd cười vang, và anh nói:
- Chúng ta có thể thấy ở đây có những con người thông thạo nhiệm vụ của mình, tôn trọng pháp luật biết bao nhiêu. Trừ có mỗi mình tôi. Nào, thế còn ngài bác sĩ… Ngài có lỗi gì trong cái bản luận tôi kia? Ngài mổ trộm ư?
Emily Brent nhìn sang bác sĩ với vẻ căm ghét, và cố ngồi tránh xa thêm một chút
Bác sĩ Emxtroong rất biết tự chủ. Ông vui vẻ lắc đầu:
- Tôi cũng chưa thể hiểu nổi chuyện gì, khi mà cái tiếng đó cất lên tôi không hểu gì cả. Cái tên bà ấy là gì nhỉ? Clidơ hay Clôdơ? Tôi cũng chẳng nhớ rõ nữa, lẽ nào tôi lai có một nữ bệnh nhận có thê như vậy? Và vì cái chết của bất cứ bệnh nhân nào tôi cũng phải chịu trách nhiệim ư? Đối với tôi, mọi việc rất rõ ràng, tôi được kính trọng. Có thể chuyện đã lâu lắm rồi. Có thể là một ca mổ nào đó. Nhưng cũng có nhiều bênh nhân được mang ấên trong tình đã qúa muộn. Sau đó, nếu như ngưòi bênh chết, thì luôn luôn người ta tin rằng đó là do lỗi của người mổ hay sao?
Ông thở dài.
Và trong bụng ông thầm nghĩ:
“Mình đã say rượu.. Đó là sự thật.. Say rượu… và mình lại cầm dao mổ? Thần kinh mình căng thẳng… tay mình run rẩy. Như vậy mình đã giết bà ta. Bà già bất hanh đó… Bà ta sẽ không chết nếu như mình tỉnh táo. May mắn cho mình rằng việc chuyên môn được giữ bí mật. Tất nhiên ý ta biết tất cả… nhưng họ phải im miệng. Lạy chúa, mình được một phen giật mình! Mình ùân phải bình tĩnh lai nhưng ai biết được việc này… sau ngần ấy năm?”.
4
Không khí trong phòng lại yên lặng. Tất cả mọi ngưòi đều liếc trộm, soi mói nhìn bà Emily Brent. Một vài phút trôi qua để bà Emily đủ cảm thấy rằng mọi người đang đợi bà bộc bạch tâm gư. Bà nhướn đôi lông mày trên vầng trán thấp. Rồi bà nói:
- Các vị chờ tôi nói cái gì phải không? Tôi chẳng có điều gì cần nói.
- Không có gì cần nói sao, thưa bà Brent? - Thẩm phán hỏi.
- Không có gì.
Rồi bà mím chặt môi lại.
Thẩm phán vuốt mặt, sau đó ông dịu dàng hỏi:
- Thế bà không mong muốn thanh minh cho mình sao?
Bà Brent giận dữ nói:
- Tôi chẳng có gì cần phải thanh minh cả. Tôi luôn luôn làm theo sự chỉ dẫn của lương tâm. Tôi chưa hề làm việc gì để phải tự quở trách mình cả.
Mọi người trong phòng àêu cảm thấy chưa đủ. Nhưng Emily Brent không thuộc hạng người bị ý kiến của người khác chi phối. Bà ngồi xuống với vẻ không hề bị lay chuyển.
Thẩm phán hắng giọng một vài lần, sau đó mới nói:
- Thế thì chúng ta kết thúc sự kểim tra, xem xét ở đây. Nào, Rôgiơ, trên đảo này ngoài vợ chồng bác ra, có còn ai nữa không?
- Không còn ai, thưa ngài.
- Chắn chắn vậy không?
- Chắc chắn thế thưa ngài.
Thẩm phán nói tiếp:
- Tôi thấy có cái gì đó không được ổn. Với mục đích gì ngưòi ta tụ tập chúng ta lại trên đảo này với những người chủ nhà không quen biết? Theo ý tôi, có vấn đề liên quan trực tiếp đấy, dù là ai làm thế đi chăng nữa thì cũng chứng tỏ đó không phải là người minh mẫn tỉnh táo có đầu óc bình thường. Có thể chúng ta đang ở trong tình thế nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng thông minh nhất, hợp lý nhất là chúng ta hãy rời bỏ đảo này. Tôi gợi ý cho các vị rằng ngay đêm hôm nay chúng ta phải rời khỏi đây thôi.
- Xin lỗi ngài. – Rôgiơ lên tiếng. – Nhưng trên đảo này không có thuyền.
- Khôgn có lấy một chiếc thuyền nào sao?
- Không có, thưa ngài.
- Thế thì làm thế nào tới được đất liền?
- Pherd Narơxôt sáng nào cũng đến đảo, thưa ngài. Anh ta sẽ mang đến đây bánh mĩ sữa, và thư từ, báo chí và lấy đi những yêu cầu của mọi người trên đảo.
Thẩm phán Uogrêvơ nói :
- Vậy thì tôi nghĩ rằng thông minh nhất nếu sáng gnày mai chúng ta sẽ rời đây đi, khi mà Narơxôt đến đảo với thuyền của anh ấy.
Tất cả đều đồng thanh đồng ý, chỉ có một ý kiến khác. Đó là Entơni Maxtơn. Anh ta hỏi:
- Vì sao chúgn ta không chơi thể thao chút ít? Cần phải lùng sục tìm cho ra điều bí ẩn trước khi rời đây đi. Tất cả chúng ta phải coi đây như là trong một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Nói một cách khác chúng ta sẽ được hồi hộp.
Thẩm phán cay đắng nói:
- Từ thuở nhỏ, tôi đã chẳng chờ mong gì được “hồi hộp” như là anh mơ ước.
Entơni cười láu lỉnh:
- Đúng là sự hiểu biết về luật pháp của tôi còn quá ít ỏi! Hãy giành cho tôi vinh quang trong việc điều tra tìm ra thủ phạm. Chúng ta uống nào?
Anh ta càm cố clên và nốc cạn một hơi.
Rồi quá nhanh. Anh ta bắt đầu ngạt thở… không thở được. Khuôn mặt anh ta méo mó tái xám trở lại. Anh thở hổn hển một cách khó nhọc. Sau đó, anh trượt từ trên ghế xuống đất và chiếc cốc tuột khỏi tay anh.
Một phút yên lặng. Một sự yên lặng bối rối, bàng hoàng. Sau đó, thẩm phán mới nói nhỏ, nhưng rõ ràng, dễ hiểu:
- Thôi, tôi phải tiếp tục kiểm tra lại từng đoạn tiếp theo. Trước tiên là tôi muốn chứng mình trường hợp của mình.
Ông lấy từ trong túi ra bức thư và đặt lên bàn.
- Bức thư này là do một người quen cũ của tôi viết, là phu nhân Conxtơnx Cănminhtơn. Đã nhiều năm nay tôi không gặp lại bà ta. Bà ấy đi phương Đông. Những bức thư này lại viết rất úp mở, rối tinh theo đúng kiểu viết của bà ấy. Trong thư, bà ta mời tôi hãy lên đây cùng bà ta với một mục đích chưa rõ rệt mà ông bà chủ đảo ở đây muốn. Như vậy có thể thấy phương pháp để gọi tôi đến đây cũng giống như các bạn. Vì thế tôi muốn nhắc lại trong tất cả các trường hợp ở đây đều chứng tỏ một điều: cái người nào đó đã lừa chúng ta đến đây cũng đã bỏ công tìm hiểu cuộc đời riêng của chúng ta và rõ ràng là người đó rất hiểu chúng ta. Dù ông ta là ai thì ông ta cũng đã biết phu nhân Conxtơnx là người quen cũ của tôi, thậm chí còn biết kiểu hành văn của bà ta nữa. Ông ta cũng đã biết về đồng nghiệp của bác sĩ Emxtroong, và biết đồng nghiệp ấy đang ở tận đâu? Ông ta cũng đã biết rằng hai năm trước đây bà Brent đi nghỉ ở đâu và gặp gỡ với ai? Ông ta cũng biết về bạn bè chiến hữu cũ của tướng Mơcathơ.
Ông nghĩ một chút rồi nói tiếp.
Như vậy là ông ta biết rất nhiều về chúng ta, và ngay cả bản luận tội đọc lên kia cũng rất cụ thể.
Tiếng ồn ào nổi lên, tướng Mơcathơ gầm lên:
- Đồ giẻ rách dối trá ấy! Đồ vu khống!
Viơra kêu lên:
- Đồ mạt hàng! – Cô hít một hơi dài rồi nói tiếp. - Thật là nhục nhã!.
Rôgiơ lắp bắp:
- Dối trá … sự vu khống… chúng tôi không làm gì cả… chẳng ai làm gì nên tội…
Entơni Maxtơn cũng lẩm bẩm:
- Tôi muốn biết, mục đích của cái trò điên rồ đáng nguyền rủa này là gì, tôi sẽ cho nó biết tay!
Thẩm phán Uogrêvơ giơ tay lên, tiếng ồn ào dịu dần.
Sau đó, ông thận trọng chọn từ ngữ và nói tiếp:
- Tôi muốn biết thêm mọt chút. Cái người bạn không quen biết ấy của chúng ta đã kết tội rằng tôi giết Etuốt Sitơn. Tôi nhớ rất rõ về Sitơn vào tháng sáu năm 1930. Anh ta đã rơi vào tay tôi khi tôi đang thụ lý hồ sơ để xử án. Hắn ta đã giết một người phụ nữ già. Hắn đã hành động rất khéo léo và không để lại dấu vết vì thế chúng tôi đã tranh luận với nhau rất nhiều vế bản luận tội hắn. Buổi xử án cuối cùng tôi đã đồng ý tuyên án tử hình hắn. Hắn đã làm đơn kháng cáo với lý do là tôi đã làm lạc hướng của toà. Người ta đã bác bỏ bản kháncg cáo của hắn và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tôi đã tỏ rõ trước tất cả mọi người rằng trong vụ này lương tâm tôi hoàn toàn trong sạch. Tôi chỉ làm đúng theo nghĩa vụ của mình. Một khi tôi đã tuyên án tử hình ai thì cũng có nghĩa là tôi phải chứng minh được rằng người đó là kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Bây giờ bác sĩ Emxtroong mới nhớ ra vụ Sitơn. Bản án tử hình của hắn đã gây ra một sự ngạc nhiên. Trong một cuộc thương lượng nào đó, ông đã gặp luật sư bào chữa Mathin. Luật sư nói giọng đầy tin tưởng: “Không cần phải tranh cãi làm gì xem toà sẽ quyết định ra sao, chắc chắn là Sitơn sẽ trắng án”. Thế nhưng sau đó bản án vẫn được thi hành thì ông ta lại nghe thấy những lời giải thích như sau: “Thẩm phán rất có thành kiến với bị cáo. Ông đã cố tình chi phối toà và nói thẳng ra rằng chỉ có xử tử. Tuy nhiên mọi việc đều thi hành đúng luật. Ông thẩm phán già đã biết cách xử lý theo đúng ý riêng của mình .Và ông ta có linh cảm gì đó nên rất căm gét kẻ phạm tội”.
Tất cả mọi việc trên lướt qua trong óc bác sĩ. Một câu hỏi theo bản năng đã bật ra mồm trước khi được suy nghĩ thông minh, chín chắn:
- Ngài thẩm phán có quen Sitơn không? Tôi cảm thấy ngài có quen biết anh a trước khi mở phiên toà xét xử. Bác sĩ hỏi và bắt gặp một đôi mắt lim dim, ánh mắt ngơ ngác của thẩm phán nhìn ông. Thẩm phán nói giọng mát mẻ:
- Trước khi xử án tôi không hề biết có Sitơn nào trên thế giới này!
Bác sĩ Emxtroong nghĩ thầm:
“Vậy thì thằng đó đã nói dối… mình biết mà, nó đã nói dối”.
2
Viơra Clâython cất giọng run rẩy nói:
- Tôi muốn thổ lộ về chuyện đứa trẻ con… Tên nó là Xyril Hemintơn. Tôi là cô gia sư dạy nó. Nó đã bị cấm không được bơi xa. Thế rồi, có một lần lợi dụng lúc tôi không để ý, nó bơi ra xa bờ. Tôi bơi vội theo ra… nhưng tôi không thể đến kịp… thật kinh khủng. Nhưng đó không phải là lỗi của tôi. Người ta đã kiểm tra cái chết của cháu bé. Và ngay cả mẹ cậu bé… cũng đã cư xử rất tốt. Chị ấy cho là tôi không có lỗi, thế mà vì sao lại phải… vì sao lại kết tội tôi kinh khủng như vậy? Đó không phải là một việc làm đáng kính trọng… Không trong sạch…
Tiếng nói trở nên thất thanh và cô bưng mặt khóc nức nở. Tướng Mơcathơ cũng nhún vai nói:
- Thôi mà, cô em thân mến. Tất nhiên đó là những lời kết luận không đúng sự thật. Quả là đứa nào nghĩ ra trò này thật là điên. Điên rồ! Một sự quá khích! Một việc làm quá mức.
Ông đứng thẳng ngưòi lên theo kiểu lính, rồi bắt đầu nói thận trọng hơn:
- Nói trắng ra, thông minh nhất là chúng ta nên coi cái việc đó không là gì cả. Còn về phần tôi, tôi có thể nói rằng không có sự việc như vậy… Sự thật đâu có thế, bởi vì … vì là… chàng trai trẻ Áctơ Richmơn… chàng ta là sĩ quan tuỳ tùng phục vụ dưới quyền tôi. Tôi đã cử anh ta đi trinh sát. Rồi anh ta hy sinh. Trong chiến tranh việc đó rất hay xảy ra. Tôi cần phải nói rằng, tôi rất tức giận… vì việc này mà người ta lại dính dáng đến vợ tôi. Vợ tôi là một người phụ nữ chung thuỷ nhất trên thế giới này. Một người có đức ụanh tuyệt vời!
Viên tướng Mơcathơ ngòi xuống. bàn tay run rẩy vuốt ria mép. Mọi người sôi sục muốn tiếp lời.
Lombơd nói, ánh mắt vẻ cười cợt, nhạo báng:
- Những lời nói đó cũng có phần đúng…
- Chuyện xảy ra thế nào? – Maxtơn hỏi.
- Người ta luận tội như vậy là thật đấy! Tôi đã bỏ mặc những người lính trong lúc nguy khốn. Tôi muốn sống. Chúng tôi đã bị lạc trong rừng rậm. Thế la tôi và một vài bạn thân đã cuỗm tất cả lương thực ít ỏi, và chúng tôi chuồn.
Tướng Mơcathơ nghiêm túc nói:
- Bỏ mặc những con người… để họ phải chết đói ư?
- Vấn đề là ở chỗ đó không phải là những con người đàng hoàng quyền quý. Mà ở con người ta điều quý nhất là đấu tranh với cái chết để mà sống còn. Vả lại, đó là những người bản xứ, mà họ thì không phải là những con người như chúng ta, những người Châu Âu.
Viơra tì cằm lên lòng bàn tay. Cô nhì Lombơd và thốt lên:
- Anh đã … bỏ mặc họ cho chết ư?
- Đúng! Tôi đã để họ chết. – Lombơd trả lời.
Đôi mắt tươi cười của anh gặ ánh mắt ghê tớm của cô gái.
Entơni Maxtơn lúng túng nói:
- Từ bấy giờ tôi cứ vỡ cả đầu vì nghĩ ngợi… xem ai là Giôn và Luxi Cumbơ. Hình như đó là tên hai đứa trẻ con mà tôi đã chẹt phải ở gần Cămbriđgiơ. Quả là một chuyện rủi ro đáng nguyền rủa.
Thẩm phán Uogrêvơ hỏi soi mói:
- Điều rủi ro ấy là giành cho ai?
- Thì… tôi nghĩ là giành cho tôi chứ còn ai nữa, nhưng mà tất nhiên họ nói cũng có lý, thưa ngài, tụi trẻ kia cũng thật hẩm hiu. Tất nhiên chuyện này xảy ra ngoài ý muốn của con người. Chúng nó chạy vụt ra từ chỗ ngoặt mà tôi không thấy. Mất một năm, họ mơi làm chứng nổi cho tôi. Mà quả thật lúc đó xe lao nhanh quá.
Bác sĩ Emxtroong nói xen vào:
- Nguyên nhân tại phóng nhanh quá… đó là nguyên nhân! Những loại thanh niên như anh bây giờ chỉ làm loạn thêm xã hội.
Entơni nhún via:
- Tại vì ở nước Anh chúng ta không có luật quy định cho chạy tốc độ lớn trên xa lộ. Tất nhiên không thể hy vọng vào chuyện tương lai.
Anh ta do dự nhìn xung quanh, xem cốc rượu của mình ở đâu, sau đó đến rót một cốc Whisky có pha xôđa uống. Anh ta còn nói thêm một câu.
- Trong trường hợp đó không phải lỗi tại tôi. Đó là tai nạn giao thông mà!
3
Rôgiơ liếm môi và bẻ bẻ tay từ nãy, bây giờ mới nói giọng nhỏ nhẹ, lễ phép:
- Nếu được phép, con cũng xin có vài lời thưa các ngài.
- Được, Rôgiơ ạ, cứ nói đi. Lombơd nói.
Rôgiơ lại hắng giọng và lại một lần nữa liếm cặp môi khô:
- Con xin nói đến trường hợp của vợ chồng con mà người ta đã nhắc đến, đó là bà Brâyđi. Người ta đã kết tội chúng con không đúng sự thật, thưa ngài. Vợ chồng con đã ở bên bà Brâyđi hôm bà ta chết. Bà ta bị bệnh thường xuyên, thưa ngài. Bà ta thuộc loại người ốm đâu, từ khi chúng con ở với bà ấy đã như vậy rồi. Đêm hôm đó có bão lớn… lúc đó đã nửa đêm, tình trạng của bà ấy rất xấu. Điện thoại bị hỏng. Chúng con không thể nào gọi cho bác sĩ đến được. Con đành phải chạy bộ đi gọi bác sĩ. Nhưng khi trở về thì đã muộn rồi. Chúng con đã cố gắng hết lòng với bà Brâyđi, thưa ngài. Chúng con tự nguyện phục vụ hầu hạ bà. Ai cũng có thể nói rõ điều này. Không ai kết tội chúng con trong việc này cả.
Lombơd trầm ngâm nhìn khuôn mặt méo xệch, đôi môi mấp máy và đôi mắt đầy vẻ sợ hãi của bác ta. Trong đầu Lombơd như dình dung thấy có tiếng cốc tách rơi xuống vỡ toan, anh nghĩ nhưng không nói to lên: “Có thật thế không nhỉ?”
Và lúc đó Blô lên tiếng, giọng nghe trịnh trọng, ép buộc và soi mói:
- Nhưng người chết có để lại tài sản cho vợ chồng bác chứ?
Rôgiơ ưỡn người lên và rắn rỏi nói:
- Bà Brâyđi cũng chỉ để lại cho chúng con chút ít gọi là thù lao cho những người hầu trung thành mà thôi, và chẳng lẽ chúng con lại không có quyền được nhận?
Lombơd nói:
- Này, thế còn ngài ra sao, Blô?
- Chuyện gì với tôi cơ? – Blô hỏi
- Cái chuyện mà người ta buộc tội ngài ấy mà.
Blô đỏ tía cả người lên:
- Anh nhắc tới nhân vật Lendor trong bản luận tội sao? Hắn là một tên cướp nhà băng… tại Luân Đôn. Bọn hắn đã ăn cướp nhà băng thương nghiệp.
Thẩm phán Uogrêvơ cựa quậy trên ghế:
- Tôi còn nhớ, mặc dù chuyện này chẳng dính dáng gì đến tôi, tôi đã nhớ ra hắn. Ngưòi ta đã trị thôi hắn, dựa trên cơ sở những lời khai ớao của ngài. Lúc đó ngài là điều tra viên trong Sở cảnh sát phải không?
- Đúng vậy. – Blô nói.
- Lendor bị kết án tù chung thân, và sau đó một năm đã chết tại Đamuro. Hắn ta người gầy mảnh.
- Hắn đã phạm tội đánh người gác đêm, và sau việc này thì hắn đã lộ nguyên hình.
Thẩm phán nói chẩm rãi:
- Tôi nghĩ rằng ngài phải được khen thưởng vì sự khéo léo trong vụ này.
- Người ta đã thăng chức cho tôi. – Blo khó chịu nói thêm bằng igọng khàn khàn. – Vì tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Bất ngờ Lombơd cười vang, và anh nói:
- Chúng ta có thể thấy ở đây có những con người thông thạo nhiệm vụ của mình, tôn trọng pháp luật biết bao nhiêu. Trừ có mỗi mình tôi. Nào, thế còn ngài bác sĩ… Ngài có lỗi gì trong cái bản luận tôi kia? Ngài mổ trộm ư?
Emily Brent nhìn sang bác sĩ với vẻ căm ghét, và cố ngồi tránh xa thêm một chút
Bác sĩ Emxtroong rất biết tự chủ. Ông vui vẻ lắc đầu:
- Tôi cũng chưa thể hiểu nổi chuyện gì, khi mà cái tiếng đó cất lên tôi không hểu gì cả. Cái tên bà ấy là gì nhỉ? Clidơ hay Clôdơ? Tôi cũng chẳng nhớ rõ nữa, lẽ nào tôi lai có một nữ bệnh nhận có thê như vậy? Và vì cái chết của bất cứ bệnh nhân nào tôi cũng phải chịu trách nhiệim ư? Đối với tôi, mọi việc rất rõ ràng, tôi được kính trọng. Có thể chuyện đã lâu lắm rồi. Có thể là một ca mổ nào đó. Nhưng cũng có nhiều bênh nhân được mang ấên trong tình đã qúa muộn. Sau đó, nếu như ngưòi bênh chết, thì luôn luôn người ta tin rằng đó là do lỗi của người mổ hay sao?
Ông thở dài.
Và trong bụng ông thầm nghĩ:
“Mình đã say rượu.. Đó là sự thật.. Say rượu… và mình lại cầm dao mổ? Thần kinh mình căng thẳng… tay mình run rẩy. Như vậy mình đã giết bà ta. Bà già bất hanh đó… Bà ta sẽ không chết nếu như mình tỉnh táo. May mắn cho mình rằng việc chuyên môn được giữ bí mật. Tất nhiên ý ta biết tất cả… nhưng họ phải im miệng. Lạy chúa, mình được một phen giật mình! Mình ùân phải bình tĩnh lai nhưng ai biết được việc này… sau ngần ấy năm?”.
4
Không khí trong phòng lại yên lặng. Tất cả mọi ngưòi đều liếc trộm, soi mói nhìn bà Emily Brent. Một vài phút trôi qua để bà Emily đủ cảm thấy rằng mọi người đang đợi bà bộc bạch tâm gư. Bà nhướn đôi lông mày trên vầng trán thấp. Rồi bà nói:
- Các vị chờ tôi nói cái gì phải không? Tôi chẳng có điều gì cần nói.
- Không có gì cần nói sao, thưa bà Brent? - Thẩm phán hỏi.
- Không có gì.
Rồi bà mím chặt môi lại.
Thẩm phán vuốt mặt, sau đó ông dịu dàng hỏi:
- Thế bà không mong muốn thanh minh cho mình sao?
Bà Brent giận dữ nói:
- Tôi chẳng có gì cần phải thanh minh cả. Tôi luôn luôn làm theo sự chỉ dẫn của lương tâm. Tôi chưa hề làm việc gì để phải tự quở trách mình cả.
Mọi người trong phòng àêu cảm thấy chưa đủ. Nhưng Emily Brent không thuộc hạng người bị ý kiến của người khác chi phối. Bà ngồi xuống với vẻ không hề bị lay chuyển.
Thẩm phán hắng giọng một vài lần, sau đó mới nói:
- Thế thì chúng ta kết thúc sự kểim tra, xem xét ở đây. Nào, Rôgiơ, trên đảo này ngoài vợ chồng bác ra, có còn ai nữa không?
- Không còn ai, thưa ngài.
- Chắn chắn vậy không?
- Chắc chắn thế thưa ngài.
Thẩm phán nói tiếp:
- Tôi thấy có cái gì đó không được ổn. Với mục đích gì ngưòi ta tụ tập chúng ta lại trên đảo này với những người chủ nhà không quen biết? Theo ý tôi, có vấn đề liên quan trực tiếp đấy, dù là ai làm thế đi chăng nữa thì cũng chứng tỏ đó không phải là người minh mẫn tỉnh táo có đầu óc bình thường. Có thể chúng ta đang ở trong tình thế nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng thông minh nhất, hợp lý nhất là chúng ta hãy rời bỏ đảo này. Tôi gợi ý cho các vị rằng ngay đêm hôm nay chúng ta phải rời khỏi đây thôi.
- Xin lỗi ngài. – Rôgiơ lên tiếng. – Nhưng trên đảo này không có thuyền.
- Khôgn có lấy một chiếc thuyền nào sao?
- Không có, thưa ngài.
- Thế thì làm thế nào tới được đất liền?
- Pherd Narơxôt sáng nào cũng đến đảo, thưa ngài. Anh ta sẽ mang đến đây bánh mĩ sữa, và thư từ, báo chí và lấy đi những yêu cầu của mọi người trên đảo.
Thẩm phán Uogrêvơ nói :
- Vậy thì tôi nghĩ rằng thông minh nhất nếu sáng gnày mai chúng ta sẽ rời đây đi, khi mà Narơxôt đến đảo với thuyền của anh ấy.
Tất cả đều đồng thanh đồng ý, chỉ có một ý kiến khác. Đó là Entơni Maxtơn. Anh ta hỏi:
- Vì sao chúgn ta không chơi thể thao chút ít? Cần phải lùng sục tìm cho ra điều bí ẩn trước khi rời đây đi. Tất cả chúng ta phải coi đây như là trong một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Nói một cách khác chúng ta sẽ được hồi hộp.
Thẩm phán cay đắng nói:
- Từ thuở nhỏ, tôi đã chẳng chờ mong gì được “hồi hộp” như là anh mơ ước.
Entơni cười láu lỉnh:
- Đúng là sự hiểu biết về luật pháp của tôi còn quá ít ỏi! Hãy giành cho tôi vinh quang trong việc điều tra tìm ra thủ phạm. Chúng ta uống nào?
Anh ta càm cố clên và nốc cạn một hơi.
Rồi quá nhanh. Anh ta bắt đầu ngạt thở… không thở được. Khuôn mặt anh ta méo mó tái xám trở lại. Anh thở hổn hển một cách khó nhọc. Sau đó, anh trượt từ trên ghế xuống đất và chiếc cốc tuột khỏi tay anh.
Tác giả :
Agatha Christie